Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TO IMPROVE THE ROLE OF COMPANY UNIONS WHEN VIETNAM JOINED TRANS- PACIFIC PARTNERSHIP AGREEMENT (TPP) Nguyễn Thị Diệu Thanh Trường Đại học Quảng Bình dieuthanh2704@gmail.com TÓM TẮT Trong tiến trình lịch sử của đất nước, Công đoàn Việt Nam luôn gắn bó với vận mệnh của dân tộc và luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy hơn nữa vai trò của công nhân, người lao động Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu chỉ ra những tác động của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến hoạt động của công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các DN. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của CĐCS trong DN khi Việt Nam tham gia TPP. Từ khóa: công đoàn cơ sở; TPP; tác động; giải pháp; vai trò. ABSTRACT In the development of Vietnam, Vietnam General Confederation of Labour always sticks with the destiny of the nation and completes all tasks. The problem is how to promote the role of Vietnamese workers and Vietnamese labourers in industrialization, modernization and international integration. By synthetic and analysis method, the study indicates the impact of Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP) to activities of company unions in Vietnam. Moreover, the study also make some policy recommendations when Vietnam joined the TPP agreement. Key Words: company union; TPP; impact; policy; role. 1. Giới thiệu Ngày 4/2/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đại diện Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Auckland, New Zealand. TPP đã trở thành Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam tham gia có các quy định liên quan đến lao động và công đoàn. Cũng như các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao khác, TPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động, TPP chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động được nêu trong tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Theo cam kết trong Hiệp định TPP, riêng Việt Nam sẽ có thời gian chuẩn bị là 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, tức là khoảng bảy năm kể từ khi ký Hiệp định, các tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của NLĐ ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch. Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức của NLĐ ở cấp cao hơn cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với các quy định của ILO. Như vậy, khi có hiệu lực, nếu không có sự thay đổi căn bản, hệ thống công đoàn Việt Nam (CĐVN) sẽ gặp nhiều khó khăn trong vai trò đại diện của mình do phải chịu cạnh tranh về đoàn viên, quyền đại diện, ảnh hưởng hoạt động với các tổ chức đại diện cho NLĐ khác. Do đó, thời gian chuẩn bị, đây là cơ hội để công đoàn Việt Nam đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ tốt nhất quyền lợi chính đáng của người lao động, đáp ứng những yêu cầu hội nhập mới. 191
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu chỉ ra những tác động của TPP đến hoạt động của công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các DN. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của CĐC trong DN khi Việt Nam tham gia TPP. 2. Vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong DN và với NLĐ. Công đoàn không những bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ mà còn góp phần tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và đảm bảo sự phát triển bền vững của các DN. Bộ luật lao động 2012, Luật công đoàn 2012, cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành đã tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của công đoàn cơ sở, trao cho công đoàn cơ sở những quyền năng trong tham gia quan hệ với NLĐ, đồng thời bảo vệ hữu hiệu NLĐ trong các DN. Vai trò của công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau: 2.1. Bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ Tổ chức cơ sở của công đoàn là nền tảng của tổ chức công đoàn, nơi trực tiếp liên hệ với NLĐ. Theo đó, CĐCS trong các DN được trao những quyền hạn và vai trò cụ thể như: - Ký kết các thỏa ước lao động tập thể - Thỏa thuận với ban lãnh đạo DN về vấn đề tiền lương của NLĐ - Tham gia giải quyết việc làm cho NLĐ - Xây dựng nội quy lao động và xử lý kỷ luật lao động - Kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động - Tham gia giải quyết tranh chấp lao động tại DN - Tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động tại tòa án - Tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN Bên cạnh đó, công đoàn còn góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để NLĐ hiểu và thực hiện đúng những quyền lợi và trách nhiệm của mình với tập thể, với DN, với đất nước… 2.2. Cầu nối giữa người lao động với DN Không chỉ có chức năng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức công đoàn còn là cầu nối, tạo mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động cũng như nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Để thực hiện chức năng là cầu nối giữa NLĐ và người sử dụng lao động, cụ thể ở đây là DN, các tổ chức CĐCS cần thường xuyên theo dõi tình hình, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân viên và NLĐ, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra thực hiện việc thực thi pháp luật, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ, từ đó làm tốt công tác tham mưu cho chủ DN trong việc cân bằng giữa quyền lợi của NLĐ và lợi ích của DN, chủ động đề xuất với DN ban hành các văn bản liên quan đến phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên và NLĐ. Mặt khác, CĐCS cũng có thể phối hợp với công đoàn cấp trên trong việc tổ chức các hội nghị, diễn đàn đối thoại giữa DN và NLĐ một cách để DN trực tiếp lắng nghe, giải quyết kịp thời những vướng mắc, ý kiến đóng góp của NLĐ, qua đó tìm được “tiếng nói chung” giữa hai phía. Việc DN và 192
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NLĐ tìm được “tiếng nói chung” không những góp phần đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho người lao đô ̣ng mà còn tác đô ̣ng trực tiế p đế n sự phát triể n chung của DN. 3. TPP và những tác động đến hoạt động của công đoàn cơ sở trong các DN Việt Nam 3.1. Khái quát về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm dịch vụ tài chính do được đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài ra, còn có một chương về hợp tác và 02 văn kiện đi kèm về Hợp tác Môi trường và Hợp tác Lao động. Nét mới trong đàm phán Hiệp định TPP so với các FTA truyền thống trước đây là sự tham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội. Tại mỗi phiên đàm phán, các đối tượng trên luôn được tạo cơ hội để trao đổi thông tin cũng như bày tỏ quan điểm và nguyện vọng đối với các nội dung đàm phán của Hiệp định thông qua các buổi hội thảo và diễn đàn dành cho các đối tượng liên quan được tổ chức bên lề các phiên đàm phán. Hiệp định TPP hiện nay được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. 3.2. Tác động của TPP đến hoạt động của công đoàn cơ sở trong các DN Việt Nam Tham gia TPP sẽ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ về hoạt động công đoàn, sự biến động về đội ngũ công nhân, lao động và cán bộ, đoàn viên công đoàn, về pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Những yếu tố đó tạo ra tác động tích cực và tiêu cực đan xen đối với tổ chức và hoạt động công đoàn. 3.2.1. Những tác động tích cực Tham gia TPP được đánh giá là một cơ hội lớn không chỉ với các DN mà còn đối với các CĐCS trong DN. Trước hết, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện nhanh hơn thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại lực lượng lao động và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong lĩnh vực lao động, các cam kết của TPP đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động theo Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Bên cạnh đó, tham gia TPP cũng đưa đến sự tăng nhanh số lượng lao động và đơn vị DN. Đây là nguồn phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở dồi dào cho tổ chức công đoàn. Do áp lực về việc làm người lao động thường chấp nhận những thiệt thòi về phía mình vì vậy trong quá trình tham gia quan hệ lao động không tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn giữa người lao động với chủ sử dụng lao động. Người lao động sẽ có nhu cầu được tổ chức công đoàn quan tâm đến đời sống, việc làm, đại diện 193
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng. Đây là điều kiện thuận lợi để công đoàn tập hợp, vận động người lao động tham gia tổ chức của mình. Mặt khác, tham gia TPP đòi hỏi hệ thống pháp luật nước ta phải hoàn thiện, phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế. Trong đó, những quy định về quyền và nghĩa vụ của không chỉ người lao động mà còn của các DN, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động phải minh bạch và bảo đảm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sẽ giúp cho công đoàn hoạt động được thuận lợi hơn, phát huy được vai trò và thực hiện chức năng, nhiệm vụ tốt hơn. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ các quan hệ thương mại sẽ góp phần tạo cơ hội gia tăng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và công đoàn. Điều này tạo cơ hội thuận lợi để Công đoàn Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đối ngoại góp phần tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và tranh thủ sự hỗ trợ mọi mặt của công đoàn các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 3.2.2. Những tác động tiêu cực Bên cạnh những cơ hội, những tác động tích cực, những thách thức và tác động tiêu cực đặt ra cho các CĐCS cũng hoàn toàn không nhỏ. những cam kết về Công đoàn trong Hiệp định TPP đặt ra thách thức rất lớn cho tổ chức và hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Thứ nhất, một trong những điều khoản trong Hiệp định TPP là người lao động có quyền chọn người đại diện, thành lập một tổ chức để bảo vệ quyền lợi cho mình. Điều này dẫn đến việc có thể thành lập mới một tổ chức đại diện cho người lao động nhưng lại nằm ngoài hệ thống công đoàn. Đây là thách thức rất lớn cho tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam nói chung và CĐCS trong các DN nói riêng. Nếu Công đoàn hoạt động thật sự có hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh đòi hỏi quyền lợi sát sườn của người lao động, nói lên được tiếng nói bức xúc của người lao động, thì các tổ chức của người lao động mới ra đời sẽ gia nhập vào Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tạo thêm sức mạnh cho tổ chức Công đoàn Việt Nam, góp phần thực hiện có hiệu quả các Chủ trương đường lối của Đảng đối với phong trào công nhân và ngược lại nếu công đoàn hoạt động hời hợt, không hiệu quả, không đấu tranh cho quyền lợi của người lao động thì các tổ chức của người lao động mới ra đời sẽ không gia nhập vào Công đoàn Việt Nam mà họ tự liên kết lại để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Khi đó, chắc chắn tổ chức công đoàn hiện tại chỉ là hình thức, không có sức mạnh thật sự. Thứ hai, tổ chức của người lao động không phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị mà không trái với những quyền lao động được nêu trong Tuyên bố của ILO, nên tổ chức của người lao động chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong khi đó hệ thống Công đoàn Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội nên nguồn lực bị phân tán, thiếu cơ chế chủ động trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng,… cán bộ công đoàn, nếu cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở không được tuyển chọn trong phong trào công nhân, từ thủ lĩnh của công nhân, mà chỉ do cấp ủy thi tuyển, đưa về không am hiểu và gần gũi công nhân thì dẫn đến hệ lụy là công đoàn ngày càng xa rời công nhân. Thậm chí, nếu tổ chức Công đoàn không nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động thì rất dễ xảy ra “dòng chảy” đoàn viên công đoàn từ Công đoàn Việt Nam sang tổ chức mới của người lao động. Thứ ba, nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của Công đoàn Việt Nam có nguy cơ bị giảm sút, nguồn thu tài chính của các cấp công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn giảm mạnh (thời kỳ đầu là đoàn phí, sau đó là kinh phí công đoàn). Trong thời gian tới, nếu CĐCS tại các DN không có nguồn lực đủ mạnh để tạo ra những quyền lợi khác biệt và lớn hơn giữa đoàn viên công đoàn và NLĐ không phải là đoàn viên công đoàn sẽ bất lợi trong việc cạnh tranh, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động mới thành lập gia nhập Công đoàn. Mặt khác, tổ chức của NLĐ có thể yêu cầu và nhận sự trợ giúp kỹ 194
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thuật và đào tạo từ các tổ chức của người lao động Việt Nam hoặc quốc tế đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc các DN FDI, DN khu vực ngoài nhà nước sẽ sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho “tổ chức của người lao động ở cơ sở” với mục đích để thao túng tổ chức của người lao động mà pháp luật chưa quy định tới hoặc cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ năng lực để phát hiện và xử lý. 4. Nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong DN khi Việt Nam tham gia TPP Đến năm 2018, Hiệp định TPP có hiệu lực. Hoạt động công đoàn tại các DN sẽ gặp thách thức do có thêm các tổ chức khác đại diện cho NLĐ. Nâng cao vai trò và vị thế của tổ chức công đoàn khi gia nhập TPP là yêu cầu bức thiết hiện nay. Từ những phân tích về tác động của hiệp định TPP đến tổ chức công đoàn trong DN như đã trình bày ở mục 2, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong DN, đáp ứng yếu cầu hội nhập như sau: Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát triển Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong các DN và trong đội ngũ NLĐ Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng ra thế giới, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị không ngừng chống phá. Nếu không tập trung xây dựng được tổ chức công đoàn vững mạnh, để công đoàn phát huy tốt vai trò của mình thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của Đảng, tiềm ẩn những nguy cơ xói mòn, trực diện vào cơ sở xã hội quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các công đoàn cơ sở là phải vững vàng về tổ chức, mạnh về cơ sở vật chất thì mới đủ sức thu hút đối với người lao động và tổ chức mới của người lao động. Các CĐCS trong DN cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, phát triển Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong đội ngũ NLĐ, nhất là ở DN khu vực ngoài Nhà nước. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để NLĐ hiểu về Công đoàn Việt Nam, hiểu lợi ích của bản thân khi gia nhập Công đoàn, từ đó tự giác gia nhập Công đoàn và tham gia hoạt động Công đoàn. Để làm tốt công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên, các cấp công đoàn cần linh hoạt, sáng tạo sử dụng nhiều hình thức, biện pháp như: phát hành tài liệu tuyên truyền về Công đoàn Việt Nam, dựng pano, áp phích, khẩu hiệu truyên truyền tại các khu công nghiệp, khu đông người lao động ở. Cán bộ công đoàn cần trực tiếp tiếp cận người lao động để tuyên truyền, vận động. Có thể tiếp cận với từng cá nhân, từng nhóm nhỏ hoặc tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi tại ký túc xá, khu dân cư có đông người lao động ở để qua đó tuyên truyền về Công đoàn Việt Nam. Hai là: Nhà nước quan tâm và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong tổ chức hoạt động công đoàn từ các DN Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhanh sau khi Hiệp định TPP được ký kết, điều này dẫn đến tình trạng lao động tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và quan hệ lao động sẽ phức tạp hơn. Cụ thể, khi tham gia TPP, cùng với sự gia tăng lao động trong các thành phần kinh tế là những vấn đề bức xúc, phức tạp có xu hướng tăng lên trong quan hệ lao động như: Tình trạng lao động bị thất nghiệp (do DN bị phá sản hoặc sắp xếp tinh giản lao động; do người lao động không đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, trình độ, kỹ năng lao động). Tình trạng người lao động thay đổi việc làm, thay đổi chỗ làm việc, việc di chuyển lao động giữa các vùng miền, trình trạng vi phạm pháp luật lao động (sa thải lao động trái luật, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn vệ sinh lao động, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội). Tranh chấp lao động và đình công sẽ có chiều hướng gia tăng.Vì vậy, trong những năm đầu tham gia TPP sẽ có những thách thức lớn đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn. Trong bối cảnh đó, Nhà nước cần thường xuyên tiếp xúc, làm việc, lắng nghe, đối thoại và giải quyết kịp thời những ý kiến kiến nghị của NLĐ và tổ chức Công đoàn. Quan tâm lãnh đạo để có những quyết sách mạnh nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong tổ chức, hoạt động Công đoàn để Công đoàn 195
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 hoạt động có chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ba là: Đổi mới phương thức hoạt động của CĐCS tại các DN Thực tế tại các DN cho thấy hoạt động của CĐCS còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự giải quyết triệt để những mối quan tâm của NLĐ về chính sách ưu đãi, bất đồng quan điểm với chủ DN… Do đó, để hoạt động công đoàn thực sự gần gũi với NLĐ, tạo uy tín với NLĐ, hoạt động của các CĐCS trong DN cần đổi mới theo hướng: 1. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa CĐCS với đoàn viên, NLĐ. CĐCS có vai trò định hướng hoạt động đúng đắn, đúng luật cho NLĐ, đồng thời cũng lắng nghe phản hổi, góp ý từ NLĐ để đề xuất với ban lãnh đạo DN trong việc ban hành những chính sách quản lý nội bộ. 2. Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa CĐCS với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại nơi làm việc. 3. Thu hẹp, giảm, loại trừ các hoạt động mang tính chất phong trào, hình thức của CĐCS không có liên quan đến quan hê lao động. 4. Tăng cường nắm bắt thông tin, tâm tư nguyện vọng của người lao động, đoàn viên công đoàn để phản ánh, đề xuất với người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị giải quyết kịp thời. Bốn là: Quản lý chặt chẽ nguồn tài chính công đoàn tại DN Khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP, việc xây dựng một cơ chế quản lý tài chính minh bạch, chặt chẽ trong DN cũng là một trong những yếu tố tạo uy tín, khiến NLĐ gắn bó sâu sắc với các tổ chức công đoàn. Để làm được điều này, các CĐCS trong DN cần cơ cấu lại nguồn ngân sách theo hướng tăng nguồn chi cho CĐCS đối với những nội dung liên quan trực tiếp đến các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; tăng mức chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển đoàn viên; thực hiện việc kiểm tra giám sát quản lý tài chính của công đoàn theo hướng thiết thực hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc, công khai dân chủ, minh bạch; giảm các khoản chi mang tính hành chính, hình thức. Năm là: Coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng các DN ngày càng phát triển, lực lượng lao động ngày càng tăng, quan hệ lao động ngày càng phức tạp trong khi đội ngũ cán bộ công đoàn còn bộc lộ nhiều bất cập thì vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ năng lực, có kỹ năng, phương pháp hoạt động công đoàn, có hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật, có năng lực tổ chức vận động, thuyết phục quần chúng, năng lực đàm phán thương lượng, năng lực tổ chức điều hành công việc… là yêu cầu cấp bách, sống còn của tổ chức công đoàn. Tuy vậy, trong thực tế hiện nay tại các DN, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ công tác công đoàn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều cán bộ công đoàn còn yếu về nghiệp vụ công tác công đoàn; hiểu biết về hội nhập quốc tế, về chính sách pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ NLĐ còn hạn chế. Bởi vậy, trong khoảng thời gian chuẩn bị này, để củng cố vị trí và vai trò của CĐCS, cần thiết phải tăng tỷ lệ cán bộ CĐCS chuyên trách, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, hiệu quả công tác, tạo uy tín với người lao động cho đội ngũ này. Chỉ khi có một đội ngũ cán bộ CĐCS chất lượng, hoạt động công đoàn mới thực sự có hiệu quả và thu hút NLĐ tham gia một cách tự nguyện và nhiệt tình. 5. Kết luận Cùng với WTO, TPP là một sân chơi tạo nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức đối với 196
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG người lao động và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn nằm trong tổng thể quá trình đổi mới kinh tế của nước ta mà trong đó tham gia TPP là mục tiêu, là bước đi quan trọng của tiến trình đổi mới. Với tinh thần chủ động, nắm bắt tình hình, hiểu rõ thời cơ, thách thức, tận dụng khai thác cơ hội, lường trước và xử lý những khó khăn, thách thức là những bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của các CĐCS trong DN Việt Nam. Với vị trí, chức năng của mình, các CĐCS cần thiết phải có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong đó cùng với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động thì đổi mới tư duy, nhận thức về công đoàn và đổi mới tổ chức bộ máy nhân sự phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế là yếu tố tiên quyết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Mạnh Cường - Bộ Công Thương (2016). Nội dung chủ yếu về lao động trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tài liệu Giới thiệu về các nội dung chính của Hiệp định TPP. [2] http://tpp.moit.gov.vn/App_File/TPP/about/Tai%20lieu%20gioi%20thieu%20noi%20dung%20Lao %20dong%20trong%20TPP.pdf [3] Diệp Thành Nguyên (2005). Vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Tạp chí Nghiên cứu khoa học trường ĐH Cần Thơ, 2005(4), tr. 201-210. [4] Quốc hội (2012), Luật số 12/2012/QH13: LUẬT CÔNG ĐOÀN [5] Quốc hội (2012), Luật số 10/2012/QH13: Bộ luật Lao động. 197
nguon tai.lieu . vn