Xem mẫu

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY SV: Dƣơng Quý Nhân Hoàng Lớp: ĐHGDCT11 GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú Tóm tắt: Từ lý luận chung về quản lý nhà nước đối với tôn giáo, trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở thành phố Cao Lãnh thời gian qua. Bài viết bước đầu đề xuất một số giải pháp như là một gợi mở cho thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo hiện nay, qua đó, góp phần ổn định an ninh, chính trị, đại đoàn kết toàn dân,..hướng tới xây dựng thành phố Cao Lãnh văn minh, hiện đại trong tương lai. Từ khóa: tôn giáo ở Tp. Cao Lãnh. 1. Đặt vấn đề Thành phố Cao Lãnh là đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp, cùng với SaĐéc là 2 trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng của tỉnh. Dân số thành phố Cao Lãnh trên 163 nghìn ngƣời, trong đó đồng bào có đạo khoảng 23.770 ngƣời (Phật giáo khoảng 8.200; Công giáo khoảng 2.100; Tin lành khoảng 1.900; Phật Giáo Hòa Hảo khoảng 5.000; Cao Đài khoảng 6.200; Nam tông Minh sƣ đạo khoảng trên 30) [1; tr.1]. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển, số lƣợng ngƣời theo các tôn giáo tăng – với tôn giáo ở thành phố Cao Lãnh đạt đƣợc nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhƣ: công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết những thủ tục hành chính tôn giáo còn bất cập; ở một số xã, phƣờng chức năng quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo còn thiếu đồng bộ và chƣa linh hoạt... Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu cũng nhƣ đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với 192
  2. tôn giáo trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội mang tính nhà nƣớc nhằm tổ chức và điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời, đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: là dạng quản lý xã hội của Nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc (quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời. Nghĩa hẹp: Là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nƣớc với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp. Quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là một dạng điều chỉnh quá trình hoạt động tôn giáo bằng quyền lực nhà nƣớc và cũng đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực Nhà nƣớc để tác động, điều chỉnh, hƣớng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật. Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở cả hai nghĩa rộng và hẹp, đều tập trung vào việc quản lý các hoạt động của các tổ chức tôn giáo và đồng bào giáo dân. Mục tiêu tổng quát trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của tôn giáo là góp phần tích cực vào xây dựng những giá trị văn hóa và chuẩn mực xã hội tốt đẹp, tạo nên những quan hệ lành mạnh giữa con ngƣời với con ngƣời. Trong đó, bảo đảm nhu cầu tín ngƣỡng thuần túy của quần chúng nhân dân và mọi chủ trƣơng chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc thực hiện nghiêm minh; đồng thời, phát huy nhân lực, phát triển văn hóa, khắc phục các tệ nạn xã hội và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội; Hình thành lối sống mới, xây dựng giá trị mới phù hợp với bản sắc dân tộc 193
  3. và yêu cầu của thời đại; Ngăn ngừa sự lạm dụng tín ngƣỡng, tôn giáo đi ngƣợc lại với lợi ích dân tộc và phát triển xã hội nói chung. Nội dung chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo thể hiện trên các lĩnh vực: Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Quy định tổ chức phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo; Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo. Cụ thể, quản lý về tổ chức tôn giáo: Đăng ký, công nhận, thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo; Thành lập, giải thể, đào tạo, mở lớp bồi dƣỡng những ngƣời chuyên hoạt động tôn giáo; Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo. Về quản lý những hoạt động tôn giáo bao gồm: Đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; Đăng ký ngƣời vào tu; Tổ chức hội nghị, đại hội của các tổ chức tôn giáo; Quản lý đất đai, cơ sở thờ tự và việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình kiến trúc tôn giáo; Xét duyệt các hoạt động từ thiện, xã hội. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Đồng Tháp nói chung và ở thành phố Cao Lãnh nói riêng phát huy vai trò quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo, nhờ đó đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cụ thể : Thứ nhất, công tác tham mưu, đề xuất và chỉ đạo thực hiện: Phòng Nội vụ thành phố Cao Lãnh đã tham mƣu, đề xuất cho Ban Tôn giáo tỉnh để từ đó làm cơ sở để đề xuất với Ủy ban Nhân dân tỉnh giải quyết và chủ trƣơng giải quyết các hồ sơ của tổ chức, cá nhân tôn giáo yêu cầu ở các lĩnh vực xây dựng, sửa chữa; đăng kí phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển nơi hoạt động của các chức sắc, nhà tu hành; mở các lớp học tập, bồi dƣỡng giáo lý; tổ chức đại hội, lễ hội, trọng hội và các lễ khác ngoài chƣơng trình đăng kí hằng 194
  4. năm; tiếp nhận, khôi phục, hợp thức hóa đất đai, cơ sở thờ tự có nguồn gốc tôn giáo...Kết quả tham mƣu, đề xuất đảm bảo đúng chí Thứ hai, công tác bồi dưỡng, đào tạo, cán bộ làm công tác tôn giáo: Thành phố Cao Lãnh rất quan tâm tới công tác đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác tôn giáo ở các xã, phƣờng. Trong những năm qua, thành phố đã mở nhiều lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ tôn giáo cho các cán bộ làm công tác tôn giáo. Năm 2014, Ủy ban Nhân dân thành phố Cao Lãnh đã cử một số cán bộ tham gia 02 lớp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tôn giáo do Ban tôn giáo tỉnh phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Trƣờng Chính trị tổ chức học tập Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo và các chuyên đề Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài. Thứ ba, công tác thông tin, tuyên truyền: Các cấp chính chính quyền đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo, thƣờng xuyên thông tin, giải thích về những âm mƣu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Hằng năm, các cấp ủy, chính quyền duy trì công tác gặp gỡ, tiếp xúc với đại diện chức sắc tôn giáo qua đó kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các tôn giáo, tình hình đời sống, tinh thần của quần chúng tín đồ tôn giáo, đồng thời động viên các tôn giáo đồng hành cùng với Đảng, chính quyền chung tay xây dựng và phát triển thành phố ngày càng “năng động, văn minh, an toàn”. Thứ tư, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố: Phòng Nội vụ thành phố đã quản lý rất tốt vấn đề xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự; giải quyết tốt các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến tôn giáo cũng nhƣ vấn đề phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử. Bên cạnh đó, Uỷ ban Nhân dân thành phố Cao Lãnh cũng đã tích cực, chủ động xem xét, giải quyết có hiệu quả một số đề nghị trong hoạt động thƣờng niên của các tổ chức tôn giáo đồng thời cử cán bộ chuyên trách về tôn giáo tham dự các hoạt động thƣờng niên nhƣ lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ cúng rằm của Phật giáo; lễ Giáng sinh, Phục sinh của Công giáo và Tin Lành; lễ Đức Chí tôn, ngày khai đạo, Hội yến Diêu trì cung của Cao Đài; ngày khai đạo, ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo. 195
  5. Thành phố đã chủ động đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời việc lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát hiện và giải quyết 12 nhóm tuyên truyền đạo trái phép , trong đó những vụ việc đáng chú ý nhất là: 03 nhóm Tin lành ly khai, 01 nhóm Tin lành trƣởng lão, 6 n Thanh Hải Vô Thƣợng Sƣ. Về mê tín, dị đoan phát hiện mời làm việc, xử lý 18 vụ, gồm 18 đối tƣợng có hành vi hành nghề trái phép trị bệnh có tính chất mê tín dị đoan; một vụ, 02 đƣơng sự lạ đến Thƣ viện Đồng Tháp tặng 300 quyển Kinh phật, xuất bản ở nƣớc ngoài về Việt Nam và một vụ ở phƣờng 6 về hành vi tàng trữ, sao chép, phát tán trái phép 279 đĩa VCD và CD có nội dung cấm lƣu hành [5; tr.3-4]. Bên cạnh đó, Phòng Nội vụ thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo tiến hành các hoạt động từ thiện xã hội nhƣ: tổ chức cấp phát quà cho bà con nghèo, hỗ trợ các bếp ăn từ thiện, xây dựng và sửa chữa cầu, cống. Vận động đồng bào các tôn giáo sống trong các khu dân cƣ thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ những hủ tục lạc hậu. Thứ năm, công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể quần chúng: Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành kế hoạch số 153/KH- UBND về quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo giai đoạn 2013 - 2015; Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 13/08/2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc ban hành các quy chế phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Trong năm 2013, phòng Nội vụ, Công an, Mặt trận Tổ quốc thành phố phối hợp điều tra, khảo sát, tham mƣu cho Ủy ban Nhân dân thành phố giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề tôn giáo phức tạp nhƣ truyền đạo trái phép, gây mất trật tự ở địa phƣơng. Song song đó, Ban tôn giáo thành phố Cao Lãnh cũng đã phối hợp tổ chức báo tình hình thời sự, chính sách tôn giáo, báo cáo chuyên đề về tôn giáo ở hầu hết các xã, phƣờng trong thành phố. Trong năm 2013 – 2014, Mặt trận Tổ quốc thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc thành phố Cao Lãnh với các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu các chức sắc tôn giáo (có ký kết của đại diện chức sắc 5 tôn giáo trên địa bàn). Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thời gian qua cũng còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể: 196
  6. Một là, Bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo chưa vững về chuyên môn, thiếu về số lượng: Số lƣợng cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp còn quá mỏng, không đủ sức đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Mỗi xã, phƣờng thƣờng chỉ bố trí một cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tôn giáo. Mặt khác, cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở thƣờng xuyên thay đổi hoặc phải làm công việc kiêm nhiệm nên chƣa am hiểu sâu về lĩnh vực tôn giáo, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng hiệu quả công tác; vấn đề bảo mật thông tin chƣa đƣợc tin cậy sau các kỳ họp, có những vấn đề còn chồng lấn trách nhiệm. Hai là, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo vẫn tồn tại một số bất cập: Công tác nắm bắt tình hình, hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo chƣa đƣợc tiến hành chủ động, nhiều vụ việc đã xảy ra rồi mới can thiệp, giải quyết. Công tác thống kê, nắm bắt số lƣợng tín đồ, chức sắc, chức việc, cơ sở vật chất và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn ở một số cơ sở chƣa thật kịp thời, đầy đủ, nên khi phản ảnh số liệu giữa các cơ quan chƣa có sự thống nhất và chính xác. Mặt khác, trên địa bàn thành phố vẫn còn một số tổ chức chính quyền, các đoàn thể, và một bộ phận cán bộ, đảng viên chƣa nhận thức đầy đủ và thống nhất về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Tình trạng lơ là, buông lỏng quản lý, mất cảnh giác tạo sơ hở và bị lợi dụng... dẫn đến việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong các tôn giáo còn tồn tại. Nhiều lúng túng, bị động, thiếu tính nhất quán trong quản lý, để vụ việc kéo dài làm cho vấn đề trở nên phức tạp thêm. Ba là, công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả: Nội dung tuyên truyền chƣa sát với đối tƣợng là các chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo. Công tác phổ biến pháp luật cho tín đồ các tôn giáo chƣa đạt đƣợc những kết quả nhất định; nhiều chủ trƣơng, chính sách, pháp luật chƣa thật sự đi vào cuộc sống; một số quy định của pháp luật chƣa trở thành thói quen ứng xử trong nhân dân; một số tệ nạn xã hội và hủ tục (đặc biệt là nạn mê tín di đoan, đồng bóng) chƣa đƣợc đẩy lùi. Mặt khác, việc phổ biến, tuyên truyền còn mang nặng về hình thức, biện pháp tuyên truyền phổ biến đƣợc chuyển tải chƣa có những hình thức sáng tạo, sinh động, cuốn hút khán giả, thính giả, nhất là đồng bào giáo dân. 197
  7. 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh hiện nay Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác quản lý các hoạt động tôn giáo: Thành ủy cần chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể các cấp trên địa bàn thành phố Cao Lãnh tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, phố biến các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo từ trong nội bộ đảng đến quần chúng nhân dân. Mặt khác, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp tiếp tục tăng cƣờng củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, nắm chắc tình hình hoạt động của các chức sắc, tín đồ tôn giáo; giải quyết kịp thời, đúng đắn những vần đề mới phát sinh ngay từ cơ sở, không để xảy ra các vụ việc khiếu kiện liên quan đến tôn giáo và thực hiện công tác báo cáo, phản ảnh kịp thời, đầy đủ tình hình công tác tôn giáo với các cấp trên theo quy định. Thứ hai, kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo, có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo trên địa bàn thành phố: Đối với cán bộ chuyên trách đang làm công tác tôn giáo, cần có sự rà soát và bố trí cho phù hợp với mỗi công việc cụ thể. Trong việc tuyển chọn, điều động cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải xuất phát từ tính chất, yêu cầu của công tác này. Cần tránh tình trạng phân công gò ép, hoặc xếp những cán bộ đã bị kỷ luật, mất uy của Tỉnh và Trung ƣơng nhƣ: trƣờng Chính trị Tỉnh, Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngƣỡng…mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao trình độ và năng lực quản lý của các cán bộ làm công tác tôn giáo. Thứ ba, nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo: Phòng Nội vụ cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc nhất là đƣờng lối chính sách đối với tôn giáo đến với đông đảo quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo 198
  8. trên địa bàn Thành phố. Thƣờng xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức vận động, tuyên truyền; các hoạt động tuyên truyền phải hƣớng vào các nhu cầu đời sống thiết thực của quần chúng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”; tổ chức cho nhân dân học tập chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo, xây dựng quy ƣớc, hƣơng ƣớc và cam kết thực hiện, nhất là các xã có số hộ theo tôn giáo cam kết thực hiện. Ngoài ra cần tăng cƣờng vai trò của các đoàn thể nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… trong việc vận động, giáo dục đồng bào theo tôn giáo thông qua các chƣơng trình hoạt động mới mẻ, thiết thực, có ý nghĩa đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện các phương pháp quản lý nhà nước đối với tôn giáo: Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải thống nhất một nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể làm công tác tuyên truyền, vận động. Phƣơng pháp phải mềm mỏng, tế nhị, tránh thô bạo, nôn nóng, phải tách đƣợc các đối tƣợng cầm đầu, quá khích ra khỏi quần chúng. Phải kết hợp hài hòa các yếu tố chuyên môn, nghệ thuật, phƣơng pháp để không gây ra ức chế, phản cảm, xóa thành kiến và quan trọng hơn là tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của tín đồ chức sắc. Tuyệt đối không đƣợc tỏ ra có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, không gợi lại những điều không hay của một ai đó hay của một bộ phận ngƣời nào đó trong lịch sử, mà phải tìm ra những mặt tích cực của mỗi con ngƣời, mỗi tập thể mà động viên, tuyên truyền, biểu dƣơng kịp thời. 3. Kết luận Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trong tình hình hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những năm gần đây, các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội ở thành phố Cao Lãnh có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày đƣợc cải thiện và nâng cao, số lƣợng ngƣời dân tham gia vào các tổ chức tôn giáo ngày càng tăng. Nhìn chung hoạt động của tôn giáo ở Cao Lãnh đều tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đƣờng lối, chính sách của Đảng, đồng hành cùng với sự phát triển của thành phố, dân tộc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng hoạt động tôn giáo vi phạm 199
  9. chính sách, pháp luật, hiện tƣợng mê tín di đoan vẫn còn diễn ra dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Do đó, trong thời gian tới, thành phố Cao Lãnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo, từng bƣớc phát huy các giá trị tích cực cũng nhƣ hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo. Tài liệu tham khảo [1]. Ban Tôn giáo – Sở nội vụ Đồng Tháp (2014), Báo cáo tình hình tôn giáo và kết quả công tác tôn giáo năm 2014, chƣơng trình công tác năm 2015. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết 25 của Ban chấp hành trung ương 7, khóa IX, về công tác tôn giáo, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Đỗ Quang Hƣng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị. [4]. Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo – quan điểm và chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị hành chính. [5]. Thành ủy Cao Lãnh (2013), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo. 200
nguon tai.lieu . vn