Xem mẫu

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ HỒ THỊ HOA Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Công tác xóa đói giảm nghèo ở là một vấn đề luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhất là ở miền núi, vùng khó khăn. Bài viết nghiên cứu, phân tích đánh giá hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015. Qua đó tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020. Từ khóa: xóa đói, giảm nghèo, huyện Đăkrông, Quảng Trị 1. MỞ ĐẦU Huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, thiếu thông tin quan trọng về sản xuất hàng hóa nền kinh tế thị trường. Hiện nay, đời sống người dân còn rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư phát triển của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Đakrông đã có những bước cải thiện đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đời sống của cộng đồng dân cư tại đây vẫn còn khó khăn, sự phân cực giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư đang ngày càng rõ rệt. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị hiện nay là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. NỘI DUNG 2.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương Đakrông về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 Thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở trên địa bàn huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Uỷ ban nhân dân huyện Đakrông đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp giảm nghèo sát hợp thực tiễn và thu được những kết quả quan trọng, đặc biệt là thực hiện tốt Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện. 2.2. Kết quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015 Huyện miền núi Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị, là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ, công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đakrông đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được cải thiện rõ nét.Dẫn chứng là theo chuẩn nghèo mới (giai đoạn 2011 – 2015) cuối 180
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 năm 2010 đầu năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 47,64%; đến cuối năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn 54,37%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 41,18%; Cuối năm 2012 giảm xuống còn 46,58 %, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 34,91%; Đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 41,89%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 30,56%. Đến cuối năm 2014 giảm xuống còn 36,14 %, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 25,92% [7, tr.5]. Như vậy, bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 5,43%/năm, đạt cao hơn so với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm theo mục tiêu của Chương trình 30a. Trong 5 năm (2011-2015), ngân sách Trung ương đã hỗ trợ 255,742 tỷ đồng thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện, trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 188,354 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 67,388 tỷ đồng [7, tr. 5]. Trong quá trình thực hiện các đơn vị được giao quản lý vốn thường xuyên tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng công trình, kịp thời nhắc nhở, xử lý những sai phạm về thời gian đã cam kết nhằm đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng công trình, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Công tác giải ngân, thanh quyết toán được các đơn vị quản lý vốn thực hiện đảm bảo theo yêu cầu và đạt được nhiều kết quả: - Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập thì tập trung vào thực hiện giao khoán rừng cho hộ gia đình là 9.466 ha rừng; thực hiện quy hoạch sản xuất ngành nông lâm nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát huy tiềm năng đất đai, xây dựng mô hình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã theo đề án đã được phê duyệt. Hỗ trợ 261 hộ gia đình khai hoang, phục hóa 39,1 ha đất. Trong hính sách xuất khẩu lao động thì có 764 người được gửi đi đào tạo [7, tr.1]. - Thực hiện chính sách giáo dục, dạy nghề, nâng cao dân trí : Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, UBND huyện đã giao cho các phòng ban chuyên môn tổ chức thực hiện đào tạo 22 cán bộ công chức người DTTS tham gia học bổ túc văn hóa… Chính sách đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn thì đã tổ chức đào tạo nghề "Khuyế n nông khuyến ngư" với 3 lớp cho 80 học viên là cán bô ̣ Khuyế n nông viên thôn bản trên điạ bàn toàn huyện; 03 lớp dạy nghề gắn với việc làm cho 90 học viên; đào tạo gần 1.000 lao động nông thôn, trong đó có trên 85% là đồng bào DTTS [7, tr.3]. -Thực hiện chính sách tăng cường, thu hút cán bộ, trí thức trẻ đối với các huyện nghèo như theo Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn từ 2009-2013, trên địa bàn huyện đã thực hiện luân chuyển và tăng cường 05 cán bộ từ tỉnh, huyện và 39 trí thức trẻ về công tác tại 13 xã trên địa bàn. Thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc các huyện nghèo 30a theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay trên địa bàn huyện đã có 07 trí thức trẻ được tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tại 07 xã của huyện [7, tr. 3]. 181
  3. HỒ THỊ HOA -Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng: trong giai đoạn 2011-2015, đã đầu tư 55 công trình trên địa bàn toàn huyện, trong đó có 4 công trình cấp huyện và 51 công trình cấp xã. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng được thực hiện theo trình tự ưu tiên các công trình thiết yếu phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh, khắc phục sự đầu tư dàn trải; công tác giám sát thi công được chú trọng [7, tr. 3]. -Hỗ trợ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước: Tập đoàn Viettel nhận đỡ đầu huyện Đakrông theo công văn số 633/LĐTBXH-BTXH ngày 04/3/2009 của Bộ LĐ-TB&XH. Qua 6 năm thực hiện, Tập đoàn Vietel đã hỗ trợ trên 26 tỷ đồng, thực hiện xây dựng hạ tầng viễn thông, xây dựng 01 trạm y tế và 02 công trình khu bán trú dân nuôi, hỗ trợ xây dựng 1.144 nhà ở cho hộ nghèo,... Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã chủ động làm việc với Tổng công ty lương thực Miền Bắc trong việc huy động nguồn lực đầu tư. Tổng công ty đã tài trợ xây dựng 01 trường tiểu học với số vốn được hỗ trợ là 2,321 tỷ đồng [7, tr.4]. Nhìn chung, tất cả các nội dung chính sách hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt, công trình đường, điện hầu như là xây dựng mới hoàn toàn, suất đầu tư lớn hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. 2.3. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị dẫn tới việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn như: huyện là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, địa hình đi lại khó khăn, thông tin liên lạc bị hạn chế, kết cấu hạ tầng thấp kém,đầu tư của Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc chưa hợp lý, còn thấp nguồn vốn ngân sách, phân bổ nguồn vốn thấp so với nhu cầu vốn bình quân… đã ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đề ra [8, tr. 7]. 2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020 Để nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị cần phải: Thứ nhất, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải coi xoá đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của huyện, tổ chức lồng ghép các chương trình dự án, chính sách trên địa bản nhằm thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn 2015 – 2020. Thứ hai, thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc hiện hành. Như thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ – CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, nông dân, quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới… 182
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thứcđến tận người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình XĐGN - Giải quyết việc làm, các Chương trình, chính sách Dân tộc. Thứ tư, trong tăng cường công tác cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực cần tập trung rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt chú trọng đánh giá tính hợp lý về việc bố trí và chất lượng cán bộ. Có chính sách ưu đãi và dành một khoản ngân sách thỏa đáng để đào tạo cán bộ cấp xã, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, thu hút nguồn cán bộ trẻ về góp sức xây dựng huyện ngày càng phát triển. Thứ năm, huy động quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ, vốn đầu tư,có kế hoạch huy động các nguồn lực, cân đối các nguồn vốn, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn tín dụng trên địa bàn nhằm tập trung tối đa các nguồn vốn để thực hiện các dự án, trong đó các chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã được chọn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015. 3. KẾT LUẬN Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phấn đấu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các địa bàn, cải thiện đời sống vất chất tinh thần cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 20 năm thành lập, với nổ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân cùng với sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của Trung ương, của Tỉnh, của các tổ chức tài trợ qua những chương trình dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, đến nay huyện Đakrông đã vươn mình đứng dậy, hòa nhập với công cuộc phát triển và đổi mới của cả tỉnh. Đakrông có được như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của Đảng Chính phủ, các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong cả nước; Đồng thời đó là sự cố gắng nổ lực của lực lượng lãnh đạo và người dân trong toàn huyện. Bên cạnh những chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã và đang tiếp tục tập trung thực hiện công tác xói đói giảm nghèo. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sức mạnh để Đakrông phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch...dần dần đưa cuộc sống của người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (1998), Tài liệu học tập nghị quyết TW4 khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Hoàng Thanh Đạm (2015), Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.7. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội. 183
  5. HỒ THỊ HOA [4] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011: Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. [5] Thủ tướng Chin ́ h phủ (2012), Quyết định Số: 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012: Về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015. [6] Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông, Bảng Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009-2015 huyện Đăkrông. [7] Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông, Báo cáo Kết quả 5 năm (2011 – 2015) thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Đakrông. [8] Website huyện Đakrông: http://dakrong.quangtri.gov.vn/ HỒ THỊ HOA SV lớp GDCT 4, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0979. 938401, Email: dieuhoa.10111995@gmal.com 184
nguon tai.lieu . vn