Xem mẫu

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐỒNG THỊ THƠM, DƯƠNG THỊ HUYỀN Trường Đại học Khoa học - Đại họcThái Nguyên Tóm tắt: Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học. Trải qua các thời đại khác nhau, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều người thành danh, vinh hiển trong khoa cử, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước. Tuy nhiên, trong những năm qua đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên phổ thông nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế đó, nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu này tập trung làm rõ vai trò của đội ngũ giáo viên, thực trạng đội ngũ giáo viên ở Thái Nguyên trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Từ khóa: Thái Nguyên; giáo viên phổ thông; đổi mới; giáo dục và đào tạo. 1. MỞ ĐẦU Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, đề cao vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ, trong đó có đội ngũ nhà giáo, Người nói: “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “Cán bộ là gốc của cách mạng”… Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và sự hình thành phát triển của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực đó chính là đội ngũ nhà giáo. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của sự nghiệp “trồng người”. Tuy nhiên, giáo viên phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông của cả nước nói chung và của Thái Nguyên nói riêng là vô cùng quan trọng và cấp thiết, đó chính là chìa khóa để thực hiện chiến lược đổi mới giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên Giáo viên phổ thông có vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội, đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc hình thành và phát triển kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực 459
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”[1]. Trong những năm qua, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông. Để tạo động lực cho cán bộ, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã hỗ trợ cán bộ, giáo viên đi học thạc sĩ là 8 triệu đồng, tiến sĩ là 12 triệu đồng. Đồng thời, thực hiện tốt Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [6]. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục đã thường xuyên lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho từng năm học, từng môn học với tình hình cụ thể. Giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được tập huấn ra đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm. Giáo viên của tất cả các môn học ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đều được tham gia tập huấn ít nhất một lần/năm (riêng môn tiếng Anh, giáo viên được tập huấn 2 lần/ năm). Ngoài việc bồi dưỡng trong dịp hè, các nhà trường chủ động chương trình bồi dưỡng riêng, sinh hoạt chuyên môn theo yêu cầu của chính đơn vị mình; tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học tiếng dân tộc tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên để đảm bảo chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng Dân tộc. Nhờ đó, chất lượng của đội ngũ giáo viên phổ thông không ngừng tăng lên qua các năm học: Tỷ lệ giáo viên phổ thông có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao. Năm 2010, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, giáo viên trên chuẩn là 33% [4]. Đến năm 2015, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 54,9% [5]. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác Đảng trong trường học đã được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên là đảng viên chiếm số lượng ngày càng cao. Ở hầu hết các trường đều có chi bộ Đảng độc lập. Bí thư chi bộ thường là một trong những thành viên trong Ban Giám hiệu nhà trường. Các cấp ủy Đảng trong ngành giáo dục đã triển khai kịp thời, đầy đủ các nghị quyết của Đảng và các chủ trương, chính sách của Nhà nước, thực hiện tốt các nghị quyết Trung ương Đảng: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng, Nghị quyết 40, 41 của Quốc hội về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, XIX; Nghị quyết số 07/NQ-TU, Chỉ thị số 20-CT/TU và Các chương trình, Kế hoạch…, của Tỉnh ủy Thái Nguyên về phát triển giáo dục và đào tạo. Đảng viên và cán bộ, giáo viên trong ngành đã tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội do Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức. Nhờ vậy, đa số giáo viên giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần và trách nhiệm trong công tác và giảng dạy, phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, luôn gương mẫu trên lĩnh vực công tác của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì một bộ phận nhỏ giáo viên phổ thông vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập: chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn chưa tương xứng với tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo đặc biệt là giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, 460
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 vùng dân tộc thiểu số; vẫn còn tình trạng giáo viên vi phạm nội quy kỷ luật của nhà trường; một bộ phận giáo viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, còn ngại khó, độ lỗi cho hoàn cảnh, thích làm theo thói quen; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chậm đổi mới không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; vẫn còn tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Từ đầu năm học 2007 - 2008 đến nay, trên toàn quốc đã có trên 10 vụ việc giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non và tiểu học vi phạm đạo đức nhà giáo, xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ, tinh thần của học sinh, gây hậu quả nghiêm trọng. Ở địa bàn Thái Nguyên cũng có những chuyện “động trời” liên quan đến đạo đức của nhà giáo, đó là ở huyện Phổ Yên cô giáo vi phạm pháp luật nghiêm trọng; ở địa bàn thành phố Thái Nguyên: một kế toán trường tiểu học đánh học sinh... Cách đây mấy năm, người dân huyện Định Hoá đã chứng kiến một câu chuyện hết sức đau lòng. Chỉ vì nghi học sinh lấy tiền, cô giáo đã dùng hình phạt, miệt thị học sinh trước bạn bè. Quá uất ức, học sinh này đã tự tử. Còn một trường hợp khác ở huyện Phú Bình, vì nghi học sinh lấy tiền, cô giáo bắt học sinh này chui đầu qua chấn song cửa sổ của lớp, khiến em đau đầu cả tuần lễ. Hay như gần đây, ở một trường tiểu học thuộc thành phố Thái Nguyên, chỉ vì một lỗi rất nhỏ của học sinh là không giở đúng trang sách cô giáo yêu cầu mà đã bị cô giáo tát chảy máu tai, phải đưa tới cơ sở y tế...”[7]. 2.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tỉnh Thái Nguyên Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của tỉnh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo trong tình hình mới, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong các nhà trường phổ thông để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trước hết nhằm thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy và pháp luật của Nhà nước; nhằm bảo đảm việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được thực hiện đúng hướng, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao. Căn cứ kế hoạch phát triển giáo dục của Tỉnh uỷ, Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ban, cơ quan của Tỉnh uỷ, các ngành, đoàn thể nhân dân, các huyện uỷ, thành uỷ có kế hoạch cụ thể tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của giáo dục, tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên. Đồng thời, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đảng đoàn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc phát động phong trào toàn dân tham gia làm nhiệm vụ giáo dục; tăng cường vai trò chủ động của nhà trường trong mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng mạng lưới thu thập, xử lý và cung cấp thông tin trong lĩnh vực giáo dục, tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành chính 461
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 sách phát triển giáo dục nhất là chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cho phù hợp thực tế ở địa phương. Đồng thời giúp người dân định hướng đúng trong việc đầu tư cho học tập. Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo của các huyện, thành phố; các đơn vị trong ngành tổ chức thực hiện, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh cần xây dựng chuyên mục về giáo dục và đào tạo với thời lượng phù hợp để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh uỷ về lĩnh vực giáo dục đào tạo, qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Việc tuyên truyền, phổ biến không chỉ giới hạn trong phạm vi nghị quyết, chủ trương, chính sách mà phải nâng lên tầm cao hơn, đó là những kết quả nghiên cứu chuyên sâu, đúc rút kinh nghiệm của từng địa phương để có chính sách phù hợp phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng. Hai là, làm tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông Lập quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm xác lập các cơ sở vừa mang tính khoa học, vừa phù hợp với thực tiễn để làm chỗ dựa cho việc xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ là cơ sở, định hướng, là con đường đi mà còn là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển đúng hướng, ổn định vững chắc. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII nêu: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Chính vì vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên cần phải nắm vững và thực hiện tốt công tác này. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế nêu trên. Vì nó không chỉ cập nhật, trang bị kiến thức mới giúp cho mỗi giáo viên tự vươn lên hoàn thiện mình mà còn tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục sẽ có một đội ngũ giáo viên bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu. Công việc này đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, Ngành giáo dục cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục để tránh nguy cơ tụt hậu, giúp cho giáo viên hoàn thiện tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của chính mình; không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học phù hợp với kinh tế tri thức, với xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Ba là, Nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phổ thông Nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 462
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cần thực hiện tốt 3 khâu đột phá chính: Đổi mới công tác quản lý; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng được yêu cầu; Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp và có đạo đức, lối sống tốt đẹp, tạo chuyển biến rõ về chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục, nhằm từng bước tiếp cận với chất lượng và hiệu quả giáo dục của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Ngành giáo dục cần phải tăng cường giáo dục lý tưởng nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp giáo viên; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần, sứ mạng của người thầy dạy học, rèn người. Người thầy phải yêu mến học sinh, chuyên cần, không màng danh lợi, tự tôn, nghiêm khắc với bản thân, cảm hóa học sinh bằng sức hút của nhân cách và tri thức, làm người dẫn đường và hướng dẫn cho sự trưởng thành lành mạnh của thế hệ trẻ. Lấy biểu hiện đạo đức người thầy làm nội dung cốt yếu hàng đầu để kiểm tra, tuyển dụng, bổ nhiệm và đánh giá giáo viên. Ngành giáo dục của tỉnh mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý nhằm xác định lại cho đúng quan niệm về mục tiêu, yêu cầu giảng dạy và chức năng của nhà trường, từ đó mới thấy rõ cần thay đổi phương pháp dạy và học, thay đổi nội dung, phương pháp để đạt mục tiêu đề ra. Từ nay đến năm 2020, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ sở giáo dục tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục để đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đối với cán bộ quản lý tập trung bồi dưỡng về phương pháp quản lý với tư duy sáng tạo và toàn diện để cán bộ quản lý của đơn vị biết làm giáo dục toàn diện. Trước mắt cần tập trung bồi dưỡng và đào tạo theo hướng đổi mới từ việc biên soạn tài liệu đến việc điều chỉnh phương thức thực hiện cũng như chế độ chính sách trong điều kiện cho phép mà vẫn có thể đảm bảo được tính công bằng và tính hệ thống trong tư duy tổng hợp và tôn sư trọng đạo ngay trong chính đội ngũ nhà giáo. Đối với đội ngũ nhà giáo cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, tiếp cận, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu tăng cường chất lượng để đạt được các chỉ tiêu về đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo lộ trình đề ra. Bốn là, tăng cường kiểm tra, đánh giá năng lực và kiểm định chất lượng của đội ngũ giáo viên phổ thông Ngành Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng nhà trường và giáo dục. Rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá khách quan năng lực trình độ của từng người, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành khảo thí và kiểm định chất lượng đối với các trường và cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó chú trọng ở các trường vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. 463
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Bên cạnh đó, Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, các nhà trường cần tiến hành thường xuyên, liên tục và nghiêm túc trong việc kiểm tra, đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên thông qua các bài giảng. Từ kết quả của việc đánh giá, bản thân giáo viên sẽ biết các điểm mạnh yếu trong chuyên môn và phương pháp sư phạm để không ngừng hoàn thiện bản thân. Đồng thời, các nhà quản lý cũng đánh giá được chất lượng giáo viên để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại để đội ngũ giáo viên có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Năm là, bố trí và sử dụng con người phải đúng chuyên môn, năng lực, sở trường và hiệu quả Đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, là người trực tiếp truyền thụ kiến thức, định hướng nghiên cứu, giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh. Vì vậy các trường cần chủ trương sử dụng hợp lý, khoa học để tránh tình trạng biến giáo viên trở thành những “thợ dạy”, hoặc làm “trái tay”. Bởi dạy nhiều môn sẽ dẫn đến không sâu, dạy nhiều giờ giáo viên không đủ thời gian nghiên cứu khoa học, học tập, cập nhật cái mới nâng cao trình độ. Chính vì vậy, các trường cần phải bố trí và sử dụng con người hợp lý, khoa để tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng của mình và nâng cao trình độ của bản thân. Sáu là, nâng cao chế độ đãi ngộ đối với giáo viên Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái nguyên phải không ngừng cải thiện điều kiện công tác, học tập và đời sống giáo viên, thu hút nhân tài, ưu tú. Bảo đảm theo quy định pháp luật mức lương bình quân giáo viên cao hơn hoặc không thấp hơn mức lương bình quân của nhân viên công vụ nhà nước và từng bước nâng cao lên. Thực hiện trả lương giáo viên theo hiệu quả, thành tích công tác. Đối với giáo viên công tác lâu dài ở cơ sở nông thôn và vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần thực hiện chính sách ưu tiên về tiền lương, chức vụ, chức danh…; ban hành chính sách nhà ở ưu đãi cho giáo viên; thực hiện và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội cho giáo viên. Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên cần có chính sách khen thưởng cho các giáo viên dạy học lâu dài ở vùng nông thôn, vùng khó khăn có cống hiến nổi bật để tạo động lực và hiệu quả làm việc cho giáo viên. 3. KẾT LUẬN Như vậy, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận động và phát triển của địa phương, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông, nhân tố cơ bản quyết định chất lượng của giáo dục, chìa khóa để mở ra tiềm năng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, ngành Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ, cụ thể các giải pháp trên để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. 464
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. [2] Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2015, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2014), Thái nguyên. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [4] Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010, Thái Nguyên, tr.16. [5] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015, Thái Nguyên, tr.17. [6] Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Chương trình phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015. [7] http://baothainguyen.vn/trang-in-24374.html Title: IMPROVE THE QUALITY OF SCHOOL TEACHERS AT THAI NGUYEN PROVINCE MEETING THE REQUIREMENTS OF THE BASIC AND COMPREHENSIVE EDUCATION AND TRAINING INNOVATION IN THE NEW SITUATION Abstract: Thai Nguyen is a mountainous and midland province of the North, the area of many talented people. Spent different periods, There were many renowed people in Thai Nguyen with high result in examination, and contributed greatly to brightening the hometown, the country. However, However, in recent years, the teachers in general, the school teachers in particular, have some particular drawbacks. Therefore, to solve those limitations, the essay will focus on emphasizing the roles of the teaching staff, the reality of teaching staff in recent time and recommend some solutions to enhance the quality of teachers for the response of new situation. Keywords: Thái Nguyên; school teacher, Innovation; Education and training. ThS. ĐỒNG THỊ THƠM ThS. DƯƠNG THỊ HUYỀN Bộ môn Lịch Sử - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên ĐT: 0989302334, Email: thomlichsuk7@gmail.com 465
nguon tai.lieu . vn