Xem mẫu

  1. XUÂN KỶ HỢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN  TRẦN THẾ TOÀN (*) TÓM TẮT Tín dụng doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ tín dụng quan trọng, đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Thế nhưng trong những năm trở lại đây, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An gặp một số khó khăn nhất là khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay chính thức, đặc biệt là vốn vay ngân hàng. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp dưới góc nhìn của ngân hàng và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này. Từ khóa: Tín dụng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, … SUMMARY Business credit is one of the important credit services, bringing a large revenue to banks. However, in recent years, the situation of enterprises in Long An province has some difficulties, especially difficulties in accessing official loans, especially bank loans. In this article, the author will analyze the current state of corporate credit operation from the perspective of the bank and propose appropriate solutions to improve the efficiency of this credit operation. Key words: Corporate credit, commercial banks 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp (DN) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo thành hệ thống xương sống đối với hệ thống kinh tế xã hội của đất nước. Việc cho các DN vay vốn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng nhưng lại tồn tại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng và với quy mô về vốn lớn khi phát sinh rủi ro vay sẽ để lại tổn thất nặng nề cho ngân hàng nếu không thu hồi được vốn. Chính vì thế, để giảm thiểu rủi ro thì cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Long An phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DN. Như vậy, phân tích thực trạng tín dụng DN, xem xét về những thành công đồng thời phải nhìn nhận những hạn chế, từ đó nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và hoàn thiện hơn quy trình tín dụng DN là việc làm cần thiết giúp Agribank chi nhánh Long An hoàn thành tốt kế hoạch chung của ngân hàng. 2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh Long An Bảng 1: Chỉ tiêu kinh doanh tại Agribank chi nhánh Long An ĐVT: tỷ đồng, % Năm Tốc độ tăng giảm % 2014 2015 2016 2017 2015/ 2016/2 2017/2 Chỉ tiêu 2014 015 016 1. Tổng nguồn vốn huy 9,210 10.803 13.697 16.271 +17,3 +26,8 +18,8 động 2. Tổng dư nợ 9.790 10.836 13.033 15.181 +10,7 +20,3 +16,5 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,64 0,71 0,52 0,41 -0,93 -0,19 -0,11 4. Lợi nhuận 406 454 464 537 +11,8 +2,2 +15,7 (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 89
  2. XUÂN KỶ HỢI 5. Thu dịch vụ 14 17 27 34 +21,4 +58,8 +25,9 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Long An Từ bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh đều tăng trưởng khá tốt, đưa chi nhánh bốn năm liền hoàn thành và hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được giao, giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định các chỉ tiêu kinh doanh, kinh doanh có lãi, đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận hàng năm, đảm bảo chi đủ lương, thưởng theo quy định, trong đó có ba năm dẫn đầu phong trào thi đua của các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, cũng từ bảng trên cho thấy thu nhập của chi nhánh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, thu từ dịch vụ rất thấp. 2.1. Tình hình dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm. Hiện nay các ngân hàng quốc tế nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng đều dùng chỉ tiêu dư nợ để phản ánh quy mô tín dụng. Bảng 2: Dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm Tốc độ tăng trưởng % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2015/ 2016/ 2017/ 2014 2015 2016 1.Tổng dư nợ tín dụng 9.790 10.836 13.033 15.181 +10,7 +20,3 +16,5 2.Dư nợ tín dụng đối với DN 433 439 1.126 1.318 +1,39 +156,5 +17,1 - Dư nợ tín dụng trung và 25 30 62 82 +20 +107 +32 dài hạn đối với DN - Dư nợ tín dụng ngắn hạn 408 409 1.064 1.236 +0,25 +160 +16,2 đối với DN 3.Dư nợ DN/ tổng dư nợ tín 4,42% 4,05% 8,6% 8,7% -0,37 +4,55 +0,1 dụng 4.Dư nợ trung dài hạn 5,77% 6,83% 5,51% 6,2% +1,06 -1,32% +0,69 DN/Dư nợ tín dụng DN Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Agribank chi nhánh Long An Qua bảng trên ta thấy tín dụng khách hàng DN của chi nhánh có sự biến động qua các năm cụ thể: dư nợ năm 2015 đạt 439 tỷ đồng tăng 1,39% so với năm 2014. Đến năm 2016 dư nợ đã tăng lên 156,6% so với năm 2015, đạt 1.126 tỷ đồng. Năm 2017 dư nợ là 1.318 tỷ đồng tăng so với năm 2016 là 192 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ tín dụng DN so với tổng dư nợ tín dụng cũng có sự thay đổi: Năm 2014 là 4,42%, năm 2015 là 4,05%, năm 2016 là 8,6%, năm 2017 là 8,7%. Tỷ lệ này của ngân hàng ở mức độ thấp. Dù chiếm một tỷ lệ không lớn nhưng hoạt động tín dụng đối với DN tại chi nhánh cũng đã góp một phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng. 2.2 Tình hình cho vay – thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp Bảng 3: Tình hình cho vay – thu nợ đối với các DN tại Agribank chi nhánh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 90
  3. XUÂN KỶ HỢI Đơn vị tính : Tỷ đồng, % Năm Tốc độ tăng trưởng % 2014 2015 2016 2017 2015/ 2016/ 2017/ Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1. Doanh số cho vay 230 260 720 954 +13,04 +177 +32,5 - Ngắn hạn 228 255 690 920 +11,85 +171 +33,3 - Trung và dài hạn 2 5 30 32 +150 +500 +6,7 2. Doanh số thu nợ 210 230 380 460 +9,52 +65,2 +21 - Ngắn hạn 219 227 376 454 +3,65 +65,6 +21 - Trung và dài hạn 1 3 4 6 +200 +33,33 +50 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Agribank chi nhánh Long An Từ bảng trên có thể nhận thấy doanh số cho vay của năm 2017 tăng so với năm 2016 là 32,5%, năm 2016 tăng so với năm 2015 là 177%, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 13,04%. Sự biến động không đồng đều này là do năm 2016 chi nhánh đã có một sự điều chỉnh lớn trong hoạt động cho vay. Chi nhánh vẫn duy trì tốt mối quan hệ tín dụng với các DN đang quan hệ và tiến hành mở rộng cho vay đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, ổn định, có chiến lược kinh doanh tốt, có phương án kinh doanh hiệu quả và thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay, ký hợp đồng tín dụng với nhiều khách hàng lớn thuộc các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực xây dựng cơ bản, với các chính sách ưu đãi về lãi suất và các gói sản phẩm dịch vụ kèm theo, do đó tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt ở mức cao. 2.3 Nợ xấu của doanh nghiệp Tình hình nợ xấu tại chi nhánh trong những năm qua diễn biến theo chiều hướng tốt thể hiện: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2014 chiếm 1,64% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, năm 2015 là 0,71% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và giảm 0,93% so với 2014, năm 2016 tổng nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống 0,52% và đến năm 2017 tổng nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống còn 0,41% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Bảng 4: Tình hình nợ xấu với khách hàng DN tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2014-2017 Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm 2014 2015 2016 2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Chỉ tiêu 1. Tổng nợ xấu DN 4 3,8 3,6 3,6 + Nợ nhóm 3 4 + Nợ nhóm 4 + Nợ nhóm 5 3,8 3,6 3,6 2. Tổng Nợ xấu/Tổng dư nợ 1,64 0,71 0,52 0,41 tín dụng 3. Nợ xấu DN/Tổng dư nợ 0,92 0,87 0,32 0,27 tín dụng DN Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Agribank chi nhánh Long An Nợ xấu của các DN năm 2014 là 4 tỷ đồng, chiếm 0,92%/tổng nợ xấu các khách hàng DN của chi nhánh: Trong đó nợ nhóm 3 là 4 tỷ đồng. Đến năm 2017, nợ xấu của DN là 3,6 tỷ đồng: Trong đó TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 91
  4. XUÂN KỶ HỢI nợ nhóm 5 là 3,6 tỷ đồng chiếm 0,27% Tổng nợ xấu các khách hàng DN của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu DN /tổng dư nợ cho vay DN giảm qua các năm, cụ thể là: Năm 2014 là 0,92%, năm 2015 là 0,87%, năm 2016 là 0,32% và đến năm 2017 giảm xuống còn 0,27%. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm chứng tỏ chất lượng các khoản vay khá tốt và vì thế đã góp phần cho chi nhánh có chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn. 2.4 Lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp Lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với bất kỳ khách hàng nào. Hiệu quả cho vay đối với DN không thể nói là cao nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp. Bảng 5: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm 2014 2015 2016 2017 Số Số Số Số % % % % Chỉ tiêu tiền tiền tiền tiền 1. Tổng lợi nhuận của ngân hàng 406 100 454 100 464 100 537 100 2. Lợi nhuận từ tín dụng DN 39 9,6 44 9,7 48 10,3 62 11,5 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Agribank chi nhánh Long An Lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng đối với các DN là tương đối, cụ thể như sau: Năm 2014 lợi nhuận đạt 39 tỷ đồng chiếm 9,6% Tổng lợi nhuận của ngân hàng; Năm 2015 đạt 44 tỷ đồng chiếm 9,7% Tổng lợi nhuận; Và đến năm 2016 lợi nhuận từ cho vay DN là 61 tỷ đồng chiếm 13,1% Tổng lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2017 đạt 87 tỷ đồng chiếm 16,2% Tổng lợi nhuận. Nhìn chung hiệu quả cho vay đối với các DN của chi nhánh còn chưa cao do trong hoạt động cho vay các DN vẫn phát sinh các khoản nợ xấu; và chính các khoản nợ xấu này đã làm giảm đáng kể lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay này. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay DN /Dư nợ tín dụng DN chỉ ở khoảng 10%. Tỷ lệ này tương đối thấp chứng tỏ khả năng sinh lời của các khoản tín dụng từ DN là thấp, vì thế hiệu quả cho vay của ngân hàng là chưa cao hay nói cách khác hoạt động tín dụng đối với các DN của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Long An 3.1 Giải pháp đối với Ngân hàng Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án/dự án vay vốn. Yêu cầu khách hàng chứng minh cụ thể nguồn vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án/dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì khách hàng sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với mục đích vay vốn của khách hàng, đánh giá được các phương diện: Rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh,…và nên được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: Khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 92
  5. XUÂN KỶ HỢI Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định trước khi quyết định cho vay là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao quy mô tín dụng đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay. Tách chức năng thẩm định và chức năng ra quyết định cho vay để đảm bảo việc thẩm định được độc lập, khách quan. Theo cách tổ chức hiện nay, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định, vừa là người ra quyết định cho vay, vừa là người theo dõi, quản lý khoản vay. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định và có thể dẫn tới việc ra quyết định cho vay không chính xác, bỏ qua các dự án, phương án hiệu quả, đầu tư vào các dự án, phương án kém hiệu quả hơn. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã quá hạn của các DN là khách hàng của chi nhánh. Dừng quan hệ tín dụng, bằng mọi biện pháp thu hồi nợ đối với các DN bị lỗ, không có khả năng khắc phục hoặc có nợ quá hạn lớn, xử lý các tài sản đảm bảo chi nhánh đang nắm giữ. Kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với những công trình không còn vật tư hàng hoá đảm bảo và không xác định được nguồn thanh toán cụ thể. Tăng cường quản lý vốn đã cho vay đối với các DN, cử cán bộ có năng lực bám sát mọi hoạt động và nguồn thu của đơn vị, bảo đảm thu hồi ngay sau khi công trình có nguồn vốn, không để tình trạng các DN sử dụng vốn vay ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh. Thực hiện tốt phân loại khách hàng và chính sách khách hàng đối với doanh nghiệp Khách hàng là người giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói riêng và các chủ thể hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nói chung. Bất cứ hoạt động nào của ngân hàng cũng phải trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và phải thoả mãn tốt nhất, đầy đủ nhất những nhu cầu mong muốn của khách hàng. Do đó, để có thể xây dựng một chính sách khách hàng hiệu quả thì ngân hàng phải có sự đánh giá và phân loại khách hàng. Trên cơ sở phân loại khách hàng DN, ngân hàng sẽ có khả năng thực hiện tốt chính sách phục vụ chăm sóc khách hàng cũng như chiến lược phát triển khách hàng nhằm thu hút được những khách hàng kinh doanh có hiệu quả. Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ tín dụng Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả cho vay của ngân hàng: + Thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên môn để phổ biến chế độ, thể lệ… của các ngành liên quan, của ngân hàng. + Tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ đi học sau đại học, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, nghiên cứu thêm về các lĩnh vực: pháp luật, ngoại ngữ, marketing ,… + Những cán bộ được giao làm nghiệp vụ phải là những người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, có trách nhiệm và tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng. + Cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn, có kiến thức về pháp luật, nhạy bén với thị trường. + Riêng đối với cán bộ quản lý DN phải là người năng động, có khả năng giám sát các phương án, dự án vay vốn tại ngân hàng, phải nắm chắc được đặc điểm, tính chất của từng lĩnh vực. + Cần kiên quyết loại bỏ những cán bộ yếu kém về tư cách đạo đức, thiếu trung thực. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 93
  6. XUÂN KỶ HỢI Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ Cần đẩy mạnh kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong tất cả hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Để thực hiện được mục tiêu trên, chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau: + Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh phải thật sự được chú trọng, được thực hiện thường xuyên, là công cụ đắc lực để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý những rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. + Cán bộ ở bộ phận này phải là người có năng lực, kinh nghiệm, phải được thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, có quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. + Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra kiểm soát, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra, quá trình kiểm tra thực hiện theo định kỳ hoặc không định kỳ. + Những sai phạm qua kiểm tra phải được xử lý, khắc phục đến nơi đến chốn, phải được rút kinh nghiệm nghiêm túc và tuyệt đối không được tái phạm, cán bộ vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của ngành và pháp luật. 3.2 Giải pháp đối với khách hàng Yêu cầu báo cáo tài chính của các DN phải được kiểm toán và phải có chế tài để đảm bảo tính minh bạch về thông tin tài chính Nhằm tránh tình trạng các DN có nhiều báo cáo tài chính khác nhau trong một niên độ kế toán, ngân hàng nên yêu cầu các DN khi vay vốn cần cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay đã được cơ quan thuế chấp nhận. Ngoài ra, để số liệu trên báo cáo tài chính trung thực cần có biện pháp chế tài đối với DN cố ý gian lận, khai báo không đúng sự thật. Nâng cao năng lực tài chính của DN Năng lực tài chính của DN là khả năng đảm bảo và đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của DN. Để nâng cao năng lực tài chính, DN cần xây dựng cơ cấu huy động vốn, phân bổ nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả; gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách tăng vốn góp, tăng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại; gia tăng nguồn vốn huy động từ thị trường vốn như phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu, huy động vốn từ trung gian tài chính (NHTM, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,…). Nâng cao trình độ quản lý của DN Đây là một yêu cầu cần thiết mà chủ DN, người quản lý DN phải nhận thức được tầm quan trọng của nó hiện nay. Điều này đòi hỏi giám đốc DN không ngừng nâng cao trình độ của mình bằng cách thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức, đầu tư ứng dụng những phương pháp quản lý hiện đại, tiên tiến để tổ chức, quản lý DN kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh việc tuyển dụng, bố trí nhân sự đúng người đúng việc để phát huy, khai thác mọi tiềm năng, chủ DN cần phải tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân sự sẵn có, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 94
  7. XUÂN KỶ HỢI Tư vấn cho khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng Để hạn chế rủi ro tín dụng do khách hàng gây ra, ngân hàng cần phải tư vấn cho khách hàng trong việc cấp tín dụng dựa trên phương án/dự án vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, tài sản đảm bảo của khoản vay; cùng với khách hàng phân tích tình hình tài chính của khách hàng, phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra trong đó tập trung phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để khách hàng hiểu rõ hơn về phương án/dự án định đầu tư và những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, nhằm phòng ngừa, hạn chế và bù đắp những tổn thất do rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng nên tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm, hoặc áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho tài sản, hàng hóa, máy móc thiết bị… nhất là khi tài sản đó được dùng làm bảo đảm tiền vay. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận Trong những năm qua hệ thống ngân hàng không ngừng lớn mạnh và ngày càng thể hiện rõ vai trò trụ cột trong nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. Đó là vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Agribank đã gặt hái được những thành công nhất định, dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm với cơ cấu nguồn ngày càng phù hợp hơn đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chi nhánh cũng vấp phải những khó khăn về chất lượng tín dụng như để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu. Trong những năm tới chi nhánh cần cố gắng hết mình trong công cuộc triển khai hoạt động kinh doanh và tìm mọi biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh để có thể hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn tác động tích cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên việc tổ chức và thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng không phải là một việc làm đơn giản và có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Vì nó liên quan đến nhiều mặt trong hoạt động của ngân hàng. Để thành công không những cần có sự cố gắng, nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh mà cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên cũng như các ngành hữu quan. 4.2 Kiến nghị Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý: Với quy trình tín dụng hiện nay của Agribank, cán bộ tín dụng là người trực tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực đầy đủ của hồ sơ xin vay, các điều kiện vay vốn. Thẩm định kiểm tra đối tượng vay, theo dõi việc sử dụng vay vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ. Như vậy tình trạng bỏ bớt khâu công việc và làm qua loa, đại khái là điều khó tránh khỏi. Hậu quả phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng giảm sút. Tăng cường các mối quan hệ với chính quyền địa phương, với quần chúng nhân dân, luôn sát cánh với người dân khi gặp thiên tai, dịch bệnh,… để nắm bắt rõ những khó khăn của người dân và cùng nhau tìm cách tháo gỡ những khó khăn đó để chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Tạo mối quan hệ với doanh nghiệp vừa và nhỏ để quảng bá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tạo ra thị trường mới cho ngân hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 95
  8. XUÂN KỶ HỢI Nâng cao hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tài liệu tham khảo [1]. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM. [2]. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị ngân hàng, NXB Kinh tế TP.HCM. [3]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001: Về việc ban hành qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. [4]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 127/2005/QĐ – NHNN, ngày 03/02/2005: Về việc sửa đổi và bổ sung qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. [5]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [6]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, ngày 18/03/2014, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. [7]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016, có hiệu lực ngày 15/03/2017: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng Long An các năm 2014 - 2017. [9]. Ngân hàng Nông nghiệp, Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN, ngày 22/01/2014, ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. [10]. Ngân hàng Nông nghiệp, Quyết định 766/QĐ-NHNo-KHDN, ngày 01/08/2014 ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. [11]. Ngân hàng Nông nghiệp, Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD, ngày 15/03/2017, ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. [12]. Ngân hàng Nông nghiệp, (2014,2015,2016,2017) “Tạp chí Ngân hàng nông nghiệp“, Hà Nội. [13]. Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Long An, (2014,2015,2016,2017), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh. [14]. Quốc hội, Luật số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức Tín dụng ngày 16//06/2010. [15]. Quốc hội, Luật số 68/2014/QH13, Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014. [16]. Trang thông tin điện tử của Ngân hàng nông nghiệp Website: http://Agribank.com.vn. Ngày nhận:11/7/2018 Ngày duyệt đăng: 07/01/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 96
nguon tai.lieu . vn