Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 Ths. Đo n Thị Hân Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp TÓM TẮT Nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hơn nữa đang trong thời kỳ thành tựu của cách mạng 4.0 đang được áp dụng rộng rãi. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội và những thách thức trong các lĩnh vực. Có một vấn đề với nghề kế toán hiện nay là sinh viên mới tốt nghiệp các trường chưa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nên khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành học. Vì vậy, cần phải xác định rõ nguyên nhân từ những thực trạng, đưa ra được cách khắc phục, bắt kịp được với tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay, đáp ứng được tốt nhất cho yêu cầu của nhà tuyển dụng, của vị trí việc làm kế toán sau khi ra trường của sinh viên ở các trường có đào tạo kế toán. Từ khóa: Chất lượng đào tạo kế toán, Cách mạng 4.0, Đoàn Thị Hân 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ 4) đã và đang diễn ra, vì thế chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức để hiểu và hòa nhập được với mọi biến đổi trong cả đời sống kinh tế lẫn văn hóa, xã hội...Cuộc cách mạng này, đã tạo ra những đột phá điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối Internet,…tất cả những thành tựu trên đã giúp cho điều kiện sản xuất và chất lượng công việc ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đối với các nhà lãnh đạo, việc có được các thông tin và dữ liệu chính xác và cập nhật là yếu tố quan trọng để đưa ra các quyết định trong quản lý, đặc biệt là quản lý về kinh tế, đặc biệt trong thời đại 4.0 này. Đối với các doanh nghiệp thì các thông tin, dữ liệu thay đổi liên tục, đặc biệt các thông tin từ bộ phận kế toán của doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý. Kế toán là cánh tay đắc lực của các nhà quản lý trong doanh nghiệp, là công cụ quản lý hữu hiệu. Vì vậy, để có được các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị một cách chính xác, phù hợp thì cần phải có những người kế toán nhanh nhạy, năng động để tập hợp và quản lý các thông tin này, nên nhiệm vụ đào tạo ra những người kế toán viên có chuyên môn vững, có đầy đủ tố chất để tiếp cận được công việc trong thời kỳ cách mạng 4.0 như hiện nay là vô cùng quan trọng. Đối trong lĩnh vực hạch toán kế toán, đặc biệt là đào tạo kế toán thì việc tiếp cận các ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình đào tạo, giảng dạy để người học tiếp cận được sớm nhất với những thành tựu này là rất quan trọng khi xử lý các vấn đề có liên quan như: chứng từ, lưu trữ chứng từ, ghi sổ, cung cấp thông tin, quản lý thông tin,…Vì vậy, trong nội dung bải nghiên cứu này, tôi xin trình bày một số thực trạng về đào tạo kế toán hiện nay và có những đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cho những kế toán viên phù hợp với thời kỳ thành tựu cách mạng 4.0 đang áp dụng rộng rãi. 2. NỘI DUNG 2.1 Yêu cầu của các phần hành kế toán Yêu cầu về công việc của các phần hành kế toán là khác nhau. Tuy nhiên, đối với từng vị trí kế toán cần thực hiện được: - Đối với kế toán thuế: phải nắm rõ các quy định về các loại thuế, các thủ tục liên quan đến thuế, các vấn đề về hóa đơn, lập báo cáo các loại thuế theo đúng quy định. Ngoài ra, phải làm việc với cơ quan thuế về các vấn đề có liên quan đến thuế của đơn vị,... - Đối với kế toán tiền lương: xây dựng bảng tính lương, theo dõi, chấm công cán bộ công nhân viên, hạch toán, tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. Nắm vững các thông tin về lương và các khoản phụ cấp, biết tính và khai báo các khoản 510
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG phụ cấp, thu nhập và các khoản khấu trừ, xây dựng và quản lý việc tạm ứng lương cho nhân viên,... - Đối với kế toán thanh toán: Thực hiện các nhiệm vụ thu chi của đơn vị, theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả, các khoản thanh toán bằng tiền mặt và tiền gửi về tính hợp lý, hợp lệ,...xử lý các trường hợp liên quan đến vấn đề thanh toán của đơn vị. - Đối với kế toán công nợ: Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận và kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán và theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng, nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp, kiểm tra công nợ, đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ, lập bút toán kết chuyển công nợ, kiểm tra và lập báo cáo công nợ,… - Kế toán giá thành: xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp, vận dụng các phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn, xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm đã hoàn thành, các loại sản phẩm còn dở dang, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm, lập các báo cáo cần thiết về giá thành sản phẩm,… - Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận, phần hành, giữa các đơn vị nội bộ, số liệu chi tiết và tổng hợp, các định khoản nghiệp vụ phát sinh, đối chiếu tổng hợp, cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp, đối chiếu số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết, hạch toán các bút toán nội sinh, các bút toán cuối kỳ trước khi lên báo cáo tài chính, hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận, phần hành liên quan, theo dõi, phân tích và đôn đốc công nợ,…lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết, ….vì vậy, để làm tốt công việc của kế toán tổng hợp cần: Nắm vững nghiệp vụ kế toán, quy định về thuế, có khả năng tổng hợp và hướng dẫn, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công, tổng hợp và phân tích báo cáo báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính, thực hiện mệnh lệnh, nhiệm vụ được giao chính xác và đúng quy định, có kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh, quy trình công nghệ, sản xuất trong công ty, sử dụng máy vi tính thành thạo và sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán để xử lý công việc,… Ngoài ra, một số phần hành kế toán khác. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp nhỏ thì thường chỉ có một hoặc 2 kế toán sẽ làm toàn bộ các nhiệm vụ nêu trên. Vì vậy, ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn thì cần phải có các kỹ năng làm việc tốt, thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ để xử lý công việc hoàn chỉnh nhất. Yêu cầu của người làm kế toán ở các phần hành đều đã được xác định rõ ràng, nhưng không phải bất kỳ sinh viên nào được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán ra trường cũng làm được việc và xử lý tốt công việc của mình. 2.2 Thực trạng nghề kế toán v chất lƣợng kế toán hiện nay Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quý 2 năm 2015, nhu cầu tìm việc làm ngành Kế toán – Kiểm toán cao nhất cả nước với 25,44%; đến quý ba năm 2015, nhóm nghề có người đăng ký tìm việc nhiều nhất vẫn là kế toán tài chính (22,1%). Đến quý 1/2017 số lao động trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp sau khi ra trường là 138.800 người. Theo thống kê của Bộ Giáo dục đào tạo (2012) thì có tới 63% sinh viên ra trường không có việc làm hay đang trong tình trạng thất nghiệp. Theo kết quả khảo sát của nhóm Giảng viên Trường Đại học Lao động - xã hội trên 265 cựu sinh viên học kế toán của trường. Khi được hỏi về những khó khăn khi tìm việc làm thì: - Có 36,23% cho rằng là thiếu kinh nghiệm làm việc đang chiếm tỷ lệ cao nhất. 511
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Có 22,26% do trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. - 21,51% do ảnh hưởng từ thương hiệu nhà trường. - 17,36% do thiếu kỹ năng mềm - 13,96% do kiến thức chuyên môn hạn chế - 3,4% là do những cản trở từ trình độ tin học. Theo số liệu khảo sát từ 500 doanh nghiệp (2010) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Nhân Việt Management Group có đến 94% trường hợp sinh viên mới đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại theo đánh giá của các doanh nghiệp cụ thể: Nội dung khác 8% Kỹ năng quản lý và lãnh đạo 53% Kỹ năng mềm cơ bản 61% Nghiệp vụ chuyên môn 92% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Sơ đồ 1. Những n i dung cần đào tạo lại với nhân viên mới Nguồn số liệu: Nhân Việt Management Group Thực trạng chất lượng của sinh viên ngành kế toán đáp ứng công việc sau khi ra trường hiện nay như sau: Qua quá trình giảng dạy của tác giả trong thời gian qua, thông qua các cuộc hội thảo giữa các nhà tuyển dụng, nhà xây dựng chế độ kế toán và nhà cung cấp nguồn lao động chuyên ngành kế toán, các nhà tuyển dụng cho rằng số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán mới ra trường đáp ứng được các yêu cầu của họ rất hạn chế, chưa thực hiện được các hoạt động theo yêu cầu công việc của một kế toán viên. Bên cạnh một số lượng không lớn các sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng thì đa số sinh viên mới ra trường chưa biết vận dụng kiến thức học được để thực hiện công việc, chưa linh động trong xử lý công việc, ứng dụng thành tựu công nghệ vào công việc để có thể nâng cao chất lượng công việc còn hạn chế. Ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, về các kỹ năng mềm trong sinh viên thì còn có những tồn tại như: + Khả năng xử lý công việc: có nhiều sinh viên tốt nghiệp có kiến thức vững nhưng khi đưa ra tình huống hoặc khảo sát thực tế các vấn đề phát sinh tại đơn vị tuyển dụng thì xử lý chậm, chưa khoa học. + Kỹ năng sử dụng kiến thức tin học vào kế toán: hiện nay thời kỳ của cách mạng 4.0 là thời kỳ của công nghệ, ở trong các cơ sở đào tạo sinh viên đều được tiếp cận các kiến thức về tin học, về các phần mềm kế toán, về sử dụng Internet,...Tuy nhiên, việc vận dụng các kiến thức này để xử lý công việc của kế toán thì chưa hiệu quả, còn chậm hoặc chưa áp dụng được thành thạo mà chủ yếu là vận dụng máy móc “dạy gì biết nấy“, không có sự sáng tạo trong sử dụng, chỉ cần thay đổi một yêu cầu khi thực hiện thì không thể thực hiện được. + Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Đây là kỹ năng xuất phát từ khả năng của sinh viên, có nhiều sinh viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tốt nhưng khi yêu cầu trình bày các thông tin về báo cáo thì không thể hiện được. Hay, kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên 512
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG còn nhiều hạn chế. Không trình bày được để người nghe hiểu những gì mình nói có ý nghĩa gì. 2.3. Những nguyên nhân chủ yếu Những thực trạng trên, có nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân này xuất phát từ các đối tượng có liên quan: Theo nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả, thì việc đào tạo theo lối truyền thống là chủ yếu, giảng viên là người thuyết trình, diễn giảng, sinh viên là người nghe, ghi chép và suy nghĩ, bài giảng của giảng viên chủ yếu giới thiệu kiến thức lý thuyết là chính, chưa dành nhiều thời gian cho thực hành thực tập. Người học chưa nắm được những quy trình cơ bản của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: về số lượng và thời lượng của từng môn học đều có những giới hạn nhất định theo khung chuẩn cho từng nhóm ngành, không thể cắt bớt những môn này để tăng quá nhiều thời lượng cho môn học khác, nên trong quá trình giảng dạy cũng có nhiều hạn chế trong việc truyền đạt các nội dung và thời gian thực hành, thực tập. Việc tăng thời lượng cho các môn học để tăng thời gian thực hành không phải muốn là thực hiện được, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoài khả năng của các trường để có thể thay đổi. Ngoài ra, khi sinh viên thực tập nghề nghiệp chuyên môn, thực tập làm báo cáo tốt nghiệp thì đa số lựa chọn và giao giáo viên hướng dẫn trước nên không tạo sự chủ động trong việc “làm những điều mình muốn“ của sinh viên. Vì khi phân giáo viên hướng dẫn nhiều sinh viên vẫn bị chi phối về việc lựa chọn đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, khi đến đơn vị thực tập là mình đã có nội dung nghiên cứu trước nên có thể nội dung đó doanh nghiệp đã và đang làm tốt nên không có nhiều vấn đề để nghiên cứu, tìm hướng mới và không hứng thú với sinh viên nên chỉ làm cho xong. Sinh viên các trường trong thời gian đào tạo đều có thời gian đến các doanh nghiệp để thực hành, thực tập trước khi tốt nghiệp ra trường. Một số sinh viên do thực tập ở những đơn vị quen biết nên không đến thực tập và chỉ lấy báo cáo và số liệu để làm báo cáo. Ngoài ra, đa số sinh viên đến thực tập không được tạo điều kiện học hỏi kiến thức thực tế từ phía các doanh nghiệp, không được tiếp cận với chứng từ kế toán, không được hướng dẫn trực tiếp,...mà chỉ được cung cấp số liệu từ báo cáo để hoàn thiện chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của mình, còn lại thời gian là làm việc hành chính nên càng hạn chế hơn phần thực tế trước khi tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Hơn nữa, ít sinh viên chủ động và rèn luyện các kỹ năng mềm về tiếng anh, tin học kế toán, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình,... Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ của cách mạng 4.0, thì hiểu biết về các chuẩn mực kế toán quốc tế và vận dụng chúng trong công việc kế toán chưa được quan tâm đúng mức kể cả người đào tạo và người được đào tạo ở các trường. Khi ra trường sinh viên muốn làm việc trong các tổ chức quốc tế là một điều rất khó khăn. Hơn nữa, với các nhà tuyển dụng thì: Hầu hết trong thông báo tuyển dụng của các nhà tuyển dụng ngoài yêu cầu về bằng cấp thì đều yêu cầu người dự tuyển phải có kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm yêu cầu dựa vào vị trí dự tuyển: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hay kế toán ở các phần hành. Tuy nhiên, đối với những dự tuyển đã từng làm việc thì có thể đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm, nếu nơi tuyển dụng mới có các chế độ đãi ngộ cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn vị trí và nơi làm việc hiện tại thì họ sẽ nghĩ đến việc ứng tuyển và thay đổi nơi làm việc nếu được tuyển dụng. Nhưng, hàng năm số lượng sinh viên ngành kế toán ra trường tương đối lớn, chủ yếu là chưa có kinh nghiệm vì vừa rời khỏi ghế nhà trường. Nên việc được tham gia phỏng vấn và trúng tuyển (đặc biệt là các công ty lớn) là rất khó. Ngoài ra, ở nước ta việc thay đổi chế độ và quy định về kế toán là khá nhiều nên khi học trên ghế nhà trường là một chế độ khác, khi vừa ra trường lại bắt đầu áp dụng chế độ mới nên phải mất một khoảng thời gian để tiếp cận và tìm hiểu. 2.4. Một số kiến nghị 513
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Khi xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến vấn đề hạch toán kế toán cần có sự đóng góp ý kiến của các nhà sử dụng lao động, các nhà cung cấp nguồn nhân lực để phù hợp với nhu cầu thị trường. - Đối với các cơ sở đào tạo, việc thay đổi các môn học trong khung đào tạo là theo Quy định của các Bộ, nên để phù hợp được cần phải có sự trao đổi giữa các Bộ, ngành có liên quan đến chương trình đào tạo để thay đổi, cắt giảm hay bổ sung các môn học trong chương trình đào tạo của một ngành học thì mới có thể tăng thêm thời lượng đào tạo cho môn chuyên ngành. Bộ Tài chính cần có kế hoạch đào tạo tổng hợp chung để làm tài liệu tham khảo cho các trường có đào tạo kế toán tham khảo, thống nhất để phù hợp nhất với thực tế. - Đối với người giảng dạy kế toán: Cần thay đổi phương pháp giảng dạy theo kiểu truyền thống trước đây, tăng cường kiến thức thực tế để đưa các tình huống thực tế vào trao đổi với sinh viên trong quá trình giảng dạy. - Đối với các đơn vị sử dụng lao động kế toán: Tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tốt nghiệp hay thực tập nghề nghiệp, có điều kiện để học hỏi thực tế khi có sinh viên đề nghị được thực tập tại các đơn vị. 2.5. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đ o tạo kế toán phù hợp với thời kỳ 4.0 Một, cần đổi mới phương pháp giảng dạy từ các cơ sở đào tạo. Cần giảm bớt thời lượng học lý thuyết khi xây dựng khung chương trình các môn học, thay đổi nội dung giảng dạy kế toán chỉ là học “Nợ-Có“ như hiện nay, nên dạy để cho sinh viên hiểu được bản chất của vấn đề. Cần có các bài tập thực tế, dạng như bài tập lớn trong mỗi môn học chuyên ngành. Nội dung của các bài tập lớn là những chứng từ thực tế của một công ty, doanh nghiệp và cho sinh viên xử lý có sự theo dõi, hướng dẫn của giảng viên giảng dạy để sinh viên có thể được tiếp thu một phần về những nội dung thực tế. Ngoài ra, có thể tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về kế toán, được thực hành trên các chứng từ thực tế, giảng dạy sâu hơn các kiến thức về các nội dung trong các chính sách, văn bản của nhà nước có liên quan để sinh viên hiểu được bản chất của vấn đề, chứ không phải thụ động hiểu như hiện nay. Có thể tổ chức các mô hình phòng kế toán ảo, cho sinh viên trực tiếp đóng vai trò là các nhân viên kế toán phụ trách các phần hành kế toán. Hai, tạo ra nhiều tình huống thực tế: có thể qua các tình huống thực tế ở các doanh nghiệp và yêu cầu sinh viên thảo luận, trình bày theo nhóm và các nhóm khác phản biện,...để kích thích suy nghĩ và nâng cao kỹ năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, để sinh viên thực hiện tốt nội dung này cần phải có những giáo viên có kinh nghiệm, có hiểu biết thực tế, hiểu biết các chế độ kế toán, các chính sách của nhà nước,...vì vậy, ngoài việc tìm ra cách thức thực hiện thì bản thân giảng viên cũng cần phải hoàn thiện để hỗ trợ tốt nhất cho người học. Ba, trong các đợt thực tập về chuyên môn của sinh viên cần cho sinh viên đăng ký địa điểm thực tập trước nhưng không đăng ký tên đề tài nghiên cứu. Sinh viên cần có thời gian tìm hiểu ở đơn vị để phát hiện ra những vấn đề hạn chế, còn yếu ở đơn vị để nghiên cứu và đề xuất giải pháp sau đó đăng ký nội dung nghiên cứu với nhà trường dưới sự hỗ trợ, cố vấn của kế toán doanh nghiệp thực tập. Từ đó nhà trường mới phân công giáo viên hướng dẫn phù hợp. Bốn, đối với người làm công việc kế toán cần phải tự mình chủ động trong việc học hỏi các kiến thức chuyên môn. Ngoài việc chủ động trong việc tham gia học hỏi từ thầy cô giáo, từ các giáo trình, bài giảng, từ các lớp học ngắn hạn bổ sung kiến thức,...sinh viên cần phải chủ động tìm kiếm và bổ sung cho mình những kiến thức thông qua các trang điện tử, các nhóm về kế toán để học hỏi cách xử lý các tình huống thực tế phát sinh. Ngoài ra, cần phải nâng cao kiến thức về ngoại ngữ để có thể tiếp cận được các chuẩn mực kế toán quốc tế và có thể làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài. Kế toán cần phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực và đặc biệt là có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. 514
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Năm, hiện nay ngoài hướng dẫn trực tiếp trên giảng đường, giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên các nhóm, hội về kế toán đang hoạt động và thường chia sẻ các kiến thức và tình huống thực tế ở trên các trang mạng xã hội. Hiện nay, là thời kỳ của công nghệ, thời kỳ internet phát triển nên việc tìm hiểu các kiến thức chuyên môn qua các trang mạng là hết sức cần thiết và đây là phương tiện để được cập nhật các thông tin cần thiết và quan trọng với chuyên môn. Hiện nay có một số nhóm chia sẻ về kế toán như: GIA ĐÌNH KẾ TOÁN, KẾ TOÁN THUẾ, WEBKETOAN,... Sáu, các cơ sở đào tạo cần phải tìm kiếm và có các mối quan hệ với các doanh nghiệp khác nhau phù hợp với nội dung các môn học để sinh viên được đến thực tập thực tế tại các doanh nghiệp, được tiếp cận với thực tế từ khi còn đang học thì mới có thể xác định rõ hướng phấn đấu của bản thân, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo của sinh viên khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. 3. KẾT LUẬN Việc nâng cao kỹ năng làm việc thực tế cho sinh viên kế toán mới ra trường làm một vấn đề cần chú ý quan tâm hiện nay. Vì số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường hiện nay ở các trường đào tạo chuyên nghiệp hầu hết đều có sinh viên ngành kế toán. Vấn đề nâng cao chất lượng mọi mặt về kiến thức và kỹ năng cho sinh viên ngành kế toán để có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng là trách nhiệm của cả bản thân sinh viên, của các đơn vị đào tạo, của các giảng viên trực tiếp giảng dạy, của các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực về kế toán và của cả những nhà xây dựng các chính sách, chế độ về kế toán. Trên đây, tôi đã đề xuất một số kiến nghị cũng như một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán, để các kế toán viên có thể làm việc một cách chuyên nghiệp, phù hợp với thời kỳ 4.0 hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Huy Hoàng (2017), Chia sẻ về góc nhìn đối với người làm nghề kế toán cần có những kỹ năng, hiểu biết gì để đáp ứng các yêu cầu thực tế tại các doanh nghiệp hiện nay, Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp đào tạo, cập nhật giáo trình giảng dạy kế toán phù hợp với yêu cầu cải cách kế toán trong giai đoạn mới“, NXB Lao Động, Hà Nội. 2. TS. Bùi Thị Ngọc, TS. Lê Thị Tú Oanh, ThS. Tạ Thị Thúy Hằng (2015), Tình trạng việc làm của sinh viên kế toán đại học lao động - xã hội – thực trạng và giải pháp, Đại học Lao động - Xã hội. 3. Trần Thị Cẩm Thanh, Trần Thị Yến (2017), Đào tạo kế toán trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp đào tạo, cập nhật giáo trình giảng dạy kế toán phù hợp với yêu cầu cải cách kế toán trong giai đoạn mới“, NXB Lao Động, Hà Nội. 4. Hoàng Mạnh (2017), Cả nước còn 138.800 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ca-nuoc-con-138800-nguoi-co-trinh- do-dai-hoc-tro-len-that-nghiep-20170613180452751.htm IMPROVING THE QUALITY OF ACCOUNTING TRAINING IN NETWORK 4.0 Abstract Vietnam is in the process of international economic integration, Further, achievement of revolution 4.0 is widely applied. This will create many opportunities and challenges for all the fields. Now, there is a problem with the accounting: New graduates have not met the requirements of employers, so it is difficult to find the field of study. Therefore, it is necessary to determine the causes of the this real, offer a fix, catch up with the progress of science and technology today, best meet the requirements of the employers, requirements of accounting positions after graduation in schools with accounting training. Key words: Quality of accounting training, Revolution 4.0, Doan Thi Han 515
nguon tai.lieu . vn