Xem mẫu

  1. NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN KHOA MẦM NON TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRUNG ƢƠNG ThS. Phùng Thị Hồng Giang Khoa Nghệ thuật Tóm tắt: Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho sinhviên được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mỹ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những sinh viên có năng khiếu âm nhạc. Bài viết này đề cập đến những kiến thức, kĩ năng thực hành âm nhạc cơ bản và phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho cấp Mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu hơn về bộ môn, có thêm các kỹ năng hoạt động âm nhạc phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa ở trường Mầm non. Thời lượng học chuyên ngành không đủ để đảm bảo sinh viên có thể thành thục các kỹ năng hoạt động âm nhạc, bài viết cũng đưa ra một số giải pháp: Cần phải giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc tự học môn âm nhạc, các giảng viên cần biên soạn tài liệu giảng dạy, thiết kế các nội dung học tập phù hợp, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp các em phát huy tính tự giác, ham học hỏi để hoàn thành tốt mục tiêu môn học. Từ khóa: Tự học, môn nhạc cụ, sinh viên khoa Mầm non 1.Đặt vấn đề Tự học, tự nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với người học nói chung và sinh viên ở các Trường CĐSPTƯ nói riêng. Kết quả tự học, tự nghiên cứu không chỉ góp phần hoàn thiện kiến thức và chương trình đào tạo mà còn giúp các em khắc sâu và vận dụng những kiến thức, phương pháp tiếp thu được trên lớp vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế. Đặc biệt, đối với môn âm nhạc giảng dạy cho sinh viên sư phạm đại trà giúp các em có kiến thức, kĩ năng hoạt động âm nhạc để sau này các em có thể chủ động trong các hoạt động tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non luôn đòi hỏi sinh viên phải có tay nghề vững vàng trong quá trình làm việc. R n luyện nhân cách cho trẻ mầm non thông qua giáo dục thẩm mĩ âm nhạc. Để đáp ứng nhu cầu tự học cho sinh 101
  2. viên nhằm nâng cao chất lượng môn học, trong bài viết này tác giả sẽ đề cập đến những thực trạng và đưa ra các biện pháp đề nâng cao năng lực tự học môn âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường CĐSPTƯ góp phần xây dựng chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục mầm non của cả nước. 2.Nội dung 2.1. Thực trạng tự học môn âm nhạc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trƣờng CĐSPTƢ 2.2.1. Chương trình giảng dạ - Âm nhạc và múa: 02 tín chỉ (38 tiết) trong đó bao gồm: 22 tiết lý thuyết, 16 tiết thực hành. Số giờ tự học, tự nghiên cứu của môn này là 60 giờ - Phương pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc: 02 tín chỉ (38) tiết trong đó bao gồm: 22 tiết lý thuyết, 16 tiết thực hành. Số giờ tự học, tự nghiên cứu của môn này là 60 giờ. - Tổ chức hoạt động Âm nhạc trong các sự kiện lễ hội ở trường Mầm non: : 03 tín chỉ (55 tiết) trong đó bao gồm: 35 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành. Số giờ tự học, tự nghiên cứu của môn này là 90 giờ - Nhạc cụ: 02 tín chỉ (38 tiết) trong đó bao gồm: 22 tiết lý thuyết, 16 tiết thực hành. Số giờ tự học, tự nghiên cứu của môn này là 60 giờ - Thanh nhạc: : 02 tín chỉ (38 tiết) trong đó bao gồm: 22 tiết lý thuyết, 16 tiết thực hành. Số giờ tự học, tự nghiên cứu của môn này là 60 giờ Nhìn vào biên chế số tiết của các hoạt động dạy học bộ môn Âm nhạc có thể thấy số giờ tự học của sinh viên là rất nhiều, gấp hơn 2 lần so với số giờ được học trên lớp, tuy nhiên thẳng thắn nhìn nhận lại sinh viên đã dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học, có thể nói là không đáng kể và chủ yếu là để học thuộc các phần của thầy cô đã dạy ở trên lớp nên kiến thức thu lại không có sự mở rộng và mang tính bị động. Với thời lượng của các học phần được thực hiện học theo tín chỉ nên số tiết giảm đi đáng kể so với phương thức đào tạo theo niên chế trước đây. Đội ngũ giảng viên âm nhạc trong khoa Nghệ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng và yêu nghề, luôn có ý thức học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao hiệu quả của môn học. Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho sinh viên tự học còn chưa được chú trọng. 102
  3. 2.2.2. Năng lực h c tập của sinh viên Qua bảng tổng hợp sĩ số lớp của khoa Giáo dục mầm non, số lượng sinh viên dao động từ 45 đến 50 SV/1lớp. Với đặc thù của giờ học âm nhạc thì số lượng sinh viên như vậy là quá đông dẫn đến hạn chế sự bám sát của giảng viên đối với từng cá nhân. Bên cạnh đó, đa số sinh viên vẫn còn thói quen với phương pháp học tập từ thời phổ thông, chưa làm quen được với môi trường giáo dục cao đẳng, đại học nên kĩ năng tự học còn hạn chế. Một số sinh viên không có năng khiếu âm nhạc thì ngại học, ngại hoạt động cũng đã làm ảnh hưởng đến bầu không khí của lớp học. Việc nắm lí thuyết sơ sài dẫn đến kĩ năng thực hành rất thiếu tính tự giác, chủ yếu là bắt chước làm theo một cách thụ động chứ không có tư duy sáng tạo dẫn đến các kĩ năng nghe, hát và sử dụng đàn organ còn yếu, không tự ứng dụng được khi thực hành hát, đàn. 2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non 2.2.1. Xác định tầm quan tr ng trong việc tự h c cho sinh viên Đối với sinh viên sư phạm, cần cho các em hiểu được rằng: tự học là một hoạt động độc lập của sinh viên nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, nó bao gồm: việc học tập trên lớp có tổ chức, điều khiển trực tiếp của giảng viên và tiến hành tự học một cách tự giác theo hứng thú, sở thích của bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết bổ sung và mở rộng kiến thức. Hoạt động tự học của sinh viên sư phạm có vai trò rất quan trọng bởi, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội những tri thức lí luận các môn học, sinh viên còn tự học để tự r n luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Tự học quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả học tập của từng cá nhân người học, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. Để đáp ứng được nhu cầu của nghề nghiệp, sinh viên sư phạm phải nắm được phương pháp học tập cốt lõi đó là phương pháp tự học. 2.2.2. Tài liệu giảng dạy Tài liệu là một công cụ đắc lực phục vụ quá trình học tập của sinh viên. Giảng viên có nhiệm vụ cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ việc học môn nhạc cụ cho sinh viên. Tài liệu phải đảm bảo tiêu chí: - Phù hợp năng lực của sinh viên, rèn luyện được các kỹ thuật luyện ngón hỗ trợ trong quá trình sử dụng đàn organ. - Các bài hát thuộc đối tượng trẻ Mầm non. - Các bản nhạc có giai điệu hay và phổ biến. 103
  4. - Sách hướng dẫn cách đặt hợp âm cho 1 bài hát ở mức độ đơn giản. - Các đường link hướng dẫn tự học đàn organ và piano trên internet Các giảng viên khoa Nghệ thuật đã tập hợp một số tài liệu tham khảo giúp sinh viên thuận lợi trong quá trình tiếp cận tri thức, tự nghiên cứu ở mức độ cơ bản và nâng cao, ứng dụng nhiều bài hát trong chương trình Mầm non hoặc các bài hát mang tính phổ biến có giá trị nhân văn. Ngoài những bài quy định còn có những bài thực hành để sinh viên ứng dụng được các kiến thức ở phần lí thuyết. Hệ thống các bài hát trong chương trình Mầm non có cùng giọng, cùng nhịp, cùng âm hình tiết tấu để từ một bài mẫu sinh viên sẽ tự ứng dụng thực hành, luyện tập kĩ năng được nhiều bài.Với âm nhạc, phương tiện học tập là một điều kiện quan trọng cho hoạt động tự học, thiếu nó việc tìm tòi khám phá sẽ thiếu cơ sở khoa học. Với đặc tính của âm thanh là vang lên rồi mất đi dẫn đến việc đọc nhạc sẽ rất khó khăn khi các em không có phương tiện học tập hỗ trợ. Vì vậy, giảng viên cần phải dựng các video do giảng viên trình bày các bài tập cơ bản như chạy gam, rải, các bước sử dụng đàn khi chọn tiết tấu, âm sắc và tốc độ cho các bản nhạc viết cho trẻ Mầm non để sinh viên quan sát khi ở nhà. 2.2.3. Điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non a) Đối với giảng viên Trước khi lên lớp giảng viên phải có kế hoạch tổ chức lớp học và sự chuẩn bị tốt bài giảng, nhất là khâu thiết kế bài dạy nhằm tạo động cơ và mục đích học tập của môn học. Giúp sinh viên nhận thức vai trò và mục tiêu của môn học: Tiết học đầu tiên giảng viên cần trao đổi để sinh viên hiểu được âm nhạc là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục ở trường Mầm non bởi ngoài việc học để có kiến thức về văn hóa âm nhạc, nó còn có vai trò tích cực trong việc giáo dục đạo đức và thẩm mĩ cho trẻ. Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, giảng viên cần có các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học kết hợp giữa thầy và trò, hoạt động học giữa trò và trò. Từ đó hình thành và phát triển ở sinh viên những kĩ năng tự học, học hỏi lẫn nhau giữa các bạn trong lớp, nhằm phát huy tính tích cực học tập và tính chủ động r n luyện sáng tạo của sinh viên. Tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, r n luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau khi thực hành, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Khơi dậy năng khiếu còn tiềm ẩn trong mỗi cá 104
  5. nhân. Khi tổ chức kiểm tra đánh giá, đề thi cần kết cấu hai phần gồm kiến thức trong bài giảng và kĩ năng thực hành âm nhạc ứng dụng trong quá trình tự học. Có như vậy, sinh viên mới có ý thức và động lực để tự học có hiệu quả b) Đối với sinh viên Việc tự học đòi hỏi tính tự giác, kỷ luật rất cao. Việc xác định được mục đích môn học là yếu tố tiền đề để giúp các em có động cơ học tập đúng đắn. Bên cạnh đó xây dựng được tình yêu với môn học sẽ giúp cho các em tiếp thu kiến thức được hiệu quả hơn. Môn nhạc cụ đòi hỏi phải có sự r n luyện thường xuyên, liên tục, do vậy sinh viên cần tranh thủ tập luyện trong các giờ học chính khóa trên lớp đã được trang bị đàn. Sinh viên có đàn cá nhân là tốt nhất, trong trường hợp không có đàn, sinh viên nên tập trên hình mô phỏng để ngón tay thành thục các thế bấm như chạy gam, rải hoặc các bài tập luyện ngón nên vừa xướng âm vừa chuyển động thế tay theo yêu cầu để buổi lên lớp với đàn sẽ không bị bỡ ngỡ. Đây là một giải pháp mà có thể gọi là trong cái khó ló cái khôn nhưng hiệu quả đạt được lại không hề nhỏ, tuy nhiên rất cần sự nỗ lực và quyết tâm vượt khó của cá nhân vì tập không có âm thanh dễ gây sự chán nản cho người học. Môn học này rất cần sự chăm chỉ, tự giác, nếu các em sinh viên dành cho môn học được tối thiểu từ 1 đến 2 giờ/ ngày thì chắc chắn các bạn sẽ đạt được trình độ ở mức độ cần thiết cho các hoạt động âm nhạc trong trường Mầm non, sinh viên sẽ làm chủ được cây đàn organ và đệm được các bài hát ở lứa tuổi Mầm non. Việc nghiên cứu thêm tài liệu về cách đặt hợp âm cơ bản cho 1 bản nhạc cũng là một yêu cầu cần thiết đối với sinh viên, các em nên chủ động tìm tài liệu theo hướng dẫn của giảng viên, chủ động trao đổi với giảng viên về các ý tưởng đặt hợp âm cho bài hát để tìm ra phương án tối ưu nhất và qua đó đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu. Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên, nó giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học của mình để đi tới mục tiêu học tập đã đề ra. Để tự kiểm tra, tự đánh giá, đòi hỏi sinh viên phải có kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định mục tiêu của bài học, kĩ năng thực hành luyện tập… nội dung tri thức đã học thể hiện cụ thể trên một tác phẩm 3. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên, có thể nhận thấy rằng tự học bao giờ 105
  6. cũng là một nhân tố quyết định kết quả lĩnh hội tri thức ở bậc cao đẳng và đại học. Đặc biệt, đối với sinh viên ngành sư phạm mầm non là đối tượng học âm nhạc đại trà, không chuyên, năng lực học âm nhạc không đồng đều nên việc tự học môn âm nhạc là rất khó khăn. Như vậy, để việc tự học nhạc cụ của sinh viên đạt hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giảng viên một cách tận tình và khoa học với phương pháp dạy học sinh động, hấp dẫn theo đặc trưng môn học và nội dung từng bài học. Trong thời gian qua, phương pháp chính mà giảng viên tổ bộ môn âm nhạc, học phần nhạc cụ vận dụng là: Dạy học tích hợp theo hướng hình thành năng lực tự học, gắn lí thuyết với thực hành, cách tổ chức các hoạt động và thực hành luyện tập. Các bài tập thực hành của sinh viên cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành các kĩ năng, kĩ xảo là rất cần thiết, phương pháp luyện tập từ thấp đến cao, dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Khi nắm được các kiến thức vững vàng và kĩ năng sử dụng đàn thuần thục sẽ giúp các em tự tin học tập hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cù Minh Nhật, Học đệm organ (Tập 1), NXB Dân trí tái bản (2015) 2. Cù Minh Nhật, Organ thực hành cho thiếu thi,NXB Âm nhạc (2007) 3. Czerny, ZEN – ON Music Co, Ltd, Tokyo (1967) 4. Nguyễn Phước Vĩnh Hưng, Lý thuyết và thực hành trên đàn organ (Tập 1) NXB Thành phố Hồ Chí Minh (1993) 106
nguon tai.lieu . vn