Xem mẫu

  1. XUÂN KỶ HỢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LONG AN  NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP (*)  NGUYỄN THỊ DIỄM PHÚC (**) TÓM TẮT Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống Nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu vùng xa… còn chịu cảnh nghèo khó, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Theo kết quả điều tra cuối năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc là 8,23%, hộ cận nghèo là 5,41%. Sự phân hóa giàu nghèo vẫn còn diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Bài viết đánh giá hiệu quả của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại tỉnh Long An, khả năng quản lý vốn tín dụng ưu đãi đối với người nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Từ đó, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn cho vay và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng đối với người nghèo. Từ khóa: Tín dụng, người nghèo, quản lý vốn,... SUMMARY Poverty is a global social problem. In recent years, our economy has grown rapidly, the majority of people's life has been significantly increased. However, a small proportion of the population, especially people living in highland, remote areas ... are still poor and do not meet the minimum conditions of life. According to the results of the survey at the end of 2016, the rate of poor households nationwide was 8.23%, the near poor households was 5.41%. The gap between the rich and the poor is still strong, which is a social issue that needs attention. Because of that, the rapid and sustainable poverty reduction program is one of the most important solutions of our socio-economic development strategy. The article evaluates the effectiveness of the poor household preferential credit program in Long An province on the ability of the Bank for Social Policy and the socio-economic efficiency of the program to manage the preferential credit capital for the poor. Since then, solutions have been developed to improve the effectiveness of loan management and solutions to improve the socio-economic efficiency of credit programs for the poor. Key words: Credit, the poor, capital management 1. Đặt vấn đề Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều bao gồm các tiêu chí về nhu nhập (Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị); Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm 05 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Theo cách đánh giá này thì đến năm 2016: tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc là 8,23%, tỷ lệ hộ cận nghèo toàn quốc là 5,41%; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Long (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 105
  2. XUÂN KỶ HỢI An là 3,57%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,78%. (QĐ số 945/QĐ-LĐTBXH ngày 22/06/2017 của Bộ LĐTB&XH). Dù theo cách đánh giá nào đi chăng nữa thì bộ phận dân chúng nghèo khổ hiện nay ở Việt Nam vẫn còn lớn. Sự thật đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có xem xét nguyên nhân nghèo đói của các hộ gia đình thì mới có thể đưa ra biện pháp giúp đỡ hữu hiệu. Do đó, giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng của tỉnh đã đề ra, trong đó vấn đề hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần giảm nghèo một cách bền vững. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Long An ra đời và hoạt động từ năm 2003 đến nay đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hàng năm đã góp phần giúp cho hàng nghìn hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, qua đó ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa phương. Mục tiêu của bài viết là đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại tỉnh Long An trên hai phương diện. Thứ nhất, đánh giá hiệu quả quản lý vốn vay trong chương trình của NHCSXH qua các chỉ tiêu quy mô cho vay, cách thức quản lý nguồn vốn, mục đích sử dụng vốn của người vay, đối tượng vay vốn và khả năng thu hồi vốn. Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng đối với người nghèo thể hiện qua các chỉ tiêu như: số hộ nghèo được vay vốn, số hộ thoát nghèo… tác động của vốn vay đến các chính sách giải quyết việc làm giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từ thực trạng hiệu quả cho vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An, bài viết đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng chính sách cho hộ nghèo. 2. Hiệu quả quản lý vốn vay của chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An giai đoạn 2012-2016 Chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An có mạng lưới giao dịch rộng khắp, có trụ sở chính đóng tại thành phố Tân An, 14 phòng giao dịch tại các huyện, thị xã và 192 điểm giao dịch lưu động tại các xã, phường thị trấn trong toàn tỉnh. Bảng 1: Hiệu quả quản lý vốn vay của chương trình ưu đãi đối với người nghèo giai đoạn 2012-2016 Đơn vị Năm Tổng CHỈ TIÊU tính 2012 2013 2014 2015 2016 cộng 1- DSCV trong năm Tr.đồng 286.713 139.103 48.259 56.986 67.413 598.474 2- DSTN trong năm Tr.đồng 249.585 180.928 83.893 122.830 164.689 801.925 3- Dư nợ cuối năm Tr.đồng 466.435 424.436 388.092 321.749 223.919 223.919 Trđó: - Nợ quá hạn Tr.đồng 5.085 4.814 2.935 2.390 2.367 2.367 - Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,09 1,13 0,76 0,74 1,06 1,06 4- Số hộ dư nợ hộ 37.373 31.800 27.692 21.070 11.900 11.900 Dư nợ B.quân 1 hộ tr.đồng 12,48 13,35 14,01 15,27 18,82 18,82 5-Số lượt hộ vay vốn hộ 21.094 9.285 2.720 2.212 2.461 37.772 6- Số hộ thoát nghèo có hộ 3.450 5.573 4.108 6.622 9.170 28.923 vay vốn (luỹ kế) Nguồn: NH CSXH tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 106
  3. XUÂN KỶ HỢI Qua 5 năm NHCSXH tỉnh Long An đã cho vay 37.772 lượt hộ nghèo với tổng doanh số cho vay 598.474 tỷ đồng, bình quân 1 năm cho vay 7.554 hộ, số tiền 119.695 tỷ đồng, tổng doanh số thu nợ 801.925 tỷ đồng, bình quân 1 năm thu nợ với số tiền 160.385 tỷ đồng. Dư nợ cho vay hộ nghèo giảm từ 466.435 tỷ đồng năm 2012 còn 223.919 tỷ đồng năm 2016, bình quân mỗi năm giảm 48.503 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo ngày càng giảm qua các năm tương ứng với đối tượng hộ nghèo giảm, tuy nhiên dư nợ bình quân trên một hộ nghèo tăng từ 12,5 triệu đồng năm 2012 lên 18,8 triệu đồng năm 2016, điều đó chứng tỏ việc cho vay ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tế của các hộ nghèo, nguồn vốn phát huy hiệu quả giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo và càng khẳng định chính sách tín dụng triển khai tại NHCSXH là đúng đắn. Lũy kế số lượng khách hàng vay vốn: Qua 5 năm, NHCSXH chi nhánh tỉnh Long An đã cho vay 37.772 lượt khách hàng vay vốn, bình quân mỗi năm cho vay 7.554 lượt khách hàng, cùng với số hộ nghèo đang dư nợ (do vay trung, dài hạn) so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh qua các năm chứng tỏ chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của hộ nghèo. Giai đoạn 2012 đến năm 2015 (khi chưa điều tra theo chuẩn nghèo đa chiều) tỷ lệ hộ vay chương trình hộ nghèo trên số hộ nghèo được thông báo hàng năm từ 181,55% đến 197,32%, năm 2016 tỷ lệ này là 75,78%. Số liệu này phản ánh đúng thực tại chương trình tín dụng cho hộ nghèo trong từng giai đoạn. Giai đoạn năm 2012 đến năm 2015 Chính phủ chỉ ban hành một chương trình tín dụng duy nhất là chương trình cho vay hộ nghèo để hỗ trợ vốn cho người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững, từ đó việc hộ vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo vượt cao so với hộ nghèo thực tế ngoài nguyên nhân hộ đã được xét thoát nghèo nhưng còn dư nợ trung, dài hạn chưa tới hạn trả nợ, hộ nợ quá hạn, hộ bỏ đi làm ăn xa… Tuy nhiên, cùng với việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều Chính phủ đã có quyết định cho vay thêm 2 chương trình để giải quyết những khó khăn trên của người dân là cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo từ đó năm 2016 chương trình cho vay hộ nghèo đã phát huy hiệu quả đáp ứng kịp thời và chính xác đến đối tượng thụ hưởng. Dư nợ bình quân 1 hộ: Qua 5 năm NHCSXH tỉnh Long An đã có 129.835 lượt hộ nghèo dư nợ với tổng số tiền là 1.824.631 triệu đồng; bình quân 1 năm có 25.976 hộ dư nợ với số tiền là 364.926 triệu đồng, dư nợ bình quân trên hộ vay là 14,05 triệu đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương, đã kết hợp giữa nguồn vốn tín dụng và các chương trình đào tạo nghề nông thôn, khuyến nông, khuyến ngư nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng, chính sách vươn lên thoát nghèo bền vững. Giai đoạn năm 2012 đến năm 2015 đã có 28.923 lượt hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh hiệu quả trả hết nợ ngân hàng, qua đó đã giúp cho 18.024 lượt hộ thoát khỏi nghèo đói. Kết quả sau 5 năm thực hiện, tỉnh Long An đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 4,58% xuống còn 3,57%, mặc dù đã điều chỉnh theo chuẩn mới (chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều), cũng từ đó hàng năm Long An đều đạt và vượt chỉ tiêu so kế hoạch đề ra. Bảng 2: Tổng nợ quá hạn cho vay người nghèo của NHCSXH tỉnh Long An giai đoạn 2012-2016 Đơn vị Năm CHỈ TIÊU tính 2012 2013 2014 2015 2016 1- Dư nợ cuối năm Tr.đồng 466.435 424.436 388.092 321.749 223.919 2 - Nợ quá hạn Tr.đồng 5.085 4.814 2.935 2.390 2.367 3- Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,09% 1,13% 0,76% 0,74% 1,06% Nguồn: NHCSXH tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 107
  4. XUÂN KỶ HỢI Tổng nợ quá hạn cho vay người nghèo của NHCSXH tỉnh Long An đến năm 2016 là 2.367 tỷ đồng chiếm 1,06% tổng dư nợ chương trình này, nợ quá hạn giai đoạn 2012-2016 giao động từ 0,74% đến 1,13%: năm 2012 là: 5.085 tỷ đồng, 1,09% tổng dư nợ; năm 2013 là: 4.814 tỷ đồng, 1,13% tổng dư nợ; năm 2014 là: 2.935 tỷ đồng, 0,76% tổng dư nợ; năm 2015 là: 2.390 tỷ đồng, 0,74% tổng dư nợ; năm 2016 là: 2.367 tỷ đồng 1,06% tổng dư nợ. Nếu xét theo số tuyệt đối thì dư nợ quá hạn giảm dần qua các năm từ 5.085 tỷ đồng năm 2012 giảm còn 2.367 tỷ đồng năm 2016. Điều này cho thấy tín dụng chính sách đối với hộ nghèo ngày càng phát huy hiệu quả, hộ vay sử dụng vốn vay sản xuất hiệu quả trả vốn đúng hạn. Từ số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng chính sách tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An đã có rất nhiều cố gắng bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm của Đảng, Nhà nước; đã tham mưu tốt trong việc xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ sát với thực tiễn cơ sở, nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo, đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư. Nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người nghèo, giúp nhiều hộ có điều kiện để thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống; giảm tỷ lệ thất nghiệp, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của người dân; bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống cho người dân; hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở địa phương, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh vùng biên giới. Trong 5 năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho gần 38 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn; góp phần giúp hơn 28 ngàn hộ có vốn sản xuất kinh doanh hiệu quả trả hết nợ cho ngân hàng trong đó có trên 18 ngàn lượt hộ thoát nghèo theo chuẩn được công bố trong giai đoạn, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,58% năm 2012 xuống còn 3,57% năm 2016, ngoài ra nguồn vốn ngân hàng còn giúp hộ nghèo có điều kiện cho con đi học, hỗ trợ mua nền nhà trả chậm trên cụm tuyến dân cư và xây dựng nhà ở đồng thời cũng được đầu tư các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nhiều hộ còn được vay vốn đi xuất khẩu lao động. Để nguồn vốn đến được đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy được hiệu quả cao nhất, chính quyền địa phương, các tổ chức Chính trị xã hội (CTXH) nhận ủy thác và NHCSXH quan tâm phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, lồng ghép các nguồn vốn tín dụng chính sách với các chương trình, dự án tại địa phương như chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư và chuyển giao khoa học kỹ thuật… nhờ đó mà cuộc sống người nghèo được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nhiều mô hình chuyển đổi vật nuôi cây trồng, làm ăn hiệu quả đang được tiếp tục triển khai nhân rộng tại các địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống cho hộ nghèo nông thôn như: trồng Thanh long xông đèn trái vụ ở các xã thuộc huyện Châu Thành; nuôi tôm ở xã Tân Đông, Tân Lập và trồng rau ở xã Thuận Tây 2, Thuận Thành huyện Cần Giuộc; trồng khoai từ xã Bình Hòa Bắc, trồng hoa thiên lý xã Mỹ Thạnh Đông huyện Đức Huệ; chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo ở xã Hòa Khánh Nam huyện Đức Hòa; trồng khóm ở xã Tân Tây, xã Thuận Bình, trồng khoai mỡ ở xã Thạnh An, xã Thủy Đông huyện Thạnh Hóa; sản xuất gia công đồ mộc ở xã Bình Trinh Đông, thị trấn huyện Tân Trụ,... Phương thức cấp vốn tín dụng cho người nghèo với phương châm trực tiếp đến tận tay người nghèo thông qua ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và cho vay theo tổ nhóm cũng là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ TK&VV đứng ra để giúp cho người nghèo vay vốn, hoạt động giao dịch hàng tháng tại UBND cấp xã cũng đã góp phần rất lớn trong việc chuyển tải nguồn vốn kịp thời đến người thụ hưởng. Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình nghị, xét duyệt công khai từ tổ tiết kiệm vay vay vốn. Như vậy, công tác cho vay muốn thực hiện tốt thì ngay từ đầu phải thành lập được các tổ tại TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 108
  5. XUÂN KỶ HỢI cơ sở, đặc biệt là việc chọn, bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ. Tóm lại, thông qua những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định tín dụng chính sách đối với người nghèo là một trong những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, là giải pháp quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tín dụng chính sách đối với người nghèo góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, NHCSXH đã thực sự là một địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách. Sự đáp ứng kịp thời và phù hợp với thực tiễn của các chương trình tín dụng chính sách đã tạo được sự đồng thuận, tham gia của người nghèo, các đối tượng chính sách khác, sự vào cuộc của các ngành, các cấp và toàn xã hội cùng chung tay với hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH vì mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. 3. Các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình tín dụng đối với người nghèo Để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với người nghèo cần có những định hướng cụ thể và các giải pháp căn cơ, theo đó cần xác định mục tiêu hướng tới cho từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ đó tạo môi trường thuận lợi để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội tại cộng đồng và tự lực vượt qua ngưỡng nghèo, chống tái nghèo. Cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất, nâng cao mức sống của người nghèo, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo đồng thời gắn các mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội và chương trình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, tập trung giảm nghèo ở các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã biên giới, các xã vùng sâu, các đối tượng nghèo thuộc diện chính sách người có công, thực hiện tốt chính sách trợ cấp xã hội, tăng cường công tác phòng chống thiên tai, chủ động kịp thời cứu trợ đột xuất khi có thiên tai xảy ra… Qua đó cần định ra các giải pháp cụ thể về chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo, về công tác khuyến nông, hỗ trợ điều kiện sản xuất, phát triển ngành nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo; chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo; chính sách hỗ trợ về giáo dục; chính sách hỗ trợ về nhà ở; chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo; công tác đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo. Đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An cũng xác định các mục tiêu và giải pháp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà cũng như chiến lượt phát triển NHCSXH đến năm 2020… qua đó xác định phát triển chi nhánh NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế - hội của tỉnh Long An cũng như mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào kết quả phân tích ảnh hưởng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến giảm tỷ lệ nghèo tỉnh, cần thực hiện một số giải pháp về: Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở phát huy hiệu quả nguồn vốn theo đó quan tâm thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan về triển khai việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đặc biệt là tăng cường nguồn vốn cho vay; Phối hợp các tổ chức CTXH nhận ủy thác củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng; tiếp tục cải tiến hồ sơ thủ tục cho vay vốn; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An; Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ; Đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất; cuối cùng là tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho các hộ nghèo. Để triển khai đạt hiệu quả các định hướng và giải pháp nêu trên, ngoài sự nỗ lực của tập thể cán bộ chi nhánh NHCSXH tỉnh cần có sự quan tâm hỗ trợ, phối hợp kịp thời của các ngành, các cấp như: Đối với NHCSXH Việt Nam: Kịp thời tuyển dụng và bổ sung cán bộ nghiệp vụ cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An đủ số lượng theo biên chế được giao; tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho các tỉnh có điều kiện khó khăn không tự huy động vốn được từ ngân TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 109
  6. XUÂN KỶ HỢI sách địa phương và các tổ chức cá nhân; phối hợp tốt với các tổ chức CTXH trung ương nhận ủy thác để đồng bộ trong việc chỉ đạo cấp dưới thực hiện tốt các nội dung quy định trong văn bản, hợp đồng ủy thác giữa các bên. Đối với cấp ủy, UBND các cấp: triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW; Phải quán triệt tinh thần cho lãnh đạo, cán bộ viên chức, các cấp các ngành và toàn xã hội, xem tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững; Các cấp ủy đảng, chính quyền cần phải xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một nhiệm vụ quan trọng phải đưa vào các chương trình, chỉ tiêu thi đua và kế hoạch hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, địa phương, đơn vị; Tiếp tục xác định rằng, công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cấp, nhiều ngành; Chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo và củng cố, nâng cao vai trò của Ban giảm nghèo và các tổ chức CTXH nhận ủy thác, thành lập các Tổ TK&VV giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách; tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu… Đối với các tổ chức CTXH nhận ủy thác: đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của của các cấp các ngành và Nhân dân đối với công tác này nhằm đảm bảo công khai, dân chủ và thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; Phối hợp với các ngành kỹ thuật hướng dẫn, dạy nghề cho hộ nghèo và hướng dẫn cách làm ăn, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của hộ. 4. Kết luận Chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã đạt những thành công nhất định trong việc góp phần giảm nghèo tại tỉnh Long An. Vốn vay đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, cải thiện hoạt động kinh doanh của hộ nghèo, vốn vay đã đến được với hộ nghèo ở các huyện, thị xã đặc biệt là những nơi khó khăn, biên giới... Tuy nhiên trong quá trình cho vay đối với người nghèo thời gian qua nổi lên vấn đề về hiệu quả sử dụng đồng vốn một số nơi chưa cao, đặc biệt là việc gắn kết các dự án khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư còn hạn chế; ý thức tự lực vươn lên của người nghèo còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại vào chính sách một số nơi còn nặng nề; chất lượng tín dụng đối với người nghèo còn thấp so với các đối tượng khác. Bài viết đã đề ra các giải pháp đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An cũng như đưa ra các kiến nghị đối với cấp ủy Đảng, UBND các cấp, với NHCSXH Việt Nam và với các đoàn thể nhận ủy thác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay với hộ nghèo. Tài liệu tham khảo [1]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. [2]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. HCM. [3]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị Kinh doanh Ngân hàng II, NXB Kinh tế TP. HCM. [4]. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Giáo trình bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” [5]. Ths. Dương Quyết Thắng (2015), Tín dụng chính sách của NHCSXH với mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 110
  7. XUÂN KỶ HỢI [6]. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. [7]. Ngân hàng Thế giới (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”. Ngày nhận: 22/01/2018 Ngày duyệt đăng: 20/11/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 111
nguon tai.lieu . vn