Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU LONG AN Enhancing competition capacity of petroleum products at Long An Petroleum Company 1 Lê Anh Tuấn 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam tuanla.la@petrolimex.com.vn Tóm tắt — Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như việc đánh giá, xác thực năng lực kinh doanh của Công ty Xăng dầu Long An. Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, nghiên cứu giúp tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó hoạch định phương hướng và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà cho việc phát triển bền vững của Công ty Xăng dầu Long An. Abstract — The article is made on the basis of analyzing the factors that constitute and affect the competitiveness of enterprises, as well as the assessment, recognition of business capability of Long An Petroleum Company. In the petroleum business, the research will find out the strengths and weaknesses of the business from which to plan direction and implementation solutions to enhance competitiveness, create momentum for the sustainable development of Long An Petroleum Company. Từ khóa — Công ty xăng dầu, năng lực cạnh tranh, điểm mạnh, petroleum companies, competitiveness, strengths. 1. Đặt vấn đề Công ty Xăng dầu Long An (Petrolimex Long An) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chuyên kinh doanh các sản phẩm xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas và phụ kiện cho các cửa hàng và đại lý trên địa bàn tỉnh. Trải qua hơn 40 năm thành lập phát triển, công ty đã kế thừa chuỗi cửa hàng xăng dầu rộng khắp tỉnh Long An. Những năm gần đây cùng với sự thay đổi trong cơ chế của Chính phủ, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu chuyển dần từ cơ chế phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá thống nhất do Nhà nước quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế và hiện tại dần chuyển sang cơ chế thị trường. Petrolimex Long An đã nỗ lực để thích ứng với sự thay đổi đó. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, thị phần của Petrolimex Long An đang có chiều hướng giảm sút và bị chia nhỏ bởi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu tại Petrolimex Long An. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu tại Petrolimex Long An. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phân tích số liệu, tổng hợp, thống kê và so sánh. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Long An Bảng 1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Petrolimex Long An Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 Thuế, nộp ngân sách Tỷ đồng 384,9 532,8 608,1 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 39,8 36,2 36,4 70
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Thu nhập bình quân/người/tháng Triệu đồng 11,0 11,3 11,3 Nguồn: Petrolimex Long An Hiệu quả kinh doanh của công ty tăng trưởng mạnh, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng, mức nộp ngân sách của công ty cũng tăng mạnh đây là nguồn đóng góp rất lớn vào ngân sách địa phương. Chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người cũng gia tăng đáng kể với thu nhập năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, tạo động lực cho người lao động và là minh chứng cho thấy công ty đang làm ăn có hiệu quả, việc thu hút lao động có trình độ cũng dễ dàng hơn. Bảng 2. Thị phần năm 2017 và 2019 của Petrolimex Long An STT Công ty 2017 2019 Chênh lệch 1 Công ty xăng dầu Long An 50,23% 48,91% - 1,32% 2 Công ty Petec 13,28% 13,44% 0,16% 3 Công ty Pvoil Sài Gòn 31,21% 32,83% 1,62% 4 Các công ty khác 5,28% 4,82% 5% Tổng cộng 100% 100% Nguồn: Petrolimex Long An Mặc dù Petrolimex Long An đang có lợi thế tuyệt đối về thị phần (năm 2019 là 48,91 %) nhưng giảm so với năm 2018 là 1,32 %, tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng đã có sự gia tăng rất đáng kể trong vài năm gần đây. Đặc biệt là sự xuất hiện của Pvoil Sài Gòn tuy chỉ tham gia thị trường hơn 10 năm nhưng đã có một thị phần tương đối lớn (năm 2019 là 32,83%) và Công ty cổ phần Xăng dầu Vật tư Petec có thị phần năm 2019 tăng 0,16 % so với năm 2018. 3.2. Các công cụ cạnh tranh tại Công ty Xăng dầu Long An Theo Dương Ngọc Dũng (2008) thì chiến lược cạnh tranh được phân tích gồm các tiêu chí cơ bản sau:  Cạnh tranh về số lượng, chất lượng sản phẩm.  Cạnh tranh về giá cả.  Cạnh tranh về kênh phân phối.  Các hình thức quảng cáo và xúc tiến khác. 3.2.1. Cạnh tranh bằng chất lượng và số lượng sản phẩm: Số lượng và chất lượng sản phẩm của Petrolimex Long An có ưu thế tuyệt đối so với các đối thủ. Chất lượng và số lượng sản phẩm được quan tâm qua việc bán hàng đúng số lượng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn (Xăng là TCVN 6776:2005; Điezen là TCVN 5689:2005). Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì công tác quản lý xuất, nhập, lấy và lưu mẫu tại hệ thống cửa hàng, kho được thực hiện nghiêm ngặt. Ngoài ra công ty phối hợp với Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Sở Khoa học Công nghệ để thực hiện việc kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa (lấy mẫu, kẹp chì hệ thống đong, đếm, đo chỉ số octan) trên toàn hệ thống. Bảng 3. So sánh về chất lượng và số lượng sản phẩm của các công ty Tiêu chí về chất lượng Công ty Xăng dầu Công ty Petec Công ty Pvoil và số lượng sản phẩm Long An Chất lượng Đúng tiêu chuẩn Đúng tiêu chuẩn Đúng tiêu chuẩn Số lượng sản phẩm Đảm bảo Chưa đảm bảo Chưa đảm bảo Nguồn: Petrolimex Long An 71
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 3.2.2. Cạnh tranh bằng giá cả: Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2013), khi các đối thủ cạnh tranh áp dụng cơ chế linh hoạt trong mua bán như thưởng khuyến khích cho những cá nhân, tập thể trực tiếp tham gia mua hàng với khối lượng lớn và hình thức thưởng bằng hiện vật, bằng tiền ngay sau khi hoạt động mua bán chấm dứt. Chính sách này đã thu hút được nhiều khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước có lượng hàng tiêu thụ vừa và nhỏ, tạo mối quan hệ mật thiết với người trực tiếp đi mua hàng. Điều kiện thanh toán của một số công ty đối thủ tương đối thuận lợi cho các đơn vị khách hàng như cho nợ 15 - 20 ngày, cấp hàng lẻ hàng ngày, cuối tháng thanh toán một lần, nhận tiền tại cơ quan của khách hàng. Bảng 4. So sánh về giá bán của các công ty Công ty Xăng dầu Chính sách giá Công ty Petec Công ty Pvoil Long An Có bảo lãnh của ngân Bán công nợ Có Có hàng Thù lao cho tổng đại lý Thấp Vừa Cao và đại lý Giá bán chuyển thẳng Nhiều (đa dạng) Ít Nhiều (đa dạng) Điều kiện thanh 3 - 7 ngày 15 - 20 ngày 20 - 30 ngày toán Nguồn: Petrolimex Long An 3.2.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối: Hệ thống kho bãi của Petrolimex Long An được đặt tại những vị trí thuận lợi cho việc nhập xuất mặt hàng xăng dầu, so với các đối thủ khác thì có lợi thế hơn hẳn và nếu so về tiềm lực thì những công ty thuộc Pvoil Sài Gòn đáng để công ty phải quan tâm và cần có những biện pháp để cạnh tranh với họ. Theo thống kê, có 40/84 hệ thống đại lý và tổng đại lý của công ty đang hoạt động vượt trội so với các đối thủ (tỷ lệ 48%). Tuy nhiên hệ thống đại lý, tổng đại lý thường chạy theo hoa hồng nên họ sẵn sàng bỏ Petrolimex Long An để chạy sang công ty khác khi mức hoa hồng của đối thủ cao hơn. Hệ thống cửa hàng bán lẻ với đặc thù được hình thành ngay từ thời điểm bắt đầu kinh doanh, có một thời gian Petrolimex Long An là công ty duy nhất kinh doanh xăng dầu trên địa bàn nên hệ thống cửa hàng bán lẻ của công ty phát triển khá tốt và đang chiếm lĩnh ở những vị trí có lợi thế đắc địa về kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển hệ thống bán lẻ của Petrolimex Long An đang gặp nhiều khó khăn do giá đất, quy hoạch và cơ chế mang lại. Bảng 5. So sánh về hệ thống phân phối của các công ty Các chỉ tiêu Công ty Xăng dầu Công ty Petec Công ty Pvoil Sài Gòn Long An Cửa hàng bán lẻ Nhiều Trung bình Nhiều Tổng đại lý/ đại lý Nhiều Ít Trung bình Kho Nhiều Ít Nhiều Các hoạt động quan hệ Nhiều Ít Ít công chúng Nguồn: Petrolimex Long An 3.2.4. Cạnh tranh bằng hình thức quảng cáo và xúc tiến bán hàng: Petrolimex Long An đã chú trọng và đầu tư thỏa đáng cho công tác chào hàng, giới thiệu sản phẩm, xây dựng chính sách quảng cáo để giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Theo số liệu của Phòng Kế toán - Tài chính, chi phí quảng cáo của Petrolimex Long An năm 72
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 2019 lên tới 350 triệu đồng chiếm 0,32 % doanh thu (không kể giá vốn hàng bán). Nội dung quảng cáo là giới thiệu các sản phẩm xăng dầu với chỉ tiêu kỹ thuật chất lượng cao, các dịch vụ hoàn hảo của công ty bằng các hình thức đa dạng như tham gia hội chợ triển lãm khu vực, hội chợ tết và quảng cáo hình ảnh cho biểu tượng thương hiệu chữ “P”. Ngoài ra Petrolimex Long An còn tích cực thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ với công chúng, tạo niềm tin của công chúng để tăng hiệu quả kinh doanh, bên cạnh các hoạt động quảng cáo sản phẩm. 4. Một số kết quả đạt được và những hạn chế trong việc phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Xăng dầu Long An 4.1. Kết quả đạt được Việc tổ chức và quản lý sản phẩm hàng hóa cho các kênh phân phối cho phép Petrolimex Long An mở rộng bao phủ thị trường nội tỉnh, có cơ hội tiếp cận với khách hàng lớn hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong thời gian tới, Petrolimex Long An nỗ lực mở rộng phương thức bán lẻ, thiết lập mạng lưới tiêu thụ rộng khắp địa bàn tỉnh Long An. Doanh thu tiêu thụ xăng dầu tại các kênh của công ty tăng đều qua các năm, điều đó thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể công nhân viên trong công ty khi sản phẩm trên thị trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Petrolimex Long An đã đạt được những hiệu quả tích cực trong việc kết hợp bán sản phẩm thông qua hình thức thanh toán bằng thẻ Flexicard tại các cửa hàng bán lẻ trực thuộc. Trong tương lai, công ty tiếp tục phát triển loại hình thanh toán này ở tất cả các kênh phân phối của hệ thống Petrolimex của cả nước. Nhờ vào hệ thống phân phối rộng khắp khu vực từ cấp xã, huyện đến thành phố giúp Petrolimex Long An tiết kiệm rất nhiều các khoản chi phí trong giao dịch thương mại, vận tải, tạo nên mức độ bao quát, điểm mốc từng cụm dân cư, khu đô thị, tiến đến khoanh vùng bao phủ toàn bộ thị trường xăng dầu nội tỉnh. Các đại lý xăng dầu được trang bị cơ sở vật chất, kho cảng, bến bãi, thuận lợi lớn cho việc sản xuất, nghiên cứu, tiếp nhận, bảo quản, tồn chứa hàng hóa. Petrolimex Long An đẩy nhanh tốc độ lưu thông mặt hàng xăng dầu trên thị trường và bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa công ty với kênh phân phối. Số lượng sản phẩm hàng hóa của Petrolimex Long An luân chuyển qua các kênh phân phối tập trung khá đồng đều ở các khu vực trung tâm nơi có mật độ dân cư đông đúc. 4.2. Những hạn chế Tại Petrolimex Long An, quan hệ ràng buộc giữa các thành viên kênh chưa tốt và mức độ quản lý đối với các thành viên trong hệ thống kênh phân phối chưa cao. Các biện pháp cưỡng chế chưa đủ mạnh, có thể tạo cơ hội tiêu cực, gian lận thương mại tại các cửa hàng và đại lý bán lẻ. Ngoài ra mức độ kiểm soát, quản lý của công ty với cửa hàng, đại lý chưa chặt chẽ. Đại lý kinh doanh xăng dầu thường hay thay đổi chính sách giá hay tự ý tích trữ hàng hóa, hạn chế xuất trong khi nguồn cung hàng hoá đang thiếu hụt ảnh hưởng đến uy tín cũng như mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho Petrolimex Long An. Trong tình hình hiện tại, vẫn còn tình trạng đại lý nhập hàng từ các công ty kinh doanh xăng dầu khác trên địa bàn gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường xăng dầu của Nhà nước. Tại Petrolimex Long An, có khó khăn trong việc kiểm soát lượng xăng dầu đã xuất đi, đang lưu hành và tồn động ở các cửa hàng, đại lý. Điều này làm ảnh hưởng đến việc đề ra các quyết định của công ty về định mức xuất hàng tạo ra tình trạng đầu cơ, tích trữ ở các trung gian phân phối. 73
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Petrolimex Long An đang gặp khó khăn về quy định giá bán, bao tiêu xuất hàng cho các đại lý. Petrolimex Long An đã sử dụng hết các công cụ hỗ trợ của Nhà nước như Quỹ bình ổn xăng dầu đã trợ giá hết mức, Nhà nước không còn ngân sách để bù lỗ giá xăng dầu, thuế kinh doanh xăng dầu cũng không còn cơ sở để giảm. 5. Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Xăng dầu Long An Petrolimex Long An đang đầu tư mở rộng cụm kho xăng dầu Bên Lức vì kho xăng dầu có vai trò chiến lược hết sức quan trọng trong mạng lưới cung ứng xăng dầu tại các huyện phía bắc khu vực Đồng Tháp Mười, phát huy tối đa lợi thế vận chuyển xăng dầu kịp thời và hoạt động có hiệu quả. Kho Bến Lức rất thích hợp để chứa hàng dự trữ quốc gia vì hao hụt tồn chứa của kho hàng rất thấp và sẽ không thích hợp với một kho tiếp nhận cấp phát trực tiếp. Petrolimex Long An đang trang thiết bị hiện đại cho các cửa hàng trong khâu bán lẻ xăng dầu vì sự cạnh tranh giữa các đối thủ không chỉ về giá cả mà là cạnh tranh về chất lượng phục vụ và lợi thế thương mại của các điểm bán. Để xây dựng một cửa hàng bán xăng dầu, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải lựa chọn địa điểm phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình, phải thuận lợi về mặt nối kết với các công trình hạ tầng giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc. Đồng thời phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu của cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương, phòng cháy chữa cháy,... Do vậy, không phải bất kỳ vị trí nào có lợi thế bán hàng đều có thể xây dựng cửa hàng bán xăng dầu. Tập trung đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới bán lẻ, hiện nay hệ thống bán lẻ của Petrolimex Long An đang chiếm ưu thế so với các đối thủ kinh doanh trên địa bàn. Điều này không có nghĩa là công ty đã hoàn toàn yên tâm về hệ thống phân phối trực tiếp của mình. Khi cơ chế kinh doanh xăng dầu thực sự vận hành theo thị trường, từng bước giảm sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính và cơ chế định giá rõ ràng hơn, thì công ty cần phải bám sát giá thị trường, chủ động tính toán, tổ chức điều hành kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. Giải pháp quan trọng số một hiện nay tại Petrolimex Long An là phát triển, mở rộng hệ thống bán lẻ trực tiếp và nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành doanh nghiệp. Petrolimex Long An nên giảm các loại chi phí bao gồm chi phí hao hụt là một khoản chi phí lớn trong tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà hàng năm khoản chi phí này lên đến hàng tỷ đồng. Đây là khoản chi phí mang tính chủ quan của Petrolimex Long An có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó làm giảm vị thế cạnh tranh, giảm lợi nhuận của công ty. Hiện tại, chi phí hao hụt xăng dầu bao gồm tất cả các chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí nhập, xuất, tồn chứa. Chi phí vận chuyển chiến tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí hao hụt, hàng năm Petrolimex Long An phải chi một khoản tiền tương đối lớn cho việc thuê vận chuyển xăng dầu. Chỉ tính riêng năm 2019 chi phí vận chuyển của công ty chiếm khoảng 0,5% doanh thu. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển đòi hỏi công ty phải lập kế hoạch, tạo nguồn điều động xăng dầu hợp lý cho các cửa hàng và khách hàng trên địa bàn. Theo tính toán của công ty, nếu làm tốt khâu vận chuyển xăng dầu cho các cửa hàng, các đơn vị tuyến sau và các khách hàng thì có thể tiết kiệm được 15% chi phí vận chuyển thuê ngoài. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh thì điểm trọng tâm thuộc về yếu tố con người. Theo đó Petrolimex Long An cần tiến hành sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có, phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung đội ngũ cán bộ, người lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, tiêu chuẩn. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có tại Petrolimex Long An. 74
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chu Văn Cấp ( 2003). Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia. [2] Chính phủ Việt Nam (2014). Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. [3] Dương Ngọc Dũng ( 2008). Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter. NXB Tổng hợp, TPHCM. [4] Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2013). Chiến lược và chính sách kinh doanh. NXB Hồng đức. [5] Trần Văn Lâm (2015). Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Bến Tre. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Huế. [6] Vũ Tiến Lộc (2003). Về chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, số 12. [7] Trần Văn Tùng (2004). Cạnh tranh kinh tế - Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của Công ty. NXB Thế giới. Ngày nhận: 07/05/2021 Ngày duyệt đăng: 01/07/2021 75
nguon tai.lieu . vn