Xem mẫu

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY TÔN THẤT DỤNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đang là một yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế đã có nhiều thành tích trong đào tạo giáo viên. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần quan tâm một số vấn đề như: đổi mới tư duy về ngành học; triển khai đào tạo sinh viên chất lượng cao; vấn đề năng lực sinh viên sau tốt nghiệp; vấn đề đào tạo nghiệp vụ gắn với đào tạo nghề…Cần có những giải pháp đồng bộ để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Từ khóa: đào tạo giáo viên, sinh viên chất lượng cao, năng lực sinh viên, nghiệp vụ sư phạm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học sư phạm Huế là một trong những trường đào tạo giáo viên có uy tín trong cả nước và có lịch sử tròn 60 năm. Đây là một trong rất ít trường đại học sư phạm chỉ chuyên đào tạo giáo viên, đáp ứng nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho các cơ sở giáo dục trong cả nước. Để khẳng định uy tín trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, Trường đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng như nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, không ngừng đổi mới công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, gắn đào tao với thực tiễn đổi mới giáo dục ở phổ thông (PT)… Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được quan tâm hơn nữa để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, nhất là trong tình hình sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm hiện nay. Câu hỏi được đặt ra là cần làm gì để chất lượng đào tạo giáo viên của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế không ngừng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động đang cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đây là vấn đề cần được thảo luận nghiêm túc để có được câu trả lời thỏa đáng nhằm khẳng định uy tín của Trường. 2. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CẦN ĐỔI MỚI ĐỂ TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 2.1. Đổi mới tư duy về ngành đào tạo theo hướng coi trọng việc làm của sinh viên Những năm qua Trường đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng các mã ngành đào tạo đại học và sau đại học trong đào tạo giáo viên. Trường đã có 17 mã ngành đào tạo bậc đại học và 28 mã ngành đào tạo bậc thạc sĩ. Đây là một cố gắng đáng tự hào. Tuy vậy, trong thực tế công tác tuyển sinh không phải năm nào Trường cũng tuyển đủ 97
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 tất cả các mã ngành đào tạo, thậm chí có những ngành 2-3 năm không tuyển sinh được. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nếu ngành nào 3 năm không tuyển sinh được thì xóa mã ngành. Và theo thói quen của nhiều trường đại học, Trường quyết tâm duy trì mã ngành bằng cách gần đến giới hạn quy định thì Trường tổ chức tuyển sinh, dù số lượng đăng ký rất ít vẫn tuyển và đào tạo. Mục đích là giữ mã ngành bằng mọi giá cho đẹp đội hình và để diện mạo của Trường đa dạng. Cái tâm của rất tốt nhưng tư duy này không phù hợp với thực tiễn việc làm của sinh viên. Trong bối cảnh kinh tế thị trường đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến các phương diện của đời sống thì chúng tôi nghĩ giáo dục và đào tạo cũng khó mà không chịu ảnh hưởng. Thị trường đòi hỏi đa dạng, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, có cả cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, tất yếu sẽ tác động đến công việc đào tạo của chúng ta hiện nay. Trong điều kiện rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm của sinh viên, nếu duy trì mã ngành không đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thì sẽ tiếp tục không thu hút thí sinh vào, tốn kém kinh phí đào tạo và sản phẩm đào tạo không có người sử dụng. Đã đến lúc phải mạnh dạn đổi mới tư duy về mã ngành đào tạo giáo viên, không giữ bằng mọi giá những mã ngành không còn phù hợp với thực tế. Để làm được công việc này, phải đánh giá một cách khoa học, khách quan và nếu thấy không phù hợp thì mạnh dạn không tuyển sinh nữa. Ở đây bao gồm cả mã ngành bậc đại học và sau đại học. Cũng cần nói thêm rằng theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tiêu tuyển sinh sinh viên sư phạm hàng năm giảm dần, các trường sư phạm đang trong quá trình sắp xếp theo hướng thu hẹp, thì cũng phải tính toán để đầu tư vào những mã ngành có uy tín cao, có chất lượng tốt và mạnh dạn không tuyển sinh những mã ngành không có việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Để làm được việc này, Trường phải thực sự gắn bó với thực tiễn phổ thông, môi trường sinh viên sẽ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, để biết nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực có chất lượng tốt. Chúng tôi vẫn biết việc tuyển sinh và đào tạo sinh viên luôn gắn với việc giải quyết việc làm cho giảng viên. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay yếu tố cần quan tâm lại là việc làm cho sinh viên. Đối với giảng viên, việc mở rộng hợp tác và đa dạng hóa các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cũng có thể giải quyết được việc làm cho giảng viên. Theo chúng tôi, Trường cần xác định ngành thế mạnh, bậc đào tạo ưu tiên và độ liên thông của các ngành trong việc xác định giới hạn tuyển sinh cho từng ngành. Đây là công việc khó nhưng không phải không làm được. Vấn đề là có mạnh dạn để đổi mới tư duy của mỗi chúng ta không? 2.2. Quan tâm đào tạo sinh viên chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập Trong những năm qua, Trường đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao khi tiến hành mở rộng khả năng hội nhập quốc tế. Dù không phải là sinh viên hệ đào tạo sư phạm nhưng kinh nghiệm tổ chức đào tạo ngành Vật lý tiên tiến (VLTT) và sinh viên liên kết đào tạo với Trung tâm INSA Val De Loire cũng cung cấp những bài học kinh nghiệm rất đáng quan tâm. Thực tế cho thấy dù điểm đầu vào không cao, không khác biệt so với sinh viên tuyển sinh vào các ngành sư phạm, nhưng nhờ định hướng tốt, yêu cầu cao trong quá trình đào tạo, nhất là yêu cầu phải phù hợp với chương trình gốc và 98
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 nghe giảng, viết các bài nghiên cứu bằng tiếng Anh…, sinh viên VLTT đã có chất lượng đào tạo khá tốt, đáp ứng yêu cầu về việc làm sau khi tốt nghiệp và có thể hội nhập với sinh viên các nước trong khu vực cũng như sinh viên các nước tiên tiến khác. Điều này khẳng định rằng nếu chúng ta quan tâm đến chất lượng đào tạo, quan tâm thực sự đến đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp để thiết kế chương trình, đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá, tăng cường kết nối với các đơn vị đào tạo ngoài nước… thì sinh viên sẽ có phẩm chất và năng lực để hội nhập quốc tế. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo cho thấy hơn 30 sinh viên đang tiếp tục theo học tại Pháp của chương trình đào tạo liên kết với Trung tâm INSA Val De Loire không khác biệt so với sinh viên Pháp. Từ thực tế đó Trường đã bước đầu có sự chuyển biến trong việc xây dựng chương trình đào tạo và triển khai dạy học chương trình chất lượng cao. Một số ngành đào tạo sư phạm như Toán học, Hóa học đã được triển khai dạy học bằng tiếng Anh và đã có những kết quả ban đầu. Tuy vậy, để chất lượng đào tạo ngày càng cao hơn đòi hỏi Trường phải thực sự quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tổ chức dạy và học loại hình này. Theo chúng tôi, cái cốt lõi không phải chỉ là ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy, mà quan trọng hơn nhiều là phương pháp dạy của thầy và tư duy sáng tạo của trò. Kinh nghiệm đào tạo sinh viên VLTT trong 10 năm qua cũng cho thấy điều này. Chương trình đào tạo nhập từ Đại học Virginia có cải tiến ít nhiều, giảng viên mời giảng đến từ nhiều nước, mỗi người 1 tháng và đã có 54 lượt giảng viên đến giảng, sinh viên đối diện với yêu cầu đào tạo mang tính chất quốc tế và khả năng tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Kết quả có thể nhận thấy là sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với môi trường học tập và làm việc sau khi tốt nghiệp. Các chương trình liên kết này đã lan tỏa sang các chương trình đào tạo sinh viên sư phạm. Trường đã có sinh viên ngành Toán học giảng dạy bằng tiếng Anh tốt nghiệp. Cũng cần khảo sát và đánh giá đầu ra của những sinh viên này so với những sinh viên VLTT để nhận diện những điểm được cũng như những khiếm khuyết nhằm điều chỉnh quá trình đào tạo sinh viên của các lớp giảng dạy bằng tiếng Anh. Trong bối cảnh hiện nay, hướng triển khai đào tạo các chương trình chất lượng cao là có triển vọng tốt hơn. Sau khi tổng kết 10 năm Chương trình Tiên tiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất phương án và lộ trình đào tạo các sinh viên chất lượng cao để trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ hội để Trường Đại học Sư phạm Huế tiếp tục triển khai đào tạo sinh viên sư phạm chất lượng cao. Tất nhiên cơ hội đi liền với khó khăn vì sinh viên sư phạm không đóng học phí, đầu vào sư phạm hiện nay không thu hút được sinh viên giỏi, sinh viên ra trường khó tìm kiếm cơ quan sử dụng sản phẩm chất lượng cao. Để thực hiện được mong muốn đào tạo sinh viên chất lượng cao, đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa nghiêm túc ngành học, người dạy, cách thức tổ chức dạy học, đơn vị liên kết đào tạo và sử dụng đầu ra của sản phẩm. Nhiều việc phải làm để có thể triển khai có hiệu quả mong muốn có sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Đại học Sư phạm Huế. Chúng tôi cho rằng đây là hướng đi có thể khẳng định uy tín của trường trong đào tạo giáo viên. Trong bối cảnh hơn 200 ngàn sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm hiện nay thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm của một đơn vị đào tạo không phải là việc dễ làm. Tuy vậy, nếu không có cách làm mới thì chúng ta sẽ vẫn tiếp tục góp phần lãng phí tiền bạc và tuổi trẻ của sinh viên, những người đang muốn gắn bó với 99
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 nghề sư phạm. Về cách làm chúng tôi nghĩ chẳng khác mấy so với việc xử lý tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay. Cần đào tạo để có chất lượng cao sau đó dán nhãn để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã được kiểm nghiệm về chất lượng. Đơn vị sử dụng là người khẳng định thương hiệu sản phẩm. Có khác chăng là để làm được việc này trong đào tạo giáo viên đòi hỏi sự chuyển động của cả một hệ thống từ đơn vị đào tạo đến đơn vị sử dụng. Chúng tôi nghĩ đã đến lúc thị trường lao động phải tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm của chúng ta sẽ có chỗ đứng. 2.3. Chú ý đến năng lực thực sự của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin nói nhiều đến hai khái niệm “phẩm chất” và “năng lực” của người học khi tốt nghiệp. Các trường cũng đã quan tâm đến vấn đề này khi xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo. Đây là sự thay đổi theo thông lệ chung của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Tuy vậy, cách làm của chúng ta đôi khi mang tính hình thức, thiếu thực tế và không có biện pháp để “đo lường” năng lực thực sự của người học. Chỉ cần nêu một vài ví dụ để thấy rõ điều này. Theo quy định chung của Đại học Huế, chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với sinh viên hệ chính quy từ khóa tuyển sinh năm 2013 là đạt mức B1 khung châu Âu. Nếu đạt được mức độ này thì sinh viên có thể sử dụng để giao tiếp thông thường và đọc được những tài liệu đơn giản bằng tiếng Anh. Sinh viên Đại học Sư phạm Huế theo học ngoại ngữ ở Trường Đại học Ngoại ngữ theo sự quản lý chung của Đại học Huế. Sinh viên theo học 3 học phần với 7 tín chỉ để đạt trình độ B1. Đây là cái khó cho chính sinh viên vì trong thực tế các em khó đạt được trình độ B1 nếu chỉ theo học 7 tín chỉ này. Và thế là bằng nhiều cách khác nhau sinh viên phải tìm cách đạt cho được chứng chỉ B1. Có nhiều em phải vượt cửa ải này bằng nhiều hình thức khác nhau, trở thành nỗi khổ biết nói cùng ai. Nhưng chưa ai có biện pháp kiểm soát chất lượng thực sự về ngoại ngữ của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Và như vậy, năng lực ngoại ngữ của sinh viên chỉ còn là hình thức. Ở đây không có điều kiện để bàn sâu về năng lực cơ bản của sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp. Một số khoa khi xây dựng chuẩn đầu ra của ngành học thường dựa vào “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông” do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22.10.2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [2]. Tuy vậy, việc đạt được mức độ nào của chuẩn cũng chưa được xác định và phương pháp đo chuẩn cũng không được tính đến. Thế là chuẩn đầu ra chỉ mới là yêu cầu bắt buộc của đơn vị quản lý chứ chưa phải là nhu cầu tự thân của đơn vị đào tạo. Kinh nghiệm của các nước về vấn đề này chúng ta cần tham khảo để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm. Ở trường Đại học Postdam (Đức) việc đánh giá năng lực của giáo sinh tốt nghiệp bao gồm các năng lực sau: - Năng lực giảng dạy ở cấp học mà mình phụ trách; - Năng lực giáo dục học sinh; - Năng lực đánh giá; - Năng lực canh tân; - Năng lực tổ chức; 100
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Năng lực tư vấn. Từ những năng lực nêu trên họ xác định các phương thức rèn luyện kỹ năng cho các giáo sinh khi đang ngồi trong ghế nhà trường và trong thời gian tập sự nghề nghiệp[4]. Ở đây cần lưu ý đến năng lực canh tân trong các năng lực họ đã xác định. Thực tế cho thấy rằng chương trình giảng dạy phổ thông ở các nước tiên tiến hiện nay thay đổi rất nhanh vì các cuộc cách mạng về khoa học công nghệ không ngừng diễn ra, do vậy nếu giáo viên không có ý thức canh tân thì sẽ lạc hậu so với thực tế. Hơn nữa, năng lực này lại rất cần cho giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. Ở trường Đại học Ghent (Bỉ) năng lực này được gọi tên là “năng lực thích ứng với sự thay đổi”. Dù với tên gọi nào chúng tôi nghĩ chúng ta cũng cần nghiên cứu để có thể vận dụng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong bối cảnh giáo dục và đào tạo ở nước ta không ngừng đổi mới hiện nay. Năm 2018, Việt Nam sẽ thực hiện chương trình phổ thông mới, sách giáo khoa mới với nhiều quan niệm mới. Do vậy, nếu không trang bị cho sinh viên khả năng thích ứng với sự thay đổi chắc chắn công tác bồi dưỡng và đào tạo lại của các trường sư phạm không chỉ phải thực hiện với những người đang đứng lớp ở phổ thông mà còn phải bồi dưỡng lại cho cả những sinh viên vừa mới tốt nghiệp. 2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề để sinh viên đủ năng lực hành nghề Trường sư phạm là trường đào tạo nghề, nghề dạy học, do vậy chúng ta cần phải quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo nghề. Thực tế cho thấy có lúc chúng ta đơn giản hóa công việc này bằng cách cho sinh viên ngoài ngành chỉ cần có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là nghiễm nhiên trở thành giáo viên. Những cái nhìn đơn giản đó ít nhiều đã làm cho sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm và gây lãng phí về nguồn nhân lực đã được đào tạo. Hiện nay, chúng ta đã chấn chỉnh việc làm này. Tuy vậy, nếu không quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo nghề thì chắc chắn sinh viên khi tốt nghiệp sẽ không rành tay nghề để làm việc. Có ý kiến cho rằng cần phải xem việc đào tạo nghề của trường sư phạm như đào tạo nghề tại trường Đại học Y nhằm khẳng định vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng nghề. Tất nhiên, giữa các ngành bao giờ cũng có sự khác biệt nhất định, nhưng ý kiến trên nhấn mạnh năng lực thực hành nghề của sinh viên thông qua những kỹ năng cụ thể và chỉ được hình thành trong suốt quá trình đào tạo. Thực tế cho thấy chúng ta đã quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên bằng việc nâng số tín chỉ liên quan đến nghiệp vụ từ 28 tín chỉ lên 35 tín chỉ, chiếm khoảng 25% số tín chỉ đào tạo trong từng ngành học. Tuy vậy, cũng cần quan tâm sâu hơn đến năng lực thực hành của sinh viên thông qua các học phần cụ thể, nhất là trong điều kiện các ngành có số lượng sinh viên đông. Kỹ năng của người học chỉ có thể hình thành trong quá trình trải nghiệm thực tế và dần dần mới hình thành năng lực thực sự. Một số học phần các khoa mới thiết kế trong chương trình đào tạo nếu không quan tâm đúng mức về thực hành và ứng dụng thì cuối cùng sinh viên cũng không hình dung ra về phổ thông phải làm thế nào. Ví dụ như các học phần: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Phát triển chương trình đào tạo ở trường 101
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 phổ thông; Đánh giá trong giáo dục… đòi hỏi giảng viên phải trải nghiệm thực tế và có khả năng rèn luyện kỹ năng cho sinh viên theo học. Thật ra đây là những môn mới, giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có thực tế phổ thông và cũng chưa kiểm chứng được hiệu quả trong thực tiễn. Để thực sự có hiệu quả khi giảng dạy các học phần này thiết nghĩ Trường nên mời chuyên gia nước ngoài tập huấn cho giảng viên và tạo điều kiện cho giảng viên dạy các học phần này tham gia thực tế ở trong và ngoài nước. Nếu không có kinh phí đi xa thì có thể tham quan thực tế tại các trường ở Thái Lan, Phillippine, Singapore… Về công tác thực tập sư phạm (TTSP) Trường cũng đã có nhiều cố gắng cải tiến và kết quả đạt được cũng đáng khích lệ. Tuy vậy, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm. Hạn chế vẫn phải được phân tích sâu hơn. Đây cũng là hạn chế chung của nhiều trường sư phạm trong cả nước. Theo Đinh Quang Báo, những hạn chế này là do nhiều nguyên nhân, trong đó có mấy yếu tố sau đây: “Thời lượng 8 đến 10 tuần trong 4 năm là quá ít. Tần số tiếp xúc với phổ thông không thường xuyên làm cho sinh viên không có điều kiện để phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh từ các tình huống sư phạm… Sư phạm chưa thực sự biến thành hoạt động yêu cầu sinh viên vận dụng lý thuyết để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt rõ tình trạng này ở hoạt động thực tập công tác giáo dục học sinh. Minh chứng cho điều này là sinh viên không biết tìm hiểu đối tượng học sinh để phát hiện những tình huống giáo dục cá biệt, hoặc gặp các tình huống gay cấn không biết hoặc không có ý thức tìm cách giải quyết. Sinh viên trường Đại học Y tìm đến bệnh lạ, bệnh nặng để học được nhiều, sinh viên sư phạm không có thói quen đó. Tình trạng đó đã dẫn đến sau thực tâp sư phạm (TTSP) sinh viên may ra “dạn hơn” với các học sinh, chứ ít có chuyển biến về nâng cao kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Dạy lý thuyết bằng thực hành và thực hành để ứng dụng lý thuyết”. [3]. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu để tăng cường việc đưa sinh viên về phổ thông ngay từ những năm đầu vào môi trường sư phạm để một mặt giáo dục ý thức về nghề nghiệp và hình thành lòng yêu nghề cho sinh viên, mặt khác, tạo điều kiện để họ tiếp xúc với thực tế phổ thông, “mục sở thị” những tình huống sư phạm tại môi trường giáo dục cụ thể để có thể hình thành kỹ năng giáo dục học sinh sau này. Muốn thực hiện được yêu cầu này chúng ta phải giảm giờ lý thuyết của các học phần liên quan đến nghiệp vụ ở trường đại học để tăng thời lượng thực hành ở các trường phổ thông. Hơn nữa, cũng cần xây dựng các hợp đồng hướng dẫn thực tập thường xuyên cho sinh viên sư phạm để các đơn vị phối hợp chủ động hơn trong công tác hướng dẫn sinh viên rèn nghề. Nhiều giáo viên ở trường phổ thông có đề nghị các giảng viên dạy môn phương pháp dạy học ở trường đại học cần theo sát thực tế ở phổ thông hơn để giúp sinh viên nắm bắt thực tế trong quá trình rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục học sinh và giảng viên cần tham gia các hoạt động của sinh viên trong quá trình diễn ra hoạt động TTSP ở trường phổ thông. Những ý kiến này theo chúng tôi là cần được tham khảo nghiêm túc. 102
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 3. KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là một yêu cầu thường xuyên và là trách nhiệm của các trường sư phạm trong cả nước. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã làm nhiều việc để nâng cao chất lượng và cũng đã khẳng định được uy tín trong nước. Tuy vậy, trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay, Trường cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa để sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Sư phạm Huế có khả năng cạnh tranh việc làm ở các đơn vị giáo dục trong cả nước và về lâu dài có thể tìm kiếm việc làm ở các nước trong khu vực, nhất là trong các nước ASEAN. Mở cửa, hội nhập đòi hỏi phải đo theo các chuẩn chung. Muốn vậy mỗi một công việc đang làm cần xác định theo chuẩn có thể đo lường được để từ đó mới có thể khẳng định được chất lượng đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm ngành sư phạm Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 10 năm 2006. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông” Ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT–BGD ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [3] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm, Hà Nội, tháng 01 năm 2010. [4] Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại các trường sư phạm, TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2006. Title: IMPROVING THE QUALITY OF TEACHER TRAINING AT HUE UNIVERSITY OF EDUCATION IN THE CURRENT CONTEXT OF EDUCATION AND TRAINING REFORM Abstract: Improving the quality of teachers training is an urgent requirement to meet the demand of education and training reform. Hue University of Education has made a lot of achievements in teachers training. However, in the current context, we need to pay attention to various issues such as innovation in this field of study; implementation of high quality students training; students’ competence after graduation; pedagogical training associated with vocational training ... It is necessary that synchronous solutions should be taken to further improve the quality of training at university. Keywords: teachers training, high-quality students training, students’ competence, pedagogical skills TS. TÔN THẤT DỤNG Khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm - Đại học Huế. ĐT: 0914020651, Email: dungsuphamhue@ gmail.com. 103
nguon tai.lieu . vn