Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI NÂNG CAO KỶ NĂNG GIAO TIẾP CHO NGƢỜI HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ KIÊNG KỲ CỦA NGƢỜI MỶ 1 Châu Thị Lệ Yến, 2Phạm Thế Châu 1,2 Trƣờng Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Ngôn ngữ cấm kỵ là những chủ đề không nên đề cập trong quá trình giao tiếp đối với bất cứ ngƣời nào mà ta tiếp xúc. Thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa, tuy nhiên nét đặc trƣng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều cần quan tâm. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, ngƣời Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, đặc biệt là với ngƣời Mỹ. Để có thể giao tiếp thành công, chúng ta cần phải tránh đề cập những chủ đề cấm kỵ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nêu một số chủ đề cần tránh đề cập khi giao tiếp với ngƣời Mỹ nhƣ tuổi, chiều cao và cân nặng, xu hƣớng tình dục, tránh trách móc ngƣời khác nhằm giúp ngƣời học tiếng Anh nâng cao nhận thức về những chủ đề cấm kỵ trong giao tiếp với ngƣời Mỹ, từ đó đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động giao lƣu, làm ăn với các đối tác phƣơng Tây nói chung. Từ khóa ngôn ngữ cấm kỵ, giao tiếp, văn hóa 1. Mở đầu 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dân số Mỹ đƣợc hình thành dựa trên số dân nhập cƣ từ các nƣớc trên thế giới. Do đó, Mỹ là quốc gia đa sắc tộc và đa văn hóa tiêu biểu nhất trên thế giới. Gần nhƣ mọi khu vực trên thế giới đều có ảnh hƣởng đến nền văn hoá Mỹ, đặc biệt là ngƣời Anh đã có mặt trên đất nƣớc này từ đầu những năm 1600. Văn hoá Mỹ cũng đã đƣợc định hình bởi nền văn hoá của ngƣời Mỹ bản địa, ngƣời Mỹ Latinh, ngƣời châu Phi và ngƣời châu Á. Nƣớc Mỹ đôi khi đƣợc miêu tả là ―nơi tụ cƣ‖ (melting-pot) khi các nền văn hoá khác nhau đã góp phần làm nên ―hƣơng vị‖ khác biệt và đặc trƣng của văn hoá Mỹ. Ngƣời dân Hoa Kỳ đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau và có rất nhiều niềm tin, giá trị và truyền thống khác nhau. Để có thể cùng tồn tại và phát triển, ngƣời Mỹ đề cao sự tự do cá nhân và tôn trọng sự khác biệt chính đáng của nhau. Vì thế, trong quá trình giao tiếp, tiếp xúc với ngƣời Mỹ, chúng ta phải hiểu rõ văn hóa của họ, cụ thể là những chủ đề cần tránh đề cập để từ đó tránh gặp phải những điều không đáng có trong quá trình giao tiếp. Bàn về những hiện tƣợng cấm kỵ của ngƣời Mỹ, Trần Kiết Hùng (2007) trong ―Xã hội và nền văn hóa Mỹ‖ đã đề cập sơ lƣợc một số chủ đề cấm kỵ mà không đi sâu vào phân tích. Tác giả Trƣơng Oánh (2004) trong ―So sánh và phân tích văn hóa cấm kỵ của người Trung Quốc và người Mỹ‖cũng đã đề cập nhƣng thiên về ngôn ngữ cấm kỵ. Ở đây, dƣới góc độ giảng dạy ngôn ngữ, tác giả không chỉ nêu vấn đề mà còn tiến hành phân tích và dẫn chứng minh họa, giúp ngƣời đọc hiểu rõ vấn đề hơn. Tác giả cũng sơ lƣợc liên hệ đối chiếu với chủ đề cấm kỵ của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam giúp ngƣời đọc phân biệt đƣợc sự khác biệt văn hóa cấm kỵ giữa các nƣớc, đồng thời cũng đề xuất một số chủ đề giao tiếp thƣờng ngày đƣợc coi là ―vùng an toàn‖ khi giao tiếp với ngƣời Mỹ để ngƣời đọc có thể vận dụng trong khi giao lƣu hợp tác với các đối tác Mỹ. 1.2. Vấn đề nghiên cứu 124
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Ngôn ngữ và văn hóa có liên quan mật thiết với nhau. Ngôn ngữ sẽ thể hiện văn hóa và văn hóa có tác động trở lại đối với ngôn ngữ. Để có thể am hiểu nền văn hóa của một nƣớc, chúng ta cần công cụ trợ lực đó là ngôn ngữ. Nhờ hiểu hơn văn hóa của một nƣớc, chúng ta sẽ làm phong phú hóa vốn ngôn ngữ của chúng ta. Do vậy, dƣới góc độ của những ngƣời học ngoại ngữ mà nói, chúng ta không thể tách rời giữa việc học tập ngôn ngữ và nghiên cứu văn hóa của một nƣớc, trái lại phải đồng thời tiếp cận cả ngôn ngữ và văn hóa. Chỉ có nhƣ thế, ngƣời học ngoại ngữ mới có cái nhìn thấu đáo về ngoại ngữ mà mình đang theo học. Khi nhắc đến văn hóa của một nƣớc, cụ thể là Mỹ, chúng ta không thể không nhắc đến những chủ đề kiêng kỵ. Đó là những nét văn hóa đặc thù trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Mỹ. Chúng ta cần phải tôn trọng và có cách ứng xử tinh tế trong quá trình giao tiếp. Có nhƣ thế, chúng ta mới gặt hái đƣợc những kết quả tốt đẹp khi làm việc với ngƣời Mỹ. 1.3. Mục đích nghiên cứu Bài viết nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung học tiếng Anh nhƣ là ngoại ngữ hai, sinh viên chuyên ngành song ngữ Anh-Trung hoặc song ngữ Trung-Anh. Hy vọng sinh viên khi hiểu rõ những chủ đề kiêng kỵ của ngƣời Mỹ sẽ vận dụng trong quá trình giao tiếp, từ đó không gây ra những hiểu nhầm hoặc tổn thƣơng cho ngƣời đối diện. 1.4. Nội dung chính Phong tục kiêng kỵ bao gồm hành vi cấm kỵ, ngôn ngữ cấm kỵ hoặc những chủ đề cấm kỵ. Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu về một số chủ đề cấm kỵ trong nền văn hóa Mỹ. Chủ đề cấm kỵ là một vấn đề tƣơng đối phong phú đối với bất kỳ nền văn hóa nào. Chủ đề cấm kỵ trong nền văn hóa Mỹ cũng không phải là một ngoại lệ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập một số chủ đề có tính kiêng kỵ trong quá trình giao tiếp với ngƣời Mỹ nhƣ: tránh đề cập tuổi tác ngƣời đối diện, tránh đề cập chiều cao và cân nặng ngƣời khác, tránh đề cập xu hƣớng tình dục của ngƣời khác và tránh phê bình ngƣời khác một cách thẳng thừng, trực diện. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm ngôn ngữ Một quốc gia, một bộ lạc hoặc một nhóm xã hội có nhu cầu để kết nối, thể hiện ý tƣởng và hiểu suy nghĩ của ngƣời khác thông qua ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ chính xác là gì? Về ngôn ngữ, các ngành khác nhau có những quan điểm khác nhau, chẳng hạn nhƣ nhân chủng học tin rằng ngôn ngữ là một hình thức văn hóa ứng xử, các nhà khoa học xã hội tin rằng ngôn ngữ là sự tƣơng tác giữa các thành viên của các nhóm xã hội, nhà văn cho rằng ngôn ngữ là phƣơng tiện nghệ thuật (ngôn ngữ văn học), các nhà triết học tin rằng ngôn ngữ là một công cụ để giải thích kinh nghiệm của con ngƣời, và các giáo viên ngôn ngữ tin rằng ngôn ngữ là một tập hợp các kỹ năng. Khi nghiên cứu về ngôn ngữ, Bromit (1995) nhận định, ngôn ngữ là một trong những hệ thống biểu tƣợng quan trọng nhất trong bất kỳ nền văn hóa nào. Emmitt & Pollock (1990) cho rằng: ―Ngôn ngữ là một hiện tƣợng phức tạp và trừu tƣợng mà có thể đƣợc nhận biết thông qua lời nói và không bằng lời nói‖. Theo Bell (1981), ngôn ngữ không chỉ bao gồm kiến thức ngôn ngữ mà còn gồm kiến thức xã hội để tạo ra các hành động giao tiếp không chỉ đúng về ngữ pháp mà còn phù hợp với bối cảnh xã hội. Dựa vào những đặc trƣng quan trọng của ngôn ngữ loài ngƣời, các nhà ngôn ngữ học đã đƣa ra định nghĩa về ngôn ngữ nhƣ sau: ―Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phƣơng tiện giao tiếp cơ bản và qua trọng nhất của các thành viên trong một cộng 125
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI đồng ngƣời; ngôn ngữ đồng thời cũng là phƣơng tiện phát triển tƣ duy. Truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.‖ (Nguyễn Thiện Giáp, 2008) 2.2. Khái niệm ngôn ngữ cấm kỳ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con ngƣời, đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của khả năng tƣ duy con ngƣời. Con ngƣời sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp xã hội và giữa các cá nhân. Từ khi hình thành, ngôn ngữ không chỉ là một công cụ, nhƣng còn là một phần của văn hóa. Trong cuộc sống đời thƣờng, mọi ngƣời có thể vì một lý do, không thể hoặc không muốn nói vài lời trong giao tiếp, một số trong những lời này đƣợc coi là nguy hiểm, linh thiêng, huyền bí, và một số đƣợc coi là đáng xấu hổ, do vậy thƣờng bị hạn chế sử dụng trên một số ngƣời nhất định. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là ngôn ngữ cấm kỵ. Hoặc trong quá trình giao tiếp, ngƣời ta không muốn đề cập một chủ đề nào đó vì lý do đƣợc coi là nguy hiểm, linh thiêng, hoặc tế nhị. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là ngôn ngữ cấm kỵ (Nguyễn Đức Dân, 2005). Ngôn ngữ cấm kỵ thƣờng bị hạn chế sử dụng đối với một số ngƣời nhất định hoặc trong một số tình huống nhất định. 3. Sơ lƣợc chủ đề cấm kỳ trong nền văn hóa Mỷ Ngƣời Việt Nam có nét văn hóa cộng đồng, mọi ngƣời luôn quan tâm đến nhau.Trong quá trình giao tiếp, ngƣời ta hỏi han nhau một số vấn đề đại loại về cuộc sống cá nhân thông thƣờng không đƣợc coi là bất lịch sự. Đối với ngƣời Mỹ, ngƣời ta vốn coi trọng tự do cá nhân. Do vậy, trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần tránh đề cập những vấn đề có tính cá nhân nhƣ tuổi tác, cân nặng, chiều cao, thu nhập…Đó đƣợc coi là can thiệp vào đời sống cá nhân của họ. Chúng ta cần lƣu ý tránh hỏi ngƣời Mỹ những vấn đề thuộc cá nhân. 3.1. Tránh đề cập tuổi tác của ngƣời khác Các nƣớc Á Đông nhƣ Trung Quốc và Việt Nam vốn có truyền thống ―kính lão đắc thọ‖. Mặc khác, cách xƣng hô của ngƣời Việt Nam lại theo lối ―tôn ti trật tự‖. Do vậy, ngƣời Việt Nam thông thƣờng có nhu cầu biết tuổi của nhau để tiện bề xƣng hô cho xứng hợp trong khi giao tế. Tùy theo tuổi tác của ngƣời đối diện, ngƣời Việt Nam có cách xƣng hô khác nhau nhƣ ―em‖ (đối với ngƣời trẻ hơn), ―bạn‖ (bằng vai phải lứa), anh / chị ( đối với ngƣời lớn hơn vài tuổi), cô/ chú (lớn hơn khá nhiều tuổi), ―bác‖ (lớn hơn nhiều tuổi), ―ông / bà‖ hoặc ―cụ‖ (đối với bậc cao niên). Đó là lý do ngƣời Việt Nam thƣờng hỏi tuổi của ngƣời khác, trừ trƣờng hợp hỏi tuổi phụ nữ nếu mối quan hệ với họ không thật thân thiết. Ngƣời Mỹ rất ít khi hỏi tuổi của nhau (Trần Kiết Hùng & Phạm Thế Châu, 2007). Do vậy câu hỏi ―How old are you‖ (Bạn bao nhiêu tuổi) có thể đƣợc xem là thiếu lịch sự đối với một cuộc gặp mặt đầu tiên (đặc biệt là với phụ nữ). Sở dĩ ngƣời Mỹ không muốn bạn biết tuổi hay năm sinh của họ là vì ngƣời ta không thích tạo cơ hội cho bạn đƣa ra những đánh giá, phán xét về diện mạo so với tuổi tác của họ. Chẳng hạn khi biết tuổi của ngƣời khác, chúng ta sẽ dễ dàng liên tƣởng diện mạo của họ nếu họ già hơn so với tuổi tác. Và thật là khiếm nhã nếu chúng ta buông ra vài câu nói làm tổn thƣơng họ, đại loại theo kiểu: ―You look older than before‖ (Trông bạn già hơn trước đấy), hay ―Why do you look so old these days‖ (Dạo này xem ra bạn xuống cấp nhanh quá). Rõ ràng những câu nói này làm tổn thƣơng ngƣời nghe rất nhiều, nhất là cuộc nói chuyện đó có nhiều ngƣời xung quanh. Khi nói chuyện với ngƣời Mỹ, chúng ta cũng cần tránh những câu hỏi liên quan đến tuổi tác. Vì điều này có thể làm cho ngƣời Mỹ miễn cƣỡng trả lời nhƣng trong lòng của họ không vui và thoải mái. Lý do sâu xa khác ngƣời Mỹ không thích bị ngƣời khác hỏi tuổi là vì những khác biệt về tuổi tác không thực sự ảnh hƣởng đến quá trình giao tiếp. Trong lối xƣng hô của ngƣời Mỹ, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai chỉ dùng I (tôi) và You (bạn), không phức tạp nhƣ ngƣời Việt nên ngƣời Mỹ chẳng cần phải quan tâm đến vấn đề tuổi tác của ngƣời khác. Đối với ngƣời 126
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI phƣơng Tây, họ quan niệm rằng sự khác biệt về tuổi tác không thực sự ảnh hƣởng đến hiệu quả trong công việc và tuổi tác cũng không liên quan đến việc xƣng hô. Trong quan niệm của ngƣời phƣơng Tây, mọi ngƣời bình đẳng với nhau. Con ngƣời ở độ tuổi nào cũng xứng đáng đƣợc tôn trọng nhƣ những ngƣời trƣởng thành, kể cả đó là với một cậu bé vừa lên năm. Mặc khác, trong xƣng hô giữa mọi ngƣời với nhau rất bình đẳng. Do vậy, để biết đƣợc tuổi thật của ngƣời đối diện, cách hay nhất là đừng đề cập gì đến điều này trong lần đầu gặp gỡ. Khi mối quan hệ đủ độ thân thiết và bạn đã trở thành bạn của nhau trên các mạng xã hội nhƣ Facebook chẳng hạn, khi đó bạn sẽ dễ dàng biết họ bao nhiêu tuổi mà không cần hỏi. 3.2. Tránh đề cập chiều cao và cân nặng ngƣời khác Ở Việt Nam, nói đến vấn đề cân nặng đặc biệt là các bạn gái có thân hình gầy quá hay mũm mĩm quá thì họ sẽ cảm thấy mất tự tin. Đối với ngƣời Mỹ, vấn đề này lại càng tế nhị hơn. Vì thế, chúng ta cần tránh hỏi về chủ đề này khi giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, bởi lẽ không ai vui khi nghe thấy mình tăng cân cả. Chiều cao, cân nặng và nhất là số đo ba vòng của phụ nữ chắc chắn là những điều mà không ngƣời nƣớc nào muốn tiết lộ. Ngƣời Mỹ cũng không muốn chia sẻ những ―thông số‖ cơ thể của họ cho ngƣời lạ mới gặp. Nếu gặp một ngƣời khổng lồ trên hai mét, hay những ngƣời những ngƣời thấp bé nhẹ cân chúng ta cần phải tránh hỏi về chiều cao của họ ―What‘s your height?‖(Chiều cao của bạn bao nhiêu) hay ―How tall are you‖ (Bạn cao bao nhiêu). Bởi lẽ điều này chẳng khác nào xoáy vào ―nỗi đau‖ của họ, làm họ càng thêm xấu hổ và mất tự tin với cơ thể của mình. Điều này rõ ràng không có lợi về mặt giao tế. Khi tiếp xúc với một ngƣời mập quá khổ, bạn cần phải tránh hỏi những câu hỏi đại loại: ―Have you gained some weight since we met‖ (Bạn tăng cân kể từ lần cuối chúng ta gặp nhau đúng không), ―You have put on some pounds, haven‘t you‖ (Bạn tăng cân đúng không), ―How much do you weigh‖ (Bạn bao nhiêu cân thế), ―Have you gain weight lately‖ (Dạo này bạn lên cân hả)…. Những câu hỏi này đƣợc coi là khiếm nhã. Ở nƣớc Mỹ, thức ăn thừa mứa và có chứa nhiều chất béo nên ngƣời ta rất dễ mập. Theo quan niệm thông thƣờng của mọi ngƣời, béo cũng đồng nghĩa với việc không đƣợc đẹp. Đối với ngƣời Mỹ, việc chúng ta nói họ quá béo là một nỗi nhục lớn. Ngoài ra, béo phì còn đồng nghĩa với bệnh tật, không khỏe. Nhƣ vậy, tăng cân thƣờng là điều không vui đối với phần lớn mọi ngƣời. Đó là lý do chúng ta nên tránh đề cập chủ đề này với ngƣời đối diện. Trong khi đó, khi gặp một ngƣời xuống cân, chúng ta cũng không nên đề cập đến tình trạng thể trạng gầy của họ. Bởi lẽ một ngƣời giảm cân có thể là thành tích tập luyện, ăn kiêng là điều chúng ta nên chúc mừng, nhƣng cũng có thể đó là dấu hiệu ngƣời ta đang bị ốm đau, mệt mỏi, gặp chuyện không vui. Hãy tƣởng tƣợng, bạn tỏ vẻ vui mừng khi lâu ngày không gặp một ngƣời bạn và hỏi họ: ―You lost weight. You looks great‖ (Cậu giảm cân đúng không, trông đẹp đấy) và đƣợc ngƣời bạn trả lời: ―I am dying of cancer.‖ (Tôi bị ung thư). Tình huống nhƣ thế sẽ khiến cho cả hai ngƣợng ngùng, khó xử. 3.3. Tránh đề cập xu hƣớng tình dục của ngƣời khác Ngày 26/6/2015, tòa án tối cao Hoa Kỳ đã khiến cộng đồng LGBT (cộng đồng những ngƣời đồng tính nam-nữ và chuyển giới) trên toàn nƣớc Mỹ và thế giới bất ngờ khi đƣa ra phán quyết cho phép các cặp đồng giới trên toàn bộ 50 bang kết hôn theo quy định trong Hiến pháp nƣớc này. Chiến thắng từ vụ án lệ gây chấn động thế giới của cặp vợ chồng đồng tính Jim Obergefell và John Arthur là nguyên nhân chính giúp đƣa ra phán quyết này. Quyết định đƣợc coi là chiến thắng lịch sử với các nhà hoạt động vì quyền lợi của ngƣời đồng tính, sau quá trình đấu tranh không mệt mỏi nhiều thập kỷ, với rất nhiều rào cản pháp lý và thành kiến xã hội. 127
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Thẩm phán Anthony M. Kennedy, thuộc toà án tối cao Mỹ, cho biết bắt đầu từ ngày 26/6/2018, các cặp đồng tính nam và nữ trên toàn nƣớc Mỹ đã có thể bình đẳng đăng ký kết hôn, đƣợc bảo vệ bởi luật hôn nhân và những điều luật liên quan nhƣ về con cái, phân chia tài sản sau ly hôn. Họ đƣợc hƣởng mọi quyền lợi cũng nhƣ thực thi mọi nghĩa vụ nhƣ một cặp vợ chồng dị tính. Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng rằng đó là thắng lợi của nƣớc Mỹ. Trong khi đó, Tổng Thƣ ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhận định rằng luật hôn nhân đồng giới là ―một bƣớc tiến vĩ đại của quyền con ngƣời‖. Nhƣ vậy, xã hội Mỹ đã tôn trọng tự do cá nhân trong việc kết hôn kể cả hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, không phải mọi ngƣời dân Mỹ đều đồng tình, đặc biệt các nhà hoạt động tôn giáo. Điều này đồng nghĩa với việc có không ít ngƣời vẫn kỳ thị và có cái nhìn dò xét đối với những ngƣời đồng tính (gay/ lesbian). Do vậy, khi giao tiếp với ngƣời Mỹ, chúng ta không nên tùy tiện hỏi khuynh hƣớng tình dục của họ, chẳng hạn: ―Are you gay / lesbian‖ (Bạn là người đồng tính nam / nữ phải không), hay ―Do you get homosexual relationships‖ (Bạn có thiên hướng quan hệ đồng giới phải không). Những câu hỏi ấy đƣợc coi là khiếm nhã, xúc phạm đến quyền cá nhân của ngƣời khác nên không đƣợc hoan nghênh. Liên quan đến văn hóa tình dục chúng ta cần lƣu ý tại Mỹ luôn có hiện tƣợng ―tình một đêm‖ (one night stand) hoặc ―yêu nhiều ngƣời‖ (open relationship), sống thử (co- habitation) tồn tại trong xã hội. Việc các bạn sinh viên đại học Mỹ trải qua tình một đêm hoặc có mối quan hệ với nhiều ngƣời một lúc là một hiện trạng phổ biến ở Mỹ. Nếu bạn có quen với ngƣời bạn nào đó có những mối quan hệ thế này thì cũng đừng vội vàng đánh giá hay phán xét họ vì văn hóa yêu đƣơng của Mỹ là nhƣ vậy. Ngƣời Mỹ quan niệm rằng miễn hai ngƣời có thống nhất rõ ràng về tính chất của mối quan hệ thì không ai có quyền trách đối phƣơng về việc không chung thủy hay thiếu trách nhiệm. Do vậy, tránh đề cập và phê phán văn hóa ấy dẫu rằng văn hóa ấy có phần khác biệt với văn hóa hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Kể cũng cần phải nói thêm là nếu ai đó tiếp cận bạn chỉ vì muốn có tình một đêm thì bạn đừng mong họ có ý định quen mình lâu dài. Bạn hoàn toàn có thể từ chối lời đề nghị nhƣng nếu đồng ý thì phải chấp nhận việc sau một đêm cả hai sẽ không là gì của nhau. Còn nếu bạn chịu quen với một ngƣời tự xác nhận bản thân đang trong tình trạng ―open relationship‖ thì phải chấp nhận họ có qua lại với những đối tƣợng khác ngoài mình. Tuy nhiên, bạn nên nhớ mình không nhất thiết phải cố gắng hòa nhập với văn hóa hẹn hò kiểu Mỹ này nếu bản thân thật sự không thích. Khi bạn thấy khó chịu hoặc không thoải mái với các kiểu mối quan hệ này thì hãy mạnh dạn từ chối. Quan trọng nhất là bạn luôn phải hỏi rõ tính chất mối quan hệ của cả hai để tránh có những ảo tƣởng sai lệch. 3.4. Tránh phê phán trực diện ngƣời khác Có thể nói trong quá trình giao tiếp, biết khen ngợi và cảm ơn những ngƣời xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Điều đó sẽ tạo ra niềm vui cho ngƣời đối diện vì họ nghĩ rằng bản thân mình đƣợc quan tâm, công nhận và yêu thƣơng. Ngƣời Mỹ không thích bị phê phán thẳng thừng và trực diện, kể cả khi thành tích của họ ở dƣới mức trung bình (Trần Kiết Hùng & Phạm Thế Châu, 2007). Bạn hãy diễn tả theo cách để họ hiểu là họ đã làm hết khả năng của mình, hay khen ngợi những tiến bộ và thành tích nhỏ, hãy tìm cách che đậy những nhận xét mang tính phê phán của bạn một cách khéo léo, chẳng hạn nhƣ: ―Thật tuyệt, nhƣng lần sau chắc chắn chúng ta còn tuyệt hơn‖. Do vậy, khi giao tiếp với ngƣời Mỹ, chúng ta cần phải kiểm soát phản ứng của bản thân, tránh cáu gắt và nặng lời trách móc ngƣời khác đại loại nhƣ: ―I'm fed up with you. I could really do without 128
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI you‖ (Tôi chán ngấy với bạn. Tôi thực sự có thể làm mà không cần đến bạn),―I can't believe he was talking behind my back‖ (Tôi không thể tin được anh ta đã nói xấu sau lưng tôi), ―I'm really disappointed in you. I didn't know you could stoop to that level‖ (Tôi thực sự thất vọng về bạn. Tôi không nghĩ bạn có tệ đến mức đó), ―Don‘t poke your nose into my business‖ or ―It‘s none of your business‖ (Đừng chĩa miệng vào chuyện của tôi)… Ngƣời Mỹ vốn coi trọng sự tự do cá nhân và luôn quan niệm rằng ―Hãy là chính mình‖. Ngƣời ta không thích việc một ai đó cố tình thay đổi quan điểm hoặc áp đặt giá trị của họ bằng cách phê phán lối sống của họ. Sự phê phán nếu có phải đƣợc thực hiện tinh tế, lịch sự. Chẳng hạn, nếu bạn đến nhà hàng gọi món và ngƣời phục vụ quên mang đồ uống cho bạn thay vì mình nói: ―You didn‘t bring my drink‖ (Bạn đã không mang đồ uống cho tôi) là cách nói quá thẳng thừng dễ làm cho ngƣời nghe cảm thấy nhƣ thể họ bị phê bình. Trong trƣờng hợp này chúng ta có thể có có những cách nói khác tinh tế và nhẹ nhàng hơn nhƣ: ―I think you may have forgotten to bring my drink‖ (Tôi nghĩ có lẽ bạn đã quên mang thức uống cho tôi). Tƣơng tự nhƣ vậy, khi đi mua hàng, chúng ta không nên than phiền một cách thẳng thắn nhƣ: ―Why are there some stains in the shirts‖ (Tại sao cái áo này lại có một vài vết bẩn vậy‖. Khi nghe những lời than phiền nhƣ vậy sẽ làm cho ngƣời nghe cảm thấy phản cảm. Trong trƣờng hợp này chúng ta có thể nói theo cách lịch sự hơn: ―I‘m sorry to have to say this, but I noticed some stains in my shirts‖ (Tôi rất lấy làm tiếc khi nói điều này đó là quần áo của tôi bị hỏng vài chỗ). Khi ở trong phòng quá lạnh, thay vì nói với những ngƣời phục vụ một cách thẳng thừng theo kiểu: ―My room is freezing‖ (căn phòng lạnh quá), chúng ta nên nói với họ cách lịch sự hơn: ―I‘m sorry to bother you, but my hotel room is a little cold‖ (Tôi rất tiếc vì phải làm phiền bạn nhưng vì phòng của tôi hơi lạnh một chút). Khi đi thuê căn hộ và phát hiện có chuột trong căn hộ, chúng ta không nên than phiền ngƣời chủ nhà theo kiểu: ―I have found some mice running in my apartment‖ (Tôi thấy chuột chạy trong phòng‖, thay vào đó chúng ta nên có những lời lẽ nhẹ nhàng hơn: ―There seems to be a mistake on my apartment. There are some mice in it‖ (Dường như có chút vấn đề trong căn hộ của tôi. Có mấy con chuột trong phòng)… Có thể nói giao tiếp ứng xử tế nhị vừa có thể giải quyết đƣợc những khúc mắc trong cuộc sống, vừa có thể thiết lập đƣợc các mối quan hệ tốt với những ngƣời xung quanh. Do vậy, trong quá trình giao tiếp, thay vì trực tiếp phê phán ngƣời khác, chúng ta cần chú ý dùng những cách biểu đạt lịch sự nhƣ ―excuse me‖ (xin làm phiền), ―please‖ (xin vui lòng), ―thank you‖ (cám ơn) trong giao tiếp. 4. Thảo luận và đề xuất Do khác biệt về văn hóa dẫn đến những khác biệt về phong tục tập quán. Chúng ta phải lƣu tâm điều này trong quá trình giao tiếp. Có những chủ đề khi đề cập trong nền văn hóa Việt Nam đƣợc coi là bình thƣờng nhƣng trong nền văn hóa Mỹ lại là chủ đề cấm kỵ. Có những vấn đề đƣợc coi là tế nhị trong nền văn hóa Mỹ, chúng ta vẫn có thể đề cập bằng cách gián tiếp thay vì trực tiếp hỏi ngƣời đối diện. chẳng hạn, khi hỏi lƣơng hay thu nhập. Đây là vấn đề không nên đề cập trực tiếp trong quá trình giao tiếp với ngƣời đối diện, nhƣng chúng ta có thể đề cập một cách gián tiếp, một cách chung chung: ―Do you know how much an IT engineer earns‖ hoặc ―Do you know the monthly salary of an IT engineer in your company‖ (Bạn có biết một kỹ sư Công nghệ thông tin lương tháng là bao nhiêu không). Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ nền văn hóa của các nƣớc khác để đạt đƣợc hiệu quả cao trong giao tiếp. Những chủ đề mà chúng ta nên hỏi khi giao lƣu với ngƣời Mỹ là gia đình, thời tiết, vật sở hữu, thể thao... 129
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 4.1. Gia đình (Family) Chúng ta có thể hỏi những thông tin chung về con cái, công việc của vợ hoặc chồng ngƣời đối diện chẳng hạn nhƣ: ―How many children do you have‖ (Chị có mấy đứa rồi), ―What are their names‖(Tên tụi nó là gì), ―How old are they‖ (Tụi nó mấy tuổi rồi), ―Are they in school‖ (Mấy đứa nó vẫn đang học chứ), ―What does your husband/wife do‖ (Vợ/ chồng chị làm nghề gì thế), ―Where does your husband/wife work‖ (Vợ/ chồng chị làm ở đâu)…Những câu hỏi trên rõ ràng không quá tế nhị nên ngƣời Mỹ sẽ vui vẻ cung cấp thông tin cho chúng ta mà không cảm thấy miễn cƣỡng hay gƣợng ép. 4.2. Thời tiết (Weather) Nếu lần đầu bạn gặp ngƣời Mỹ, để an toàn trong giao tiếp, chúng ta nên nói chuyện về thời tiết. Những câu nói đại loại nhƣ: ―Nice weather we're having. I hope it stays this way‖ (Chúng ta đang có thời tiết đẹp đấy. Mình hi vọng trời cứ như thế này), ―Beautiful day, isn't it‖ (Trời đẹp thật, phải không), ―What awful weather we're having. When's it going to end‖ (Thời tiết thật tệ. Khi nào thì nó mới hết cơ chứ), ―What season is it in your country now‖ (Hiện tại đang là mùa gì ở nƣớc bạn), ―What is your favorite season‖ (Bạn yêu thích mùa nào)…Những chủ đề ―vô thƣởng vô phạt này‖ đƣợc ngƣời Mỹ thích dùng trong những cuộc giao tiếp mang tính chất xã giao. 4.3. Vấn đề đầu tƣ Những vấn đề liên quan về đầu tƣ (investment), chứng khoán (stock)… không đƣợc coi là nhạy cảm. Nam giới thì thích bàn về vấn đề này hơn là phụ nữ. Chúng ta có thể hỏi ngƣời Mỹ những câu hỏi đại loại: ―In your opinion, which channels do Americans like to invest in‖ (Theo bạn, ở nước Mỹ người ta thường thích đầu tư vào đâu), ―Why do not people deposit money in the US‖ (Tại sao ở Mỹ người ta thường không gửi tiền vào ngân hàng) hay ―If we want to invest in the stock market, where do we start‖ (Nếu muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, chúng ta phải bắt đầu từ đâu). Những câu hỏi này thuần túy mang đến cho thấy chúng ta thêm kiến thức về những hoạt động đầu tƣ ở Mỹ chứ hoàn toàn không có ý tò mò về tình trạng tài chính của ngƣời đối diện. 4.4. Vật sở hữu (Possessions) Khi giao tiếp với ngƣời Mỹ, đặc biệt là nam giới, chúng ta có thể hỏi họ về những thứ mà họ đã có hoặc là họ muốn sở hữu nhƣ máy tính, thiết bị đài, điện tử, ti vi, xe ô tô, máy ảnh. Những câu hỏi đại loại nhƣ: ―Which car do you like most‖ (Bạn thích loại xe hơi nào nhất), ―What kind of camera do you like most‖ (Bạn thích loại máy ảnh nào nhất), ―Is this camera equipped with a self-timer‖ (máy ảnh này có chức năng chỉnh giờ không)…Những câu hỏi nhƣ thế không làm ngƣời nghe cảm thấy phản cảm. 4.5. Thể thao (Sports) Thể thao đƣợc xem là một trong những chủ đề an toàn nhất trong giao tiếp. Những môn thể thao đƣợc ƣa chuộng ở Mỹ nhƣ: Bóng chày, bóng đá, bóng rổ. Do vậy, bạn có thể thoải mái hỏi ngƣời Mỹ những câu hỏi đại loại nhƣ: ―What kind of sports do you like‖ (Bạn thích môn thể thao nào), ―Which baseball player do you like‖ (Bạn thích vận động viên bóng chày nào), ―Why do Americans like baseball?‖ (Tại sao người Mỹ thích bóng chày)…. 5. Kết luận Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con ngƣời, đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của khả năng tƣ duy con ngƣời. Con ngƣời sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp xã hội và giữa các cá nhân. Từ khi hình thành, ngôn ngữ không chỉ là một công cụ, nhƣng còn là một phần của 130
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI văn hóa. Thông thạo tiếng Anh chỉ là điều kiện cần để làm nên thành công trong giao tiếp. Để có thể giao tiếp thành công, chúng ta phải am hiểu văn hóa của ngƣời Mỹ. Vì văn hóa là yếu tố liên quan mật thiết đến một ngôn ngữ. Sự khác biệt về văn hóa có thể dẫn đến sự hiểu nhầm, thậm chí là điều cấm kỵ trong giao tiếp. Khi giao tiếp tiếng Anh với ngƣời nƣớc ngoài, chúng ta phải thật lƣu ý và tránh các vấn đề đƣợc cho là cấm kỵ. Dù trong công việc hay cuộc sống, giao tiếp vẫn luôn đóng vai trò rất quan trọng. Bất kỳ một môi trƣờng nào và ở thời điểm nào, việc nắm đƣợc cách ứng xử đúng đắn và thấu hiểu ngƣời đối diện đều khiến chúng ta dễ dàng kết nối với ngƣời khác trong quá trình giao tiếp. Vì lý do này mà một sai lầm nhỏ cũng sẽ kéo theo những rắc rối khác nhau. Mặt khác, chúng ta không nên bỏ qua một yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp đó là sự chân thành. Chính yếu tố này tạo nên sự thành công trong quá trình giao tiếp bất cứ nơi đâu và đối với bất cứ con ngƣời nào. Tài liệu tham khảo Bates, D.C.F. (1990). Cultural Anthropology. New York: Mc Graw – Hill. Bell, R.T. (1981). An Introduction to Applied Linguistic: Approaches and Methods in Language Teaching. London: Batsford Academic. Brown, H.D.V. (1986). Learning a Second Culture in Culture bound. London: Cambridge University Press. Nguyễn Đức Dân (2005). Từ cấm kị và uyển ngữ trong một số vấn đề về phương ngữ xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Emmit, M. & Pollock, J. (1990). Language and Learning. London: Oxford University Press. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. Trần Kiết Hùng & Phạm Thế Châu (2007). Xã hội và nền văn hóa Mỹ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin. Trƣơng Oánh (2004). So sánh và phân tích văn hóa cấm kỵ của người Trung Quốc và người Mỹ. Hà Nội: Nhà xuất bản Nghiên cứu Giáo dục. Wardhaugh, R. (1989). An Introduction to Socio-linguistics. London: Basil Blackwell. IMPROVING COMMUNICATION SKILLS FOR ENGLISH - LEARNERS THROUGH STUDYING TABOO TOPICS OF AMERICANS Abstract Taboo language is the topic that should not be used in our communication with anyone we come into contact with. In the current situation, the communication behavior is gradually globalized, but the characteristics of the communication style in each country are still something to be concerned about. In today's international integration trend, Vietnamese people have more and more opportunities to communicate with foreigners, especially with Americans. To be able to communicate successfully, we need to avoid talking about taboo topics. In the scope of this article, we mention some sensitive topics we should avoid when communicating with Americans such as age, height and weight, sexual orientation, avoid blaming others to help English learners improve their awareness 131
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI of taboo topics in communicating with Americans, thereby achieving high efficiency in exchanges and business with the partners in general. Keywords taboo word, communication, culture 132
nguon tai.lieu . vn