Xem mẫu

  1. NG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LONG AN  NGUY N NG C HÙNG CƯ NG (*)  LÊ TH O NGUYÊN (**) TÓM TẮT Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng công tác Kiểm soát chi (KSC) thường xuyên Ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh Long An bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu… Đồng thời đưa ra những nhận định về các mặt hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Long An theo định hướng Kho bạc điện tử vào năm 2020. Từ khóa: Kiểm soát chi, chi thường xuyên, Kho bạc Nhà nước, NSNN. SUMMARY This study shows the current state of State budget regular expenditure control in Long An province by means of analysis, and comparison. At the same time, it makes judgments about limitations and proposes measures to improve the effectiveness of State budget regular expenditure control at Long An Provincial Treasury in the direction of the electronic treasury in 2020. Key words: Expenditure control, regular expenditure, State treasury, state budget. 1. Đặt vấn đề , Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 861/QĐ-TTg về việc tăng cường KSC thường xuyên NSNN và giao nhiệm vụ cho KBNN thực hiện. Đó là đảm bảo chi ngân sách đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hiện tượng gây lãng phí, thất thoát NSNN. Qua báo cáo hàng năm công tác KSC thường xuyên tại KBNN Long An giai đoạn 2014-2016 cho thấy quy mô của chi thường xuyên NSNN tăng qua từng năm ở tất cả bốn cấp ngân sách, thể hiện nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN trên địa bàn ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, công tác KSC thường xuyên qua KBNN Long An vẫ ố vướng mắc bất cậ ờng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Long An là hết sức quan trọng, góp phần giám sát quá trình sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nướ ả ữ ể thực hành tiế , chố ầu cấp thiế . 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Công tác Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Long An giai đoạn 2014- 2016 2.1.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Long An Quy trình giao dịch một cửa được thực hiện qua 07 bước: (1). Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận hồ sơ chứng từ (2). Kiểm soát chi (3). Kế toán trưởng kiểm soát, ký chứng từ (4). Giám đốc kiểm soát, ký chứng từ (5). Thực hiện thanh toán (*) (**) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 155
  2. NG (6). Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng (7). Chi tiền mặt tại quỹ 2.1.2. Các khoản chi thường xuyên được kiểm soát qua Kho bạc Nhà nướ 2014-2016 [1] Chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo Luật NSNN năm 2015 bao gồm các khoản chi sau: Chi quốc phòng; Chi an ninh trật tự, an toàn xã hội; Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Chi khoa học và công nghệ; Chi y tế, dân số và gia đình; Chi văn h thông tin; Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn; Chi thể dục, thể thao; Chi bảo vệ môi trường; Chi các hoạt động kinh tế; Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể; Chi đảm bảo xã hội; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, KBNN chính là “trạm canh gác và kiểm soát cuối cùng” được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN. 2.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước Hiện nay, hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN nói chung và đánh giá hiệu quả KSC thường xuyên NSNN nói riêng chưa được tổ chức thống nhất và thường xuyên, vì vậy, hoạt động đánh giá hiệu quả chi NSNN thông qua chỉ tiêu thống nhất hiện nay của KBNN mang tính cục bộ, không thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong bài báo khoa học “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý Quỹ NSNN của KBNN” đăng trên tạp chí Tài chính ngày 15/7/2017. Theo hai tác giả PGS.TS. Lâm Chí Dũng - Đại học Đà Nẵng, và TS. Phan Quảng Thống – Phó Giám đốc KBNN TP. Đà Nẵng đã đưa ra một số tiêu chí nhằm đánh giá toàn diện và chính xác hơn hoạt động chi trả NSNN của từng đơn vị KBNN. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN quan trọng phù hợp với tình hình và điều kiện tại địa phương mà tác giả chọn lọc ra để làm căn cứ đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Long An bao gồm: Một là, doanh số chi thường xuyên NSNN qua KBNN đối với Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương. Hai là, số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn. Ba là, số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi Bốn là, số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên trong năm. Tiêu chí này được xác định thông qua tổng số tiền tạm ứng chi thường xuyên so với tổng cho thường xuyên đã được Phòng Kiểm soát chi KBNN Long An thực hiện kiểm soát chi và tạm ứng theo các thủ tục tạm ứng theo quy định. Năm là, sự hài lòng của khách hàng khi thực hiện thanh toán qua KBNN. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 156
  3. NG 2.1.4.1. Nhân tố bên ngoài - Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý NSNN. - Chế độ phân cấp quản lý NSNN - Phương thức cấp phát, thanh toán kinh phí - Chất lượng dự toán NSNN - Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN - Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn 2.1.4.2. Nhân tố bên trong - Tổ chức bộ máy quy trình thủ tục quản lý trong công tác kiểm soát chi - Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN - Năng lực lãnh đạo, quản lý - Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi - Hệ thống các chương trình tin học ứng dụng và hệ thống cơ sở vật chất, các trang thiết bị khác - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN 2.2 Kết quả kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2014-2016 2.2.1. Doanh số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Long An Qua số liệu thể hiện trong bảng 01 cho thấy quy mô của chi thường xuyên NSNN qua KBNN Long An giai đoạn 2014-2016 tăng qua từng năm ở tất cả bốn cấp ngân sách, thể hiện nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN Long An trên địa bàn ngày càng tăng lên. Bảng 01: Kết quả chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Ngân sách Trong đó Ngân sách địa phương Tổng chi Ngân sách Trung Tổng số Ngân Ngân sách Ngân Năm ương ngân sách sách tỉnh huyện sách xã địa phương 2014 5.497.377 1.274.740 4.222.637 2.985.456 1.004.693 232.488 2015 7.212.437 2.020.652 5.191.785 3.575.258 1.266.969 349.558 2016 9.783.505 3.133.099 6.650.406 4.950.971 1.390.633 308.802 Cộng 15.502.319 6.428.491 9.073.828 4.511.685 3.671.295 890.848 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của KBNN Long An, tác giả tự tổng hợp) 10000000 9000000 8000000 7000000 6000000 Tổng chi 5000000 NSTW 4000000 3000000 NSĐP 2000000 1000000 0 2014 2015 2016 Biểu đồ 01. Tình hình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Long An giai đoạn 2014-2016 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 157
  4. NG 2.2.2. Tình hình giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Long An Bảng 02: Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Long An Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số Số Số Stt Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng hồ lượng hồ lượng hồ (%) (%) (%) sơ sơ sơ I Tổng số hồ sơ 83.200 100 85.766 100 87.766 100 Số hồ sơ đã giải quyết 27.078 32,55 28.184 32,86 28.905 32,93 2 Số hồ sơ đã giải quyết 54.156 65,09 56.367 65,72 57.811 65,87 Số hồ sơ đã giải quyết 1.966 2,36 1.215 1,42 1.050 1,20 3 không đúng hạn (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của KBNN Long An, tác giả tự tổng hợp) Kết quả số liệu tại bảng 02 cho thấy cùng với quy mô chi tăng lên, dẫn đến số lượng hồ sơ kiểm soát chi qua KBNN Long An giai đoạn 2014-2016 phải giải quyết ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao đạt 98,8%, còn số lượng hồ sơ giải quyết không đúng hạn ngày càng giảm từ 2,36% năm 2014 xuống còn 1,20% năm 2016. 2.2.3. Kết quả từ chối thanh toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kiểm soát chi Bảng 03: Kết quả từ chối thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN Long An giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng số KSC thường xuyên Số đơn vị chưa Số món thanh Số tiền từ chối NSNN chấp hành toán chưa đủ thủ thanh toán (Triệu Năm (Triệu đồng) đúng chế độ tục đồng) (Đơn vị) (Món) 2014 2.174.014 1.992 3.912 4.601 2015 3.270.167 2.582 5.316 5.372 2016 3.798.508 3.193 6.766 64.986 Cộng 9.242.689 7.767 15.994 74.959 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của KBNN Long An, tác giả tự tổng hợp) Về nội dung từ chối thanh toán do sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức kiểm soát chi qua KBNN Long An giai đoạn 2014-2016 lại tăng cao và chiếm đa phần trong số liệu từ chối thanh toán được thể hiện qua các số liệu về số các khoản chi bị từ chối thanh toán do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện thanh toán với lý do là KBNN Long An từ năm 2014- 2016 thực hiện KSC theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. 2.2.4. Sự hài lòng của khách hàng khi thực hiện thanh toán qua Kho bạc Nhà nước Long An giai đoạn 2014-2016 Bảng 04 Kết quả Đánh giá sự hài lòng của khách hàng tại Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2014 – 2016. Năm Tổng số phiếu Tổng số phiếu Trong đó Ghi chú TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 158
  5. NG đánh giá phát đánh giá thu Số phiếu Số phiếu Tỷ lệ ra về hài lòng không hài lòng 2014 280 280 274 03 98% 2015 280 280 276 02 99% 2016 280 280 278 02 99% (Nguồn Báo cáo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng tại Kho bạc Nhà nước Long An, tác giả tự tổng hợp). - . Tiêu chuẩn này được xác định bằng kết quả của lấy phiếu thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng định kỳ bình quân trong năm tại KBNN Long An. Theo đó mức độ hài lòng luôn ở mức cao trên 98% qua đó thể hiện sự thay đổi và cố gắng hết mình của tập thể cán bộ, công chức KBNN Long An. 2.3. Đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Long An 2.3.1. Những thành tựu Qua thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Long An giai đoạn 2014-2016 cho thấy quy mô của chi thường xuyên NSNN tăng qua từng năm ở tất cả bốn cấp ngân sách, thể hiện nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN trên địa bàn ngày càng tăng lên. KBNN đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các ĐVSDNS. Mức độ hài lòng của khách hàng định kỳ hàng quý qua Kiểm soát chi NSNN tại KBNN Long An đạt tỷ lệ trung bình rất cao trên 98%. Qua đây, có thể khẳng định thái độ phục vụ khách hàng của KBNN Long An rất tốt và đáng ghi nhận trong thời gian qua nhằm thực hiện tốt công cuộc cải cách hành chính của KBNN Long An. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Long An 2.3.2.1. Những hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Long An Cơ chế chính sách và quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu chi NSNN. Kiểm tra, đối chiếu tính pháp lý của mẫu dấu, chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Công tác An toàn thông tin, đảm bảo bí mật nhà nước trong lĩnh vực KBNN. Công tác kiểm soát hồ sơ chủ yếu bằng thủ công. Quá trình quyết toán, chi tiêu NSNN còn tập trung nhiều vào những tháng cuối năm. Tồn tại nhiều rủi ro thường trực trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Long An a. Các nguyên nhân chủ quan Do một số công chức làm kiểm soát chi còn trẻ mới được tuyển dụng vào công tác. Một số công chức cố tình làm sai quy trình để giảm bớt công việc. Một số chương trình ứng dụng quản lý chi NSNN như Tabmis còn xảy ra tình trạng bị chậm vào TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 159
  6. NG những dịp cao điểm như cuối tháng, quý, năm. Việc kiểm soát hồ sơ thanh toán chủ yếu còn thực hiện bằng thủ công. b. Các nguyên nhân khách quan Hệ thống định mức chế độ, tiêu chuẩn chưa sát với thực tiễn còn thiếu và yếu. Về việc phân bổ và giao dự toán NSNN chưa được tuân thủ chặt chẽ, phân bổ dự toán chưa sát nhu cầu thực tế còn bổ sung điều chỉnh nhiều. Các đơn vị sử dụng ngân sách còn một số đơn vị chưa quan tâm nhiều đến công tác lập, kiểm tra hồ sơ chứng từ thanh toán nên còn nhiều sai sót trong các bộ hồ sơ chuyển đến KBNN để thanh toán. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN vẫn còn nhiều điểm bất cập cần được điều chỉnh và hoàn thiện trong thời gian tới. KBNN chưa có xây dựng và triển khai nhiều chương trình tin học hỗ trợ nghiệp vụ KSC. 2.4. Giải pháp nâng cao công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước ạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tác giả đề ố giải pháp đề xuất nhằ ểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Long An trong thời gian tới như sau: 2.4.1. Thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN để hạn chế rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là mối quan tâm rất lớn của Nhà nước và mọi cấp, mọi ngành với mục tiêu là các khoản chi NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, có kế hoạch, đúng định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. 2.4.2. Tăng cường việc kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, tính pháp lý của mẫu dấu, chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. 2.4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Thứ nhất, đối với cán bộ nghiệp vụ Tiêu chuẩn h và chuyên môn h đội ngũ cán bộ KBNN Long An, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Những cán bộ được phân công làm công tác này phải là người có năng lực chuyên môn cần thiết, được đào tạo và bồi dưỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Hiểu được giá trị, ý nghĩa từng đồng tiền của Kho bạc khi xuất quỹ NSNN. Thứ hai, đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin thông tin . 2.4.4. Hạn chế và giảm số lượng chứng từ, tài liệu thanh toán bị từ chối thanh toán qua KBNN Long An Một là, KBNN Long An phải định kỳ thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để kịp thời hướng dẫn, tuyên truyền, cập nhật các văn bản chế độ mới nhất về sử dụng và quản lý NSNN cũng như quy trình thủ tục cấp phát, những hồ sơ, thủ tục thanh toán NSNN cần thiết qua KBNN cho tất TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 160
  7. NG cả các ĐVSDNS hiểu và thực hiện đúng văn bản chế độ về sử dụng, quản lý và quy trình thủ tục lập hồ sơ, tài liệu thanh toán NSNN qua KBNN hiểu đúng, đầy đủ và rõ ràng ngay từ giai đoạn ban đầu. Hai là, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài KBNN cùng với sự đồng thuận của các đơn vị sử dụng ngân sách và các cơ quan quản lý như Sở Tài chính tỉnh Long An, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, Hội đồng nhân dân, thanh tra chuyên ngành của KBNN Long An, trong việc triển khai áp dụng thực hiện kiểm tra, thanh tra giám sát toàn diện việc sử dụng NSNN của của tất cả các đơn vị sử dụng Ngân sách. Ba là, thường xuyên, định kỳ tổ chức họp giao ban với các đơn vị sử dụng ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Long An, UBND tỉnh Long An để KBNN kịp thời thông báo tình hình chấp hành NSNN của các ĐVSDNS, ghi nhận những vướng mắc, ý kiến đóng góp, có những giải pháp và đề xuất kịp thời với các cơ quan tài chính. Bốn là, đối với các đơn vị thường xuyên xảy ra tình trạng bị từ chối thanh toán, cấp phát thì cán bộ kiểm soát chi của KBNN Long An trực tiếp quản lý ĐVSDNS đó phải trình lãnh đạo KBNN Long An cho mời đơn vị đó đến để nhắc nhở hoặc có thể gửi văn bản nhắc nhở trực tiếp đến lãnh đạo đơn vị đó. 2.4.5. Giám sát, đôn đốc đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán tạm ứng, tăng cường tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong chi thường xuyên, đẩy mạnh tuyên truyền về sự thuận lợi, tiện ích trong thanh toán chuyển khoản cho các đơn vị sử dụng Ngân sách Trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cần giám sát và theo dõi công tác thanh toán tạm ứng NSNN đúng thời gian quy định. 2.4.6. Khắc phục tình trạng hồ sơ, tài liệu thanh toán qua KBNN Long An bị giải quyết trễ hạn theo quy định Về phía KBNN Long An: Lãnh đạo KBNN tỉnh Long An tập trung chỉ đạo quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi cần thực hiện đúng quy trình kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên NSNN theo quy định. Về phía Khách hàng: Cần tìm hiểu và thực hiện nghiêm và đúng quy định trong việc lập hồ sơ, tài liệu thanh toán theo quy định. 2.4.7. Khắc phục và cải thiện tình trạng quá tải trong quá trình quyết toán, chi tiêu NSNN tập trung nhiều vào những tháng cuối năm Giải pháp đưa ra là cần tuyên truyền cho ĐVSDNS hiểu rõ quy định, quy trình nghiệp vụ, những khoản chi nào đã thực hiện xong thì kịp thời tiến hành thanh toán ngay tránh để tình trạng để dồn vào những tháng cuối năm. Lãnh đạo cơ quan cần thường xuyên chỉ đạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất, nhắc nhở toàn thể cán bộ, công chức kiểm soát chi và bộ phận thanh toán phải phối hợp tốt trong công tác, sắp xếp công việc trong giải quyết hồ sơ, nếu lượng hồ sơ chứng từ nhiều có thể tạo mọi điều kiện tốt nhất cho phép làm thêm ngoài giờ,… để hạn chế rơi vào tình trạng bị động trong giải quyết hồ sơ, tài liệu thanh toán trong những tháng cuối năm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi cùng với cơ quan hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. 2.4.8. Phân cấp mức độ rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên để xác định các cơ chế kiểm soát cho phù hợp 2.4.9. Tăng cường công tác An toàn thông tin, đảm bảo bí mật nhà nước trong lĩnh vực KBNN Lãnh đạo KBNN Long An phải ban hành các quy định chung về công tác an toàn thông tin đối với người sử dụng hệ thống máy tính và mạng máy tính của KBNN Long An, bắt buộc những đối TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 161
  8. NG tượng có sử dụng máy tính tại đơn vị phải ký bản cam kết an toàn thông tin, cam kết không tiết lộ bí mật nhà nước, cần phải có những quy định cụ thể về công tác an toàn thông tin trong hệ thống KBNN Long An để cán bộ, công chức kiểm soát chi và toàn bộ công chức KBNN Long An chấp hành và thực hiện tốt quy định về an toàn thông tin tại đơn vị hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 3. Kiến nghị và kết luận 3.1. Kiến nghị 3.1.1. Kiến nghị các đơn vị dự toán Cần chấp hành tốt các quy định về lập, quản lý và sử dụng dự toán NSNN được giao. Tuân thủ các quy định của KBNN trong thanh toán các khoản chi NSNN đúng pháp luật. Tuyệt đối chấp hành các quy định cùa Nhà nước về sử dụng NSNN đúng mục đích và hiệu quả. 3.1.2. Kiến nghị Sở Tài chính tỉnh Long An Cần có hướng dẫn cụ thể các đơn vị sử dụng NSNN lập, quản lý và sử dụng NSNN đúng quy định. Kịp thời theo dõi, đôn đốc trong công tác thanh quyết toán của các đơn vị sử dụng NSNN kịp thời, đúng thời gian và quy định của Luật NSNN. Sở tài chính tỉnh Long An tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát chi thường xuyên NSNN trong suốt chu trình chi thường xuyên NSNN. 3.3.3. Kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Cần ban hành những văn bản chỉ đạo các đơn vị sử dụng NS chấp hành nghiêm chỉnh công tác lập, quản lý và sử dụng NSNN đúng quy định. Thường xuyên cập nhật những thay đổi của tình hình kinh tế xã hội tại địa phương để có những điều chỉnh về việc thực hiện và điều chỉnh dự toán cho phù hợp sát với tình hình thực tế. 3.3.4. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Việt Nam Thứ nhất, nâng cao và đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thứ hai, nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp phát triển nguồn nhân lực của KBNN. Thứ ba, xây dựng phần mềm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo định hướng KBNN điện tử. Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện tốt kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo định hướng KBNN điện tử. 3.2. Kết luận Thự ải cách thủ tục hành chính trong hoạ ểm soát chi thường xuyên NSNN, chất lượng hoạ vụ của KBNN Long An thể ở các tiêu chí giải ngân nhanh, kịp thời, không để tồn đọng hồ sơ, đúng chế , bảo đảm liên hoàn và thuận lợi cả ba khâu: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán đúng chế ển tiền nhanh, an toàn cho đơn vị thụ hưở ụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào kiểm soát chi thường xuyên NSNN nó không chỉ thay đổi tác phong, lề lố ủ ả ợc nâng lên mà còn tạo sự tin cậy về , an toàn cho chính khách hàng khi đến giao dịch với KBNN. Từ những vấn đề lý luận chung, bài viết đã khái quát thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Long An giai đoạn 2014-2016, qua đó rút ra những thành tựu, đồng thời chỉ rõ những tồn tại yếu kém và nguyên nhân những yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới. Bài viết cũng đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo mô hình KBNN điện tử nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 162
  9. NG [1]. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TPHCM. [2]. PGS.TS. Lâm Chí Dũng - Đại học Đà Nẵng và TS. Phan Quảng Thống – Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố Đà Nẵng (2017), bài báo khoa học “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý Quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước” đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 15/7/2017. [3]. PGS.TS. Dương Quốc Duy, tài liệu giảng dạy Tài chính công (lưu hành nội bộ). [4]. Báo cáo công tác Kiểm soát chi NSNN nguồn vốn NSTW và NSĐP trên địa bàn tỉnh Long An (2014, 2015, 2016). [5]. Quốc hội (2015), Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 về Ngân sách nhà nước. [6]. Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài Chính quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. [7]. Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012Bộ Tài Chính quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Ng n: 21/12/2017 : 05/01/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 163
nguon tai.lieu . vn