Xem mẫu

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |217 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƢƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦATRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TS. Ngô Thế Long, TS. Đỗ Tùng, ThS. Trần Anh Tuấn, ThS. Cù Văn Đông Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt: Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng là trƣờng đại học công lập đa ngành, xây dựng và hoạt động theo định hƣớng ứng dụng. Giai đoạn 2017-2021, Nhà trƣờng đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp có tính trọng tâm cho hoạt động khoa học và công nghệ, và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của không chỉ riêng Phú Thọ mà cả các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, từng bƣớc khẳng định đƣợc uy tín, thƣơng hiệu. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và khi cơ chế tự chủ đại học đang dần trở thành xu thế tất yếu, Nhà trƣờng cần có các giải pháp kịp thời để thích ứng và phát triển. Các giải pháp cần đƣợc quan tâm có chiều sâu nhƣ: Hoàn thiện cơ chế chính sách, hoạt động của các nhóm nghiên cứu, tăng cƣờng tiềm lực đội ngũ nghiên cứu khoa học, đầu tƣ cơ sở vật chất, công tác thông tin khoa học, tăng cƣờng tính tự chủ của các đơn vị, và đẩy mạnh hợp tác trong nƣớc và quốc tế về khoa học và công nghệ. Từ khóa: Đại học Hùng Vƣơng, địa phƣơng, giải pháp, nghiên cứu khoa học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng thành lập năm 2003 trên cơ sở của Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Phú Thọ - có bề dày truyền thống 60 năm. Nhà trƣờng có sứ mạng là trƣờng đại học công lập đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo định hƣớng ứng dụng; là trung tâm nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Phú Thọ và cả nƣớc. Ngay từ ngày đầu nâng cấp lên đại học, Nhà trƣờng đã xác định việc phát triển đội ngũ chất lƣợng cao, cùng với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại là then chốt để phát triển. Hiện tại, Nhà trƣờng có hơn 400 cán bộ, giảng viên, trong đó có 1 Giáo sƣ, 13 Phó giáo sƣ và 68 Tiến sĩ, 255 Thạc sĩ và gần 50 Nghiên cứu sinh đang học tập trong nƣớc và nƣớc ngoài. Về tổ chức bộ máy, Nhà trƣờng có 9 Khoa, 06 Phòng, 06 Trung tâm, 01 Viện nghiên cứu và 01 Trạm. Nhà trƣờng đào tạo 38 ngành Đại học và 08 ngành Sau Đại học với quy mô gần 9.000 học viên, sinh viên [1]. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã xây dựng và hoạt động theo định hƣớng ứng dụng, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận. Nhà trƣờng đã và đang thực hiện tốt sứ mạng của mình, đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào
  2. 218| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho các tỉnh, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ cho địa phƣơng [2]. Giai đoạn đầu mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là phục vụ sự nghiệp đào tạo của Trƣờng. Trong giai đoạn 5 năm gần đây (2017- 2021), Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng, nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trƣờng, trong đó có một số giải pháp trọng tâm nhƣ: (1) Ban hành và thực hiện các chiến lƣợc ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về hoạt động KH&CN. Định kỳ có tổng kết, phân tích ƣu nhƣợc điểm và đề xuất cho giai đoạn tiếp theo; (2) Giảm số lƣợng đề tài/dự án cấp Cơ sở, tăng kinh phí thực hiện cho mỗi nhiệm vụ để đạt đƣợc sản phẩm khoa học / ứng dụng cuối cùng; (3) Chú trọng thực hiện có chất lƣợng các nhiệm vụ cấp Tỉnh/Bộ/Nhà nƣớc để tăng nguồn thu và uy tín của Nhà trƣờng; (4) Có chính sách khen thƣởng mạnh mẽ các bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế có uy tín, do đó số lƣợng công bố tăng mạnh so với giai đoạn trƣớc; (5) Tổ chức nhiều Hội thảo Quốc gia, Quốc tế, thu hút sự tham gia của của đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc; (6) Cải thiện mạnh mẽ về chất lƣợng và hình thức của Tạp chí KH&CN theo hƣớng tiếp cận Quốc gia và Quốc tế; (7) Xây dựng các nhóm nghiên cứu chuyên ngành để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có chất lƣợng [3]. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng giai đoạn 2017-2021 sau khi thực hiện các chiến lƣợc ngắn hạn, trung hạn và đồng bộ các giải pháp trọng tâm, từ đó làm cơ sở để đề xuất các định hƣớng và giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. 2. T ực trạn oạt độn KH&CN i i đoạn 2017-2021 * Giai đoạn 2017-2021, hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đƣợc triển khai mạnh mẽ với nhiều giải pháp đổi mới, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, góp phần làm tăng uy tín và vị thế của Nhà trƣờng, cụ thể (xem số liệu bảng 1 và 2) [4, 5]: - Đã xây dựng và ban hành đƣợc hệ thống các văn bản quản lý, hƣớng dẫn về hoạt động KH&CN. Các văn bản ban hành đảm bảo tính khả thi và giải quyết đƣợc những tồn tại trong thực tiễn hoạt động KH&CN, khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) và công bố khoa học, đặc biệt là công bố Quốc tế. - Các đề tài/dự án cấp Cơ sở bƣớc đầu đã theo định hƣớng KH&CN của Nhà trƣờng và yêu cầu đề tài nghiên cứu phải có công bố bài báo khoa học; Quá trình đánh giá, nghiệm thu các đề tài NCKH luôn đƣợc thực hiện nghiêm túc, chất lƣợng các Hội đồng khoa học trong thẩm định, đánh giá đề tài đƣợc nâng cao, theo hƣớng chú trọng đến chuyên gia ngoài trƣờng; Nhiệm vụ NCKH cấp Cơ sở đƣợc đầu tƣ kinh phí tăng lên, yêu cầu về chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm rõ ràng. - Đã thực hiện đƣợc nhiều đề tài, dự án cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Nhà nƣớc theo đúng định hƣớng các chƣơng trình của các Tỉnh, Bộ và Nhà nƣớc; nguồn thu từ khoa học tăng mạnh. Nhiều đề tài có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, triển khai có tính ứng dụng, tính khả thi cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng và khu vực. - Đã hình thành đƣợc 06 nhóm nghiên cứu khoa học của Nhà trƣờng thuộc các lĩnh vực khác nhau ((gồm: Công nghệ sinh học, Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản, Khoa học Giáo dục, Kinh tế và Quản lý kinh tế, Toán học và ứng dụng, Kỹ thuật - Công nghệ). Đã thành lập 01 Viện
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |219 Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển để đẩy mạnh hoạt động KH&CN và nâng cao uy tín Nhà trƣờng. - Đã có 02 sản phẩm đƣợc đăng ký bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa (gồm: bộ hộp đựng trà trống đồng và tranh Vua Hùng dạy dân cấy lúa và đi săn), có 02 sáng chế đƣợc chấp nhận (Trà giải độc gan, Chế phẩm hỗ trợ mất ngủ từ thảo dƣợc). Đã sản xuất đƣợc một số sản phẩm từ các nhiệm vụ KH&CN có khả năng thƣơng mại hóa (Các sản phẩm trà, nƣớc uống dƣợc liệu Kế sữa, sản phẩm lƣu niệm đặc trƣng văn hóa Hùng Vƣơng, máy sát khuẩn tự động, giống cây dƣợc liệu “Địa hoàng 19”, bầu hữu cơ tự hủy, chế phẩm thảo dƣợc thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, gà thảo mộc, v.v..). - Tổ chức đƣợc nhiều hội nghị, hội thảo khoa học Quốc tế và Quốc gia, thu hút nhiều nhà quản lý, nhà khoa học có uy tín tham dự, từ đó đã cung cấp những thông tin quan trọng và tham mƣu chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng và các Bộ/Ngành. - Xuất bản nhiều ấn phẩm và bài báo khoa học, đặc biệt số lƣợng bài báo khoa học Quốc tế đăng trên các Tạp chí uy tín (ISI/Scopus) tăng mạnh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Nhà trƣờng đƣợc cải cách mạnh mẽ cả về hình thức và chất lƣợng theo hƣớng tiếp cận chuẩn Quốc gia, Quốc tế, và đã đƣợc đƣa vào danh mục tính điểm của Hội đồng Giáo sƣ Nhà nƣớc ngành Kinh tế và ngành Giáo dục học; Từ năm 2019 đến nay, mỗi năm Tạp chí đều xuất bản 01 số hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bảng 1. Thống kê số ượng ề tài/dự án các cấp ược duyệt m i giai oạn 2017-2021 ĐT/DA đƣợc duyệt Cấp Tỉnh Cấp Bộ Cấp NN Cấp Cơ ở Tổng số Năm 2017 04 01 01 89 95 2018 03 01 - 31 35 2019 03 - 01 31 35 2020 06 - 02 36 44 2021 04 - - 28 32 Tổng 20 02 04 215 241 Bảng 2. Số ượng công trình xuất bản và hội thảo giai oạn 2017-2021 Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng số Số bài báo Khoa học Quốc tế thuộc 8 7 8 40 31 94 danh mục ISI/Scopus Bài báo trên Kỷ yếu HT KH Quốc tế 8 20 20 19 4 71 (ISBN) Số bài báo Khoa học trong nƣớc 79 90 200 202 175 746 Bài báo trên Kỷ yếu HT KH trong 9 46 46 24 18 143 nƣớc (ISBN) Tạp chí KH&CN xuất bản 4 4 4 4 4 20 Số giáo trình cấp Quốc Gia 19 - 4 5 7 35
  4. 220| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Số Kỷ yếu khoa học (có ISBN) 1 2 1 1 1 6 Hội thảo Quốc gia, Quốc tế - 4 3 2 1 10 Hội thảo cấp trƣờng 11 7 10 6 11 45 * Bên cạnh các thành tựu đạt đƣợc về KH&CN, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhƣ: Chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia các đề tài/dự án khoa học từ cấp Tỉnh trở lên vẫn tập trung vào một số đơn vị và một số giảng viên, tập trung nhiều vào các ngành khoa học Nông Lâm nghiệp và Khoa học tự nhiên.; Còn nhiều bài báo khoa học trong nƣớc có nội dung mang tính lý thuyết và tổng hợp; Các hoạt động cụ thể trong việc liên kết với các đối tác quốc tế trong NCKH còn chƣa nhiều; Việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu thấp và chƣa đồng bộ. Việc tham mƣu ban hành cơ chế, chính sách hoạt động cho Viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển còn nhiều vƣớng mắc. 3. ĐỊNH HƢỚNG VỀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KH&CN CHO GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.1. Định hướng theo các chương trình KH&CN cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Tỉnh Bám sát các Văn bản, định hƣớng của Nhà nƣớc, các Bộ Ngành và các Tỉnh cho giai đoạn tới để định hƣớng, đề xuất, triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp cho phù hợp với chiến lƣợc của địa phƣơng và quốc gia. Với các nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nội dung dựa trên quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó cần bám sát một số định hƣớng chủ lực sau [6-8]: - Lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp: Ƣu tiên các nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa theo hƣớng liên kết, chuỗi giá trị, nông nghiệp sạch; Đẩy mạnh phát triển các giống cây con đặc trƣng, có lợi thế của tỉnh. - Lĩnh vực công nghệ sinh học: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông, lâm nghiệp, xử lý tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, y dƣợc và bảo vệ môi trƣờng. - Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn: Tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội, nhằm tổng kết thực tiễn, phát hiện những tiềm năng, nguồn lực và mô hình mới trong thực tiễn; Nghiên cứu kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động nhằm phát triển kinh tế, phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ bền vững. - Lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ: Tập trung vào các chƣơng trình đổi mới công nghệ và tự động hóa trong sản xuất; Chƣơng trình vật liệu mới và năng lƣợng tái tạo; Chƣơng trình công nghệ thông tin và truyền thông. - Lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Phát triển nghiên cứu về công nghệ bào chế, sản xuất thuốc từ dƣợc liệu, công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn quỹ gen dƣợc liệu quý hiếm của địa phƣơng và tạo nguồn giống cây thuốc với năng suất chất lƣợng cao phục vụ cho công tác sản xuất thuốc. Nghiên cứu bảo tồn, phát triển vùng cung cấp nguyên liệu dƣợc liệu trên địa bàn tỉnh để phát triển Nam dƣợc, sản xuất và bào chế thuốc tại các cơ sở y học cổ truyền. 3.2. Địn ƣớng nghiên cứu củ Trƣờn Đại học Hùn Vƣơn - Nghiên cứu theo hƣớng ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực: Tập trung nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp lâm nghiệp, công nghệ thông tin, nghiên cứu về kinh tế và quản lý kinh tế để tham vấn các chính sách cho các cơ quan quản lý. Ƣu tiên
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |221 các nhiệm vụ có tính ứng dụng cao, có khả năng xây dựng các quy trình công nghệ, có khả năng chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất hoặc có công bố quốc tế. - Nghiên cứu về khoa học giáo dục phục vụ nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng và giải quyết các vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục: Đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy, đánh giá kết quả, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, cập nhật sách giáo khoa, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, giáo dục hƣớng nghiệp, tự chủ đại học … - Nghiên cứu về khoa học xã hội, văn hóa và nghệ thuật: Tập trung khai thác các chủ đề về văn hóa, nghệ thuật, du lịch, phục vụ cho quá trình đào tạo cũng nhƣ phát triển văn hóa, du lịch địa phƣơng. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KH&CN 4.1. Hoàn thiện cơ c ế chính sách khuyến khích hoạt động KH&CN - Điều chỉnh quy định quản lý hoạt động KH&CN của Nhà trƣờng cho phù hợp với tình hình mới. - Thực hiện cơ chế đặt hàng và tuyển chọn đối với các nhiệm vụ KH&CN. Tăng tỷ lệ nhiệm vụ có tính ứng dụng vào thực tiễn. Khuyến khích phát triển và thƣơng mại hóa sản phẩm KH&CN gắn với quyền thực thi sở hữu trí tuệ. - Có các chính sách khen thƣởng, hỗ trợ cán bộ, giảng viên và ngƣời học (NCS, học viên cao học, sinh viên) nhằm nâng cao số lƣợng, chất lƣợng các nhiệm vụ NCKH và công bố các công trình khoa học. Ƣu tiên hỗ trợ cho các cán bộ, giảng viên có năng lực cao về NCKH, từ đó sẽ giúp tăng các đề tài có chất lƣợng và tăng số lƣợng công bố khoa học uy tín. 4.2. P t triển tiềm lực về đội n ũ NCKH * Đẩy mạnh hoạt ộng của các nhóm nghiên cứu: Thành lập các nhóm nghiên cứu ngành, phát triển các nhóm nghiên cứu hiện có để hƣớng tới các nhóm nghiên cứu chuyên sâu và các nhóm nghiên cứu mạnh. Khuyến khích các nhà khoa học có trình độ, uy tín trong và ngoài trƣờng tham gia vào các nhóm. Hỗ trợ hoạt động các nhóm nghiên cứu để tạo điều kiện cho các giảng viên trình độ cao trong nhóm đạt học hàm Phó Giáo sƣ, đồng thời giúp các giảng viên trẻ tăng cƣờng kỹ năng NCKH. * Phát triển các kỹ năng NCKH và công ố khoa học cho giảng viên: - Đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt chuyên môn đặc biệt là ở cấp Bộ môn và cấp Khoa (nhƣ seminar tại bộ môn/khoa, các hội nghị/hội thảo chuyên đề). Tăng cƣờng tổ chức hội thảo khoa học cấp Trƣờng, cấp Quốc gia và Quốc tế. Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các Hội nghị/Hội thảo khoa học trong nƣớc và quốc tế. Thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, hội nghị hội thảo, giảng viên đƣợc trau dồi kiến thức chuyên môn, có khả năng làm việc nhóm để hỗ trợ bồi dƣỡng lẫn nhau, hình thành các ý tƣởng NCKH. - Phát triển các kỹ năng nghiên cứu của giảng viên thông qua các lớp đào tạo, tập huấn về phƣơng pháp NCKH, phƣơng pháp xử lý số liệu, kỹ năng viết và công bố bài báo khoa học v.v.. 4.3. Tăn cƣờn đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ NCKH - Đầu tƣ cơ sở vật chất có trọng điểm và chiến lƣợc rõ ràng, lý do bởi nguồn kinh phí dành cho NCKH của Nhà trƣờng chỉ có hạn trong khi là một trƣờng đào tạo đa ngành. Cần ƣu tiên đầu
  6. 222| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tƣ các trang thiết bị có thể dùng chung, thiết yếu và sử dụng lâu dài cho cho nghiên cứu, xác định rõ trang thiết bị cái nào cần có trƣớc, cái nào có thể đầu tƣ sau, và ƣu tiên tập trung cho nhóm ngành có thế mạnh về đội ngũ nghiên cứu, có tiềm năng để đấu thầu các nhiệm vụ khoa học. - Tận dụng các nguồn lực để đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ NCKH, từng bƣớc hình thành phòng thí nghiệm chuyên sâu của Nhà trƣờng. Tranh thủ ngân sách từ các đề tài/dự án cấp Tỉnh/Bộ/Nhà nƣớc để phát triển cơ sở vật chất. Các nhiệm vụ cấp Cơ sở nếu cần trang thiết bị cũng nên có định hƣớng đề xuất và đầu tƣ theo chiến lƣợc của Nhà trƣờng. Các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu tích cực đề xuất các nhiệm vụ và vận động tài trợ cho nghiên cứu từ các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc đề tài/dự án cấp Tỉnh/Bộ/Nhà nƣớc và nhiệm vụ hợp tác quốc tế. 4.4. Đẩy mạnh công tác thông tin KH&CN - Xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng và công khai thông tin cho doanh nghiệp và cộng đồng. Xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về nhu cầu sản phẩm, các vấn đề cần giải quyết của các địa phƣơng và doanh nghiệp, từ đó phục vụ cho mục tiêu xác định nhiệm vụ nghiên cứu đối với các nhà khoa học của Trƣờng. - Đầu tƣ nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Nhà trƣờng, đặc biệt là thông tin về KH&CN (dữ liệu bài báo khoa học trong nƣớc và quốc tế, kết quả đề tài NCKH, luận văn, luận án, cơ sở dữ liệu các Nhà xuất bản...). Nâng cao chất lƣợng Tạp chí KH&CN của Trƣờng. 4.5. Tăn cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Khoa, Viện nghiên cứu - Các Khoa chủ động và chịu trách nhiệm về triển khai các hoạt động theo các mục tiêu và kế hoạch đã xây dựng. Giao tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu, định hƣớng phát triển khoa học của đơn vị mình dựa trên các chiến lƣợc và kế hoạch hoạt động KH&CN chung của Nhà trƣờng. Mục tiêu, kế hoạch hoạt động của các Khoa đƣợc cụ thể hóa bằng số lƣợng các đề tài/dự án thực hiện, số lƣợng hội nghị/hội thảo tổ chức hàng năm, số ngƣời tham gia hội nghị/hội thảo, số lƣợng bài báo khoa học công bố, số lƣợng đề tài NCKH và ý tƣởng khởi nghiệp của sinh viên. - Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển: Từng bƣớc có lộ trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có tinh thần chủ động trong việc đề xuất, đấu thầu và triển khai các nhiệm vụ KH&CN, mở rộng hợp tác trong các hoạt động KH&CN, xây dựng và thực hiện 01-02 chƣơng trình hoặc dự án hợp tác quốc tế. Hƣớng đến mục tiêu trở thành tổ chức KH&CN mạnh trong Nhà trƣờng, là động lực chính trong phát triển KH&CN của Nhà trƣờng. 4.6. Tăn cƣờng hợp t c tron nƣớc và quốc tế về NCKH - Tăng cƣờng và mở rộng mô hình hợp tác giữa Nhà trƣờng - Doanh nghiệp - Nhà quản lý, liên kết với các chuyên gia và ngoài nƣớc. Chú trọng các đối tác đã có nhiều năm hợp tác với Nhà trƣờng để triển khai các hoạt động NCKH. Duy trì tốt mối quan hệ với các Bộ Ngành Trung ƣơng và địa phƣơng trong triển khai các hoạt động KH&CN. Nhà trƣờng cần đẩy mạnh các mối quan hệ và đề nghị các Bộ, ngành và địa phƣơng quan tâm, hỗ trợ và đặt hàng nhiệm vụ để Nhà trƣờng thực hiện thành công kế hoạch đề ra. - Xây dựng các chƣơng trình hợp tác về KH&CN với các đối tác nƣớc ngoài. Tạo cơ chế thuận lợi và khuyến khích các cán bộ, giảng viên kết nối với các đồng nghiệp và đối tác ngoài trƣờng để triển khai các hoạt động KH&CN.
  7. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |223 5. KẾT LUẬN Trong những năm qua, bằng các giải pháp quyết liệt và có trọng tâm, hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và khi cơ chế tự chủ đại học đang dần trở thành xu thế tất yếu, Nhà trƣờng cần có các giải pháp kịp thời để thích ứng và phát triển. Một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới đƣợc gợi ý, đó là: Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích hoạt động KH&CN; Đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu; Phát triển các kỹ năng NCKH và công bố khoa học cho giảng viên; Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ NCKH; Đẩy mạnh công tác thông tin KH&CN; Tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Khoa, Viện nghiên cứu; Tăng cƣờng hợp tác trong nƣớc và quốc tế về NCKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Website Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2022), https://www.hvu.edu.vn/thong-tin/gioi-thieu/gioi- thieu-chung.hvu. [2]. Ngô Doãn Vịnh, Hoàng Công Kiên (2021), Phát huy vai trò của Trường Đại học Hùng Vương ối v i sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ và tiểu vùng Tây Bắc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vai trò của các trƣờng đại học địa phƣơng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng”, (tr. 3-12), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. [3]. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2017), Kế hoạch số 170/KH-ĐHHV ngày 25/10/2017 về hoạt ộng Khoa học và Công nghệ giai oạn 2017-2020, và ịnh hư ng ến năm 2025. [4]. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2021), Báo cáo số 50/BC-ĐHHV ngày 05/5/2021 về T ng kết hoạt ộng Khoa học và Công nghệ giai oạn 2017-2020, và phương hư ng giai oạn 2021-2025. [5]. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2021), Báo cáo số 148/BC-ĐHHV ngày 05/11/2021 về Kết quả 5 năm thực hiện Quyết ịnh số 3709/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt “Đề án củng cố, i m i, nâng cao chất ượng ào tạo Trường Đại học Hùng Vương giai oạn 2016 - 2020, ịnh hư ng ến năm 2030”. [6]. UBND tỉnh Phú Thọ (2012), Quyết ịnh số 07/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chiến ược phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ ến năm 2020. [7]. Thủ tƣớng Chính phủ (2020), Quyết ịnh số 490/QĐ-TTg ngày 09/04/2020 về Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn ến năm 2050. [8]. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2021), Kế hoạch số 111/KH-ĐHHV ngày 06/10/2021 về hoạt ộng Khoa học và Công nghệ giai oạn 2021-2025, và ịnh hư ng ến năm 2030.
nguon tai.lieu . vn