Xem mẫu

  1. 238| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN DƢỚI GÓC NHÌN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG Trần Đình Th m, Nguyễn Thanh Hải, Võ Trƣờng Tiến Trường Đại học Phạm Văn Đồng Tóm tắt Hiện nay, bất cứ một trƣờng đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó là đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Đối với giảng viên (GV), song song với công tác giảng dạy, công tác NCKH đƣợc xem là một trong hai nhiệm vụ cơ bản nhất. Tuy nhiên, không ít GV mới chỉ tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, mà chƣa chú ý đến nhiệm vụ NCKH, chất lƣợng NCKH chƣa thật cao và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣ kỳ vọng. Bài viết này đề cập đến một số cơ sở lý luận về NCKH của GV, phân tích nguyên nhân của những hạn chế đối với năng lực NCKH của GV các trƣờng đại học địa phƣơng; đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực NCKH của GV ở các trƣờng đại học địa phƣơng. Từ khóa: NCKH, GV, năng lực, hạn chế, giải pháp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với hoạt động giảng dạy, hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm chính yếu của GV. Có thể nói đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lƣợc của trƣờng đại học, trong đó việc GV tích cực tham gia và tham gia có chất lƣợng vào các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết hƣớng đến nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy một cách rõ ràng rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và ngƣợc lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Ở một góc độ nào đó, có thể nói cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thƣớc đo năng lực chuyên môn của GV. Trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh những trƣờng đại học có uy tín, có bề dày truyền thống nhƣ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì còn có một bộ phận các trƣờng đại học tại các địa phƣơng, chịu sự quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân các tỉnh (sau đây gọi tắt là trƣờng đại học địa phƣơng). Về nguyên tắc, cho dù GV làm việc ở trƣờng đại học nào thì cũng phải thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và NCKH nhƣ nhau, tuân thủ đúng các quy định đã nêu trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học. Tuy nhiên, điều kiện thực tiễn ở mỗi trƣờng đại học lại rất khác nhau, chúng tác động đến hoạt động NCKH của GV ở mỗi trƣờng cũng rất khác nhau. Thông qua khảo sát từ thực tiễn của một số trƣờng đại học địa phƣơng, có thể thấy, so với các trƣờng đại học có uy tín và có bề dày truyền thống, thì các trƣờng đại học địa phƣơng có những hạn chế nhất định về cơ sở vật chất phục vụ NCKH; chất lƣợng đội ngũ chƣa thật tốt,
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |239 thể hiện qua số lƣợng GV có học hàm, học vị cao còn ít, không nhiều GV đƣợc đào tạo tại nƣớc ngoài, có quan hệ đối tác rộng cả trong nƣớc và quốc tế; bên cạnh đó những hiểu biết và kinh nghiệm thực hiện các đề tài NCKH, công bố khoa học trên các tạp chí có uy tín trên thế giới còn nhiều hạn chế, bất cập… Đây cũng chính là những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự hạn chế trong công tác NCKH của GV ở những trƣờng đại học địa phƣơng. Để góp phần khắc phục tình trạng này, việc phân tích nguyên nhân của những hạn chế đối với năng lực NCKH của GV các trƣờng đại học địa phƣơng và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực NCKH của GV ở các trƣờng đại học địa phƣơng là hết sức cần thiết. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khái qu t một số v i trò, lợi íc c ín củ oạt độn NCKH đối với sự p t triển củ trƣờn đại ọc và c n ân GV Ở các trƣờng đại học nói chung và các trƣờng đại học địa phƣơng nói riêng, vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo là một trong những việc đƣợc quan tâm hàng đầu. Trong hoạt động đào tạo đại học ở nƣớc ta hiện nay, NCKH đƣợc xem là một mắt xích quan trọng không thể thiếu đƣợc trong việc góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. NCKH là cơ sở giúp GV không ngừng cải thiện phƣơng pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời NCKH cũng là một trong những thƣớc đo quan trọng để đánh giá sự phát triển cũng nhƣ uy tín của trƣờng đại học. Vì vậy, việc NCKH của GV luôn đƣợc các trƣờng đặc biệt chú trọng, đặt ra nhƣ một nhiệm vụ bắt buộc, thƣờng xuyên và là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá năng lực toàn diện của GV. Mặc dù vậy, thực tiễn lại cho thấy trong thời gian qua, ở các trƣờng đại học, nhất là các trƣờng đại học địa phƣơng, hoạt động NCKH của GV vẫn còn khá tẻ nhạt về mặt nội dung và thiếu chiều sâu về mặt chất lƣợng, thậm chí không ít GV chỉ chuyên tâm vào việc giảng dạy, do đó công tác NCKH chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa ngang tầm với nhiệm vụ chuyên môn của GV. Ngoài ra, một bộ phận GV vẫn chƣa thấy rõ hoặc “quên” đi những vai trò, lợi ích của NCKH đối với sự phát triển của trƣờng đại học và đối với sự phát triển chuyên môn của chính cá nhân GV. Những vai trò, lợi ích của NCKH có thể đƣợc tóm lƣợc dƣới đây. - Thứ nhất, NCKH giúp GV có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang giảng dạy, giúp điều chỉnh, bổ sung kịp thời những nội dung kiến thức chƣa chuẩn xác trong bài giảng. Nói cách khác, GV tham gia NCKH vừa củng cố đƣợc kiến thức chuyên môn, vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác. - Thứ hai, quá trình NCKH sẽ góp phần phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, trau dồi tri thức và các phƣơng pháp nhận thức khoa học của GV, hình thành ở GV những phẩm chất của nhà nghiên cứu. Thực tế cho thấy, khi tham gia NCKH, GV có thể là thành viên hoặc là chủ nhiệm của một đề tài các cấp, tự bản thân GV sẽ nảy sinh ra nhiều hƣớng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp chính bản thân GV rèn luyện và phát triển tƣ duy phản biện, phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy và nghiên cứu, đó cũng chính là những phẩm nhất mà một GV chuyên nghiệp trong bối cảnh số hóa cần phải có. - Thứ ba, hoạt động NCKH giúp GV cập nhật thêm lƣợng thông tin, kiến thức mới từ nhiều nguồn khác nhau để tự đánh giá và hoàn thiện những tri thức của mình. Thông qua một số hình thức trong NCKH nhƣ các diễn đàn trao đổi học thuật, tranh luận các vấn đề khoa học, hội nghị
  3. 240| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo khoa học, hội thảo khoa học, báo cáo của các chuyên gia..., GV sẽ có cơ hội tìm tòi, phát hiện ra đƣợc những vấn đề còn khúc mắc để nhờ sự tƣ vấn của đồng nghiệp, chuyên gia hoặc có thể tự điều chỉnh. - Thứ tư, thông qua NCKH, GV có sự hiểu biết sâu sắc thêm về ngành nghề, góp phần hình thành và bồi dƣỡng tình cảm nghề nghiệp; là cơ hội tốt để GV có môi trƣờng, cơ hội bồi dƣỡng năng lực NCKH. Đây cũng là cơ sở cần thiết để bản thân GV đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng đại học. - Thứ năm, quá trình NCKH và những kết quả, thành tựu do nó mang lại sẽ là yếu tố quan trọng khẳng định vị thế và uy tín của trƣờng với xã hội, vì một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trƣờng đại học chính là kết quả NCKH của đội ngũ GV trong trƣờng. Thực tế cho thấy, giá trị mỗi công trình NCKH ở các cấp, giá trị mỗi bài viết tham gia hội thảo khoa học hoặc đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nƣớc và quốc tế mà tác giả là GV của trƣờng là một lần thƣơng hiệu và uy tín của nhà trƣờng đƣợc thể hiện. - Thứ sáu, thông qua hoạt động NCKH, GV có thể tự khẳng định “thƣơng hiệu chuyên môn” của chính bản thân mình. Vì năng lực của GV đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và NCKH. Không thể có trƣờng hợp GV đƣợc đánh giá là có năng lực chuyên môn tốt nhƣng hàng năm lại không có công trình khoa học nào. Ngoài những điều nêu trên, khi tham gia NCKH GV sẽ tạo lập đƣợc các mối quan hệ xã hội cần thiết, hỗ trợ ngƣợc lại cho công tác giảng dạy và NCKH. Thông qua hoạt động NCKH của GV, nhà trƣờng cũng có cơ hội mở rộng thêm những mối quan hệ hợp tác trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trƣờng đại học địa phƣơng. 2. Một số bất cập, ạn c ế tron oạt độn NCKH củ GV ở c c trƣờn đại ọc đị p ƣơn Qua khảo sát thực tế, thu thập, phân tích các số liệu về vấn đề GV tham gia NCKH và kết quả NCKH ở một số trƣờng đại học địa phƣơng, có thể thấy mặc dù NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GV, tuy nhiên kết quả của hoạt động NCKH ở khá nhiều trƣờng đại học địa phƣơng hiện nay vẫn còn hạn chế (kể cả Trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng). Số lƣợng đề tài NCKH các cấp và đặc biệt là những đề tài NCKH cấp tỉnh, cấp Bộ là thấp và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; phần lớn các bài báo tập trung đăng trên các tạp chí khoa học cấp trƣờng (đa phần chƣa đƣợc công nhận tính điểm trong các Hội đồng Giáo sƣ); số lƣợng các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nƣớc và tạp chí Quốc tế ISI/SCOPUS còn rất khiêm tốn. Do khuôn khổ có hạn của bài báo, dƣới đây chúng tôi chỉ đơn cử số liệu NCKH của Trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng trong 5 năm gần nhất (giai đoạn 2016-2021): Bảng 1: Thống kê số ượng ề tài NCKH Số lƣợng đề tài NCKH 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 1. Cấp Nhà nƣớc 0 0 0 0 0 0 0 2. Cấp Bộ, tỉnh 0 0 0 2 2 3 7 3. Cấp cơ sở 15 13 9 13 12 15 77 4. Đề tài của sinh viên 34 32 31 32 17 18 164 TỔNG 248
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |241 Bảng 2: Thống kê số ượng bài báo khoa học ăng trên tạp chí khoa học Số lƣợng bài báo khoa học 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 1. Quốc tế ISI/SCOPUS 19 6 33 13 13 17 101 2. Tạp chí KH trong nƣớc 25 22 39 24 30 41 181 3. Tạp chí KH&CN Trƣờng 28 35 27 19 28 38 175 Đại học Phạm Văn Đồng Tổng 457 Bảng 3: Thống kê số ượng bài báo khoa học tham gia hội thảo Số lƣợng bài báo khoa học 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 1. Hội thảo quốc tế 17 20 12 12 10 9 80 2. Hội thảo trong nƣớc 39 30 29 42 26 25 151 Tổng 271 Bảng 4: Thống kê số ượng sách, giáo trình, bài giảng Số lƣợng sách 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 1. Sách, giáo trình xuất bản 0 0 2 0 3 5 10 2. Tài liệu lƣu hành nội bộ 12 24 38 42 40 46 202 Tổng 212 Bảng 5: Thống kê số ượng sáng kiến kinh nghiệm Số lƣợng SKKN 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 1. Cấp tỉnh 3 2 2 1 2 3 13 2. Cấp trƣờng 29 29 39 35 39 26 197 Tổng 210 Trên cơ sở phân tích số liệu, thực hiện điều tra thông qua phỏng vấn và các hình thức khác, chúng tôi có một số nhận định về những hạn chế, bất cập trong công tác NCKH. Dƣới đây là một số hạn chế, bất cập chính về năng lực NCKH của GV và cơ chế chính sách trong quản lý khoa học. - Thứ nhất, không ít GV chƣa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của NCKH, do vậy họ chƣa thực sự chủ động tham gia hoạt động NCKH đúng nghĩa. - Thứ hai, khi tham gia NCKH, nhiều GV chƣa chủ động đề xuất các đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, chủ yếu tập trung vào các đề tài dựa trên các mô hình đã đƣợc nghiên cứu từ trƣớc, hoặc chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế hoặc nhu cầu của môn học, ngành học. Đa phần các đề tài GV lựa chọn mang tính chất khái quát, tổng quan nhiều, chƣa chuyên sâu, chƣa đi vào những vấn đề cụ thể, ngại lựa chọn những vấn đề cần sƣu tầm nhiều tài liệu, cần phải có điều tra xã hội học, thống kê hoặc cần chạy mô phỏng mô hình … - Thứ ba, một bộ phận GV do còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nên việc sử dụng ngoại ngữ để tìm kiếm, đọc và nghiên cứu các tài liệu công bố bằng tiếng nƣớc ngoài còn quá lệ thuộc
  5. 242| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào công cụ dịch thuật tự động trên internet; hoặc chỉ sử dụng các tài liệu bằng tiếng Việt, do các nhà nghiên cứu trong nƣớc biên soạn, dịch lại từ nguyên bản tiếng nƣớc ngoài. Vì vậy tính thiết thực và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu tham khảo giảm đi rất nhiều, dẫn đến nội dung của các công trình nghiên cứu còn chƣa phong phú. - Thứ tư, không ít GV còn chƣa am hiểu, chƣa có kỹ năng tốt trong việc chọn đề tài, lập đề cƣơng nghiên cứu và triển khai nghiên cứu, dẫn đến hiệu quả mang lại của các đề tài NCKH còn hạn chế, khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn là khá thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đề tài NCKH cả về hình thức, nội dung và tính khả thi của đề tài. - Thứ năm, thực tế việc NCKH đối với phần lớn GV ở các trƣờng đại học địa phƣơng hiện nay chỉ mang tính nghĩa vụ bắt buộc, chứ chƣa thực sự mang lại những lợi ích nhất định về kinh tế. Có thể nói hoạt động NCKH tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, trong khi thu nhập lại ít ỏi, thậm chí có GV khi làm NCKH còn phải tự bỏ thêm kinh phí để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ. Nguồn thu nhập chính yếu của GV hiện nay đến từ việc giảng dạy, có không ít GV viên dạy vƣợt quá 150%-250% số giờ quy định, cá biệt một số ít GV ở một số trƣờng có số giờ lên đến hơn 1000 tiết/ 1 học kỳ. Do vậy, bản thân GV không còn quỹ thời gian cho NCKH. Ở một số trƣờng đại học địa phƣơng việc cho phép GV lấy giờ giảng dạy để “bù” cho giờ NCKH còn thiếu cũng đã gián tiếp làm cho GV không mặn mà với NCKH. - Thứ sáu, ở một số trƣờng đại học địa phƣơng hiện nay, việc đƣa vào giảng dạy môn học “Phƣơng pháp NCKH” trong các chƣơng trình đào tạo cũng không đồng nhất về nội dung và phƣơng thức, vấn đề tập huấn về NCKH đối với GV còn xem nhẹ, thƣờng “mặc định” theo kiểu đã là GV thì phải có kiến thức, kỹ năng về NCKH, do đó vẫn tồn tại một bộ phận GV chƣa nắm đƣợc phƣơng pháp NCKH, thậm chí chƣa nắm đƣợc cách xây dựng đề cƣơng, cách trình bày một công trình NCKH… Bên cạnh đó, chất lƣợng đội ngũ NCKH chƣa đồng đều, còn thiếu những chuyên gia có khả năng dẫn dắt trong các lĩnh vực nghiên cứu, chƣa đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ và phạm vi rộng nhƣ cấp bộ, cấp Nhà nƣớc, khu vực hay quốc tế. - Thứ bảy, hầu hết các trƣờng đại học địa phƣơng đều có Hội đồng Khoa học - Đào tạo, nhƣng hoạt động của Hội đồng này thƣờng chỉ dừng lại ở việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá đề tài mà chƣa thực hiện tốt chức năng định hƣớng, hỗ trợ cho GV làm công tác NCKH. Do những khó khăn chung về tài chính và vấn đề tự chủ tài chính nên chính sách khuyến khích NCKH đối với GV còn thiếu tính đồng bộ và chƣa thực sự tạo đƣợc động lực cho hoạt động NCKH trong GV. Kinh phí hỗ trợ dành cho những đề tài NCKH của GV không nhiều, gây khó khăn cho công tác NCKH của GV và do đó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đề tài nghiên cứu. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NCKH CỦA GV Để có cơ sở đánh giá năng lực NCKH của GV các trƣờng đại học, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số năng lực NCKH. Chúng tôi cho rằng việc tham khảo các chỉ số về năng lực NCKH, các phƣơng thức “đo lƣờng”, “đánh giá” trong NCKH là rất cần thiết cho GV thực hiện NCKH và công tác quản lý khoa học ở trƣờng đại học, nhất là đối với các trƣờng đại học địa phƣơng đang nỗ lực vƣơn lên để khẳng định thƣơng hiệu của nhà trƣờng đối với xã hội. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chỉ số năng lực NCKH có những cách diễn đạt khác nhau, song tựu trung lại, các công trình nghiên cứu đều có ý cho rằng có thể đƣa ra các chỉ số về năng lực NCKH của giảng viên đại học, bao gồm: các công trình NCKH trong nƣớc, các
  6. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |243 công trình NCKH đƣợc đăng ở kỷ yếu hội nghị/tạp chí quốc tế; các giải thƣởng về nghiên cứu; số lƣợng sách đã xuất bản trong nƣớc và quốc tế; các ấn phẩm hoặc công trình nghiên cứu khác có ảnh hƣởng tới xã hội. Một số công trình nghiên cứu khác cho rằng, năng lực NCKH của GV có thể đƣợc đo bằng các cơ hội phát triển và khẳng định chuyên môn của GV nhƣ báo cáo hội nghị và hội thảo khoa học; số lƣợng đề tài hoặc thậm chí là các khoản trợ cấp nghiên cứu mà GV đã nhận đƣợc. Tƣơng tự nhƣ vậy, năng lực nghiên cứu liên quan đến các ý tƣởng sáng tạo mà sau khi đƣợc nghiên cứu, chúng đƣợc xuất bản thành các công trình ở các tạp chí, hoặc đăng ký sáng chế, hoặc tài liệu học thuật... Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố khác để đo lƣờng, nhƣ: số tiền đƣợc tài trợ nghiên cứu, kết quả hƣớng dẫn học viên nghiên cứu, số lƣợng GV đƣợc tham gia là thành viên của Viện hàn lâm khoa học quốc gia. Một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh năng lực NCKH của giảng viên phải đƣợc thể hiện qua các công trình nghiên cứu mang tầm quốc tế. Các tiêu chí về chất lƣợng công bố quốc tế đƣợc xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, từ báo cáo khoa học tại hội thảo quốc tế, công trình NCKH đƣợc đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế miễn phí, tạp chí quốc tế uy tín, tạp chí thuộc ISI/Scopus. Ngoài ra, giảng viên phải chủ biên hoặc đồng chủ biên một số lƣợng sách nhất định đƣợc xuất bản trong nƣớc hoặc quốc tế. Nhiều nghiên cứu có cách tiếp cận toàn diện cả về số lƣợng, chất lƣợng, mức độ ảnh hƣởng và các hoạt động nghiên cứu. Ngƣời ta đã tổng hợp và liệt kê các chỉ số đo lƣờng kết quả NCKH theo cách tiếp cận này là số bài báo xuất bản trên tạp chí khoa học, chỉ số ảnh hƣởng của tạp chí, số lƣợng sách xuất bản, số lƣợng sách biên tập, số chƣơng sách xuất bản tại các sách chuyên khảo, số chƣơng sách biên tập tại các sách chuyên khảo, số trích dẫn, đăng ký sáng chế, nhận tài trợ nghiên cứu, tham gia các dự án nghiên cứu, số giải thƣởng, số báo cáo hội thảo khoa học, số lần mời trình bày báo cáo hội thảo khoa học, số luận án/luận văn hƣớng dẫn, tham gia ban biên tập tạp chí khoa học, có vị trí ở một hiệp hội chuyên môn, phát triển quan hệ chuyên môn với đồng nghiệp ở nƣớc ngoài. Ở một hƣớng tiếp cận khác, khi xem xét đánh giá năng lực NCKH của GV, một số nhà nghiên cứu lại tiếp cận theo sản phẩm, công trình hơn là chỉ số ảnh hƣởng. Họ lựa chọn các biến phụ thuộc trong nghiên cứu của mình gồm: báo cáo hội thảo, bài báo có phản biện, bài báo không phản biện, chƣơng sách/sách xuất bản, sách biên tập, sáng chế, tài trợ, giải thƣởng … Dƣới góc độ khoa học, việc sử dụng các chỉ số về năng lực NCKH, các phƣơng thức “đo lƣờng”, “đánh giá” trong NCKH là một kênh thông tin rất quan trọng, giúp bản thân GV có thể dựa vào đó để tự đánh giá hoạt động NCKH của mình; giúp các trƣờng đại học có thể sử dụng một cách hợp lý để đo lƣờng, đánh giá hoạt động NCKH của GV. 4. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NCKH CỦA GV TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG HIỆN NAY Các trƣờng đại học cần tăng cƣờng nguồn lực cho NCKH thông qua thực hiện một số giải pháp cụ thể nhƣ đổi mới và phát triển hạ tầng, thông tin khoa học và công nghệ; các khoa/bộ môn cần có cơ chế cho phép liên thông khai thác, sử dụng dụng hiệu quả hạ tầng và thông tin khoa học; tăng cƣờng quản lý hiệu quả và đề xuất các cấp, ngành có liên quan đầu tƣ nhiều hơn cho NCKH, thực hiện cơ chế đặc biệt để thu hút, trọng dụng các nhà khoa học trình độ cao và các đề án, dự án, chƣơng trình (đào tạo, nghiên cứu) khác theo đặt hàng của Đảng, Nhà nƣớc,
  7. 244| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Chính phủ và các bộ, ngành; Tăng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nƣớc từ hoạt động đào tạo, dịch vụ và đặc biệt là từ hoạt động khoa học và công nghệ thông qua tăng cƣờng hợp tác với các ban, bộ, ngành của Trung ƣơng, các địa phƣơng, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài trong thực hiện các đề tài, dự án, chƣơng trình khoa học và công nghệ; Tăng kinh phí đầu tƣ cho hoạt động NCKH và chuyển giao kết quả NCKH; Đặc biệt cần tăng cƣờng hơn nữa mức kinh phí hỗ trợ công bố khoa học quốc tế, đăng ký sở hữu trí tuệ, thƣơng mại hóa sản phẩm NCKH, hoặc hỗ trợ vốn mồi để thực hiện các công trình NCKH; Đẩy mạnh cơ chế phân bổ kinh phí NCKH theo hƣớng đặt hàng, theo sản phẩm đầu ra, theo nhiệm vụ ƣu tiên, trọng điểm; Đầu tƣ nâng cao hơn nữa tính liên kết với các cơ sở dữ liệu giá trị trong và ngoài nƣớc… Trên cơ sở phân tích thực trạng về những hạn chế, bất cập về công tác NCKH của GV và tham khảo các chỉ số về năng lực NCKH, các phƣơng thức “đo lƣờng”, “đánh giá” trong NCKH của GV, chúng tôi đề xuất một số giải pháp chính có ảnh hƣởng mạnh nhất tới năng lực NCKH của GV. Dƣới đây là một số giải pháp cụ thể. - Một là, các trƣờng đại học địa phƣơng cần chú trọng, quan tâm hơn nữa tới hoạt động NCKH của GV, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng. Về mặt tổ chức, nên có những ban chỉ đạo hoạt động NCKH của GV cấp trƣờng, cấp khoa nhằm góp phần giúp GV nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, tầm quan trọng NCKH. - Hai là, hƣớng đến thành lập các câu lạc bộ NCKH, nhóm NCKH trong trƣờng và tổ chức sinh hoạt thƣờng xuyên, tạo điều kiện giúp đỡ cho các GV trẻ tham gia cùng làm đề tài với những ngƣời có kinh nghiệm. GV ở các bộ môn khác nhau, các khoa khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các công trình, vấn đề liên quan. Chú trọng gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH của cán bộ GV với công tác bố trí, sử dụng cán bộ. Nên có chính sách ƣu tiên trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đối với cán bộ GV có thành tích xuất sắc trong công tác NCKH; trong tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại cần phải có tiêu chí về thành tích NCKH. - Ba là, có chính sách cho GV đi học tập, nghiên cứu ở nƣớc ngoài hoặc tuyển dụng, thu hút các GV đƣợc đào tạo từ nƣớc ngoài về làm việc tại trƣờng. Các GV sau khi đƣợc đạo tạo ở nƣớc ngoài trở về nƣớc cần phát huy trình độ chuyên môn cao, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH chung của nhà trƣờng, là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trƣờng nƣớc ngoài trong mọi hoạt động chuyên môn của nhà trƣờng (trao đổi và đào tạo GV, trao đổi sinh viên; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, phƣơng pháp đào tạo, phƣơng pháp quản lý vận hành mới; hợp tác NCKH và công bố công trình nghiên cứu; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; giao lƣu văn hóa, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành trong và ngoài nƣớc); tạo môi trƣờng học thuật năng động, mới mẻ trong nhà trƣờng. - Bốn là, cần có những quy định chặt chẽ, yêu cầu các đề tài NCKH của GV phải đảm bảo xác định đúng mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu một cách phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Cần đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ và xây dựng kế hoạch NCKH trong GV từng năm học; tăn kinh phí cho các đề tài NCKH của GV. Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, nhà trƣờng nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức quốc tế vừa thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của GV, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn. - Năm à, nhà trƣờng nên có dự án và dành nhiều kinh phí để đầu tƣ xây dựng phát triển hệ thống thông tin thƣ viện số nhằm tạo điều kiện tốt cho công tác NCKH của GV. Trong giai đoạn
  8. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |245 hiện nay, điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhằm thu hút nhiều giảng viên giỏi thi vào trƣờng, từ đó hoạt động NCKH của GV sẽ luôn duy trì, phát triển sâu, rộng và thu đƣợc kết quả tốt. - Sáu là, cần tạo lập tốt mối quan hệ trong nƣớc và quốc tế trong hợp tác NCKH, công khai hóa các chƣơng trình nghiên cứu các cấp, tạo điều kiện để GV có thể tiếp cận các đề tài nghiên cứu, lựa chọn và tham gia nghiên cứu. Hoàn thiện quy trình tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài khoa học và công nghệ các cấp trên cơ sở cạnh tranh và công bằng nhằm thu hút các giảng viên có khả năng, có tâm huyết với các hoạt động NCKH. - Bảy là, nên có chính sách cho phép quy đổi số giờ NCKH vƣợt định mức của GV thành giờ chuẩn giảng dạy để tạo điều kiện cho GV có giờ giảng chƣa đủ định mức. Việc quy đổi này tạo điều kiện cho GV đƣợc xem là hoàn thành định mức giảng dạy trong năm khi đánh giá, xếp loại GV hàng năm. Tuy trong các quy định không cho phép, nhƣng đây cũng là một trong những giải pháp có thể chấp nhận đƣợc, nhất là đối với các trƣờng đại học địa phƣơng. - Tám là, tận dụng nguồn nhân lực có trình độ và thâm niên công tác NCKH trong trƣờng để tổ chức các buổi bồi dƣỡng chuyên đề cho GV trẻ, chƣa có kinh nghiệm NCKH; thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, trao đổi chuyên đề về phƣơng pháp NCKH trong trƣờng để cập nhật kiến thức phƣơng pháp NCKH cho cán bộ GV. Đồng thời, cũng cần chú trọng đề xuất các chế độ khen thƣởng kịp thời đối với GV tham gia NCKH, đặc biệt là các GV đạt thành tích cao trong NCKH. - Chín là, nhà trƣờng đứng ra làm đầu mối để GV tham gia vào các nhóm nghiên cứu của các trƣờng đại học lớn (gần đây Trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng đã hợp tác xây dựng dự án quốc tế thuộc Chƣơng trình Erasmus+2022 gồm 5 trƣờng Đại học khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và 2 trƣờng Đại học của Châu Âu); tạo mối quan hệ tối với các Sở KH&CN địa phƣơng trong việc khai thác các đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp tỉnh hàng năm. III. KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học và công nghệ, việc đẩy mạnh hoạt động NCKH trong GV càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và khu vực. Hoạt động NCKH của GV là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Cùng với những kết quả đạt đƣợc trong công tác đào tạo, các kết quả NCKH của GV đóng vai trò quyết định đến sự phát triển thƣơng hiệu của trƣờng đại học, nhất là các trƣờng đại học địa phƣơng. Với việc đề cập đến một số cơ sở lý luận về NCKH của GV, phân tích nguyên nhân của những hạn chế đối với năng lực NCKH của GV và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực NCKH của GV ở các trƣờng đại học địa phƣơng, chúng tôi hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu và đề xuất nêu trên sẽ góp phần giúp các trƣờng đại học địa phƣơng có thêm những thông tin hữu ích để tham khảo trong công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, làm cho hoạt động NCKH của GV ngày càng phong phú, đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của trƣờng đại học, nhất là các trƣờng đại học địa phƣơng đang phấn đấu vƣơn lên, khẳng định uy tín và thƣơng hiệu của mình đối với xã hội.
  9. 246| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Aydin, O.T. (2017), Research Performance of Higher Education Institutions: A Review on the Measurements and Affecting Factors of Research Performance, Journal of Higher Education and Science. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tƣ Số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 07 năm 2020, quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học. [3]. Costa, C. A. B., & Oliveira, M. D. (2012), A multicriteria decision analysis model for faculty evaluation, Omega. [4]. Hoffmann, K., Berg, S., & Koufogiannakis, D. (2017), Understanding factors that encourage research productivity in academic librarians, Evidence Based Library and Information Practice. [5]. Nguyen, H.Q. (2015), Factors influencing the research productivity of academics at the research- oriented university in Vietnam (Dissertation), Hanoi: Griffith University. [6]. Ramli, M.S.B., Jusoh, A.B. (2015), Expectancy Theory Analysis to Conduct Research at Malaysian Research University, International Journal of Economics and Financial Issues, 2015, Special Issue.
nguon tai.lieu . vn