Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÕ THỊ DIỆU*, PHẠM THỊ THÚY LIỄU** Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: riva.friend.2605@gmail.com ** Email: phamthuylieu0510@gmail.com Tóm tắt: Việc chuyển đổi chương trình đào tạo cử nhân sư phạm từ niên chế sang tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự học nhiều hơn dưới sự hướng dẫn của giảng viên, từ đó phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Đáp ứng xu thế đào tạo mới, sinh viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã nhận thức và thực hiện nó ra sao? Đạt kết quả thế nào? Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tự học theo đào tạo tín chỉ của sinh viên khoa Ngữ văn thông qua điều tra, khảo sát, thống kê và tổng hợp ý kiến. Từ đó bài nghiên cứu bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên sư phạm Ngữ văn. Từ khóa: Sinh viên, khoa Sư phạm Ngữ văn, tín chỉ, niên chế, tự học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi chương trình đào tạo từ hình thức niên chế sang hình thức tín chỉ đã được thực hiện khá lâu trong các trường sư phạm ở Việt Nam. Tuy nhiên việc đáp ứng yêu cầu của sự chuyển đổi này vẫn là một khó khăn đối với sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên Khoa Ngữ văn nói riêng; nhất là năng lực tự học. Trong nhà trường sư phạm, đào tạo theo tiếp cận năng lực chính là tập trung việc hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học. Với sinh viên khoa Ngữ văn, việc nâng cao năng lực tự học của sinh viên Khoa Ngữ văn trong đào tạo hệ thống tín chỉ là vấn đề được đặc biệt chú trọng. 2. NỘI DỤNG Trong giai đoạn đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập với khu vực và thế giới, yêu cầu đặt ra với nền giáo dục Việt Nam là nâng cao chất lượng đào tạo người học nói chung và đào tạo đại học nói riêng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đổi mới phương thức đào tạo cho phù hợp với mô hình chung của quốc tế là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của giáo dục đại học Việt Nam. Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Gọi tắt là Quy chế 43). Theo chủ trương của Bộ, năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Đến năm 2012 Bộ lại ban hành Thông tư 57 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế 43 và lại tiếp tục “thúc giục” toàn bộ hệ thống đào tạo đại học phải chuyển nhanh sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Thực hiện quan điểm trên, các trường đã áp dụng một cách chính xác và bước đầu đạt được những hiệu quả tiến bộ. Sinh viên có quyền trong việc lựa chọn môn học, lịch học và tổng số tín chỉ của từng kì học, phù hợp với điều kiện cũng như năng lực của sinh viên. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận ra chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên nói chung và sinh viên khoa ngữ văn trường ĐHSP Huế nói riêng. Với các ưu điểm nổi bật đề cao vai trò của người học, hệ thống đào tạo theo tín chỉ là yếu tố then chốt đề cao việc tự học và tự nghiên cứu, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng 33
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 cao tính tự chủ và chất lượng học tập của sinh viên. Việc đào tạo theo tín chỉ giúp sinh viên vượt ra khỏi những khuôn khổ, quy định ràng buộc của hệ thống đào tạo niên chế. Sinh viên tự lập ra được kế hoạch và định hướng riêng cho mục tiêu lĩnh hội kiến thức, rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho bản thân; đồng thời có thể khắc phục được những khuyết điểm trong quá trình học tập theo hệ thống đào tạo niên chế. Song song việc tự học thì đào tạo tín chỉ còn rèn luyện và nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng mềm nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và cuộc sống. Bên cạnh đó, phát triển khả năng tư duy phản biện tốt trong môi trường học tập và lao động. Trong quá trình tự học, sinh viên biết chuyển hoá và vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả. Lợi ích của đào tạo theo tín chỉ là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên bên cạnh phần lớn sinh viên biết tự cố gắng tìm tòi, tích cực, chủ động học tập thì còn một bộ phận sinh viên khác lại mất phương hướng, lãng phí thời gian. Những sinh viên này vốn đã quen kiểu học được sắp xếp sẵn, được cung cấp tri thức sẵn, nay việc học phải tự mình lựa chọn và quyết định khiến họ lạ lẫm, không theo kịp tiến trình… Một trong nhưng yêu cầu quan trọng của việc học tập theo học chế tín chỉ là năng lực tự học của sinh viên. Vốn dĩ học đại học nói chung đã đòi hỏi sinh viên phải tự học thì học đại học theo học chế tín chỉ càng nhấn mạnh năng lực tự học của người học. Sinh viên phải có khả năng nghiên cứu chương trình để tự hoạch định một chương trình học của cá nhân. Tuy nhiên, thực hiện được yêu cầu này không phải là dễ. Trong thực tế, năng lực tự học của sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế luôn là một vấn đề cần được quan tâm và phải rèn luyện, phát triển thường xuyên. Nguyễn Thị Sinh Chi trong báo cáo về Những khó khăn trong đào tạo theo học chế tín chỉ tạo trường đại học lao động - xã hội từng phân tích một cách chi tiết và đầy sức thuyết phục về ưu, nhược điểm của việc đào tạo theo tín chỉ, từ những bất cập đó tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm khắc phục. Một vài nghiên cứu khác của Nguyễn Thái Sơn, Đào Ngọc Cảnh, Trịnh Duy Ánh cũng đã phần nào làm rõ về quy chế học. Tuy nhiên, vấn đề học tập theo tín chỉ tại khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế chưa được phân tích và làm rõ. Vì thế, xuất phát góc nhìn của chính sinh viên đang học tập tại khoa, chúng tôi nghiên cứu với mong muốn có những đánh giá sát thực về thực trạng năng lực tự học theo học chế tín chỉ của sinh viên và bước đầu đề xuất một vài biện pháp cụ thể. * Thực trạng tự học của sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra nhỏ bằng Phiếu điều tra từ 250 bạn sinh viên về các nội dung cụ thể: Môi trường học (thư viện; khuôn viên trường; học tại trường; học tại nhà; nơi khác…), phương pháp tự học (sưu tầm tài liệu trên sách vở, internet; liên hệ trong thực tế; học hỏi từ người khác; vạch kế hoạch mỗi kì, mỗi năm; học theo nhóm;…), thời gian tự học (4- 8h; 19-22h; học vào thời gian rảnh), ý thức tự học (học theo cảm hứng; mai thi hôm nay học; bỏ ra ít nhất 1 giờ mỗi ngày, bỏ ra trên 3 giờ để học), yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tự học (mạng xã hội; thiếu ý thức; kiến thức trên lớp quá nhiều; thiếu phương tiện bổ trợ học tập như sách vở, tài liệu, máy tính…). Qua điều tra chúng tôi rút ra một số nhận định như sau: Hơn 90% chọn môi trường học ở nhà; 85% tự học qua sưu tầm tài liệu, học trên sách vở, internet; thời gian tự học chủ yếu nằm trong khung giờ từ 19-22h. Qua đó cho thấy sinh viên đã dành khá nhiều thời gian tự học. Tuy nhiên, việc tự học phụ thuộc nhiều vào mạng internet và sinh viên vẫn thiếu phương tiện học tập như sách vở, máy tính… Với 90% sinh viên chọn môi trường ở nhà là môi trường tốt nhất, ở nhà hầu hết các bạn đều có góc học tập riêng và yên tĩnh, không bị làm phiền, không gian yên tĩnh là một điều kiện 34
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 cần thiết quan trọng trong quá trình tập trung học tập của sinh viên có hiệu quả cao. Một môi trường học thoải mái sẽ đem lại cho bạn sự hứng thú, khả năng tư duy sáng tạo và tưởng tượng cao hơn hẳn so với bạn chọn một môi trường học như quán cafe hay một không gian khác chẳng hạn, nó làm bạn khó tập trung khi học tập. Dù bạn có đang học phổ thông hay Đại học thì việc chọn môi trường học thoải mái là điều hết sức quan trọng để bạn có thể học tập tốt nhất. 85% sinh viên được khảo sát lựa chọn tài liệu học qua sách in và internet. Việc tìm hiểu học hỏi từ sách là một công cụ cần thiết, quan trọng đối với sinh viên khoa Ngữ văn. Đọc sách giúp tích luỹ kiến thức qua từng thời kỳ phát triển con người và từng nền văn minh nhân loại. Với sinh viên khoa Ngữ văn, việc chủ động tiếp cận sách giúp các bạn trải nghiệm sự thú vị khi đọc sách và có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực văn học. Vì sách là kho tàng của tri thức, cách các bạn chọn lựa sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết và vốn từ vựng, tăng khả năng sáng tạo liên tưởng, nâng cao tư duy phản biện, gia tăng lòng thấu cảm. Thời gian tự học chủ yếu nằm trong khung giờ từ 19-22h đa số khung giờ này đối với các bạn sinh viên cho là hợp lý và phù hợp với nhất, với các khung giờ như: 4h đến 8h hoặc 9h đến 12h, 12h đến 5h thì đa phần các bạn ít chọn vì khả năng các tiết học trên trường rơi thời gian này và khoảng giờ quá sớm thì các bạn rất khó có thể tỉnh dậy giữa giấc ngủ. Từ thực tế chúng tôi cũng thấy rằng, sinh viên khoa Ngữ văn đa phần xuất phát từ nông thôn, bản tính hiền lành, chăm chỉ, chịu khó, hiếu học. Tư tưởng học chữ sẽ thay đổi cuộc sống đã được in sâu vào tiềm thức nên hầu hết các bạn đã định hướng được việc mình cần thiết và chịu khó hoàn thành chương trình học. Sinh viên sư phạm Ngữ văn có chất lượng tuyển sinh đầu vào tương đối cao: Qua điểm tuyển sinh các năm có thể thấy rằng, chất lượng đào tạo sư phạm ngày được nâng cao. Để được trở thành tân sinh viên sư phạm, đặc biệt là sinh viên khoa Ngữ văn, các bạn sinh viên phải có điểm thi đầu vào cao hơn điểm sàn khá nhiều. Điều đó chứng minh môi trường giáo dục đòi hỏi những người giỏi giang, có kiến thức chắc chắn. Giảng viên khoa Ngữ văn có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, trách nhiệm hỗ trợ sinh viên tự học cũng như nghiên cứu khoa học. Môi trường sư phạm với điều kiện học tập cơ bản được đáp ứng đầy đủ: Nhà trường đã không ngừng trang cấp hệ thống máy chiếu, tivi nhằm tạo tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Hệ thống phòng học sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu tự học của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi nói trên, việc nâng caonăng lực tự học của sinh viên sư phạm Ngữ văn còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Người học còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cũng như lập kế hoạch tự học cho cá nhân: Đa số sinh viên khoa Ngữ văn đều học tập ở môi trường các vùng lân cận Huế, việc mới xa nhà đi học đã khiến các bạn bỡ ngỡ. Bỡ ngỡ về nơi ở, ăn uống, sinh hoạt từ đó gây ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp. Các bạn chưa lập ra cho mình được một thời gian biểu rõ ràng và khoa học. Việc quen với các phương pháp học tập ở phổ thông và áp dụng nó vào Đại học không mang lại hiểu quả cao khiến sinh viên chán nản, không tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Hơn nữa, môi trường thành phố với nhiều cám dỗ phần nào đó làm cho sinh viên lơ là việc học hơn. Nhiều sinh viên còn thụ động, ỉ lại, học theo thời vụ, chỉ học những thứ giảng viên cho mà không đầu tư thêm thời gian tự học, tự nghiên cứu. Điều này xuất phát từ “thói quen bền vững” ở phổ thông cũng như do họ chưa hiểu được bản chất của học tín chỉ. 35
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Ngoài ra, sinh viên thiếu động lực học tập do tác động khách quan như vấn đề việc làm, thu nhập giáo viên thấp, mặt khác bản thân điều kiện kinh tế sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, phải đi làm thêm nhiều nên chưa chủ động thời gian học tập cũng như chưa tự trang bị các nguồn học liệu cần thiết: Giáo dục đang đứng trước những khó khăn và nhiều thách thức. Quan điểm học sư phạm sẽ thất nghiệp ngày càng xuất hiện rộng không những trong môi trường sư phạm mà còn cả cộng đồng xã hội. Điểm đầu vào tương đối cao nhưng ra trường thiếu việc làm, lương thấp hơn mức trung bình chung… Tất cả những lí do trên khiến sinh viên mất đi niềm đam mê, sự cố gắng, nhiều sinh viên đã bỏ học giữa chừng để kiếm việc làm nhằm nuôi sống bản thân và gia đình. Việc sống trong điều kiện tự lo cho bản thân khiến đa số sinh viên chưa quản được việc chi tiêu, các bạn phải đi làm thêm để trang trải một phần nào đó cho cuộc sống, chi phí cho việc mua tài liệu và phương tiện học tập khá cao cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo sư phạm chưa được đảm bảo * Biện pháp Từ những đánh giá và phân tích trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tự học của sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn như sau: Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa quan trọng của hoạt động tự học cho sinh viên Sinh viên phải tham gia đầy đủ tuần sinh hoạt chính trị đầu năm, sinh hoạt lớp; tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo tín chỉ trên website của Khoa, Trường…việc nắm bắt rõ các yêu cầu và bản chất của học theo tín chỉ lúc mới nhập học sẽ cho sinh vên bước đầu có kiến thức cơ bản, tâm thế chủ động tìm tòi để hiểu rõ, hiểu sâu thêm, từ đó tránh sự bỡ ngỡ, lạc lõng cho sinh viên khi nhập học. Tranh thủ sự tư vấn của giảng viên cố vấn và giảng viên bộ môn: Như đã nói, giảng viên và cố vấn học tập khoa Ngữ văn là những thầy cô tâm huyết, luôn khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm và ý kiến riêng của bản thân, quý thầy cô luôn ưu ái sinh viên, khuyến khích các bạn học tập, hỏi han khi chưa biết rõ vấn đề. Các giảng viên sẽ hỗ trợ, giải thích đồng thời đưa ra lời khuyên và hướng đi đúng đắn, giúp sinh viên hòa nhập nhanh chóng với môi trường sư phạm. Thứ hai: Xác định rõ ràng mục đích và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, chủ động phát triển năng lực để thích nghi và đáp ứng nhu cầu của một số ngành nghề trong và ngoài sư phạm có liên quan. Sinh viên phải tự định hướng đường đi của mình, phải chắc chăn với nhành học và đam mê, từ đó phát triển các năng lực cần thiết và liên quan. Khi có mục đích và định hướng đúng đắn, sinh viên sẽ có động cơ và nhu cầu tự học tập, rèn luyện. Trong bối cảnh hiện nay, tự học không chỉ giúp sinh viên sư phạm nói chung và sư phạm Ngữ văn nói riêng có thể có đáp ứng yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà còn có thể thích ứng với các vị trí công việc khác nhau, tránh tình trạng thất nghiệp trong tương lai. Thứ ba: Rèn luyện các kĩ năng cụ thể của năng lực tự học. Sinh viên cần rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch tự học cho bản thân, tự xây dựng cho mình thời gian biểu rõ ràng và cố gắng đạt được mục tiêu đó. Trong tự học, cần tìm ra hình thức và phương pháp học tập hiệu quả với bản thân, phù hợp với điều kiện và năng lực vốn có, tránh học tập theo phương pháp không phù hợp làm mất hoặc mang lại hiệu quả không cao. Sinh viên nên chọn lọc tài liệu theo phương châm vừa tinh vừa mở. Tinh để tránh ôm đồm mà không có trọng tâm. Nhưng mở để đảm bảo sự linh hoạt, đa dạng trong vận dụng, thực hành. Đối với sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, bên cạnh các tài liệu chuyên môn hẹp còn phải nghiên cứu các tài liệu liên ngành về tâm lí học, giáo dục học, văn hoá… Sinh viên có thể chọn lọc tài liệu theo tác giả, giai đoạn, trào lưu, chủ đề văn học; tài liệu khoa học cơ bản và tài liệu khoa học giáo dục… Xác định các nhiệm vụ tự 36
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 học hấp dẫn, phù hợp trên cơ sở mở rộng và nâng cao nhiệm vụ học tập chính khoá. Chia sẻ kết quả tự học với giảng viên, với bạn học để được góp ý, điều chỉnh quá trình tự học. Bên cạnh đó sinh viên có thể tổ chức hoặc tham gia Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu cho sinh viên, xây dựng hay tham gia các câu lạc bộ học tập, nghiên cứu trực tiếp trong Khoa, Trường hoặc các group chia sẻ kinh nghiệm học tập trên mạng Thứ tư: Đa dạng hoá các nguồn học liệu học tập. Sinh viên chủ động tìm kiếm tài liệu học tập trên mạng thông qua các website, thư viện hoặc qua các câu lạc bộ, hội yêu văn thơ…từ đó có thể thu nhận thêm nhiều kiến thức đồng thời chia sẻ về những điều mình biết, tài liệu tham khảo bổ ích với bạn bè. Ngoài sách vở và thông tin mạng, sự giúp đỡ chủ đạo nhất vẫn là nhờ hỗ trợ của giảng viên bộ môn. Với vốn tri thức và kinh nghiệm phong phú của mình, quý thầy cô sẽ luôn là nơi sinh viên tìm đến mỗi khi gặp thắc mắc và khó khăn, sẽ giải thích và chỉ dạy tận tình. 3. KẾT LUẬN Những thay đổi trong hình thức dạy học niên chế sang tín chỉ đã đặt ra những nhiệm vụ tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc học để nắm bắt, thích ứng được những thay đổi, phát triển không ngừng của đất nước. Đổi mới trong các hình thức dạy học của giáo dục luôn đòi hỏi người dạy và người học phải có sự thay đổi đồng thời cũng đưa ra những biện pháp, kỹ năng, năng lực cho riêng mình nhằm đáp ứng được các nhu cầu của ngành giáo dục. Hình thành và nâng cao năng lực tự của sinh viên khoa Ngữ Văn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là vấn đề cần thiết nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Hiến (2016). Phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm qua E-Learning, Tạp chí Khoa học, số 82, tr.86-93. [2] Hồ Thị Hoài (2017). Nghiên cứu kỹ năng tự học của sinh viên ngành quản lý giáo dục trường đại học Vinh. [3] Hoàng Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Phương Thanh (2012). Rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Tạp chí Giáo dục. 37
nguon tai.lieu . vn