Xem mẫu

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |253 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO T . Vũ Thị Hƣơng, Th . Bùi Ánh Tuyết Đại học Tân Trào Tóm tắt: Trƣớc những yêu cầu về phát triển văn hóa xã hội và đào tạo nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho tƣơng lai đất nƣớc, Ban chấp hành trung ƣơng đã giao cho ngành giáo dục một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết: “Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chƣơng trình, kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, đào tạo và đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”. Với trách nhiệm đó các trƣờng đại học nói chung cũng nhƣ Ngành Giáo dục Tiểu học, trƣờng Đại học Trân Trào nói riêng đã không ngừng tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, một trong những biện pháp quan trọng đó chính là khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động NCKH. Từ khóa: Chất lƣợng, NCKH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NCKH (NCKH) chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con ngƣời nói chung và trong các hoạt động học thuật, tƣ duy trong môi trƣờng giáo dục nói riêng. Chính vì lý do đó, hoạt động NCKH tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trƣờng Cao đẳng Đại học đƣợc chú trọng và khuyến khích phát triển. Khoản 2 điều 28 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 (08) quy định một trong các nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học, học viện là “triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học.” Bên cạnh đó, Khoản 2 điều 55 của Luật này cũng quy định “Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lƣợng đào tạo” là một nhiệm vụ quan trọng của Giảng viên trƣờng đại học. Tuy nhiên, đối tƣợng của hoạt động Khoa học công nghệ trong nhà trƣờng đại học không chỉ bao gồm giảng viên (GV) và các nhà khoa học khác, mà còn có cả sinh viên (SV) thuộc các loại hình đào tạo đang theo học tại trƣờng. Bài viết đề cập tới thực trạng NCKH của sinh viên Ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH), từ đó đƣa ra một số biện pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH cho sinh viên. 2. Nội dun 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái ni m NCKH Collis & Hussey (2014) chỉ ra rằng: Nghiên cứu là một quá trình tham vấn và điều tra một cách có hệ thống và có phƣơng pháp nhằm làm gia tăng lƣợng kiến thức. Có nhiều cách thức phân loại nghiên cứu tùy theo các tiêu chí khác nhau. Trong đó, nếu chỉ xét đến mục đích sử
  2. 254| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo dụng kết quả nghiên cứu thì có thể chia NCKH thành hai dạng cơ bản: Nghiên cứu hàn lâm và Nghiên cứu ứng dụng [2, 54]. Thực tế hoạt động NCKH trong trƣờng đại học diễn ra theo cả hai dạng cơ bản này. NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chƣa biết hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phƣơng pháp mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con ngƣời. Nói cách khác, NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. 2.1.2. NCKH của sinh viên Điều 59 của Luật Giáo dục Đại học quy định: Sinh viên là ngƣời tham gia “chƣơng trình đào tạo cao đẳng, chƣơng trình đào tạo đại học.” Đối tƣợng “sinh viên” đƣợc xét đến trong bài viết này là những ngƣời học tập chính quy, toàn thời gian tại cơ sở đào tạo, đƣợc xét tuyển theo kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng tổ chức hàng năm. Có thể nói rằng thời gian làm SV là một trong những quãng thời gian đáng nhớ nhất của đời ngƣời, do đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, khi sự ràng buộc từ phía gia đình và nhà trƣờng đối với mỗi cá nhân đã giảm đáng kể, và thay vào đó là khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi, cách cƣ xử và tƣơng lai của họ. Thực tế cho thấy có nhiều SV tận dụng tốt thời gian này và đã trƣởng thành nhanh chóng, trở thành những ngƣời có ích, phục vụ cho đất nƣớc. Ngƣợc lại, cũng có những SV ỷ lại, lãng phí thời gian và nỗ lực của mình và trở thành gánh nặng không nhỏ cho xã hội. NCKH của sinh viên là con đƣờng sinh viên tìm kiếm những tri thức mới một cách độc lập, tự giác, đòi hỏi sinh viên tƣ duy độc lập và tự chủ. Vì vậy mà tri thức họ tiếp thu đƣợc trở nên sâu sắc và vững chắc. Song điều quan trọng hơn là qua hoạt động NCKH, sinh viên đƣợc cung cấp kiến thức về phƣơng pháp để đạt đƣợc những tri thức đó. 2.1.3.Chất l ng NCKH Đối với những ngƣời trực tiếp làm NCKH chuyên ngành (tức là những ngƣời thiết kế và thực hiện công trình nghiên cứu) thì chất lƣợng của một Công trình khoa học là giá trị khoa học của nó. Chất lƣợng khoa học trong trƣờng hợp này là phản ảnh đánh giá của đồng nghiệp trong chuyên ngành, và đó chính là ý nghĩa nội tại. Còn ý nghĩa ngoại tại đề cập đến tác động hay ảnh hƣởng của công trình nghiên cứu đến xã hội và kinh tế. Biểu hiện chất lƣợng NCKH của sinh viên bao gồm: - Nhận thức của sinh viên đối với NCKH - Thái độ của sinh viên - Hệ thống kỹ năng mà họ đạt đƣợc trong quá trình NCKH - Sản phẩm NCKH phải phù hợp với mục đích 2.1.4. Các nhân tố nh ởng đến chất l ng NCKH của sinh viên * Nhân tố chủ quan - Tâm lí chung của sinh viên: ngại khó, ngại khổ, sợ mất thời gian, không tạo đƣợc niềm say mê, hứng thú
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |255 - Kỹ năng, kinh nghiệm làm NCKH của sinh viên: phần lớn sinh viên chƣa đƣợc làm quen với các phƣơng pháp NCKH, chƣa biết cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu, cách tiếp * Nhân tố khách quan - Sự quan tâm của nhà trƣờng, của Khoa chuyên môn. - Đội ngũ giáo viên là những ngƣời hƣớng dẫn khoa học có trình độ, kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt là lòng nhiệt huyết với nghề. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trƣờng đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy và học. 2.2. Tình hình NCKH của sinh viên Ngành Giáo dục Tiểu học, trƣờn Đại học Tân Trào 2.2.1. Khái quát về Ngành Giáo dục Ti u h c Ngành Giáo dục Tiểu học thuộc Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non (GDTH -MN). Đây là đơn vị trực thuộc Trƣờng ĐHTT đƣợc thành lập theo Quyết định số 213/ QĐ-ĐHTTr ngày 10/03/2020 của Hiệu trƣởng. Khoa đang đảm nhiệm việc đào tạo giáo viên ngành GDTH và GDMN hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của Khoa ban hành kèm theo Quyết định số 234/QĐ-ĐHTTr ngày 16/3/2020 của Hiệu trƣởng Trƣờng ĐHTT. Khoa hiện đang thực hiện CTĐT ngành GDTH trình độ đại học, ngành GDMN trình độ Cao đẳng, Đại học (chính quy và liên thông VLVH). Trong đó, trình độ đại học có 4 CTĐT thực hiện theo học chế tín chỉ. Công tác NCKH đƣợc xác định là một trong 2 nhiệm vụ trọng yếu của GV. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo và hợp tác quốc tế, NCKH đã trở thành hoạt động bắt buộc của GV và là một hoạt động khuyến khích đối với SV trong toàn Khoa nói chung và Ngành Tiểu học nói riêng. Nhà trƣờng đã ban hành Quyết định về việc ban hành quy định quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ của trƣờng Đại học Tân Trào gồm các loại hình NCKH, số lƣợng các bài báo, tạp chí, các loại hình hoạt động nghiên cứu của NH nhƣ: Tham gia hội nghị hội thảo, hội thi sáng tạo khoa học, câu lạc bộ khoa học SV; Tham gia thực hiện các đề tài NCKH; Tham gia thu thập thông tin số liệu. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH của trƣờng đại học, SV ngành Khoa GDTH - MN đƣợc khuyến khích tham gia NCKH. Hoạt động NCKH của SV Khoa GDTH - MN bao gồm các bài tiểu luận, các bài báo khoa học, các đề tài NCKH, khóa luận tốt nghiệp, SV của Khoa đã tham gia cuộc thi ý tƣởng sáng tạo SV, ngày hội SV sáng tạo và đã đạt giải cao. Số lƣợng NCKH của SV còn đƣợc xác lập trong Kế hoạch triển khai công tác nghiên cứu KHCN của nhà trƣờng và kế hoạch công tác. 2.2.2.Phân tích, đ giá thực tr ng chất l ng NCKH của sinh viên Ngành Giáo dục Ti u h c Thực trạng chất lƣợng NCKH của sinh viên đƣợc tiến hành điều tra trên các khía cạnh sau: Số lƣợng đề tài NCKH của sinh viên; Thành tích từ các công trình NCKH của sinh viên (xếp loại, số lƣợng đề tài đạt giải thƣởng cấp trƣờng, cấp bộ); Mức độ ứng dụng vào thực tiễn của các đề tài khoa học sinh viên đã nghiên cứu. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lƣợng NCKH của sinh viên đƣợc tiến hành điều tra trên các khía cạnh sau: Nhận thức và tinh thần tham gia NCKH của sinh viên; Kỹ năng và phƣơng pháp nghiên cứu của sinh viên; Những khó khăn và thuận lợi trong việc tiến hành NCKH của sinh viên (cơ sở vật chất, giáo viên hƣớng dẫn); Hiệu quả từ các
  4. 256| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phƣơng pháp đã thực hiện nhƣ các cuộc tọa đàm hƣớng dẫn NCKH cho sinh viên, học phần Phƣơng pháp NCKH. Khảo sát từ năm 2016 đến nay, số lƣợng đề tài và khóa luận tốt nghiệp đã đƣợc nghiệm thu của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học là 111. Trong đó, có 20 đề tài và 91 khóa luận tốt nghiệp. Đa phần các đề tài và khóa luận đều đƣợc đánh giá xếp loại từ mức khá trở lên. Một số đề tài đƣợc đánh giá cao và đƣợc giải thƣởng cấp trƣờng (02 đề tài). Mức độ ứng dụng vào thực tiễn của các đề tài khoa học sinh viên đã nghiên cứu tƣơng đối cao. Tuy nhiên, so với tổng số sinh viên của toàn ngành thì tỉ lệ NCKH của sinh viên vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân có thể do: nhận thức và tinh thần tham gia NCKH của sinh viên chƣa đƣợc cao, sinh viên còn ngại, e dè trong việc tiếp cận và đăng kí NCKH; kỹ năng và phƣơng pháp nghiên cứu của sinh viên chƣa thuần thục; một số những khó khăn về phía bản thân, gia đình tác động. 2.3. Một số biện p p và đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên Ngành Giáo dục Tiểu học, trƣờn Đại học Tân Trào 2.3.1. M t số bi n pháp nhằm nâng cao chất l ng NCKH của sinh viên Ngành Giáo dục Ti u h c, ng Đ i h c Tân Trào 2.3.1.1. Hoàn thiện về kiến thức chuyên môn và phương ph p NCKH Trở thành SV Đại học là một niềm vui, niềm tự hào không chỉ với bản thân SV mà còn của cả gia đình, thầy cô, bè bạn. Thiết nghĩ với một môi trƣờng học tập, nghiên cứu năng động, sáng tạo, các bạn SV cần phải đầu tƣ nhiều hơn cho công việc chính yếu của “nghề” SV này – nghiên cứu và học tập. SV cần hoạch định rõ những loại kiến thức, kỹ năng mà mình cần có để có thể thành công trong quãng đƣờng đại học nhiều chông gai này thông qua việc tham khảo ý kiến của các anh chị đi trƣớc hoặc các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy. Khi đã có định hƣớng cụ thể thì phảicố gắng tuân theo các bƣớc mà mình đã đặt ra trong thời gian hợp lý nhất, quyết tâm thực hiện đến cùng. Có kiến thức, có phƣơng pháp nghiên cứu sẽ giúp các bạn SV cảm thấy NCKH không phải là một cái gì đó thật xa lạ mà là một điều rất thân quen và không kém phần hấp dẫn. 2.3.1.2. Linh ộng trong việc sắp xếp kế hoạch,thời gian Nhƣ phần 2.2.1. đã đề cập, đa số SV rất lơ là với vấn đề quản lý thời gian của mình. Nhiều SV dành phần lớn thời gian trong ngày chỉ để nói chuyện hoặc tham gia các diễn đàn và mạng xã hội với hiệu quả rất thấp. Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp cuộc sống và việc học bớt ngột ngạt hơn và các mục tiêu đặt ra sẽ đƣợc đạt đến một cách nhanh chóng nhất. Các bƣớc cơ bản thực hiện đề tài NCKH: 1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu 2. Xác định đề tài NCKH 3. Lập đề cƣơng nghiên cứu sơ bộ 4. Thu thập tài liệu nghiên cứu 5. Lập đề cƣơng nghiên cứu chi tiết 6. Triển khai đề tài nghiên cứu 7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |257 8. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu 9. Viết báo cáo tổng hợp đề tài NCKH 10. Công bố kết quả nghiên cứu Trên đây là các bƣớc cơ bản để thực hiện đề tài NCKH. Để quản lý tốt kế hoạch thời gian của mình trong NCKH, SV cần căn cứ vào các bƣớc trên để xác định những việc cần làm và phân loại theo mức độ cần thiết và quan trọng. Sau đó, đặt thứ tự ƣu tiên cho những việc này kèm theo thời hạn và phƣơng pháp thực hiện. Mọi thứ cần đƣợc liệt kê càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn nhƣ việc Lập đề cƣơng nghiên cứu sơ bộ (Bƣớc 3) và Thu thập tài liệu nghiên cứu (Bƣớc 4) có thể thực hiện song hành thông qua việc phân chia nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. Sau một thời gian tìm tài liệu, nhóm có thể họp lại để chia sẻ và xây dựng đề cƣơng cho mình để trình với SVHD. Một lƣu ý nhỏ là SV nên để các khoảng trống nhỏ giữa các công việc liền kề nhƣ một bƣớc “dự trữ”. Tiếp theo, điều quan trọng hơn cả là phải kiên trì thực hiện các kế hoạch mình đã đề ra. Sau cùng, khi đã hoàn tất một giai đoạn nào đó, thì việc suy ngẫm về hiệu quả công việc là cần thiết nhằm rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những lần lên kế hoạch kế tiếp. 2.3.1.3. Hoạt ộng nhóm hiệu quả Thái độ hợp tác tƣơng trợ nhau góp phần quan trọng trong thành công của hoạt động nhóm, dẫn đến thành công chung của công trình NCKH. Khi lựa chọn nhóm, cần lƣu ý đến tính cách và quan điểm của các cá nhân sao cho mọi ngƣời có thể hiểu và làm việc cùng nhau. Bên cạnh đó, nhóm cần chọn ra một nhóm trƣởng có tiếng nói và có thể đại diện nhóm giải quyết những công việc chung. Nhóm trƣởng phải là ngƣời có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng quản lý tốt. Nhóm trƣởng phân công công việc hợp lý, đôn đốc việc hoàn tất công việc một cách khéo léo nhƣng hiệu quả. Chẳng hạn nhƣ: căn cứ theo các bƣớc ở trên, khi thực hiện bƣớc 2, 3, 4, nhóm trƣởng có thể giao nhiệm vụ cho vài thành viên tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau từ Internet đến các Thƣ viện trên cơ sở định hƣớng đã thống nhất của nhóm. Các tài liệu sau đó sẽ đƣợc tập hợp lại cho nhóm trƣởng và nhóm trƣởng sẽ chịu trách nhiệm đọc, phân loại, đánh giá các tài liệu đó. Việc thống nhất bƣớc đi kế tiếp sẽ đƣợc thực hiện trong lần họp nhóm gần nhất. Một điều cần lƣu ý là thái độ và hành động của nhóm trƣởng góp phần quyết định vào sự đoàn kết hay chia rẽ của nhóm. Vì vậy, việc lựa chọn nhóm trƣởng cần phải đƣợc cân nhắc một cách kỹ lƣỡng. 2.3.2. M t số đề xuất nhằm nâng cao chất l ng NCKH của sinh viên Ngành Giáo dục Ti u h c, ng Đ i h c Tân Trào Hoạt động NCKH trong SV không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân SV, mà còn đối với Khoa và Nhà trƣờng. Vì vậy, Khoa và Nhà trƣờng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích đối với bản thân SV và Giảng viên hoạt động này. Việc quản lý quá trình hoạt động NCKH của SV có thể đƣợc giao phó cho một câu lạc bộ chuyên trách với sự tham gia của chính SV. Nhƣ vậy, SV mới thấy đƣợc mình cũng là một phần trong hoạt động học thuật chung của Khoa và Nhà trƣờng. Ngoài ra, trong quá trình lên lớp, Giảng viên, ngoài việc giảng bài cho SV, cần gợi mở và hƣớng các bạn đến những vấn đề có thể đào sâu nghiên cứu nhằm kích thích sự sáng tạo hƣớng đến NCKH trong SV. Sau đây là một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên:
  6. 258| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Một là, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, tầm quan trọng NCKH của sinh viên. NCKH của sinh viên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới đào tạo đại học. Phƣơng pháp đào tạo - thông qua NCKH sẽ giúp sinh viên viên nắm vững phƣơng pháp luận và vận dụng những phƣơng pháp NCKH cụ thể trong quá trình học tập ở trƣờng cũng nhƣ trong thực tiễn công tác sau này. Hai là, cần đổi mới phƣơng pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu theo hƣớng các khoa, bộ môn gợi mở những chủ đề, định hƣớng nội dung nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn thuộc các môn học trong chƣơng trình đào tạo; ƣu tiên khuyến khích nghiên cứu những vấn đề thuộc khoa học giáo dục, nhất là đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng tự học tập, quản lý rèn luyện của sinh viên. Từ đó sinh viên chủ động tìm kiếm, ấp ủ những ý tƣởng khoa học, tên đề tài mà họ cảm thấy tâm đắc, sinh viên có thể tự liên hệ tìm cán bộ, giảng viên - hƣớng dẫn khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn phù hợp theo quy định, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học do cán bộ, giảng viên nhà trƣờng thực hiện. Sau khi nhận đƣợc các đề tài do sinh viên đăng ký, các khoa, bộ môn phân công cán bộ, giảng viên hƣớng dẫn; tổ chức cho sinh viên báo cáo thuyết minh đề tài để nhận xét, góp ý, đánh giá tính khả thi và hoàn chỉnh tên đề tài trƣớc khi gửi phòng Quản lý NCKH tổng hợp trình lãnh đạo nhà trƣờng duyệt. Ba là, yêu cầu các đề tài NCKH của sinh viên phải đảm bảo tính vừa sức, ít tốn kém về tài chính, thời gian đi lại trong quá trình thực hiện. Tính vừa sức thể hiện ở việc xác định mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu phù hợp với nội dung chƣơng trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. giúp sinh viên củng cố kiến thức đã đƣợc học ở nhà trƣờng, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn nghiên cứu không quá xa trƣờng, nên giới hạn ở các đơn vị nghiệp vụ cấp huyện, xã. Bốn là, sau khi đƣợc giao đề tài, sinh viên phải xây dựng kế hoạch và đề cƣơng nghiên cứu. Trong kế hoạch và đề cƣơng nghiên cứu phải thể hiện rõ mục đích yêu cầu, nội dung, trình tự các công việc, thời gian, địa điểm khảo sát thu thập số liệu. Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện với đơn vị chủ trì, trao đổi tranh thủ sự giúp đỡ của ngƣời hƣớng dẫn để giải quyết những khó khăn vƣớng mắc. Năm à, tăng cƣờng trách nhiệm và thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích sinh viên NCKH và cán bộ hƣớng dẫn. Ngoài các quyền lợi mà sinh viên và cán bộ tham gia hƣớng dẫn khoa học đƣợc hƣởng, nhà trƣờng cần quan tâm hơn nữa quyền lợi cho NCKH của sinh viên. Khi Ngành GDTH mở đƣợc mã ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ thì trong kế hoạch đào tạo sau đại học hàng năm nhà trƣờng nên có chỉ tiêu xét chuyển tiếp ở bậc sau đại học cho những sinh viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và NCKH. Sự quan tâm này sẽ là động lực to lớn để sinh viên nỗ lực phấn đấu toàn diện về mọi mặt, nhƣ vậy chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao. 3. Kết luận Hoạt động NCKH mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của đời sống xã hội và đất nƣớc. Thực tế vẫn còn có nhiều rào cản từ nhiều phía đối với hoạt động này, và điều đó cũng đã làm nản lòng không ít các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên. Mặc dù vậy, theo quan điểm của tác giả, sức mạnh và ý chí nội tại giữ vai trò quan trọng. Thông qua một ít chia sẻ này, tác giả hy vọng các bạn SV vẫn có duy trì chút “lửa” cho NCKH giữa cuộc sống, công việc và
  7. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |259 việc học với rất nhiều lo toan. Hy vọng rằng NCKH trong SV sẽ tiếp tục một mảng sáng trên bức tranh NCKH của Việt Nam ta trong thế kỷ XXI này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi, S.N. (n.d.), C c ư c cơ ản thực hiện một ề tài NCKH, http://www.svnckh.com.vn/ [2]. Collis, J., & Hussey, R. (2014), Business Research: A practical guide forundergraduate and postgraduate students (4th ed.), Great Britain:Macmillan. [3]. Hải, S. (9/1/2015), Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Học sinh, sinh viên (9/1/1950 – 9/1/2015): 3 từ hóa về sinh viên ngày nay: tự tin, năng ộng, s ng tạo, Sinh viên Việt Nam, http://www.svvn.vn [4]. Luật Gi o ục Đại học 2012, sửa đổi năm 2018. [5]. My, D.V. (19/3/2012), Sinh viên ngày nay ang ãng phí nhiều thứ, http://www. http://dantri.com.vn [6]. Nguyễn, T.Đ. (2011), Phương ph p NCKH trong inh oanh. Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. [7]. Quyết ịnh ban hành thể lệ giải thưởng “Tài năng hoa học trẻ Việt Nam” ành cho sinh viên trong c c trường ại học, học viện 2012 [8]. http://www.moet.gov.vn/?page=6.4&view=4481
nguon tai.lieu . vn