Xem mẫu

  1. NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CHO HỌC SINH DTTS TẠI TRƯỜNG THPT DTNT NGHỆ AN Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An I. VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ ĐỐI VỚI HS NÓI CHUNG VÀ HS TRƯỜNG THPT DTNT NGHỆ AN NÓI RIÊNG: 1. Sự thành công của mỗi con người không những phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn mà còn phụ thuộc vào kĩ năng mềm - kĩ năng sống, trong đó có kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Thực tế cho thấy người có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành động đúng, kĩ năng giao tiếp, ứng xử chính là nhịp cầu giúp mỗi người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Nếu không có kĩ năng giao tiếp, ứng xử, con người sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ phát triển lệch lạc về nhân cách. Học sinh chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo và kích động. Vì vậy, giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sống chủ động hài hoà với mọi người xung quanh.Với học sinh, kĩ năng giao tiếp không những góp phần nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức, mà còn mở ra cho học sinh cơ hội trên con đường đi tới tương lại. 2. Học sinh nói chung và học sinh các trường dân tộc nội trú (DTNT) nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế về kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Do hoàn cảnh gia đình và điều kiện học tập còn khó khăn nên các em chưa được tiếp xúc, chưa được rèn luyện nhiều về các kĩ năng mềm. Trong cuộc sống, bởi không có cha mẹ ở bên nên mỗi chúng em phải tự lo cho bản thân, tự mình giải quyết mọi việc. Vào học ở trường dân tộc nội trú đòi hỏi mỗi học sinh phải có tính tự lập rất cao, sự tự tin, quyết đoán, vậy nhưng số học sinh có thể làm được như vậy đang còn rất ít. Nhà trường là nơi học tập của nhiều con em các dân tộc thiểu số khác nhau như Thái, Thổ, H’Mông, Ơ Đu, Khơ Mú,… mỗi dân tộc có những nét riêng về phong tục tập quán, sự bất đồng về ngôn ngữ, nhiều em nói tiếng Kinh còn chưa rõ nên giao tiếp với mọi người còn gặp nhiều khó khăn. Bởi 195
  2. vậy mà học sinh dân tộc nội trú luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, không đủ tự tin để giao tiếp với thầy cô và các bạn học sinh trường ngoài cùng trang lứa. Vì vậy, nâng cao kĩ năng giao tiếp thực sự cần thiết đối với học sinh trường dân tộc nội trú. Giao tiếp tốt sẽ giúp các em tự tin trong các mối quan hệ xung quanh, là con đường dẫn tới thành công để mang lại niềm vui, hạnh phúc bản thân và cho người khác. Nâng cao kĩ năng giao tiếp giúp học sinh DTTS cảm thấy tự tin hơn trong với các mối quan hệ, hiểu được những phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ của dân tộc bạn. Từ đó việc giao tiếp giữa các học sinh khác dân tộc cũng trở nên dễ dàng hơn. Học sinh sẽ biết cách phân phối, quản lí thời gian cũng như biết kiểm soát cảm xúc của bản thân. Khi các em kĩ năng giao tiếp tốt thì sẽ tự tin hơn và biết cách đối diện và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống khi không có cha mẹ ở bên. Khi gặp những rắc rối trong các quan hệ các bạn sẽ biết tìm đến sự giúp đỡ từ người khác, biết chia sẻ và lắng nghe. Học sinh trường dân tộc nội trú sẽ biết đặt ra mục tiêu, kế hoạch trong việc học tập tương lai của bản thân. Điều này góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, thành tích chung của nhà trường. Nâng cao kĩ năng giao tiếp giúp cho học sinh trường dân tộc nội trú thoát khỏi lối sống vô tâm, ích kỉ, khép mình, đồng thời giúp học sinh có thể tự tin để nắm bắt các cơ hội trong thời kì hội nhập. Từ đó, học sinh sẽ chủ động xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, kĩ năng giao tiếp sẽ là chìa khóa, là cơ sở để các em nâng cao những kĩ năng khác. II. THỰC TRẠNG VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH 1.Vài nét về trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh được thành lập từ năm 1984, khi đó có tên gọi là trường phổ thông trung học dân tộc vùng cao Nghệ Tĩnh. Nhà trường là nơi ươm mầm xanh cho tương lai miền núi, là nơi hội tụ của nhiều con em dân tộc khác nhau như Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Ơ Đu... với những phong tục tập quán, ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Trường có bề dày 35 năm, có 18 lớp và gần 600 học sinh. Học sinh sống tập trung tại trường, xa gia đình và đòi hỏi phải có tính tự lập cao. Nhà trường phải thực hiện đồng thời hai chức năng: nuôi và dạy. Từ 43 cán bộ giáo viên năm học đầu tiên đến nay đội ngũ cán bộ giáo viên gần 80 cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường. Ở trường nội trú thầy cô không chỉ là người dạy chữ mà còn là những người cha, người mẹ hướng dẫn, chăm sóc, giúp đỡ học sinh từ chuyện ăn, ở, sinh hoạt nội trú lẫn nề 196
  3. nếp học tập hằng ngày. Học sinh được hưởng các chế độ ưu tiên của Nhà nước về học phí và vấn đề ăn, ở. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường nằm ở vùng núi miền Tây Xứ nghệ nên gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng nhà trường đã luôn cố gắng hoàn thành sứ mệnh của mình, đào tạo nguồn cán bộ có chất lượng cao cho các huyện miền núi trong tương lai. 2. Thực trạng về kĩ năng giao tiếp của học sinh trường DTNT Tỉnh Trường dân tộc nội trú là nơi hội tụ của nhiều con em các dân tộc như Thái, Thổ, H’Mông, Ơ Đu, Khơ Mú,... trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đa số học sinh DTNT đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô và người lớn. Tuy nhiên, phần lớn xuất thân từ gia đình nhà nông, sinh sống ở những vùng miền núi xa xôi, điều kiện giao tiếp còn khó khăn nên kĩ năng giao tiếp của học sinh dân tộc nội trú còn nhiều hạn chế. Từ những khác biệt về phong tục tập quán, bất đồng ngôn ngữ cùng với sự mặc cảm, tự ti cho nên các bạn gặp phải không ít sự cản trở trong giao tiếp. Các học sinh dân tộc Thái, Thổ hoạt bát lanh lợi hơn các học sinh dân tộc thiểu số khác, các em sống ở gần các trung tâm, thị trấn nên dễ hòa đồng với mọi người, tham gia các hoạt động của lớp, của trường một cách tích cực và năng nổ. Trong giao tiếp các bạn sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ nên khi giao tiếp học sinh dân tộc Thái, Thổ khá tự tin. Các học sinh dân tộc H’Mông sống ở những vùng đồi núi cao. Phần lớn các em đều sống thu mình, ít chia sẻ, khi giao tiếp cùng dân tộc thì 100% các bạn đều sử dụng tiếng dân tộc mình nên nhiều em nói tiếng phổ thông chưa thực sự chuẩn. Chính vì vậy các em ngại giao tiếp với người khác. Các HS dân tộc Ơ Đu, Khơ Mú cũng sống ở những vùng núi xa xôi, thường sử dụng tiếng Thái trong giao tiếp nên mối quan hệ với các bạn dân tộc khác cũng tốt hơn. Tuy nhiên các em còn rất rụt rè, phát âm tiếng Kinh chưa rõ nên chủ yếu chỉ giao tiếp với bạn cùng dân tộc hoặc các bạn dân tộc Thái, bởi vậy khả năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hạn chế về kĩ năng giao tiếp của học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh. 3.1. Về phía học sinh Phần lớn học sinh trường DTNT bố mẹ đều làm nông, trước khi vào học trường DTNT các em học ở các trường miền núi vùng sâu, vùng xa chất lượng 197
  4. giáo dục chưa cao. Chính vì vậy, khi vào học ở trường nội trú chúng em không tự tin vào kiến thức mình có, mọi sinh hoạt học tập bó hẹp trong trường nên sự chênh lệch trình độ giữa chúng em và học sinh trường ngoài ngày càng cao. Nguyên nhân chính dẫn đến học sinh nội trú hạn chế về kĩ năng giao tiếp là “do tâm lý tự ti vì là người dân tộc thiểu số”. Khi sự tự ti, mặc cảm ăn sâu trong suy nghĩ thì giao tiếp cũng sẽ hạn chế, các em hay bị động, sống khép kín, khi gặp khó khăn thì không tự tin để đối diện, đã không dám đối diện thì việc tìm cách giải quyết cũng rất khó. Không tin vào năng lực bản thân cho nên khó xác lập mục tiêu cho mình, không có mục đích để hướng tới mà một khi không có mục đích rõ ràng thì mọi sự cố gắng dễ trở thành nửa vời, không đem lại kết quả như mong muốn. Sống ở những vùng miền núi nên các em không có những trung tâm để học và rèn luyện về kĩ năng sống. Nhưng khi đã được xuống học ở thành phố thì gia đình cũng không có điều kiện để cho con em vào học ở các trung tâm, hơn nữa cuộc sống trong nội trú khép kín học sinh ít có cơ hội giao lưu rộng rãi như học sinh các trường khác. Đa số học sinh dân tộc nội trú đều rất lầm lì, ít nói, vì lúc trước luôn dựa vào cha mẹ, chưa có cơ hội để hiểu thêm về cuộc sống ngoài xã hội nên các bạn thường rụt rè trước người lạ, nhụt chí khi gặp khó khăn. Vì không được dạy và rèn luyện kĩ năng sống từ nhỏ, cha mẹ không có những kiến thức đó để dạy cho câc em nên khi được tiếp xúc với những kiến thức về kĩ năng sống thì học sinh còn bỡ ngỡ, có nhiều bạn không thể tiếp thu được. Cho nên kĩ năng sống của học sinh trường dân tộc nội trú đang còn rất hạn chế. 3.2. Về phía gia đình Bố mẹ các em chủ yếu làm nông, sống ở miền núi, vùng sâu vùng xa nên rất khó khăn trong việc giúp con em mình phát triển kĩ năng sống. Sự hiểu biết về kĩ năng sống đối với các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, nhiều phụ huynh có lẽ chưa từng nghe đến khái niệm KNS, khoảng cách vị trí địa lý lại quá xa, nhận thức của cha mẹ cũng hạn chế bởi vậy việc phối hợp với nhà trường để giáo dục kĩ năng sống cho con mình của những bậc cha mẹ không thể làm được. Nhiều gia đình luôn nghĩ rằng, khi con mình được xuống học ở trường nội trú thì sẽ được nhà nước, thầy cô quan tâm và lo cho mọi việc nên họ hoàn toàn phó mặc cho nhà trường. 198
  5. 3.3. Về phía xã hội Xã hội hiện nay luôn đặt ra những nhu cầu cao về kiến thức, năng lực học tập cho học sinh. Đồng thời áp lực về thi cử không hề giảm khi qui chế thi THPT quốc gia lại thay đổi liên tục, ở đâu đó vẫn còn “bệnh thành tích trong giáo dục”. Từ đó, học sinh nói chung, học sinh dân tộc nội trú nói riêng đã phải dành hết thời gian của mình cho việc học mà không còn quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống. Mặc dù nhà nước đã dành sự quan tâm cho học sinh DTNT tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm như tham quan trong tỉnh và ngoại tỉnh nhưng hoạt động đó không mang tính chất thường xuyên và chưa thực sự hiệu quả khi còn hạn chế về thời gian, cho nên cơ hội để học sinh nội trú học tập để nâng cao kĩ năng sống chưa được nhiều. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NGHỆ AN. 1. Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua việc tổ chức các câu lạc bộ Câu lạc bộ là một cụm từ muốn nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích và từ một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp với khả năng và thời gian của các thành viên. Hình thức và nội dung sinh hoạt do ban chủ nhiệm câu lạc bộ lựa chọn căn cứ vào tình hình thực tế và tâm tư nguyện vọng của các thành viên.Việc tổ chức câu lạc bộ ở trường DTNT thuận lợi hơn vì học sinh ở cả ngày, thời gian tổ chức câu lạc bộ có thể tổ chức vào các buổi tối thứ bảy ngoài những buổi sinh hoạt nội trú. Mục tiêu thành lập các câu lạc bộ là tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, rèn luyện thêm về kĩ năng giao tiếp như giao tiếp bằng lời nói, biểu lộ cảm xúc, biết trình bày ý kiến phản hồi của cá nhân. Tạo cơ hội để thầy cô và học sinh gần gũi với nhau hơn, giúp cho học sinh giữa các dân tộc khác nhau xích lại gần nhau, biết đồng cảm và sẻ chia với nhau trong mọi khó khăn, để mỗi học sinh cảm thấy nội trú thực sự là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em, để cho những ai đã được gắn bó với nơi này cảm nhận được ngôi nhà thứ 2 của mình thực sự là nơi đong đầy yêu thương. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp qua các 199
  6. hoạt động câu lạc bộ là bước đầu chuẩn bị cho tương lai sau này khi các bạn trưởng thành và phải bước vào làm việc chung với những người khác. Trong thực tế, trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An đã thành lập được nhiều Câu lạc bộ phù hợp với mục tiêu trên như “Câu lạc bộ: “ Nội trú là nhà”, Câu lạc bộ: “Văn hóa ứng xử trong trường nội trú”… Kết quả đạt được: - Qua những câu lạc bộ trên, học sinh đã tự tin hơn về bản thân, không còn cảm thấy rụt rè khi đứng trước đám đông, biết điều chỉnh trong giao tiếp một cách phù hợp, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, hiểu biết thêm về phong tục tập quán của các dân tộc anh em, biết thêm nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác. Mỗi khi sự bất đồng về ngôn ngữ giảm thì giao tiếp giữa các học sinh khác dân tộc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. - Từ đó các em không những biết cách giao tiếp với bạn bè, với thầy cô, với người lớn tuổi mà quan trọng hơn xóa được tâm lý tự ti đã ăn sâu trong tiềm thức của các em. Học sinh sẽ thấy được giá trị của bản thân, biết đối diện với những khó khăn, học được cách ứng phó tích cực trong môi trường nội trú qua bạn bè, thầy cô. - Học sinh đã tự tin hơn trong giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ, không phân biệt, không cục bộ giữa các dân tộc khác nhau, biết sống có mục đích, có kế hoạch và phấn đấu hết khả năng để thực hiện mục tiêu của mình. Đa số các em đã xác định được mục tiêu phấn đấu, mục tiêu cụ thể mình muốn đạt được, một điểm cụ thể mình muốn đến, một thử thách mình muốn chinh phục. Các em đã tự tin với bản thân, tin vào sự nỗ lực, tin vào sự quyết tâm và luôn luôn cố gắng để đạt được mục đích. 2. Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua các buổi ngoại khóa, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động lao động, văn nghệ, xã hội, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và giao lưu qua bạn bè, với thầy cô giáo,… Nhà trường thường tổ chức các buổi ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao giáo viên chủ nhiệm động viên các em tham gia tích cực và xem đó là một mặt để đánh giá xếp loại học sinh hàng tháng. 200
  7. Mục tiêu: Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học trên lớp; phát triển sự hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống, xã hội cũng như làm phong phú thêm vốn tri thức của học sinh. Hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã tạo ra cơ hội cho học sinh thể hiện được khả năng của mình, giúp cho học sinh có điều kiện để gặp gỡ, trao đổi với nhiều người, rèn luyện cho học sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Ngoài ra nó còn nhằm bồi dưỡng tình cảm giữa học sinh và thầy cô; giữa bạn bè với nhau, là môi trường lí tưởng để học sinh thư giãn, giải trí sau giờ học, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong các hoạt động khác. Nội dung: Nhà trường tổ chức những buổi ngoại khóa để tuyên truyền và dạy cho học sinh về các kĩ năng sống cơ bản. Tổ chức dạy hướng nghiệp để định hướng về tương lai cho học sinh. Đoàn trường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh tham gia như: thi bóng chuyền giữa các chi đoàn, giữa hội đồng hương các huyện với nhau, tổ chức cuộc thi múa lam vông đẹp,... Tổ chức cuộc thi làm báo tường, hội trại, kế hoạch nhỏ. Từ kế hoạch chung của nhà trường giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch cụ thể cho lớp, phân công nhiệm vụ cho từng tổ trưởng, đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể. Học sinh tích cực tham gia trên tinh thần đoàn kết và cùng chung mục đích giành kết quả cao. Kết quả đạt được: - Học sinh mạnh dạn hơn khi giao tiếp, tự tin bày tỏ những những suy nghĩ cảm xúc của mình với người khác. Đồng thời học sinh còn biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và trở nên gần gũi với thầy cô hơn rất nhiều. Các bạn tự học tiếng của các dân tộc khác nên ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp phong phú hơn, không còn khoảng các giữa các dân tộc, hiểu thêm về phong tục tập quán và có ý thức tôn trọng bản sắc văn hóa các dân tộc anh em. - Khả năng vận dụng và giải quyết các vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống được cải thiện. Học sinh có được tính tự lập cao hơn so với trước đây rất nhiều, hình thành được ý thức tập thể để cùng nhau giải quyết các vướng mắc trong cuộc sống nội trú. 201
  8. - Từ những buổi học ngoài giờ lên lớp mà chúng em sống có ý nghĩa hơn, có kế hoạch, biết nỗ lực trong học tập, trong cuộc sống để thực hiện được kế hoạch mình đề ra. 3.3. Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua các hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với đời sống thực, việc học thông qua hành, học đi đôi với hành. Mục tiêu: Nhằm giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. Hoạt động còn nhằm tạo ra cho học sinh các trường dân tộc nội trú một môi trường giao tiếp, học hỏi các bạn cùng trang lứa khác để từ đó các bạn có thêm về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đối diện và ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống và đây cũng chính là cơ hội để học sinh nội trú tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài. Cách thực hiện: Nhà trường đã tổ chức các đợt tham quan thực tế cho học sinh, hoạt động trải nghiệm bao gồm: Tổ chức cho học sinh tham quan các khu di tích văn hóa, lịch sử như Cố đô Huế, Khu di tích Kim Liên ở Nam Đàn,... và các bảo tàng lịch sử để học sinh có thêm kiến thức cũng như có cơ hội giao lưu với du khách trong nước và nước ngoài. Từ kế hoạch chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch cụ thể cho lớp mình và lập kế hoạch giao lưu với các lớp để học sinh học hỏi về cách học, cách sống cũng như rèn luyện về kĩ năng giao tiếp. Trong thời gian tổ chức các hoạt động dã ngoại có thể giao lưu, học hỏi với học sinh trên địa bàn có các địa điểm tham quan như giao lưu với các bạn học sinh huyện Nam Đàn. Kết quả đạt được: - Học sinh biết thêm về các danh nhân, các địa danh quan trọng của quê hương, đất nước. Qua những hoạt động đó học sinh phát triển được năng lực thực tiễn, phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân, biết cách giao tiếp phù hợp với mọi người xung quanh, không còn cảm thấy tự ti, xấu hổ khi giao tiếp với những bạn học sinh trường ngoài cũng như những người xa lạ. Các em không còn tâm lý tự ti vì là người dân tộc thiểu số, không còn xấu hổ khi mặc 202
  9. trang phục truyền thống đến những nơi đông người như trước đây, mà cảm thấy tự hào, hãnh diện khi được khoác trên mình bản sắc của dân tộc mình. - Các em đã học được cách lắng nghe, cảm thông qua những tâm sự của các học sinh cùng trang lứa khác. Trong giao tiếp biết lắng nghe một cách tích cực sẽ giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn. Từ đó giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, với bạn bè, với thầy cô. - Các hoạt động trải nghiệm đã rút ngắn khoảng cách trình độ và tâm lí tự ti của học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là các em sống khép kín như người H’Mông, Ơ đu, Khơ mú để từ đó các bạn sống tự tin, lạc quan, biết cách thuyết phục và thương lượng để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. 4. Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua tư vấn tâm lí học đường Tâm lý học đường thực hiện sự hỗ trợ cho học sinh thông qua tư vấn học đường. Tư vấn tâm lí học đường là một mô hình ở trong trường học nhằm giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống. Khi chưa có người tư vấn được đào tạo vè chuyên môn thì giáo viên chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay ngoài chức năng dạy học và giáo dục còn có chức năng tư vấn. Tư vấn tốt sẽ giúp thầy cô chủ nhiệm đạt kết quả cao trong giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi, hiễu rõ học sinh cho nên trong quá trình tư vấn sẽ có định hướng rõ ràng, thông qua quá trình tư vấn rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho các em một cách hiệu quả. Mục tiêu: Giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập, giải đáp những thắc mắc của học sinh về những vấn đề trong môi trường nội trú (học tập, tâm sinh lý, quan hệ bạn bè, hướng nghiệp...). Tạo cơ hội để thầy cô, học sinh hiểu, gần gũi nhau hơn, tìm hiểu về phong tục tập quán các dân tộc khác nhau, giúp cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các bạn dễ dàng hơn. Qua những lần trò chuyện để tư vấn ngoài mục đích giải quyết được những vướng mắc trong cuộc sống còn tạo môi trường cho học sinh học cách diễn đạt, trình bày một vấn đề, biết tiếp thu những ý kiến tư vấn từ giáo viên, biết chọn lọc và xử lý thông tin, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp cho các em đặc biệt là kĩ năng giao tiếp với những người lớn tuổi. Nội dung: Giải đáp các vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày của học sinh trong học tập, sinh hoạt nội trú.Tư vấn về sức khỏe giới tính, định hướng nghề nghiệp. 203
  10. Cách thực hiện: Ban tư vấn là giáo viên chủ nhiệm và có thể mời một số giáo viên bộ môn như: ngoài giờ lên lớp, sinh học hoặc cán bộ Đoàn để tư vấn thêm cho học sinh những vấn đề như: hướng nghiệp, tâm sinh lý lứa tuổi... Hình thức tư vấn: - Có thể là trực tiếp trao đổi với ban tư vấn để cùng thảo luận tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, những trăn trở trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai. - Hoặc khi một số học không muốn trao đổi trực tiếp thì có thể gián tiếp qua hộp thư “ Điều em muốn nói”. Kết quả đạt được: - Việc thành lập ban tư vấn học đường giúp học sinh tự tin khi trao đổi với thầy cô hơn, tạo nên sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh nhất là đối với các bạn dân tộc H’Mông, Ơ Đu thì việc cởi mở trong giao tiếp với người khác là điều không dễ dàng. Qua quá trình tư vấn các em được học cách diễn đạt, cách đặt câu hỏi, cách bày tỏ suy nghĩ của mình với thầy cô. - Ban hỗ trợ tư vấn học đường chính là nơi học sinh có thể chia sẻ, tìm ra những lời giải đáp về các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, những khó khăn mà học sinh gặp phải trong môi trường nội trú ngày càng giảm đi, các em đã dám đối diện với khó khăn, tìm ra được nguyên nhân và hướng khắc phục, ứng phó khó khăn một cách tích cực. Qua những lần tư vấn học sinh sẽ tập cách trình bày một vấn đề, biết học cách diễn đạt để người tư vấn hiểu, biết học cách lắng nghe tích cực, biết xử lý linh hoạt các thông tin qua đó nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em. - Hầu hết học sinh cảm thấy lạc quan hơn, được thầy cô tư vấn những vấn đề hướng nghiệp phù hợp năng lực bản thân. Học sinh tự tin, mối quan hệ thầy trò ngày càng gắn kêt làm cho các em cảm thấy thêm yêu cuộc sống nội trú. 5. Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua các hoạt động kết nối giữa phụ huynh và học sinh Gia đình là môi trường gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Ở độ tuổi này, chúng em sống và hoạt động chủ yếu trong hai môi trường chủ đạo là gia đình và nhà trường. Vậy nên việc 204
  11. kết hợp với gia đình để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh trường DTNT là rất cần thiết. Nếu thầy cô cho học sinh kiến thức, hướng dẫn các em trên con đường đến với thành công, thì mẹ cha là người truyền cho các em niềm tin vững vàng để bước đi trên con đường ấy. Gia đình của các em ở xa, điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ nhận thức còn hạn chế, đó là thiệt thòi của học sinh nội trú. Vì vậy, các buổi họp phụ huynh ở trường DTNT cũng rất đặc biệt, nhà trường thường tổ chức bữa cơm thân mật giữa phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo, kết hợp tổ chức các hoạt động kết nối tập trung trong các dịp này để phụ huynh có cơ hội hiểu, chia sẻ, gắn kết với nhà trường hơn nữa. Những hoạt động này gó phần tạo nên sự kết nối bền vững của các gia đình nội trú để cha mẹ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của con cái. Từ đó giúp con vượt qua khó khăn. Qua buổi giao lưu giúp học sinh mạnh dạn nói lên được suy nghĩ của mình, biết lắng nghe những tâm sự của cha mẹ, từ đó học được các qui tắc giao tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, bày tỏ sự cảm thông, khả năng diễn đạt, thuyết trình, đặt vấn đề, lắng nghe tích cực… được rèn luyện để hoàn thiện kĩ năng giao tiếp. 3.6. Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua tiết sinh hoạt lớp hàng tuần Căn cứ vào nội dung và yêu cầu nhiệm vụ của từng tuần giáo viên chủ nhiệm thiết kế nội dung sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới phù hợp với kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm. Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm thực chất là bản thiết kế đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cho một tập hợp các hoạt động giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành tại lớp chủ nhiệm. Hiệu quả giáo dục của công tác chủ nhiệm phụ thuộc phần lớn vào tính khoa học của kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm và nội dung, hình thức của các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần. Thiết kế nội dung sinh hoạt hướng đến nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh giao tiếp hiệu quả hơn. Mục tiêu:Đổi mới hình thức sinh hoạt lớp nhằm tạo hứng thú cho các em và xây dựng tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao kĩ năng giao tiếp của học sinh trong môi trường sinh hoạt tập thể. 205
  12. Cách tiến hành: Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn hình thức sinh hoạt lớp phù hợp với nội dung, công việc từng tuần như: sinh hoạt theo hình thức thảo luận dưới sự điều hành của học sinh, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò là cố vấn, chỉ xuất hiện, lên tiếng khi cần thiết để tháo gỡ vướng mắc cho học sinh để học sinh tự bàn bạc, đối thoại… Ví dụ: thảo luận nội dung về các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11 như văn nghệ, báo tường… Kết quả đạt được: Tổ chức chơi trò chơi để tạo không khí thoải mái trong giờ sinh hoạt và qua đó rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh. IV. KẾT LUẬN: Qua quá trình kết hợp dạy học kiến thức và giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho hs dưới nhiều hình thức, chúng tôi nhận thấy: Theo thơi gian, hs DTTS không còn tâm lý tự ti vì là người dân tộc thiểu số mà trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, không còn khoảng cách giữa các dân tộc trong trường nội trú, đặc biệt biết cách đối diện khó khăn và tìm ra cách ứng phó tích cực. Sống có lý tưởng, có mục đích, có kế hoạch để đạt được mục tiêu. Các em thấy thêm yêu cuộc sống và tự hào vì mình là thành viên của “nội trú”. Kĩ năng sống đang ngày càng quan trọng đối với nền giáo dục Việt Nam bởi nó tác động đến nhận thức và hành động của mỗi học sinh. Trong đó giao tiếp là một trong những kĩ năng mềm cần thiết hiện nay, giao tiếp tốt sẽ giúp học sinh tạo ra sự thiện cảm, xây dựng được những mối quan hệ để thành công hơn trong công việc và trong cuộc sống. Vì vậy, nâng cao kĩ năng giao tiếp là một vấn đề cấn thiết đối với học sinh đặc biệt là đối với học sinh DTNT nhằm đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện để tạo nguồn cán bộ, nhân lực có chất lượng cho đồng bào miền núi trong tương lai và góp phần vào việc thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”mà Bộ Giáo Dục đã phát động trong những năm qua./. 206
nguon tai.lieu . vn