Xem mẫu

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 5.4- Tổng mức đầu tư: 48.906.574 USD Trong đó: - Đầu tư cho tài sản cố định: 40.365.581 USD - Đầu tư cho tài sản lưu động năm đầu sản xuất: 8.540.993 USD Nếu tính cả phần tài sản cố định đi thuê thì tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 63.906.574USD và nhu cầu vốn lưu động trong những năm sản xuất ổn định là 1.365.923USD) 5.5 – Hạch toán thu nhập từ dự án. Doanh thu của nhà máy tăng từ dần qua các năm theo định mức huy động cộng suất; doanh thu trong thời kỳ sản xuất ổn định (huy động 80% công suất) vào khoảng 108,8 triệu USD. Chi phí sản xuất giảm dần từ khi sản xuất bắt đầu đi vào ổn định do chi phí tài chính đã giảm dần. Nhà máy sản xuất có lãi từ khi bắt đầu sản xuất với mứ lãi dự kiến 1,78 triệu USD; trong những năm sản xuất ổn định thì mức lãi tăng dần từ 9,4 triệu USD lên 11,3 triệu USD, tuy nhiên từ năm 2013 trở đi thì mức lãi sau thuế giảm đi đáng kể ( xuống còn 9,6 triệu USD) do từ năm này nhà máy không được miễn 50% thuế thu nhập như trước. 5.6- Dòng tiền và hiệu quả của dự án đầu tư. - Dòng tiền của dự án: Dòng tiền vào bao gồm: Doanh thu hàng năm của dự án: vốn vay NHN0; vốn vay trả chậm nước ngoài; thanh lý TSCĐ và bán hàng tồn kho. Trong đó, dòng tiền vào được phân bổ trong hai năm đầu tiên của dự án là nguồn vốn vay trả chậm nước ngoài và nguồn vốn vay NHN0 (vốn vay trả chậm: 28.475.000USD và vốn vay NHN0: 3.360.000 USD), kể từ khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động thì nguồn tiền vào là
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com doanh thu được tăng dần qua các năm theo định mức huy động công suất của nhà máy, trong những năm sản xuất ổn định thì doanh thu ở vào khoảng 108,8 triệu USD. Dòng tiền ra bao gồm: tiền thuê đất, đầu tư TSCĐ; chi phí tài chính; chuẩn bị nguyên vật liệu và chi phí hoạt động hàng năm. Trong đó, tiền thuê TSCĐ, trả nợ gốc vốn vay NHN0 và vốn vay nước ngoài; chi phí chuẩn bị nguyên vật liệu được cố định hàng năm, các chi phí còn lại như chi phí trả lãi vay NHN0 và lãi vay nước ngoài; chi phí hoạt động hàng năm; phí bảo lãnh; phí bảo hiểm và phí mua bán ngoại tệ giảm dần qua các năm theo tiến độ trả nợ hàng năm và theo định mức huy động công suất nhà máy. Cụ thể, năm 2003 dòng tiền ra là 113.330 USD - đây là khoản đầu tư TSCĐ ban đầu; năm 2004 tổng tiền ra là 31.605.613 USD - đây là khoản đầu tư thiết bị, tiền thuê một số TSCĐ khác, chi phí tài chính phục vụ cho việc đầu tư TSCĐ. Việc đầu tư TSCĐ được kéo dài trong 2 đầu của dự án. Trong thời gian nhà máy hoạt động ổn định thì dòng tiền ra giảm dần từ 100,2 triệu USD năm 2008 xuống còn 96,2 triệu USD năm 2013 do chi phí trả lãi vay trong nước và nước ngoài; cho chi phí bảo lãnh, bảo hiểm và phí mua bán ngoại tệ giảm dần theo tiến độ trả nợ gốc. Như vậy, dòng tiền của dự án âm trong năm 2003, 2004, 2005 và năm 2006 do trong thời gian này mới tập trung đầu tư, dòng tiền vào là nguồn vốn vay, năm 2005 nguồn tiền giải ngân ít trong khi đó dự án đó phải trả các chi phí như chi phí thuê đất, cơ sở hạ tầng và bắt đầu trả lãi và phí vay vốn nước ngoài. Năm 2006, dòng tiền âm do dòng tiền vào giai đoạn này chủ yếu là doanh thu mà dự án huy động công suất thấp ( 50%) trong khi đó chi phí phải trả cho vay vốn trong nước và nước ngoài lớn. Bắt đầu từ năm 2007, dòng tiền bắt đầu đương do nhà máy đã sản xuất với doanh thu thu được cao hơn
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com và thời gian này không còn chi phí đầu tư TSCĐ, các chi phí biến đổi khác cũng giảm dần theo tỷ lệ huy động công suất. - Hiệu quả của dự án: với công suất chiết khấu 8,5% (bằng lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm) thì NPV của dự án là 31,6 triệu USD, dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 24,6%. Đánh giá về kế hoạch vay vốn và trả nợ. - Nợ phải trả: Bao gồm trả nợ gốc, nợ lãi vay và phí bảo lãnh NHN0; nợ gốc, nợ lãi và phí bảo hiểm nước ngoài. Tổng nợ phải trả giảm dần qua các năm từ 6.369.075 USD năm 2006 xuống còn 4.210.636 USD năm 2013 do dư nợ tính lãi giảm dần qua các năm vì vậy tiền lãi, phí bảo hiểm và phí bảo lãnh cũng giảm dần qua các năm. - Nguồn trả nợ: Bao gồm nguồn từ lợi nhuận sau thuế ( tạm tính trích 50% để trả nợ, số còn lại để trích lập các quỹ khác), từ khấu hao tài sản cố định và tiền lãi vay vốn cố định đã được hạch toán vào giá thành. Trong đó, nguồn khấu hao tài sản cố định được cố định hàng năm là 3.363.798 USD nguồn lợi nhuận sau thuết được tăng dần qua các năm từ 935.652 USD năm 2006 lên 4.840.285 USD năm 2013. - Cân đối: Dự án đảm bảo khả năng trả nợ trong điều kiện không có biến động về tỷ giá, giá bán sản phẩm và giá phôi thép. iV. ý kiến đánh giá và đề xuất. 1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng. Đầy đủ, khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng. 2. Hồ sơ kinh tế của khách hàng.
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chưa đầy đủ, hiện tại đơn vị mơi cung cấp những tài liệu mang tính tổng quát nhất (bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002). Do đặc thù là mô hình Tổng Công ty với 20 đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị phụ thuộc nên cần có tài liệu bổ sung để đánh giá phần tài chính do Tổng Công ty trực tiếp quản lý và tình hình tài chính của các Công ty thành viên. 3. Hồ sơ dự án: Tương đối đầy đủ. 4. Đánh giá dự án. 4.1- Về định hướng đầu tư. Dự án xin vay vốn nằm trogn quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển công nghiệp tàu thuỷ đã được phê duyệt. Việc đầu tư xây dựng nhà máy là đúng về mặt định hướng phát triển. 4.2- Về dự kiến sản phẩm sản xuất và khả năng doanh thu. Sản phẩm của dự án là thép tấm dùng trong công nghiệp đóng tàu, nhằm thay thế thép tấm nhập khẩu, sản lượng thiết kế là 350.000 T. Dự kiến đạt 50% sản lượng thiết kế vào năm 2006, 70% vào năm 2007 và ổn định 80% từ năm 2007 trở đi. Dự án dự kiến sản lượng thép tấm ( trang 72) là 292.500 tấn/ năm bằng 83,4% công suất thiết kế là không phù hợp với dự kiến huy động công suất của nhà máy (trang 135). Theo hợp đồng thoả thuận giữa NHN0 Việt Nam và Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, NHN0 sẽ cung ứng tín dụng và bảo lãnh cho dự án vay vốn nước ngoài ( 03 dự án) trong đó dự án đầu tư xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm được dự kiến chỉ có công suất 150.000 tấn/ năm. Trong dự án tính giá thép tấm (375 USD) và giá sản phẩm phụ (144 USD) không tính theo giá VNĐ, do vậy đã không tính đến tác động của tỷ giá hối đoái và không thể xác
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com định được tính ổn định của doanh thu, nếu tỷ giá có biến động. Theo tính toán và hạch toán lại giá thành thì giá thành thép tấm sản xuất ra đã lên tới 364,69USD/ tấn năm 2006 và giảm dần xuống 337,36 USD tấn năm 2008; giá trình sản phẩm phụ là 140,04 USD/tấn năm 2006; 131,82 USD/tấn năm 2007 và 129,51 USD/ tấn năm 2008. - Tổng mức đầu tư: - Tổng mức đầu tư TSCĐ ( theo DA) khoảng 38,36 triệu USD, trong đó vốn tự có khoảng 7,13 triệu USD ( chiếm 18,3%) - Theo tính toán thẩm định, tổng mức đầu tư phải bao gồm các phần đầu tư cho TSCĐ và đầu tư hình thành vốn lưu động. Do vậy, tổng mức đầu tư của dự án sẽ đạt mức khoảng 61.693.815 USD và dự án loại A, trước khi thẩm định phê duyệt dự án cần được chính phủ cho phép đầu tư. Cơ cấu tổng mức đầu tư được phân bổ như sau: + Đầu tư tài sản cố định: 38.152.822 USD +TSCĐ đi thuê: 15.000.000 USD +TSLĐ: 8.540.993 USD ( trogn năm đầu tiên bắt đầu sản xuất) Như vậy, nếu không tính phần TSCĐ đi thuê, tổng mức đầu tư của dự án là 46.693.815 USD nguồn vốn đầu tư được phân bổ như sau. +Vốn tự có: 7.171.921 USD +Vốn vay trả chậm nước ngoài: 28.475.000USD +Vốn vay trong nước: 11.046.894 USD Trong đó: + Cho đầu tư TSCĐ: 3.360.000 USD +Cho vốn lưu động: 7.686.894 USD Như vậy để thực hiện dự án, tổng Công ty phải vay trong và ngoài nước cho đầu tư TSCĐ số tiền là 31.835.000 USD và vay vốn lưu động là 7.686.894 Usd
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tài sản lưu động: 13.356.923 USD ( trong những năm sản xuất ổn định) - Ngoài ra, trong dự án đã dự kiến thuê tài sản (bao gồm các thiết bị phụ trợ và nhà xưởng) điều này cũng làm giảm tổng mức đầu tư khoảng 15.000.000 USD 4.3- Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. Theo tính toán thẩm định, tổng Công ty phải vay (trong n ước và ngoài nước) đầu tư cho TSCĐ số tiền tương đương là 31.835.000 USD. Nếu tổng Công ty vay và thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tổng Công ty phải có giá trị TSCĐ tương đương 42,4 triệu USD. Theo dự án, TSCĐ hình thành sau khi đầu tư đạt khoảng 40,3 triệu USD, giá trị tài sản này không đủ để thế chấp vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, dự án phải thuê TSCĐ ( gồm nhà xưởng và thiết bị phụ trợ) với chi phí phải trả hàng năm là 2,5 triệu USD/ năm 4.4- Về vốn lưu động và nguồn vốn. - Nhu cầu vốn lưu động ( những năm sản xuất ổn định): 13.356.923 USD Tổng Công ty dự kiến vay trong nướcc, mức cho vay tối đa là 90%, tương đương 12.021.230 USD. Do giá trị TSCĐ hình thành vốn vay đã được thế chấp để vay đầu tư TSCĐ nên tổng Công ty chỉ có thể thực hiện vay không có tài sản đảm bảo nhưng phải có cam kết đảm bảo bằng tài sản. Căn cứ theo báo cáo tài chính của tổng Công ty tại thời điểm 31/12/2002, tổng giá trị TSCĐ là 1.148.614 trđ, trong đó vốn vay dài hạn khoảng 885,9 tỷ chiếm 77,13% và vốn chủ sở hữu là 262,7 tỷ chiếm 22,87%. Nguồn vốn hình thành TSCĐ chủ yếu là vốn đi vay, TSCĐ hình thành từ vốn chủ sở hữu có giá trị không lớn không đủ điều kiện làm tài sản cam kết đảm bảo tiền vay. Nếu tính
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhu cầu vốn lưu động tương đương VNĐ thì nguồn tài sản cần để đảm bảo ở vào khoảng 213,8 tỷ. Dự án dự kiến số ngày hoạt động của nhà máy là 365 ngày ( trang 124) để tính mức dự trữ phôi thép là không phù hợp với chế độ làm việc của máy cán. Theo thông số kỹ thuật của máy cán, chế độ làm việc của máy cán là 6.500 giờ/ năm, tương đương với 270 ngày/ năm (trang 72) Để tính khối lượng phôi dự trữ, dự án đã dự kiến lượng phôi tiêu thụ là 280.000 tấn/ năm ( trang 124), tương ứng với sản lượng thép tấm là 252.000 tấn/ năm. Điều này là không phù hợp với dự kiến mức huy động công suất 80%, ứng với sản lượng thép tấm là 280.000 tấn/ năm. Từ mức dự trữ phôi chưa phù hợp, việc dự kiến sử dụng tàu trọng tải 30.000 tấn với số lần nhập 1 lần/tháng cần phải xem xét lại. Theo tính toán thẩm định, trên cơ sở mức huy động công suất ổn định là 80% và số ngày làm việc ( 3 ca) lượng phôi tiêu thụ hàng năm khoảng 390 tấn / năm và lượng dự trữ phôi cần thiết cho 30 ngày làm việc là khoảng 35.951 tấn. Dự kiến định mức 28 ngày tồn kho nguyên liệu phôi chưa phù hợp với dự kiến sử dụng tàu chuyển chở nguyên liệu phôi trọng tải 30.000 tấn và dự kiến dự trữ phôi 30 ở trang 108. Dự kiến tồn kho thành phẩm và sản phẩm không có giải trình cơ sở tính toán. - Việc dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2006 cần phải có chuẩn bị nguyên vật liệu (đầu tư vốn lưu động) trong năm 2005. Trong dự án chưa tính vấn đề này. Dự án dự kiến vốn lưu động vay 100%. Điều này chưa đúng và không thoả đáng ( theo QĐ 72 mức vốn tự có trong vay ngắn hạn tối thiểu phải chiếm 10%), như vậy vốn lưu động đi vay là 90% tổng nhu cầu vốn, tương đương 12.021.230 USD. Việc vay vốn lưu
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com động đối với Công ty có thể áp dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản nhưng bắt buộc phải có cam kết đảm bảo bằng tài sản và nhưng tài sản phải được hình thành từ vốn tự có của đơn vị trong khi đó vốn tự có tham gia dự án là 7.171.921 USD ( đây mới chỉ là mức vốn tự có được tính toán đúng theo quy định trong quá trình thẩm định, trong thực tế chưa thể xác định được đơn vị có đảm bảo được nguồn vốn tự có này hay không). Ngoài ra, dự kiến 100% nhập khẩu phôi đòi hỏi phải có kế hoạch chi tiết về đảm bảo phôi, nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất liên tục. Tuy nhiên trong dự án đã không có luận chứng về vấn đề đảm bảo phôi cho nhà máy. 4.5- Hạch toán thu nhập. - Theo số liệu của dự án, dự án có lãi ngay từ năm đầu hoạt động( năm 2006) với tỷ lệ huy động công suất là 50%, tuy nhiên khă năng lãi chưa thể khẳng định chắc chắn do dự án còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tỷ giá, giá phôi, giá bán sản phẩm... dự án chỉ có thể có lãi trong trường hợp không có bất cứ một biến động bất thường nào mà điều này là không thể xảy ra trong thực tế. - Doanh thu và lợi nhuận của dự án chịu tác động lớn của giá phôi, giá bán thép tấm trên thị trường nội địa ( lưu ý là cần phải tính bằng VNĐ, không phải giá USD) và tỷ giá hối đoái, nhưng các tác động này dự án đã không tính đến. 4.6- Dòng tiền và chỉ tiêu hiệu quả của dự án. - Các dòng tiền vào và ra trong dự án xác định chưa đúng với quy định về thẩm định dòng tiền. - Tỷ suất chiết khấu dự án tính 3% là không xác đáng. Tỷ lệ này tối thiểu ( theo NPV khoảng 31,6 triệu USD và IRR bằng 24,6% ( với tỷ suất chiết khấu 8,5%/năm)
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Nếu dựa trên tiêu chuẩn NPV và IRR như đã nêu ở trên, dự án có NPV dương, nhưng khả năng trả nợ chưa thật đảm bảo. Ngoài ra, kết quả này mới chỉ dựa vào các số liệu của dự án ( giá phôi, giá bán sản phẩm thép tấm trên thị trường nội địa, tỷ giá hối đoái...) và với giả thiết rằng các số liệu này không thay đổi và được giữ ổn định trong vòng đời của dự án, ít nhất là trong thời kỳ 2006 – 2013 ( điều này là khó có thể xảy ra) 4.7- Đánh giá về khả năng trả nợ của dự án. - Dự án không tính các phương án trả nợ chi tiết. - Dự án có khả năng trả nợ trong điều kiện không có biến động gì khác so với những điều kiện thuận lợi dự án đưa ra mà trên thực tế điều này là không thể xảy ra. 4.8- Tác động giá phôi thép và giá bán thép tấm đối với hiệu quả (NPV) của dự án - Dự án phụ thuộc 100% vào nguồn phôi thép nhập khẩu ( từ Mỹ Latinh hoặc từ Liên xô cũ) - Theo số liệu của Công ty King Stream Steel LID ta có mức giá cơ sở là 245 USD/ tấn đây là mức giá trung bình tối thiểu trên thị trường Hàn Quốc trong khoảng thời gian 10 năm biên độ lao động giá phôi thép tăng, giảm khoảng 13,4 thì dự án không còn hiệu quả (bị lỗ). +Bán thép tấm trên thị trường nội địa ( tính theo VNĐ) giảm khoảng 5% ( xấp xỉ 5,2 triệu đồng/tấn) dự án cũng không hiệu quả. + Trường hợp giá phôi tăng và bán thép tấm giảm, dự án sẽ nhanh chóng chuyển từ lãi sang lỗ và lỗ nhiều ( xem biểu 17.1) 4.9- Tác động của tỷ giá hối đoái đói với NPV của dự án. - Nếu tính theo tỷ giá hiện nay 15.550 VNĐ/USD dự án có NPD dương, nhưng không có khả năng trả nợ năm đầu hoạt động (năm 2006, ngoài ra phải kèm theo giả thiết tỷ
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giá này cố định trong suốt 2006 – 2015, mà điều không thể xảy ra trong thực tế). Theo tính toán của phòng thẩm định thì biên độ giao động tăng giảm bình quân của tỷ giá trong 03 năm gần đây là 357 VNĐ/USD. - Theo tính toán, nếu tỷ giá chỉ cần tăng 3 – 5% đến khoảng 17.105 VNĐ/USD, NPV của dự án nhanh chóng chuyển từ dương sang âm. - Trường hợp giá phôi tăng và tỷ giá cũng tăng, thì tính hiệu quả của dự án càng mất đi nhanh chóng ( xem biểu 17.3) 4.10- Tác động của tỷ giá và giá bán thép tấm đến NPV của dự án. Khi tỷ giá tăng, doanh thu của dự án ( tính theo USD) sẽ giảm do giá bán sản phẩm trên thị trường nội địa tính bằng VNĐ và do vậy không những làm giảm NPV mà còn làm giảm khả năng trả nợ của dự án. Điều này sẽ càng làm xấu đi khả năng trả nợ vốn đã không tốt của dự án. 4.11- Tác động của giá phôi thép tấm đối với khả năng trả nợ của DA. Với biên độ giao động giá phôi theo thông tin từ Công ty King Stream Steel LTD th ì khi giá phôi tăng 272 USD/ tấn trong trường hợp giá bán không đổi ở mức 5.83 triệu VNĐ/tấn thì dự án không có khả năng trả nợ. Trong trường hợp giá bán phôi dẹt tăng và giá bán cũng tăng thì dự án có khả quan hơn nhưng khả năng trả nợ vẫn chưa thật đảm bảo, ở mức giá phôi 325 USD/ tấn và giá bán là 6,7 triệu đồng/ tấn thì dự án không có khả năng trả nợ vào khoảng 2,1 triệu USD. 4.12- Tác động của tỷ giá và giá bán với khả năng trả nợ của dự án. Phương án cơ sở trong dự án là sử dụng VNĐ/USD và giá bán 5,83 triệu đồng/ tấn, ở phương án này, dự án đảm bảo khả năng trả nợ. Với biên độ giao đọng tỷ giá ( được tính toán tại NHNN Nam Hà Nội) là 357 VNĐ/USD, khi tỷ giá lên tới 16.621 và giá
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com bán không đổi thì dự án không có khả năng trả nợ. Tương tự, trường hợp tỷ giá không đổi mà giá bán giảm xuống 5,25 triệu VNĐ/tấn thì dự án cũng không có khả năng trả nợ 4.13- Tác động của giá phôi và tỷ giá với khả năng trả nợ của dự án. Phương án cơ sở áp dụng định mức giá phôi là245 USD/tấn và tỷ giá là 15.550 VNĐ/USD, với phương án này dự án đảm bảo khả năng trả nợ. Với biên độ giao động giá phôi là 13,4 thì dự án nhanh chóng mất khả năng trả nợ, trong trường hợp tỷ giả tăng và giá phôi cũng tăng thì việc mất khả năng thanh toán của dự án càng cao. 5. Nhận xét: - Tỷ lệ vốn tự có của tổng Công ty tham gia vào dự án cần tăng cao hơn để giảm gánh nặng trả nợ ( nhất là nợ gốc) - Các dự kiến về giá bán sản phẩm thép tấm cần được tính theo VNĐ và quy đổi ra USD để tính các khả năng trả nợ và cần dự kiến ở mức thấp hơn để tăng cường khả năng chịu đựng rủi ro giá bán và rủi ro tỷ giá. - Giá phôi thép cần được dự kiến ở mức cao hơn để tăng cường sức chịu đựng của dự án về sự phụ thuộc phôi thép nhập khảu (dự kién khoảng 280 -300USD/tấn) - Dự án chịu nhiều rủi ro do tác động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá tăng cao đạt trên 17.000VNĐ/USD, dự án dễ lâm vào tình trạng bị lỗ và mất khả năng trả nợ. - Trong 2 – 3 năm đầu mới đi vào hoạt động, dự án có khó khăn trong vấn đề trả nợ, nhiều khả năng tổng Công ty phải nhận nợ bắt buộc. 6. Đề xuất. - Đề xuất không bảo lãnh vay vốn nước ngoài
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Đề xuất cho vay bằng nguồn vón trong nước và bằng VNĐ theo quy định cho vay trung, dài hạn của NHNN cụ thể như sau: + Số tiền cho vay: VNĐ tương đương 31.835.000USD theo tỷ giá tại thời điểm nhận nợ, ( bằng chữ: ba mươi một triệu, tám trăm ba mươi năm nghìn đô la Mỹ) +Thời hạn cho vay: 13 năm, trong đó thời gian ân hạn là 03 năm +Lai suất cho vay: áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm ngoại tệ 12 tháng trả lãi sau cộng 2,5%/năm. Lãi suất được điều chỉnh 1 năm 2 lần vào ngày 01/01 và ngày 01/07 hàng năm - Phương thức và kỳ hạn trả nợ +Tiến độ trả nợ gốc: 20 kỳ ( trong thời gian 10 năm) Mỗi năm 2 kỳ bắt đầu trả từ tháng thứ 6 năm thứ 3. +Tiến độ trả lãi: trả lãi hàng tháng theo dư nợ thực tế. - Hình thức bản đảm tiền vay: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay với tổng giá trị dự toán ban đầu là 40.365.581 USD và vốn tự có của doanh nghiệp. Dự án là khả thi và đồng ý cho vay. Các bảng biểu kèm theo về doanh nghiệp và dự án ( cuối chuyên đề) 2.2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội. 2.2.3.1 Kết quả đạt được của công tác thẩm định tài chính dự án Hiệu quả và nổi bật nhất là tổ chức thực hiện thẩm định các dự án đầu tư lớn, dự án có nhiều chi nhánh NHNo cùng tham gia và các dự án cho vay với các NHTM khác. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được chưa đầy 4 năm còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong môi trường kinh doanh với những khó khăn và thách thức của nó, nhưng với lòng
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quyết tâm và sự đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo cùng với tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng và sự quan tâm của cấp trên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay: Tính đến thời điểm 30/12/2004 nợ quá hạn là 545 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ. Nợ quá hạn giảm 1,718 triệu đồng so với năm 2003, số món chuyển nợ quá hạn không nhiều, chủ yếu tập trung ở các món cho vay nhập khẩu và vay tiêu dùng. Để có được những thành tích trên là sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định cho vay, đặc biệt với những khoản vay lớn, có thời hạn kéo dài mà điển hình là cho vay theo dự án. Trong các nội dung thẩm định dự án đầu tư, thì khía cạnh được ngân hàng đặc biệt quan tâm là phương diện tài chính của dự án, đó là căn cứ quan trọng để thấy được mức độ an toàn của số vốn ngân hàng cho vay, khả năng trả nợ và lợi nhuận mà ngân hàng nhận được trong tương lai. Điển hình cụ thể ở một số dự án và các khoản tín dụng sau: Dự án nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – Quảng Ninh (Bảo lãnh vay vốn nước ngoài và cho vay nhập khẩu thiết bị nhà máy với tổng số tiền bảo lãnh và cho vay 31triệu USD; (NHNo Nam Hà Nội trực tiếp thẩm định và cho vay). Dự án thuỷ điện Bắc Bình – Tỉnh Bình Thuận (các Ngân hàng Nông nghiệp cùng cho vay là NHNo Nam Hà Nội, NHNo Bình Thuận với tổng số tiền cho vay là 276 tỷ đồng(chua giải ngân) (NHNo Nam Hà Nội làm đầu mối). Dự án đồng tài trợ nhà máy xi măng Cẩm Phả (NHNo Nam Hà Nội cho vay 100 tỷ đồng, đến 03/05 đã giải ngân 10 tỷ). Dự án Nhà máy Thuỷ điện Cửa Đạt – Thường Xuân – Thanh Hoá (dự án mới nhất trình Trụ sở chính) ( NHNo Nam HN cùng với NHNo HN, NHNo Thanh Hoá và
  14. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com NHĐT Thanh Hoá cùng thẩm định xét duyệt cho vay với số tiền 547 tỷ đồng – NHNo Nam HN làm đầu mối). Cấp HMTD vốn lưu động năm 2004 cho 22 doanh nghiệp trong đó 01 Hạn mức tín dụng VLĐ vượt thẩm quyền phán quyết trình NHNo Việt Nam. Thẩm định cho vay mở L/C 569 món với số tiền 47,748,444.28 USD. Thẩm định mở L/C dự phòng hoàn thanh toán (Bảo lãnh) 2 món với số tiền 1.398.600 USD, đây là một phương thức mới phát sinh thực hiện ở chi nhánh, được phối hợp thực hiện và quản lý chặt chẽ từ thẩm định, tín dụng và thanh toán quốc tế, kết quả đạt được rất tốt (nguồn vốn ngoại tệ tăng, tăng thu phí dịch vụ). Thẩm định cho gia hạn nợ 17 món số tiền 6.998 trđ và 1.297.793 USD. Nguyên nhân chủ yếu của các kết quả trên: Chi nhánh đã tổ chức công tác thẩm định theo đứng quy định của NHNN và NHNo&PTNN Việt Nam, với thái độ làm việc nghiêm túc, chặt chẽ theo một quy trình khoa học, sáng tạo. Đối với các dự án nhiều chi nhánh NHNo và NHTM khác tham gia mà chi nhánh là đầu mối, chi nhánh tổ chức thành lập tổ thẩm định tại chi nhánh, tổ chức thẩm định sơ bộ, đánh giá hiệu quả và các yêu cầu thiết yếu khác của dự án gửi cho các chi nhánh tham gia, khi có sự chấp thuận của chi nhánh và các NHTM khác đồng thời với chấp nhận cho phép thẩm định đaàu tư của NHNo Việt Nam. Thực hiện thành lập tổ thẩm định chung thực hiện kết quả thẩm định được gửi cho các NH tham gia phê chuẩn và tham gia sửa đổi, bổ sung. Kết quả với phương thức tổ chức thẩm định trên NH đầu mối có được sự thống nhất cao của các chi nhánh tham gia.
  15. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đối với các dự án mà chi nhánh tham gia đồng tài trợ các NHTM khác làm đầu mối, tổ thẩm định được thực hiện chặt chẽ từ thành lập thẩm định đến cử CBTD hoặc cán bộ thẩm định đại diện trực tiếp tham gia với các NH. Đối với dự án lớn mà chi nhánh cho vay, ngân hàng tách thẩm định của đơn vị cho vay và thẩm định của phòng thẩm định trên cơ sở đó thành lập tổ đánh giá thẩm định lại kết quả của 2 báo cáo thẩm định nêu trên(đặc điểm của tổ thẩm định ngoài thành phần CBTD và cán bộ thẩm định do yêu cầu của dự án còn có cán bộ thanh toán quốc tế tham gia). Đối với cho vay thông th ường khác như cho vay từng lần, cho vay theo HMTD, bảo l•nh, chiết khấu, mở L/C thì thực hiện thẩm định theo mức phân quyền phán quyết trên cơ sở mức phân quyền phán quyết của NHNo Việt Nam (Văn bản số 729/NHN_QĐ ngày 23/8/2004) và linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu về quản lý tín dụng. Cụ thể: trước tháng 9/2004 tại nơi quản lý và cho vay trực tiếp thẩm định nhu cầu vay vốn, bảo lãnh, mở L/C theo mức phán quyết đã giao cho cấp trưởng đơn vị. Phòng thẩm định thực hiện thẩm định đánh giá, chấm điểm, phân loại khách hàng, thẩm định tất cả các món gia hạn nợ. Từ tháng 9/2004, tất cả các khoản giải ngân cho vay, bảo l ãnh, mở L/C, tu chỉnh L/C ngoài việc tổ chức của đơn vị nơi cho vay được chuyển và giao cho phòng thẩm định tổ chức thẩm định. Đặc biệt, đối với cho vay theo HMTD mỗi lần giải ngân thực hiện thẩm định gần như cho vay từng lần(bớt phânf hồ sơ) và từ chối giải ngân nếu đánh giá thấy không an toàn. Đối với tất cả các khoản bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100% được thẩm định như cho vay.
  16. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đối với bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100% được thẩm định đặc biệt các yêu cầu về trách nhiệm của ngân hàng trong việc phát hành, thanh toán, bồi hoàn. Các phương thức tổ chức thẩm định nêu trên ngoài dự án lớn, các nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh khác đã từ chối đầu tư (ví dụ: Chi nhánh đã từ chối bảo lãnh thực hiện hợp đồng mặc dù đã phát hành dự thầu và đơn vị trúng thâù do dự án giải trình và cung cấp hồ sơ về nguồn thanh toán không rõ ràng, hợp lý). Kết quả thẩm định đạt được rất cao. Về thiết lập hồ sơ và nội dung thẩm định, nôi dung kết cấu của các loại hợp đồng tín dụng, tài sản, bảo hiểm đã thực sự tiếp cận được trình độ và yêu cầu hiện đại phù hợp với pháp luật và hội nhập, được trụ sở chính đánh giá cao và các NHTM khác đồng thuận, đặc biệtlà xây dựng các hợp đồng cho dự án đầu tư lớn, thời gian dài. Kỹ năng và kỹ thuật thẩm định được nâng cao, áp dụng tin học vào thẩm định, sản phẩm thẩm định đạt trình độ chính xác cao, nhanh (áp dụng trên bảng tính điện tử). Ngân hàng đã đưa các loại rủi ro vào trong quá trình thẩm định dự án bằng các phương pháp hiện đại như phân tích độ nhạy. Khi thẩm định ngân hàng luôn quán triệt nguyên tắc: Đánh giá dựa trên quan điểm của người cho vay, do đó thường đặc biệt chú trọng vào mức sinh lời của dự án, nguồn và khả năng trả nợ. Ngoài ra cũng phải kể đến sự đoàn kết, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể, tạo nên sức mạnh của ngân hàng. Trong ngân hàng luôn luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ và phối hợp với nhau trong toàn ngân hàng tạo ra sự tin tưởng giữa nhân viên và ban lãnh đạo. 2.2.3.2 Một số hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án và nguyên nhân
nguon tai.lieu . vn