Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG The Improvement of the business credit efficiency in Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Tien Giang branch 1 Phạm Anh Hào 1 Học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam haonguyenht85@gmail.com Tóm tắt — Tín dụng doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ tín dụng quan trọng, đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Thế nhưng trong những năm trở lại đây, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay chính thức, đặc biệt là vốn vay ngân hàng. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp dưới góc nhìn của ngân hàng và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này. Abstract — Business credit is one of the important credit services, bringing a large revenue to banks. However, in recent years, the performance of businesses in Tien Giang province have been facing some difficulties in accessing to official loans, especially bank loans. In this article, the author has analyzed the current activity of business credit from the perspective of the bank and proposed appropriate solutions to improve the efficiency of these credit activities. Từ khóa — Tín dụng doanh nghiệp, hoạt động tín dụng, business credit, credit activities. 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp (DN) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo thành xương sống trong hệ thống kinh tế xã hội của đất nước. Việc cho các DN vay vốn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng nhưng tồn tại nhiều rủi ro và với quy mô về vốn lớn khi phát sinh rủi ro, để lại tổn thất nặng nề cho ngân hàng nếu không thu hồi được vốn. Chính vì thế, giảm thiểu rủi ro cũng đồng nghĩa với việc Agribank chi nhánh Tiền Giang phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DN. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng DN tại Agribank chi nhánh Tiền Giang là một vấn đề cần thiết để phát triển kinh tế, giúp DN và Agribank chi nhánh Tiền Giang hội nhập nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. 2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh Tiền Giang Bảng 1. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu tại Agribank chi nhánh Tiền Giang Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tốc độ tăng giảm % 2016 2017 2018 2019 2016/ 2018/ 2019/ Chỉ tiêu 2015 2017 2018 1. Tổng nguồn vốn huy 9,210 10.803 13.697 16.271 +17,3 +26,8 +18,8 động 2. Tổng dư nợ 9.790 10.836 13.033 15.181 +10,7 +20,3 +16,5 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,64 0,71 0,52 0,41 -0,93 -0,19 -0,11 4. Lợi nhuận 406 454 464 537 +11,8 +2,2 +15,7 5. Thu dịch vụ 14 17 27 34 +21,4 +58,8 +25,9 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Tiền Giang Từ bảng 1, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh đều tăng trưởng khá tốt, đưa chi nhánh bốn năm liền hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được giao, giữ vững tốc độ tăng trưởng. Các chỉ tiêu kinh doanh có lãi, đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận hàng năm, đảm bảo chi 58
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 đủ lương, thưởng theo quy định, có ba năm dẫn đầu phong trào thi đua các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, bảng 1 cũng cho thấy thu nhập của chi nhánh chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu từ dịch vụ rất thấp. 2.1. Tình hình dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh, dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm. Hiện nay, ngân hàng quốc tế nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng đều dùng chỉ tiêu dư nợ để phản ánh quy mô tín dụng. Bảng 2. Dư nợ tín dụng tại Agribank chi nhánh Tiền Giang Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tốc độ tăng trưởng % 2016 2017 2018 2019 2015/ 2017/ 2019/ Chỉ tiêu 2014 2016 2018 1.Tổng dư nợ tín dụng 9.790 10.836 13.033 15.181 +10,7 +20,3 +16,5 2.Dư nợ tín dụng đối với DN 433 439 1.126 1.318 +1,39 +156,5 +17,1 - Dư nợ tín dụng trung và dài 25 30 62 82 +20 +107 +32 hạn đối với DN - Dư nợ tín dụng ngắn hạn đối 408 409 1.064 1.236 +0,25 +160 +16,2 với DN 3.Dư nợ DN/tổng dư nợ tín 4,42% 4,05% 8,6% 8,7% -0,37 +4,55 +0,1 dụng 4.Dư nợ trung dài hạn DN/ 5,77% 6,83% 5,51% 6,2% +1,06 -1,32% +0,69 Dư nợ tín dụng DN Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Agribank chi nhánh Tiền Giang Bảng 2 cho thấy tín dụng khách hàng DN của chi nhánh có sự biến động, cụ thể dư nợ năm 2017 đạt 439 tỷ đồng tăng 1,39% so với năm 2016. Đến năm 2018 dư nợ đã tăng lên 156,6% so với năm 2017, đạt 1.126 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ tín dụng DN so với tổng dư nợ tín dụng cũng có sự thay đổi năm 2016 là 4,42%, năm 2017 là 4,05%, năm 2018 là 8,6% và năm 2019 là 8,7%. Tỷ lệ này của chi nhánh ở mức độ thấp. Dù chiếm một tỷ lệ không lớn nhưng hoạt động tín dụng đối với DN tại chi nhánh cũng đã góp một phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng. 2.2. Tình hình cho vay – thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp Theo bảng 3, doanh số cho vay của năm 2019 tăng so với năm 2018 là 32,5%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 177%, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 13,04%. Bảng 3. Tình hình cho vay – thu nợ đối với các DN tại Agribank chi nhánh Tiền Giang Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tốc độ tăng trưởng % 2016 2017 2018 2019 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 1. Doanh số cho vay 230 260 720 954 +13,04 +177 +32,5 - Ngắn hạn 228 255 690 920 +11,85 +171 +33,3 - Trung và dài hạn 2 5 30 32 +150 +500 +6,7 2. Doanh số thu nợ 210 230 380 460 +9,52 +65,2 +21 - Ngắn hạn 219 227 376 454 +3,65 +65,6 +21 - Trung và dài hạn 1 3 4 6 +200 +33,33 +50 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Agribank chi nhánh Tiền Giang 59
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 Sự biến động không đồng đều này là do năm 2018 chi nhánh đã có sự điều chỉnh lớn trong hoạt động cho vay. Chi nhánh vẫn duy trì tốt mối quan hệ tín dụng với các DN đang vay vốn và tiến hành mở rộng cho vay đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, ổn định, có chiến lược kinh doanh tốt, có phương án kinh doanh hiệu quả và thực hiện đa dạng hoá danh mục cho vay. Chi nhánh ký hợp đồng tín dụng với nhiều khách hàng lớn thuộc các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực xây dựng cơ bản với các chính sách ưu đãi về lãi suất và các gói sản phẩm dịch vụ kèm theo, do đó tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt ở mức cao. 2.3. Nợ xấu của doanh nghiệp Tình hình nợ xấu tại chi nhánh trong những năm qua diễn biến theo chiều hướng tốt thể hiện: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2016 chiếm 1,64% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, năm 2017 là 0,71% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và giảm 0,93% so với 2016, năm 2018 tổng nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống 0,52% và đến năm 2019 tổng nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống còn 0,41% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Bảng 4. Tình hình nợ xấu với khách hàng DN tại Agribank chi nhánh Tiền Giang Đơn vị: tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 2019 Số Số Số Số % % % % tiền tiền tiền tiền Chỉ tiêu 1. Tổng nợ xấu DN 4 3,8 3,6 3,6 + Nợ nhóm 3 4 + Nợ nhóm 4 + Nợ nhóm 5 3,8 3,6 3,6 2. Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ tín 1,64 0,71 0,52 0,41 dụng 3. Nợ xấu DN/Tổng dư nợ tín 0,92 0,87 0,32 0,27 dụng DN Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Agribank chi nhánh Tiền Giang Theo bảng 4, nợ xấu của các DN năm 2016 là 4 tỷ đồng, chiếm 0,92% tổng nợ xấu các khách hàng DN của chi nhánh, trong đó nợ nhóm 3 là 4 tỷ đồng. Đến năm 2019, nợ xấu của DN là 3,6 tỷ đồng: Trong đó nợ nhóm 5 là 3,6 tỷ đồng chiếm 0,27% tổng nợ xấu các khách hàng DN. Tỷ lệ nợ xấu DN trên tổng dư nợ cho vay DN giảm cụ thể là: Năm 2016 là 0,92%, năm 2017 là 0,87%, năm 2016 là 0,32% và năm 2019 giảm xuống còn 0,27%. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm chứng tỏ chất lượng các khoản vay khá tốt và vì thế đã góp phần cho chi nhánh có chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang 3.1. Giải pháp đối với ngân hàng Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối: Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án vay vốn. Yêu cầu DN chứng minh cụ thể nguồn vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì DN sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của DN vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp: Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định trước khi quyết định cho vay là cần thiết nhằm nâng cao quy mô tín dụng và hiệu quả cho vay. Tách thẩm định và chức năng ra quyết định cho vay 60
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 để đảm bảo việc thẩm định được độc lập, khách quan. Theo cách tổ chức hiện nay, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định và ra quyết định cho vay, vừa theo dõi, quản lý khoản vay. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã quá hạn của các DN. Dừng quan hệ tín dụng, bằng mọi biện pháp thu hồi nợ đối với các DN bị lỗ, không có khả năng khắc phục hoặc có nợ quá hạn lớn, xử lý các tài sản đảm bảo chi nhánh đang nắm giữ. Kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với những công trình không xác định được nguồn thanh toán cụ thể. Thực hiện tốt phân loại khách hàng và chính sách khách hàng đối với doanh nghiệp: DN giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói riêng và các chủ thể hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nói chung. Bất cứ hoạt động nào của ngân hàng cũng phải trên cơ sở nhu cầu của DN và phải thoả mãn tốt nhất, đầy đủ nhất nhu cầu của DN. Do đó, để có thể xây dựng một chính sách khách hàng hiệu quả thì ngân hàng phải có sự đánh giá và phân loại DN. Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ tín dụng đáp ứng yêu cầu: Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Cần đẩy mạnh kiểm soát nội bộ với mục tiêu xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn bất ổn và thiếu sót trong tất cả hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. 3.2. Giải pháp đối với khách hàng Yêu cầu báo cáo tài chính của các DN phải được kiểm toán và phải có chế tài để đảm bảo tính minh bạch về thông tin tài chính: Nhằm tránh tình trạng các DN có nhiều báo cáo tài chính khác nhau trong một niên độ kế toán, chi nhánh nên yêu cầu các DN khi vay vốn cần cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay đã được cơ quan thuế chấp nhận. Ngoài ra, để số liệu trên báo cáo tài chính trung thực cần có biện pháp chế tài đối với DN cố ý gian lận, khai báo không đúng sự thật. Nâng cao năng lực tài chính của DN: Năng lực tài chính của DN là khả năng đảm bảo và đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của DN. Để nâng cao năng lực tài chính, DN cần xây dựng cơ cấu huy động vốn, phân bổ nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả. Gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách tăng vốn góp, tăng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại, gia tăng nguồn vốn huy động từ thị trường vốn như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, huy động vốn từ trung gian tài chính. Nâng cao trình độ quản lý của DN: Đây là một yêu cầu cần thiết mà chủ DN, người quản lý DN phải nhận thức được tầm quan trọng của nó hiện nay. Điều này đòi hỏi giám đốc DN không ngừng nâng cao trình độ bằng cách thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức, đầu tư ứng dụng phương pháp quản lý hiện đại, tiên tiến để tổ chức, quản lý DN kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh việc tuyển dụng, bố trí nhân sự đúng người đúng việc để phát huy, khai thác mọi tiềm năng, chủ DN cần phải tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân sự sẵn có, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Tư vấn cho khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng: Để hạn chế rủi ro tín dụng do khách hàng gây ra, ngân hàng cần phải tư vấn cho DN trong việc cấp tín dụng dựa trên phương án, dự án vay vốn có hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và tài sản đảm bảo của khoản vay. Phân tích tình hình tài chính của DN, về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra trong đó tập trung phân tích cơ hội và thách thức để khách hàng hiểu rõ hơn về phương án, dự án định đầu tư và những rủi ro có thể xảy ra. 61
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 Ngoài ra, nhằm phòng ngừa, hạn chế và bù đắp những tổn thất do rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm hoặc áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho tài sản, hàng hóa, máy móc thiết bị,… nhất là khi tài sản đó được DN dùng để bảo đảm cho khoản vay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế TPHCM. [2] Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình Quản trị ngân hàng. NXB Kinh tế TPHCM. [3] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [4] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014). Thông tư số 09/2014/TT-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. [5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang (2019). Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2019. [7] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2019). Quyết định 1225/QĐ-NHNo- TD của Tổng Giám đốc về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. Ngày nhận: 06/08/2020 Ngày duyệt đăng: 01/04/2021 62
nguon tai.lieu . vn