Xem mẫu

  1. NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA NỮ DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng La Phương Hiền*- Trương Tấn Quân - Dương Đắc Quang Hảo 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của đội ngũ nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên cơ sở tiếp cận 200 nữ doanh nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, 9 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 9 nhóm năng lực kinh doanh thành phần bao gồm: Năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực định hướng chiến lược, năng lực cá nhân, năng lực cam kết, năng lực học tập, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực nhận thức và năng lực đạo đức ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, năng lực cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn hóa 0,209. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở các định hướng chính sách và giải pháp giúp các nữ doanh nhân, các cơ sở đào tạo và nhà hoạch định chính sách xác định và phát triển những nhóm năng lực kinh doanh phù hợp để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Từ khóa: Năng lực kinh doanh, nữ doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh. 1. GIỚI THIỆU Nữ doanh nhân là một trong những yếu tố động lực quan trọng và góp phần tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế quốc gia nói chung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Do đó, phát triển đội ngũ nữ doanh nhân có bản lĩnh, năng lực kinh doanh tốt, hội nhập quốc tế sâu rộng là một trong những yêu cầu bức thiết nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, đưa tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm trên 35% vào năm 2020. Số lượng các nữ doanh nhân khởi nghiệp từ bàn tay và khối óc tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), số doanh nghiệp do nữ sở hữu và điều hành chiếm khoảng 25-35% tổng số doanh nghiệp tư nhân trên toàn thế giới. Tính đến hết năm 2014, ước tính có khoảng 126 triệu phụ nữ khởi nghiệp hoặc điều hành doanh nghiệp; 98 triệu phụ nữ tham gia quản lý các doanh nghiệp đang hoạt động tại 67 nền kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo thống kê, sự tự tin, chỉ số đổi mới sáng tạo, định hướng kinh doanh quốc tế tại doanh nghiệp của nữ doanh nhân thấp hơn so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2014, trong số những người đang khởi sự kinh doanh tại Việt Nam, có 58% là nam giới và 42% là nữ giới. Đến giai đoạn kinh doanh đã phát triển tỷ lệ nam giới và nữ giới là gần như ngang nhau. Tuy nhiên, theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu – chuyên đề phụ nữ năm 2014 thì chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp do nữ làm chủ thấp hơn so với nam giới (chỉ có 35% so với tỷ lệ 45% của nam giới). Mặc dù phụ nữ tự tin hơn nam giới khi bắt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Thành phố Huế, 491, Việt Nam, tác giả nhận phản hồi: Hoàng La Phương Hiền, * Tel. +84905301357, Email: hlphien@hce.edu.vn
  2. 1018 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA đầu khởi nghiệp nhưng lại có tâm lý sợ thất bại hơn. Trong báo cáo thảo luận về các vấn đề doanh nghiệp do nữ làm chủ đang phải đối mặt, trong đó tập trung vào khó khăn trong tiếp cận tài chính năm 2014 cũng đề cập doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng gặp phải nhiều hạn chế khác nhau, từ việc hoàn toàn không thể tiếp cận nguồn vốn hay chỉ có thể nhận được với những điều khoản ít có lợi. Trong đó, cùng với thực trạng chung được phản ánh về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân cả nước thì số lượng nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, tuy nhiên những đóng góp của họ vào sự thịnh vượng của nền kinh tế địa phương vẫn còn nhiều hạn chế và triển vọng phát triển của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do họ làm chủ vẫn chưa thực sự bền vững và lâu dài. Theo Stoke (2006) thì nữ nghiệp chủ gặp rất nhiều gian truân trong tiến trình tiếp cận nguồn lực kinh doanh bởi sự hạn chế về trình độ, rào cản của môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội và đặc biệt là năng lực kinh doanh. Có thể thấy rằng, do một số hạn chế về năng lực kinh doanh của các nữ doanh nhân cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã tước đi cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước cũng như là thế giới trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của các nữ chủ doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao hiểu biết về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trong tiến trình kinh doanh sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của họ và đến lượt nó thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao (Churchill, 1983; Low, 1988). Về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm của một số học giả trên thế giới tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về mô hình nghiên cứu và một số nghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất mô hình lý thuyết và phần lớn là tập trung vào các doanh nhân (chủ doanh nghiệp) nói chung nhưng chưa có một định hướng nghiên cứu trong nước nào đi sâu vào việc tìm hiểu một cách đầy đủ về vấn đề này trên đối tượng là nữ nghiệp chủ. Xuất phát từ những lý do trên, bài viết này hướng đến phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Nữ doanh nhân Quan điểm về doanh nhân và nữ doanh nhân khá đa dạng, tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận và đánh giá. Trên cơ sở tiếp cận các quan điểm khác nhau về doanh nhân của các tác giả Cantillon (1755), Schumpeter (1934), Hoselitz’s (1951), Drucker (1985), Ehrlich (1986), Hébert và Link (1989), Zimmerer và Scarborough (2005), Hoàng Văn Hoa (2010), nữ doanh nhân trong nghiên cứu này được hiểu là một bộ phận của đội ngũ doanh nhân, là người chủ doanh nghiệp, người trực tiếp lãnh đạo, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận; phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn trong tiến trình khởi nghiệp để đạt được sự tăng trưởng và huy động những nguồn lực cần thiết; đồng thời họ cũng phải là người gắn liền với quá trình sáng tạo và đổi mới để thành công trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội kinh doanh có giá trị. 2.1.2. Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân Từ việc tổng quan các tài liệu tham khảo về chủ đề năng lực kinh doanh trong các công trình khoa học của Bird (1995), Man và cộng sự (2002), Muzychenko và Saee (2004), Ahmad (2007), Mitchelmore và Rowley (2010), trong khuôn khổ của nghiên cứu này năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân là sự hợp nhất
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1019 giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của nữ doanh nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu của hoạt động kinh doanh từ đó giúp họ đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Carlos và cộng sự (2011), các quan niệm và chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được cải tiến và có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp. Có rất nhiều cách định nghĩa và đo lường khác nhau về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nghiên cứu của Neely và cộng sự (1995), Otley (1999), Maisel (2001), Atkinson và cộng sự (2007). Trong số đó, Kaplan & Norton (1993) cho rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định từ 4 nhóm thành phần cơ bản, bao gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển. Nó xây dựng cơ sở để chuyển nội dung chiến lược kinh doanh thành các điều kiện thực hiện. Định nghĩa này được sử dụng trong nghiên cứu này bởi nó có tính tổng hợp cao và đảm bảo được sự cân bằng giữa các phương diện hoạt động, giữa mục tiêu ngắn hạn và chiến lược dài hạn, giữa các đối tác hữu quan bên trong và bên ngoài, giữa phương diện tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. 2.1.4. Ảnh hưởng của của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource Based View - RBV) cho rằng năng lực doanh nhân được xem như là nguồn lực quý giá, hiếm hoi mà đối thủ khó có thể sao chép hay bắt chước nên sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (Tehseen và Ramayah, 2015). Theo Drago và Clements (1999), doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định kinh doanh của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng . Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith & ctg, 2003). Trong nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992), doanh nhân các DNNVV phải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả như Man và cộng sự (2002), Baum và cộng sự (2001), Sony và Iman (2005), Man và cộng sự (2008), Ahmad và cộng sự (2010), Sánchez (2011), Ng và Kee (2013), Bendary và Minyawi (2015), Tehseen và Ramayah (2015), mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu được đề xuất như sau: H1: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực định hướng chiến lược của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H2: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực nhận thức của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H3: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực nắm bắt cơ hội của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H4: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực tổ chức - lãnh đạo của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H5: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực thiết lập quan hệ của nữ doanh nhân và kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp H6: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực cam kết của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  4. 1020 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA H7: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực học tập của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H8: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực cá nhân của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H9: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực đạo đức của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính được triển khai đầu tiên thông qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 10 nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu bằng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần của thang đo năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của Việt Nam và của đối tượng nghiên cứu đặc biệt – lực lượng nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế. Tiếp theo, phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định độ tin cậy thang đo Chronbach alpha được sử dụng trên qui mô mẫu đủ lớn để chứng minh về mặt thống kê về mức độ phù hợp của thang đo các biến nghiên cứu được đề xuất. Tiếp đến, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mẫu điều tra là 200 nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu được chọn ra theo kỹ thuật chọn mẫu phát triển mầm (một trong những kỹ thuật chọn mẫu cụ thể thuộc nhóm kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất). Việc tiếp cận và có được sự hợp tác từ phía đối tượng khảo sát là các nữ doanh nhân (vừa làm chủ và vừa trực tiếp điều hành doanh nghiệp) là rất khó khăn do đó thông qua mối quan hệ và sự giới thiệu của người thân, bạn bè cũng như sự phối hợp của hội doanh nhân trẻ, hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế để phát triển và mở rộng kích thước mẫu là cần thiết. Số liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20. Về thang đo các biến nghiên cứu thì trên cơ sở kế thừa kết quả của Man (2001), Ahmad (2007), và một số tác giả khác để xây dựng thang đo năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế với 9 nhóm năng lực kinh doanh thành phần. Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phát triển trên cơ sở tiếp cận nghiên cứu của Kaplan và Norton (2001) và Lê Thị Phương Thảo (2016) với kết quả hoạt động của 4 phương diện được phản ánh: Phương diện tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập – phát triển. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả của giai đoạn nghiên cứu định tính Trên cơ sở phỏng vấn sâu 10 nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu thì một số từ ngữ trong thang đo nháp cho 2 nhóm biến nghiên cứu “năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân” và “kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” đề xuất từ quá trình tổng hợp lý thuyết được điều chỉnh để đảm bảo giá trị về mặt nội dung, phù hợp hơn với cách hiểu của đối tượng được khảo sát. Trong đó, với nhóm năng lực cá nhân thì có thêm 2 yếu tố được bổ sung vào thang đo này đó là: Bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần và cân bằng giữa gia đình và công việc kinh doanh. Nhóm năng lực thực hiện chuẩn mực đạo đức cũng được bổ sung thêm 2 yếu tố để phản ánh toàn diện hơn khái niệm nghiên cứu này đó là: Quan tâm đến phúc lợi của nhân viên, tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1021 3.2. Kết quả của giai đoạn nghiên cứu định lượng 3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trong 200 nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu tham gia khảo sát thì có đến 130 người, chiếm 65.0% trong tổng số ở độ tuổi vào khoảng từ 36 đến 50 tuổi. Các nữ doanh nhân này có trình độ học vấn không cao với 5,5% trong tổng mẫu điều tra có trình độ đại học trở lên, có số năm hoạt động kinh doanh chủ yếu trên 10 năm (63,5%). Phần lớn họ đều có người thân sở hữu doanh nghiệp (90%), đã tham gia một số chương trình đào tạo (51,5%) liên quan đến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, phổ cập kiến thức luật lao động, luật doanh nghiệp; đã từng làm công việc kinh doanh trước khi làm chủ và quản lý doanh nghiệp hiện tại (97,5); có thời gian trung bình mỗi ngày dành cho hoạt động kinh doanh từ 8 đến 12 tiếng (90,0%); ngoài làm chủ DN hiện tại thì có tham gia hoạt động kinh doanh khác (75,0%). Khi được điều tra về động cơ khởi nghiệp kinh doanh thì 42,5% nữ doanh nhân tham gia kinh doanh để làm giàu và tận hưởng cuộc sống độc lập về mặt tài chính, 30,0% để tận hưởng cuộc sống tự do khi làm chủ, 27,5% để thoát khỏi sự nhàm chán khi đi làm thuê. Xét về đặc điểm doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ thì hình thức sở hữu doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH là chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 48,5% và 47,0% một cách tương ứng trong mẫu khảo sát và các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (97%) với quy mô lao động phổ biến là từ 10 đến 200 lao động (85%). 3.2.2. Kiểm định thang đo Kết quả phân tích EFA cho thấy, giá trị kiểm định KMO lần lượt là 0,833; 0,756 lớn hơn 0,5 và p – value (Sig.=0,000) của kiểm định Barlett đều bé hơn 0,05 dó đó thang đo năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Về thang đo năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân với số lượng 9 nhân tố được rút trích tương ứng với 9 nhóm năng lực kinh doanh thành phần được đề xuất trong mô hình lý thuyết từ 64 biến quan sát ban đầu, tổng phương sai trích của phân tích EFA thu được là 81,766% (>50%), tất cả các nhân tố mới được rút trích đều đảm bảo các điều kiện về giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, phương sai trích, cũng như điều kiện về hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 (Bảng 1). Về thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, 13 biến quan sát được đưa vào phân tích đã rút trích ra được 4 nhân tố tương ứng với 4 phương diện của kết quả hoạt động kinh doanh, với tổng phương sai trích là 82,012% (>50%), tất cả các nhân tố mới được rút trích đều đảm bảo các điều kiện về giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5 (Bảng 1). Do đó, thang đo các biến nghiên cứu đều thỏa mãn cả 2 tiêu chí về tính hội tụ (convergent validity) và tính biệt hóa (discriminant validity). Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo (bảng 1) cho thấy, thang đo các nhân tố thuộc 2 nhóm biến nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,8. Kết quả phân tích nhân tố khẳg định (CFA) cho thang đo năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân cho thấy các chỉ số đánh giá: CMIN/DF= 2,025 ( 0,9), CFI= 0,976 (> 0,9) và RMSEA= 0,057 (< 0,08) đều thỏa mãn điều kiện. Do vậy, có thể kết luận thang đo các biến nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường. Ngoài ra, thang đo của các biến nghiên cứu đều đáng tin cậy, đạt giá trị hội tụ trong từng nhóm thang đo, đạt tính đơn nguyên và thỏa mãn yêu cầu về giá trị phân biệt.
  6. 1022 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bảng 1. Tổng hợp kết quả phân tích thang đo các biến nghiên cứu Factor Phương Độ tin cậy thang đo Thang đo Eigenvalue Alfa CR AVE loading sai trích Năng lực đạo đức (DD) 12,243 26,615 0,846 0,847 0,590 DD2 0,887 DD3 0,864 DD8 0,821 DD4 0,819 DD6 0,813 DD7 0,811 DD1 0,808 DD5 0,779 Năng lực cá nhân (CN) 5,317 11,559 0,852 0,853 0,645 CN2 0,872 CN6 0,872 CN5 0,866 CN9 0,854 CN4 0,851 CN3 0,835 CN10 0,827 Năng lực tổ chức và lãnh đạo (TCLD) 4,922 10,701 0,836 0,837 0,581 TCLD10 0,866 TCLD6 0,831 TCLD1 0,819 TCLD7 0,810 TCLD5 0,798 TCLD9 0,797 TCLD4 0,784 Năng lực nhận thức (NT) 3,907 8,493 0,834 0,835 0,641 NT4 0,880 NT5 0,875 NT2 0,875 NT6 0,827 NT3 0,769 Năng lực định hướng chiến lược (DHCL) 3,588 7,799 0,830 0,835 0,644 DHCL2 0,898 DHCL1 0,880 DHCL8 0,849 DHCL3 0,842 DHCL5 0,824 Năng lực học tập (HT) 2,608 5,670 0,834 0,835 0,683 HT4 0,898 HT1 0,894 HT2 0,872 HT5 0,827 Năng lực thiết lập quan hệ (TLQH) 2,154 4,682 0,822 0,824 0,654 TLQH4 0,898 TLQH2 0,874 TLQH1 0,847 TLQH5 0,837 Năng lực nắm bắt cơ hội (NBCH) 1,790 3,890 0,893 0,893 0,879 NBCH4 0,965 NBCH3 0,961 NBCH1 0,956 Năng lực cam kết (KD) 1,088 2,366 0,834 0,833 0,724 KD2 0,912 KD1 0,872 KD4 0,864 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (HDDN) Phương diện quy trình nội bộ (QTNB) 4,555 35,038 0,917 0,917 0,690 QTNB4 0,890 QTNB2 0,846 QTNB3 0,823 QTNB1 0,811
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1023 QTNB5 0,783 Phương diện khách hàng (KH) 2,659 20,452 0,910 0,911 0,773 KH3 0,898 KH2 0,896 KH1 0,840 Phương diện đào tạo và phát triển (DTPT) 1,886 14,510 0,892 0,894 0,739 DTPT3 0,930 DTPT1 0,869 DTPT2 0,774 Phương diện tài chính (TC) 1,561 12,011 0,909 0,922 0,858 TC2 0,918 TC1 0,909 Chú thích: Alfa - Hệ số Cronbach’s alpha CR (Composite Reliability) - Độ tin cậy tổng hợp AVE (Average variance extracted) - Trung bình phương sai rút trích 3.2.3. Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Sau khi xem xét độ phù hợp của mô hình, nghiên cứu thu được mô hình ước lượng cuối cùng. Dựa trên kết quả trong bảng 2 cho thấy, 9 mối quan hệ được kiểm định đều có ý nghĩa thống kê (P-value
  8. 1024 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Ngoài ra, quan điểm phụ thuộc vào nguồn lực (Resource Base View – RBV) cũng được ủng hộ khi cho rằng năng lực doanh nhân là nguồn lực khan hiếm và vô giá của doanh nghiệp nên nó là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói rằng sức mạnh cá nhân là một trong những nhóm năng lực đặc biệt để các doanh nhân hoàn thành mọi vai trò khác nhau trong doanh nghiệp (Man, 2001). Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh được rằng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động lớn nhất của nhóm năng lực cá nhân của đội ngũ nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tương tự với nghiên cứu của Ahmad ( 2007), năng lực cá nhân của nữ doanh nhân là chìa khóa thành công của doanh nghiệp và nó được biểu hiện qua thái độ lạc quan trong kinh doanh, việc sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân , nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần, cân bằng giữa gia đình và công việc kinh doanh. Chính nhóm năng lực kinh doanh này đã giúp đội ngũ nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế vượt qua những định kiến xã hội và quan niệm truyền thống hà khắc về vai trò “tề gia nội trợ” của người phụ nữ, chinh phục những rào cản về sự bất bình đẳng giới và cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh doanh. Do đó, việc sở hữu nhóm năng lực cá nhân sẽ trang bị họ có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp để khởi nghiệp kinh doanh thành công. Trong kinh doanh, đích đến của một doanh nhân là kiếm tìm lợi nhuận. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để tạo ra sự phát triển lâu dài, toàn diện và cân bằng giữa các phương diện được phản ánh trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu thì đòi hỏi các doanh nhân phải ý thức được rằng ngoài việc làm giàu cho bản thân, họ còn phải có năng lực thực hiện hành vi đạo đức với đội ngũ của mình, với khách hàng, với các đối tác kinh doanh, với cộng đồng xã hội và môi trường sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đội ngũ nữ doanh nhân Huế được đánh giá cao về khả năng thực hiện các hành vi và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh ví dụ như sẵn lòng thừa nhận lỗi lầm và phản ánh đúng sự thật về sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh; luôn tôn trọng lợi ích của khách hàng, nhân viên và các đối tác kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân… Nhóm năng lực này tạo ra những tác động tích cực, bền vững và dài hạn lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ormeand Ashton (2003) cũng đã bàn luận rằng, hành vi đạo đức trong kinh doanh là thành tố quan trọng của khung lý thuyết về năng lực kinh doanh của doanh nhân và là khung xương quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng. Thực tế trên địa bàn nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh doanh của các DNNVV thường phụ thuộc nhiều và mạng lưới các mối quan hệ với các đối tác hữu quan như là khách hàng, nhà cung ứng, người lao động, quan chức chính quyền, đối thủ cạnh tranh, cổ đông hay nhà đầu tư để nắm bắt thông tin và tiếp cận nguồn lực. Khả năng đáp ứng của các doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu đối với nhóm năng lực này là 3,88 nên đây là một trong những lợi thế của đội ngũ nữ doanh nhân. Do đó, khách hàng sẽ hài lòng và trung thành, người lao động sẽ thỏa mãn và cam kết gắn bó lâu dài, quy trình nội bộ sẽ được hoàn thiện trong phạm vi doanh nghiệp. Năng lực định hướng chiến lược phản ánh khả năng của người đứng đầu tổ chức trong việc phát triển tầm nhìn và thực thi chiến lược trong tương lai (Stonehouse & Pemberton, 2002). Một khi doanh nhân có được tầm nhìn tốt thì họ sẽ hành động và quyết định phù hợp để giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ. Chính doanh nhân là người sẽ xây dựng những chiến lược để kết nối giữa các nguồn lực doanh nghiệp và và năng lực kinh doanh của chính doanh nhân để tạo ra những chuyển biến tích cực trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của các doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu đối với nhóm năng lực này là thấp nhất trong 9 nhóm năng lực kinh doanh thành phần
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1025 (điểm trung bình đánh giá là 3,47). Tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2016) thì nghiên cứu này đã tìm ra được bằng chứng thống kê thuyết phục về sự tác động trực tiếp của năng lực này đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Man and Lau (2005) cũng cho thấy rằng mức độ đáp ứng của doanh nhân Hồng Kong đối với nhóm năng lực này là không cao và họ đánh giá rằng mục tiêu kinh doanh của họ chưa rõ ràng và họ không cần đến nhóm năng lực này. Các nữ doanh nhân được khảo sát cho rằng để tạo ra sự bùng nổ trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì năng lực nhận thức hay năng lực phân tích - sáng tạo bao gồm khả năng khám phá và thương mại hóa được các ý tưởng, tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh, đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn là cần thiết nhưng trên thực tế họ vẫn chưa có được các ý tưởng kinh doanh tốt để thu được lợi nhuận từ các ý tưởng đó và vẫn chưa thực sự chủ động, còn lúng túng khi một vài rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tiến trình kinh doanh (điểm trung bình đánh giá về khả năng đáp ứng của nhóm năng lực này là 3,29). Man và cộng sự (2002), Sánchez (2011) cũng đã chứng minh được sự tồn tại của mối quan hệ giữa 2 biến nghiên cứu này trong đề tài của họ. Trong phạm vi DNNVV trên địa bàn nghiên cứu, thay vì có bộ phận nhân sự chuyên trách và hỗ trợ trong công tác tổ chức nhân sự thì phần lớn chủ doanh nghiệp thường phải là người trực tiếp tương tác và làm việc với người lao động. Do đó, đội ngũ nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế ý thức cao về vai trò và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát, lãnh đạo, động viên cấp dưới và ủy quyền trong quản trị nhưng khả năng đáp ứng hiện tại của họ đối với nhóm năng lực này vẫn còn nhiều hạn chế (điểm trung bình đánh giá là 3,12). Kết quả nghiên cứu thực hiện bởi Ahmad (2007) cho thấy rằng phần lớn các doanh nhân ở Australia và Malaysia dành nhiều thời gian và cho công tác hoặc định và tổ chức nguồn lực cho doanh nghiệp và họ cũng ý thức cao về vai trò quan trọng của nhóm năng lực này trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Ngô Quý Nhâm (2013) khi cho rằng trong tất cả các kỹ năng tổ chức và lãnh đạo, kỹ năng trao quyền cho cấp dưới được đánh giá là có mức độ đáp ứng, tần suất sử dụng chưa cao đối với các giám đốc điều hành ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế khi vào vai người chủ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì bản thân họ phải trực tiếp gắn liền với những hoạt động đánh giá và khai thác các cơ hội kinh doanh trên thị trường, tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ mới và thậm chí là tạo ra xu hướng để nâng cao giá trị gia tăng cho người tiêu dùng và đến lượt nó sẽ giúp cải thiện các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát hiện và khai thác được những cơ hội kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào năng lực nắm bắt cơ hội của họ. Cũng như một số nghiên cứu của Man và cộng tác giả (2002), Sony và Iman (2005), Bendary và Minyawi (2015), nghiên cứu này đã tìm ra được những bằng chứng thống kê thuyết phục cho sự tồn tại của mối quan hệ giữa năng lực nắm bắt cơ hội và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích, năng lực nắm bắt cơ hội làm một trong số nhóm năng lực mà bản thân các nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế đã phần nào đáp ứng tốt với điểm trung bình đánh giá là 3,92 và đây là một tín hiệu vui cho các DNNVV trên địa bàn nghiên cứu trên lộ trình nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực cam kết là một trong những năng lực quan trọng của doanh nhân thành đạt (Chandler & Jansen, 1992). Nhóm năng lực này có mức độ quan trọng (điểm trung bình đánh giá là 3,55) và khả năng đáp ứng (điểm trung bình đánh giá là 3,77) cũng khá cao so với các nhóm năng lực kinh doanh khác theo đánh giá của các nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu. Điều này chứng tỏ họ đã thực sự kiên trì với mục tiêu, luôn nỗ lực hết mình vì sự nghiệp kinh doanh và không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn
  10. 1026 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA có cơ hội và điều này sẽ giúp duy trì và phát triển kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Man và cộng sự (2008) khi cung cấp được bằng chứng thống kê ủng hộ sự tồn tại của mối quan hệ này. Năng lực học tập thể hiện thông qua khả năng học tập từ nhiều cách thức khác nhau (học từ trường lớp và từ thực tế công việc), chủ động học tập, cập nhật những vấn đề mới trong kinh doanh, áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào hoạt động kinh doanh. Khả năng đáp ứng hiện tại của đội ngũ nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu đối với nhóm năng lực này là chưa thực sự tốt (điểm trung bình đánh giá là 3,51). Ðiều này được lý giải do ở nước ta nói chung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, các DN phần lớn đi lên từ các mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội làm ăn thì thành lập doanh nghiệp và các doanh nhân trở thành giám đốc; một bộ phận khác làm giám đốc doanh nghiệp theo con đường “cha truyền con nối” mà chưa trải qua một trường lớp đào tạo nào. Con đường trở thành chủ doanh nghiệp khá đơn giản này thuờng xuất hiện ở các DNNVV và điều này sẽ dẫn đến những hạn chế về tầm nhìn, tâm lý làm ăn chụp giật, thiếu kiến thức kinh doanh trong, thiếu am hiểu luật pháp quốc tế của đội ngũ nữ doanh nhân này. 4. KẾT LUẬN Thông qua một số phương pháp nghiên cứu định tính như tổng hợp tài liệu, thảo luận sâu đối với các chuyên gia kết hợp các kỹ thuật phân tích định lượng như kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) trên quy mô mẫu 200 nữ doanh nhân, nghiên cứu này bước đầu đã thành công trong việc phát triển thang đo phù hợp để đánh giá năng lực kinh doanh của đội ngũ nữ doanh nhân và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, việc áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã tìm ra những bằng chứng thống kê để chứng minh sự tồn tại mối quan hệ giữa 9 nhóm năng lực kinh doanh thành phần của nữ doanh nhân (năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực định hướng chiến lược, năng lực cá nhân, năng lực cam kết, năng lực học tập, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực nhận thức và năng lực đạo đức) và kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trên địa bàn nghiên cứu. Trong đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh nhất của năng lực cá nhân, năng lực đạo đức, năng lực thiết lập quan hệ. Có thể kết luận rằng, nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng việc giúp các nữ doanh nhân nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của năng lực cá nhân đối với việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ có những định hướng học tập và tìm kiếm các chương trình đào tạo phù hợp để phát huy các nhóm năng lực kinh doanh cần thiết. Về phía các đơn vị đào tạo trên địa bàn cần có sớm giới thiệu và lồng ghép các chương trình đào tạo sáng tạo khởi nghiệp ngắn hạn cũng như dài hạn trên cơ sở nhu cầu và sự thiếu hụt của doanh nghiệp và doanh nhân đã được phản ánh trong nghiên cứu này. Ngoài ra, đối với các sở ban ngành ở địa phương cũng cần ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đồng hành với các cơ sở giáo dục hình thành các vườn ươm doanh nghiệp để góp phần tiếp lửa và nâng cao năng lực kinh doanh cho đội ngũ nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO English Ahmad, N. (2007), A Cross-Cultural Study of Entrepreneurial Competencies and Entreprenuerial Success in SMEs in Australia and Malaysia, The University of Adelaide, Phd thesis. Atkinson, A.A., Waterhouse, J.H., and Wells, R.B., (2007), A stakeholder approach to strategic performance measurement, Sloan Management Review, 38 (3): 25-37.
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1027 Bendary A. N. and Minyawi E. A. (2015), Entrepreneurial Competencies effect on Small and Medium Enterprises Performance through the mediation effect of Psychological Contracting of Outsourcing, International Journal of Business, and Economic Development, 3(2). Cantillon, R. (1755), Essai sur la nature du commerce en general, Ed. By Higgs, H. London: Macmillan. Carlos, F. Gomes., Mahmoud M. Yasin., & Joao, V. Lisboa., (2011), Performance measurement practices in manufacturing firms revisited, International Journal of Operations & Production Management, 31(11): 520- 530. Chandler, G.N. and E Jansen (1992), The founders self-assessed competence and venture performance, Journal of Business Venturing, 7(3), 223-236. Chandler, G.N. and E Jansen (1992), The founders self-assessed competence and venture performance, Journal of Business Venturing, 7(3), 223-236. Drago, William A and Christine Clements (1999), Leadership characteristics and strategic planning, Management Research News, 22(1), 11-18. Drucker, P.F. (1985), Innovation and Entrepreneurship: Practice and Principles. London: Pan Books. Ehrlich, E. (1986), America Expects Too Much from It Entrepreneurial Heroes, Business Week, 33, July 28 Hébert, R. F. and A. N. Link (1989), In Search of the Meaning of Entrepreneurship, Small Business Economics, 1 (1), 39-49. Hoselitz, B. F. (1951), The Early History of Entrepreneurial Theory. In: J. Spengler and W. Allen (eds.), Essays in Economic Thought: Aristotle to Marshall. pp. 193-220. Rand-McNally, Chicago, IL. its technological competence, network competence, and innovation success. Journal of Business Research. 57(6), 548-556. Kaplan, R. S. and D. P. Norton. 2001, Transforming the balanced scorecard from performance measurement to strategic management: Part I. Accounting Horizons (March): 87-104 Kaplan, R. S., and D. P. Norton, 1993. Putting the balanced scorecard to work. Harvard Business Review (September/ October): 134-147. Lee, D. Y., & Tsang, E. W. K. (2001), The effects of entrepreneurial personality, background and network activities on venture growth. Journal of Management Studies, 38(4), 583-602. Maisel, L.S., 2001. Performance Measurement Practices Survey Results. . New York: AICPA NY. Man, Thomas W. Y., Theresa Lau, and Ed Snape (2008). Entrepreneurial Competencies and the Performance of Small and Medium Enterprises: An Investigation through a Framework of Competitiveness, Journal of Small Business and Entrepreneurship, 21(3), 257-276. Man, Wing Yan Thomas (2001). Entrepreneurial competencies and the performance of small and medium enterprises in the Hong Kong services sector, Ph.D., Hong Kong Polytechnic University (Hong Kong).Management development, 13(7), 23-34. Man, Thomas W. Y., Theresa Lau, and K. F. Chan (2002), The competitiveness of small and medium enterprises A conceptualization with focus on entrepreneurial competencies, Journal of Business Venturing, 17(2), 123-142. Man, Thomas W. Y., Theresa Lau, and K. F. Chan (2002). The competitiveness of small and medium enterprises A conceptualization with focus on entrepreneurial competencies, Journal of Business Venturing, 17(2), 123-142. Mitchelmore, S. and J. Rowley (2010), Entrepreneurial Competencies: A Literature Review and Development Agenda, International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research, 16, 2, pp. 92-111. Muzychenko, Olga and John Saee (2004). Cross-cultural professional competence in higher education, Journal of Management Systems, 16(4), 1-19. Neely, A.D., Gregory, M.J., and Platts, K., (1995), Performance measurement system design: a literature review and research agenda, International Journal of Operations & Production Management. 15( 4): 80-116.
  12. 1028 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Ng HS, Kee, DMH. (2013), Effect of entrepreneurial competencies on firm performance under the influence of organizational culture. Life Sci J;10(4): 2459-2466 Otley, D.T., 1999. Performance management: a framework for management control systems research, Management Accounting Research. 10(4): 363-382 Sadler-Smith, E., Hampson, Y., Chaston, I., and Badger, B (2003), Managerial behaviour, Entrepreneurial style and firm performance, Journal of small business management, 41 (1), 47-67. Sánchez, J. C., T. Carballo and A. Gutiérrez (2011), The Entrepreneur from a Cognitive Approach, Psicothema, 3 (3), 433-438. Schumpeter, J., (1934), The Theory of Economic Development: An inquiry into profits, capital, credits, interest and the business cycle, Cambridge, Mass: Harvard University Press. Sony, Heru Priyanto. and Iman, Sandjojo, (2005). Relationship between entrepreneurial learning, entrepreneurial competencies and venture success: empirical study on SMEs, Int. J. Entrepreneurship and Innovation Management. 5(5/6), 454-468. Stonehouse, G. & Pemberton, J. (2002), Strategic planning in SMEs – some empirical findings, Management Decision, 40 (9), 853 – 861. Tehseen, S., & Ramayah, T. (2015), Entrepreneurial Competencies and SMEs Business Success: The Contingent Role of External Integration. Mediterranean Journal of Social Sciences, 6(1), 50. Yago, G., J.R. Barth and B. Zeidman (2007), Entrepreneurship in Emerging Domestic Markets: Barriers and Innovation, Springer: Milken Institute. Zimmerer T.W and Scarborough, N.M., (2005). Essentials of Entrepreneurship and Small Business management, 4th edition. Upper saddle River, NJ: Prentice Hall. pp.3. – 270 Tiếng Việt Hoàng Văn Hoa (2010), Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam giai đoạn 2011-2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ðặng Ngọc Sự (2012), Năng lực lãnh đạo – Nghiên cứu tình huống của lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Lê Quân, Nguyễn Quốc Khánh (2012), Ðánh giá năng lực giám đốc diều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam qua mô hình ASK, Tạp chí khoa học Ðại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san kinh tế và kinh doanh, số 28. Ngô Quý Nhâm (2013), Những yêu cầu về năng lực lãnh dạo dối với giám dốc diều hành ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế dối ngoại, Truờng Ðại học Ngoại thuong, số 66. Tổng cục Thống kê (2013), Kết quả tổng diều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, Nhà xuất bản thống kê. Tổng cục thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014, Nhà xuất bản thống kê. Lê Thị Phương Thảo (2017), Năng lực lãnh đạo của giám độc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc Trung Bộ, luận án Tiến sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế - Đại học Huế.
nguon tai.lieu . vn