Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC – YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM NCS.ThS. Phùng Chí Cường* TÓM TẮT Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, nhằm vừa đảm bảo cung cấp nông sản với số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội; đồng thời vẫn đảm bảo các điều kiện để sản xuất nông nghiệp trong tương lai không bị tổn hại, đặc biệt trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) và biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để có thể sản xuất nông nghiệp được bền vững cần phải có các giải pháp đồng bộ nhằm khai thác những lợi thế, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình CNH-HĐH và biến đổi khí hậu; trong đó nguồn nhân lực vừa có trình độ vừa có tầm nhìn là một trong các yếu tố quyết định. Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp của nước ta hiện nay vừa thiếu, vừa yếu dẫn tới thực tế của sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay mới chỉ khai thác ở năng suất tự nhiên là chủ yếu và khai thác theo hướng “bóc lột” các yếu tố sản xuất nên rất thiếu bền vững. Trong bối cảnh đó, bài viết sẽ đi vào đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp của nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Từ khóa: Nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững. 1. Thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Nguồn nhân lực trong nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural Human Resource) là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. (1) Số lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và những người trên và dưới độ tuổi nói trên đang tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp). Như vậy, về lượng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động.  * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 127
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (2) Chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác. Cụ thể là, nó mang tính thời vụ cao, điều này làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp, có xu hướng quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ khoẻ có trình độ văn hóa và kỹ thuật. Vì vậy, số lao động ở lại trong khu vực nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng lên. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược - Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta năm 2019 là 18.831.358 triệu người, trong đó lao động trong độ tuổi là 14.577.089 triệu người. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 giảm 3.017.998 triệu người so với năm 2015 (năm 2015 là 21.849.356 triệu người). Bảng 1. Số lao động có việc làm trong ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản Đơn vị tính: Người Độ tuổi lao động 2015 2016 2017 2018 2019 15-19 1.471.771 1.174.667 1.192.853 1.023.381 972.066 20-24 1.860.975 1.662.892 1.532.277 1.365.757 1.160.322 25-29 1.839.162 1.792.738 1.604.279 1.516.952 1.399.081 30-34 2.014.613 2.060.714 1.985.377 1.718.294 1.656.280 35-39 2.198.541 2.251.886 2.132.743 1.987.761 1.788.022 40-44 2.362.874 2.483.925 2.374.681 2.206.659 1.939.289 45-49 2.540.664 2.551.953 2.503.143 2.536.739 2.148.427 50-54 2.617.083 2.758.806 2.729.111 2.623.948 2.361.945 55-59 2.036.453 2.352.283 2.276.740 2.297.429 2.123.723 60 trở lên 2.907.219 3.224.069 3.233.619 3.188.202 3.282.203 Tổng số 21.849.356 22.313.932 21.564.822 20.465.122 18.831.358 Nguồn: Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược - Viện Khoa học Lao động và Xã hội 128
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Nông thôn Việt Nam bao gồm một vùng rộng lớn và trải dài trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên, phân bố nguồn nhân lực giữa các vùng có sự khác nhau giữa các vùng. Vùng có tỷ lệ dân số nông thôn lớn nhất là vùng Bắc Trung Bộ (89,2%), tiếp đến là miền núi Trung du Bắc Bộ (85,7%),… và thấp nhất là Đông Nam Bộ (51,6%). Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm 35% trong tổng sản phẩm quốc nội của cả nước và thu hút 72% lực lượng lao động nông thôn, giá trị sản lượng chiếm 75,7% tổng sản lượng (chủ yếu là cây lương thực). Sản lượng lương thực chủ yếu là lúa. Ngoài cây lúa, cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè,…) cũng có tiềm năng rất lớn. Trong tổng số 9 triệu ha đất rừng có khoảng 6 triệu ha được coi là có giá trị thương mại. Bảng 2. Phân bố nguồn nhân lực theo vùng Đơn vị tính: Người Vùng 2015 2016 2017 2018 2019 Đồng bằng sông Hồng 3.464.130 3.375.188 3.121.981 2.863.890 2.510.631 Miền núi phía Bắc 4.575.017 4.831.466 4.706.602 4.504.443 4.327.444 Miền Trung 5.560.659 5.527.204 5.279.451 4.991.977 4.577.339 Tây Nguyên 2.338.535 2.493.205 2.535.249 2.564.535 2.416.023 Đông Nam Bộ 1.151.199 1.191.280 1.281.115 1.127.958 988.034 Đồng bằng sông Cửu Long 4.759.816 4.895.589 4.640.423 4.412.319 4.011.887 Tổng số 21.849.356 22.313.932 21.564.822 20.465.122 18.831.358 Nguồn: Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược - Viện Khoa học Lao động và Xã hội Bảng 3. Nhóm ngành nghề Đơn vị tính: Người Nhóm nghề 2015 2016 2017 2018 2019 Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 25.818 10.160 9.908 13.323 8.980 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 17.749 22.352 20.100 19.352 24.599 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 21.563 21.319 21.897 17.173 17.268 Nhân viên trợ lý, văn phòng 12.536 20.618 20.038 20.569 12.237 Nhân viên dịch vụ bán hàng 47.434 32.675 41.863 47.062 35.157 Lao động có kỹ năng trong nông - lâm - thủy sản 5.044.296 5.431.214 5.203.095 5.122.310 3.967.326 Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan 23.924 17.372 28.476 27.747 36.978 129
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Nhóm nghề 2015 2016 2017 2018 2019 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 93.415 80.932 90.175 84.390 72.315 Lao động giản đơn 16.562.365 16.677.290 16.129.250 15.112.603 14.656.499 Tổng 21.849.356 22.313.932 21.564.822 20.465.122 18.831.358 Nguồn: Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược - Viện Khoa học Lao động và Xã hội Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế. Có thể thấy, Việt Nam có gần 16 triệu hộ nông thôn. Dù được coi là cường quốc xuất khẩu nông sản, nhưng năng suất lao động nông nghiệp đang rất thấp. Theo báo cáo về “Triển vọng phát triển châu Á năm 2017” của ADB, sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia, chưa bằng một nửa so với Thái Lan, Philippines. Bảng 4. Thu nhập bình quân đầu người của lao động làm trong nông - lâm nghiệp, thủy sản Đơn vị tính: Nghìn đồng Độ tuổi 2015 2016 2017 2018 2019 15-19 976,37 680,78 646,69 686,45 923,47 20-24 951,55 1170,57 1162,35 1213,45 1659,87 25-29 1532,48 1987,07 1870,6 1894,36 2452,22 30-34 2034,27 2879,44 2519,44 2689,39 3221,35 35-39 2731,59 3638,53 3134,25 3236,71 3730,59 40-44 2554,31 3912,94 3359,32 3661,63 3976,67 45-49 2531,15 3808,56 3424,32 3689,42 3858,46 50-54 2252,07 3478,45 2996,04 3363,32 3389,65 55-59 2095,69 3001,55 2713,04 2860,74 3110,94 60 trở lên 1806,07 2361,77 2130,43 2227,28 2345,9 Trung bình 2092,37 2874,8 2551,89 2747,41 3038,13 Nguồn: Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược - Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam là nước đi sau nên cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội quý cho nền nông nghiệp nước nhà nắm bắt các công nghệ mới diễn ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội này, chất lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất để vừa áp dụng được công nghệ nhưng cũng vừa tự tạo ra những công nghệ của riêng mình. 130
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Thực trạng nguồn nhân lực nông thôn có chất lượng không cao nhưng vẫn bị các khu vực khác cạnh tranh mạnh mẽ. Tình trạng đô thị hóa đã “hút” nguồn nhân lực trẻ, khỏe từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến tình trạng lao động ở lại nông thôn chủ yếu là những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động, không có sức khỏe hoặc đang đi học. Điều này làm sâu thêm những lỗ hổng về đội ngũ nhân lực khu vực nông thôn vốn đã yếu kém về mặt chất lượng. Trong khi đó, hệ thống giáo dục nghề còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao cho sản xuất và đời sống, quản lý manh mún, chồng chéo dẫn đến sự lãng phí nguồn lực do tăng đầu mối quản lý và nhiều đơn vị cùng làm. Dạy nghề cũng chưa làm tốt việc kết hợp với sử dụng tạo việc làm, chưa gắn kết chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bảng 5: Thực trạng trình độ nguồn nhân lực Đơn vị tính: Người Trình độ chuyên môn kỹ thuật 2015 2016 2017 2018 2019 Không có chuyên môn kỹ thuật 20.721.201 21.391.477 20.658.021 19.625.931 18.082.541 Sơ cấp 241.696 172.530 190.887 153.179 119.345 Trung cấp 469.118 436.565 415.990 393.760 321.127 Cao đẳng 157.083 142.872 145.227 143.124 140.124 Đại học 141.985 159.680 154.697 148.972 168.220 Tổng số 21.731.084 22.303.124 21.564.822 20.464.965 18.831.358 Nguồn: Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược- Viện Khoa học Lao động và Xã hội Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong nông nghiệp thấp. Ngoài những lý do kể trên, còn có một lý do nữa là do tư tưởng của người nông dân, họ thường quan niệm rằng: học chẳng để làm gì, vì trước sau cũng quay về với nghề nông thuần túy. Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên phạm vi cả nước. Nông nghiệp cũng cần được cơ cấu lại sản xuất để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn không chỉ đào tạo cho lao động trong sản xuất, mà còn phải đào tạo cả nhân lực cho quản lý. Nông thôn Việt Nam hiện nay không chỉ cần có nhân lực cho nông nghiệp, mà cần cả nhân lực cho công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đào tạo nhưng phải gắn liền với sử dụng, tạo công ăn việc làm. 131
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Hiện nay, cả nước có 13 trường đại học, cao đẳng đào tạo về nông lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề về nông - lâm nghiệp. Các trường này chuyên đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy, nhu cầu về cán bộ được đào tạo qua trường này rất lớn, nhưng công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, do tâm lý người học nghĩ rằng sau khi học phải về làm việc ở nông thôn, những vùng khó khăn nên không muốn học. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lao động ngành nông nghiệp tại Việt Nam đang thiếu khá nhiều kỹ năng về quản lý, quản trị, kết nối trong sản xuất và tiêu thụ, tính tuân thủ quy trình sản xuất nông sản sạch. Điều này dẫn tới giá trị của nông sản thấp, chất lượng chưa cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ, càng khó mở rộng thị trường ra nước ngoài. Một minh chứng rõ ràng cho tính cần thiết của việc nâng cao chất lượng người lao động trong ngành nông nghiệp là sự hợp tác điều phối lẫn nhau giữa các bộ ngành liên quan mà ở đây là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH). Trong ngành nông nghiệp có rất nhiều đặc thù về đào tạo nghề. Chúng ta hay nói về đào tạo chính quy hay phi chính quy nhưng ở nông nghiệp loại hình đào tạo rất phong phú. Nó có những đào tạo chính quy nhưng cũng có những đào tạo trên đồng ruộng, đào tạo tại cơ sở làm việc. 2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững 2.1. Nhà nước cần ban hành các chính sách hợp lý và cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần nghiên cứu kỹ đặc điểm từng vùng, miền để có những chính sách đào tạo nhân lực thực sự phù hợp với từng vùng miền đó. Cần xây dựng các chương trình đào tạo, giải pháp kỹ thuật cho nông dân phục vụ nhu cầu chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. 2.2. Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nhân lực về nông nghiệp như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… để có thể liên kết đào tạo, chuyển giao kiến thức về nông nghiệp thường xuyên cho người nông dân. Thường xuyên đưa những người đang công tác, học tập tại các cơ sở đào tạo đó về thực tế, thực nghiệm tại nông thôn để vừa nâng cao kiến thức thực tế, vừa mang những kiến thức đã học truyền lại cho nông dân để kết quả sản xuất được cao hơn. Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hướng nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nông thôn. 132
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2.3. Đầu tư cả về cơ sở vật chất, lẫn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được đội ngũ giáo viên có chất lượng và tâm huyết thật sự với nông nghiệp, nông thôn. 2.4. Hàng năm, cần có điều tra đánh giá, tổng kết, nhân rộng những mô hình tiên tiến, phù hợp với việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, có những điều tra đánh giá về chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo xem có phù hợp với thực tiễn sản xuất hay không và tiến hành bổ sung điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. 2.5. Đưa hệ thống khuyến nông và hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại gần nhau hơn. Đồng thời, nâng cao cơ hội cho các hoạt động phát triển kỹ năng hiện tại và đưa vào khung chính thức để việc học từ khuyến nông có thể được cấp chứng chỉ ở một số điểm nếu có thể. Các cơ hội để nâng cao mức độ cấp chứng chỉ cho công nhân nông nghiệp và quản lý nông nghiệp thông qua hệ thống công nhận kỹ năng. Tăng cường hợp tác và điều phối giữa Bộ NN&PTNN và Bộ LĐTB&XH trong việc lên kế hoạch và phát triển đào tạo nghề cho ngành nông nghiệp 2.6.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở địa phương để kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót trong quá trình đào tạo, cũng như đề xuất các chế độ, chính sách phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề nghiệp, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo nghề ở địa phương như đào tạo nghề kèm cặp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phương thức truyền nghề thông qua các nghệ nhân và người có tay nghề cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://dangcongsan.vn/ 2. http://tapchitaichinh.vn/ 3. http://www.molisa.gov.vn/Pages/TrangChu.aspx 4. https://www.tapchicongsan.org.vn/ 5. http://tuyengiao.vn/ 6. https://nhandan.com.vn/ 7. https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/co-cau-dan-so-vang-nhung-chat-luong- nguon-nhan-luc-con-han-che-20191219113751807.htm 133
nguon tai.lieu . vn