Xem mẫu

  1. Lê Đức Thọ Cao Thị Hồng Thêu Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về xu thế đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp trước tác động của cuộc cách công nghiệp 4.0 và tác động của đại dịch Covid-19 hiện nay. Bài viết cũng chỉ ra thực trạng những kết quả và hạn chế trong thực tế triển khai hình thức đào tạo trực tuyến tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thức đào tạo trực tuyến tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. Từ khóa: Đào tạo trực tuyến; giáo dục nghề nghiệp; Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. 1. Mở đầu Công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển giáo dục. Sự bùng nổ của công nghệ thông nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ đến các cơ sở giáo dục với sự phát triển của tất cả các ngành trong xã hội. Vì thế, giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp không thể đứng ngoài xu thế đó, nhất là trong quá trình triển khai thực hiện đề án Đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp cận xu thế đó, trong những năm học qua, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng đã tích cực triển khai hình thức đào tạo trực tuyến trong toàn trường và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Nhất là trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 vừa qua, hầu hết các môn học trong nhà trường đều phải thực hiện theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hình thức đào tạo trực tuyến tại nhà trường gặp phải không ít những khó khăn và thách thức. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng và đề xuất được mốt số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thức đào tạo trực tuyến tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay là việc làm cần thiết. 2. E-learing - hình thức đào tạo tối ưu trong thời đại công nghệ số Giáo dục trực tuyến hay còn gọi là E-learning là phương thức đào tạo ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh (smartphone) nối mạng đối với máy chủ với vị trí xác định có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để 191
  2. có thể tương tác (hỏi/yêu cầu/ra đề) cho sinh viên đào tạo trực tuyến từ xa. Giảng viên truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (wifi, wimax), mạng nội bộ (LAN). E-learning là một giải pháp đào tạo thời hội nhập. Đào tạo trực tuyến có nhiều ưu điểm như: Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian nhờ có sự phổ cập rộng rãi của Internet, do dó có thể giúp cho nguời học tiết kiệm thời gian; Tính hấp dẫn cao: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng được tích hợp dạng văn bản với các dạng hình ảnh, âm thanh, video… nguời học có thể tương tác với bài học; Tính dễ tiếp cận, truy cập ngẫu nhiên cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình; Tính cập nhật: nội dung khóa học thuờng xuyên được cập nhật và đổi mới để đáp ứng nhu cầu nguời học; Có sự hợp tác, trao dổi giữa các học viên với nhau và giữa học viên với giáo viên. Có thể tổng hợp những ưu điểm của đào tạo trực tuyến và so sánh với đào tạo truyền thống như Bảng sau (Bảng 1): Bảng 1: So sánh giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến Yếu tố Đào tạo truyền thống Đào tạo trực tuyến – Không giới hạn không gian, thời gian. – Phòng học, kích thước – Hầu như không có khái niệm lớp không gian giới hạn. học, một người đăng ký vào 1 môn – Phải có đủ một số lượng học vẫn học bình thường. người học nhất định mới mở – Trường hợp muốn mở 1 lớp học Lớp học theo 1 môn học nào đó vẫn tổ chức được lớp học. – Thụ động, học đồng bộ & được. chỉ có thể học tập trung một – Dễ tiếp cận, linh hoạt, chỗ. – Chủ động học mọi lúc, mọi nơi – Tự định hướng – Có thể triển khai Offline, Online. – Powerpoint, máy chiếu; – Đa phương tiện, mô phỏng; – Sách giáo khoa, thư viện; – Thư viện số; Nội dung – Video; – Theo yêu cầu; – Tính tự học chưa được khai – Truyền thông đồng bộ hay không thác tối đa; đồng bộ; 192
  3. Yếu tố Đào tạo truyền thống Đào tạo trực tuyến – Nội dung không phong – Khai thác, phát huy tối đa khả phú, hạn chế, tiếp cận với năng tự học và tính sáng tạo của kiến thức mới chậm trễ. người học; – Nội dung phong phú, dễ tiếp cận với các kiến thức, công nghệ khoa học kỹ thuật mới. – Hợp tác, trao đổi với tần số cao giữa: Giảng viên – Người học; Người học – Người học vì không – Hợp tác, trao đổi trực tiếp phụ thuộc sự e ngại do mặt đối tần số ít do sự e ngại của mặt; người học; – Chủ đề giao tiếp đa dạng, không Giao tiếp, – Chủ đề giao tiếp giới hạn, giới hạn số người tham gia thảo truyền số lượng người tham gia hạn luận 1 chủ để hay nhiều chủ đề. thông chế, chỉ thực hiện từng nhóm Giảng viên hoàn toàn kiểm soát nhỏ; được diễn biến của các nội dung – Phân phối, thu nhận thông thảo luận. tin chậm. – Phân phối, thu nhận thông tin nhanh thông qua các hình thức: Chat; Email; Diễn đàn (forum)… – Giảng viên, người học phải – Linh hoạt cho cả Giảng viên & theo tiến độ chung tổ chức người học, có thể tự điều chỉnh. Thời gian của lớp học; – Tiết kiệm thời gian, tranh thủ – Tốn thời gian, gò bó về mặt được thời gian chết. thời gian. Thi, kiểm – Tốn kém giấy tờ tra chuẩn – Hệ thống tự động chấm bài và – Mất nhiều thời gian chấm hóa kiến đưa ra kết quả. bài thức – Chi phí tổ chức, quản lý tốn Chi phí – Chi phí tổ chức, quản lý thấp kém 193
  4. Yếu tố Đào tạo truyền thống Đào tạo trực tuyến – Chi phí in ấn, phân phối tài – Hầu như không có chi phí cho liệu tốn kém cho cả người việc in ấn tài liệu. dạy, người học – Tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở cho người dạy, người học. – Kỹ năng thực hành được luyện tập tốt hơn khi tập – Kỹ năng thực hành khó đáp ứng trung; tốt như khi tập trung; Luyện – Giới hạn về số luợng bài – Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tập, thực tập; cho phép không giới hạn số luợng hành, tự bài tập; đánh giá – Bài tập tự đánh giá của học viên phụ thuộc vào sự phản – Hỗ trợ phản hồi ngay kết quả tự hồi của giảng viên nhanh hay động trên hệ thống công nghệ. chậm. Như vậy, môn hình E-learning đã xây dựng nên những yếu tố quan trọng làm thay đổi sâu sắc và khả thi vai trò của giáo dục và đào tạo; thời gian và không gian sẽ là những yếu tố không còn bị ràng buộc chặt chẽ bởi các giới hạn của quỹ đạo giáo dục, người học tham gia học tập và nghiên cứu trên miền xác định một cách tự do, như một thế giới phẳng, mở. Sự chuyển giao tri thức không còn độc tôn ở vị trí hàng đầu của giáo dục, người học phải học cách truy tìm và đào thải thông tin mà bản thân cần, đánh giá kết quả và xử lý thông tin để biến thông tin đã được xử lý thành tri thức của người học qua giao tiếp đa phương tiện; đó chính là sư phạm thành công, nhà trường thông minh. Đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã buộc các trường nghề phải thay đổi phương pháp đào tạo cũng như mở những ngành nghề phù hợp. Từ đó tạo nên môi trường học tập tích cực, sinh động, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong điều kiện dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) diễn biến phức tạp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh đào tạo trực tuyến. Do đặc thù của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo cầm tay chỉ việc, gắn với thực hành, thực tập nên việc thực hiện đào tạo trực tuyến cần được nghiên cứu cẩn thận, mức độ triển khai đến đâu. Bên cạnh thiết bị máy móc, công nghệ và hạ tầng công nghệ thông tin cần có, đào tạo trực tuyến cần nguồn tài nguyên, học liệu chuẩn cho người học. 194
  5. 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hình thức đào tạo trực tuyến tại trường cao đẳng nghề Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quá trình thực hiện phòng chống dịch bệnh cũng như triển khai dạy và học online đối với tất cả các modul, môn học. Nhà trường luôn coi đây là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, là tiền đề phát triển nhà trường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì thế, nhà trường đã xây dựng các phương án vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh vừa có kế hoạch dạy và học trực tuyến để đảm bảo tiến độ đào tạo năm học. Nhà trường cũng đã chuẩn bị cơ sở vật kỹ thuật phục vụ dạy học trực tuyến, phân công giảng viên, tiếp nhận và thông tin đến học sinh sinh viên. Bắt đầu từ năm học 2019 - 2020, đặc biệt từ năm 2020, đào tạo trực tuyến 70% các môn học để ứng phó với đại dịch Covid-19; hoàn thiện phần mềm đào tạo trực tuyến tại địa chỉ: http://cdndanang.lms.vnedu.vn. Nhằm khuyến khích tinh thần tích cực sáng tạo của đội ngũ giảng viên, đầu năm 2021 nhà trường đã tổ chức Hội thi thiết kế bài giảng E-Learning, số hóa bài giảng năm học 2020 - 2021, thông qua hội thi nhà trường chọn ra những bài giảng được thiết kế sáng tạo và sử dụng công nghệ mới để nhân rộng trong toàn trường, làm cơ sở cho việc giảng dạy E- learning. Tuy nhiên, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến tại nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về đội ngũ giảng viên còn lúng túng, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, sinh viên chưa thật sự tích cực trong các giờ học trực tuyến nên hiệu quả mang lại chưa cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau đây: Một là, quản lý hạ tầng công nghệ dạy học trực tuyến có hiệu quả nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Đảm bảo hạ tầng máy chủ, mạng internet, tốc độ, đường truyền, băng thông và hệ thống các phần mềm đáp ứng việc truy cập vào hệ thống của lượng người sử dụng gồm sinh viên và đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên để thực hiện các hoạt động, tương tác trong giảng dạy, học tập và hỗ trợ. Đảm bảo hạ tầng công nghệ dạy học trực tuyến về khả năng an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động dạy học. Đề xuất quy trình quản lý hạ tầng công nghệ dạy và học trực tuyến như sau: Xác định nhu cầu về hạ tầng công nghệ dạy và học trực tuyến. Khảo sát hiện trạng hạ tầng công nghệ dạy và học trực tuyến và các yêu cầu mời cho hệ thống phần mềm. Lên kế hoạch đầu tư, phát triển, nâng cấp hệ thống trang thiết bị và phần mềm dạy và học trực tuyến. 195
  6. Hai là, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong môi trường dạy và học trực tuyến. Xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, phương pháp, kỹ năng giảng dạy trong môi trường dạy và học trực tuyến. Xác định nhu cầu về đội ngũ giảng viên đáp ứng quy mô và yêu cầu dạy học trực tuyến. Lên kế hoạch tuyển chọn giảng viên dựa vào nhu cầu và khảo sát hiện trạng số lượng, cơ cấu, năng lực giảng viên. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng những yêu cầu cần thiết để thực hiện hoạt động giảng dạy có chất lượng. Quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động giảng dạy của giảng viên. Định kỳ đánh giá giảng viên, khảo sát, lấy ý kiến người học về giảng viên. Đề xuất quy trình quản lý giảng viên như sau: Ba là, quản lý các hoạt động dạy và học trực tuyến hiệu quả, chất lượng. Tạo động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tham gia quá trình tự học, tích cực tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu học tập và tương tác với giảng viên, sinh viên khác. Tạo điều kiện cho giảng viên tích cực phát huy vai trò giảng dạy trên môi trường trực tuyến, tích cực đổi mới sáng tạo nhằm tạo động lực học tập cho sinh viên. Đề xuất quy trình quản lý hiệu quả các hoạt động dạy học trực tuyến như sau: Bảng 2: Đề xuất quy trình quản lý hoạt động dạy học trực tuyến cho nhà trường Bước Quy trình thực hiện Diễn giải Các tài liệu cần có Xác định các hoạt Căn cứ đề cương chi Đề cương chi tiết học 1 động dạy học tiết môn học phần Căn cứ vào hiện Khảo sát hiện trạng trạng và nhu cầu Kết quả khảo sát nhu hoạt động dạy học, thực tế của người cầu người học, báo hoạt động tương tác 2 học để xác định nhu cáo đánh giá hiện giảng viên và sinh cầu và sự cần thiết trạng hoạt động dạy viên, nhu cầu của đối với từng hoạt học sinh viên động dạy học 196
  7. Bước Quy trình thực hiện Diễn giải Các tài liệu cần có Xác định các hoạt Mô tả từng hoạt động dạy học cụ thể động và đưa ra yêu Bản mô tả, giáo án đối với giảng viên và cầu, mục đích, điện tử, bản yêu cầu 3 sinh viên, tương tác hướng dẫn đối với và hướng dẫn học giữa giảng viên và giảng viên và sinh cho sinh viên sinh viên viên Tổ chức cung cấp Tổ chức các hoạt môi trường lớp học 4 động dạy học và trực tuyến đáp ứng tương tác các hoạt động dạy học và tương tác Phân công đối với cán bộ quản lý, theo dõi, hỗ trợ nhằm Bảng phân công cán Phân công quản lý, 5 duy trì, thúc đẩy bộ quả lý, hỗ trợ, giám sát hoạt động dạy học, giám sát dạy học tương tác theo kế hoạch Đánh giá hoạt động Bản đánh giá hoạt dạy học nhằm xác động của giảng viên Đánh giá các hoạt định việc thực hiện sau mỗi môn học, động giảng dạy của nhiệm vụ của giảng bản đánh giá hoạt 6 giảng viên và hoạt viên và sinh viên động học tập và kết động học tập của sinh trên lớp học và hiệu quả học tập của sinh viên quả của các hoạt viên sau mỗi môn động dạy học học Lấy ý kiến phản hồi Khảo sát lấy ý kiến Kết quả khảo sát của của người học, định của sinh viên sau sinh viên về hiệu quả, ký đánh giá các hoạt mỗi môn học về 7 nhu cầu đối với môn động hỗ trợ dạy học hiệu quả, nhu cầu học đã học và đánh và đội ngũ hỗ trợ dạy học tập và đánh giá giá đối với giảng viên học giảng viên Bốn là, nâng cao ý thức học tập của sinh viên. Sinh viên phải hiểu rõ mục tiêu và kế hoạch học tập, nâng cao ý thức tự giác trong học tập và sẽ cùng giảng viên để khắc phục những khó khăn và kiên 197
  8. trì với mục tiêu đã đặt ra. Sinh viên cần nắm vững các nguyên tắc học tập trực tuyến hiệu quả: Hình thành thói quen học tập hằng ngày, đọc tài liệu trước khi học trực tuyến, nâng cao kỹ năng đọc nhanh, rèn luyện tinh thần tự giác khi học trực tuyến, áp dụng nhiều phương pháp học tập,… 4. Kết luận Hình thức dạy học trực tuyến mang lại nhiều ưu thế vượt trội, nhất là trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Để tổ chức việc dạy học trực tuyến hiệu quả, nhà trường cần xây dựng quy trình triển khai hợp lý từ xây dựng chương trình đào tạo, quy trình tổ chức đào tạo, xây dựng bài giảng trực tuyến, xây dựng hệ thống công nghệ và tổ chức đánh giá kết quả dạy học trực tuyến. Nhà trường cũng cần tuyên truyền để cho sinh viên thấy được những lợi ích và tầm quan trọng của việc học trực tuyến. Tài liệu tham khảo: [1]. Trương Tiến Tùng (2017), Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, http://www.nhandan.com.vn. [2]. Lê Đức Thọ (2018), “Mô hình giáo dục 4.0 với vấn đề đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia, Nxb. Đà Nẵng. [3]. Lê Đức Thọ, Lâm Thị Hồng Thắm (2019), “Đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp ở nước ta thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia,Nxb. Thông tin và Truyền thông. [4]. Phan Thu Trang (2018), E-Learning tại Việt Nam và một số vấn đề cần quan tâm; http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn. [5]. Thủ tưởng chính phủ (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. 198
nguon tai.lieu . vn