Xem mẫu

  1. VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG
  2. VIỆT NAM TRONG QUÁ KHỨ: TƯ LIỆU NƯỚC NGOÀI Bộ sách được xuất bản với sự hợp tác của Khoa Sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG © 2004 Cornell Southeast Asia Program Printed in the United States of America Cover Design by Judith Burns, Publicaitons Services, Cornell University © Tiếng Việt 2011 Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TỔNG PHÁT HÀNH Công ty Cổ phần Từ Văn (Từ Văn Books) Địa chỉ: P403 - A3, KTX Thăng Long , đường Cốm Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04 6682 8009 · Fax: 04 6269 6587 Email: info@tuvanbooks.com Website: http://www.Tuvanbooks.com ISBN: Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Hà Nội
  3. PGS.TS. Choi Byung Wook VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG Người dịch: Hoàng Anh Tuấn, Lê Thùy Linh, Trần Thiện Thanh, Phạm Văn Thủy, Nguyễn Mạnh Dũng Người hiệu đính: PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
  4. MỤC LỤC Lời cảm ơn 7 Lời giới thiệu 11 Lời tác giả 21 Dẫn luận 23 phần i QUYỀN LỰC ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỰ TIÊU VONG CỦA NÓ 35 Chương I Di sản của hệ thống chính quyền Gia Định (1788 - 1802) 39 Chương II Gia Định thành tổng trấn (1808 - 1832) và Lê Văn Duyệt 79 Chương III Giải thể quyền lực ở vùng đất Nam Bộ 139 phần ii NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ DƯỚI THỜI MINH MẠNG 165 Chương IV Chính sách giáo hóa người Nam Bộ của Minh Mạng 169
  5. Chương V Hậu quả của chính sách đồng hóa của Minh Mạng 203 Chương VI Đạc điền và bảo vệ tư hữu ruộng đất 253 Kết luận 2201
  6. LỜI CÁM ƠN C uốn sách này dựa trên bản luận án Tiến sĩ cùng tựa đề. Trong quá trình thực hiện chương trình nghiên cứu, chủ yếu tại Đại học Quốc gia Úc, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Giáo sư David Marr – người đã nhiệt tâm giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi sẽ không bao giờ quên được những động viên và khích lệ về chuyên môn hết sức chân thành, nhẫn nại và đầy uyên thâm của ông. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các giáo sư Anthony Reid và Mark Elvin. Họ không chỉ trả lời thấu đáo những câu hỏi tôi đặt ra về Đông Bắc Á và Đông Nam Á mà còn chỉ bảo thêm cho tôi nhiều điều liên quan. Tôi cũng may mắn nhận được từ TS. Nola Cooke và TS. Philip Taylor những tư vấn chuyên môn cũng như các góp ý cho bản thảo. Được đàm đạo với các học giả trên – những người hiểu biết thấu đáo về vùng đất và khung thời gian tôi nghiên cứu – thực sự là cơ hội không thể tốt hơn để tôi phát triển nhận thức và tư duy khoa học của mình. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới TS. David Koh và TS. Alexander Soucy. Cả trong lúc đi thực địa cũng như khi là lưu học sinh ngành Việt Nam học ở Canberra, tôi mắc nợ họ bởi tình bạn và sự giúp đỡ quý báu mỗi khi tôi gặp khó khăn. TS. James Greenbaum đã rất thịnh tình dành cho tôi thời gian để dịch ra tiếng Anh nhiều thuật ngữ Hán khó.
  7. 8 &+2,%
  8. 9¼1*ïś71$0%ų'óĽ,75,Ŧ80,1+0ą1* 9 và đang nản lòng với chương trình nghiên cứu, Giáo sư đã cho tôi nhiều lời động viên và khuyên nhủ chí tình. Tôi cũng xin được dành những lời cám ơn chân thành đến các đồng nghiệp rộng lượng, cởi mở nhưng cũng vô cùng nghiêm túc trong chuyên môn tại Bộ môn Lịch sử châu Á thuộc Đại học Korea – nơi tôi thực hiện luận văn thạc sĩ dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Yu Insun (khi đó giảng dạy tại Đại học Korea). Chương trình nghiên cứu tại Đại học Korea chính là bước chân đầu tiên của tôi trong dặm dài của hành trình khoa học để hoàn thành cuốn sách này. Tôi xin dành lời cám ơn đến Giáo sư Alexander Woodside, Giáo sư Nguyễn Thế Anh, TS. Đỗ Thiên, Giáo sư Keith Taylor và các nhà phê bình khác đã đọc kỹ bản thảo cuốn sách và đóng góp những nhận xét và góp ý quý giá để tôi hoàn thiện bản thảo. Không có sự hỗ trợ nhiệt thành của Maxine McArthur (Trường Nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc), TS. Mary Donnelly, Deborah Homsher và TS. Michael Wakoff (Chương trình Đông Nam Á học của Đại học Cornell), tôi khó có thể hoàn thiện cuốn sách này bằng tiếng Anh một cách chuyên nghiệp. Tôi cũng phải kể đến đóng góp của những người bạn lâu năm Rhee Jong Sung và Han Jong Woo. Là bạn thân thiết, họ đã hiểu được sự say mê của tôi đối với lịch sử Đông Nam Á và ủng hộ tôi trong một thời gian dài bằng nhiều cách khác nhau. Từ đất nước Canada và Hoa Kỳ - nơi họ thành danh là những nhà khoa học tên tuổi - và cho dù khác chuyên ngành họ vẫn giúp đỡ tôi thu thập tư liệu và chỉnh sửa câu chữ để phục vụ việc xuất bản cuốn sách này. Tôi xin cám ơn vợ tôi, Kwon Hye Kyeong, hai con, Seo Jung và Seo Yong – những người đã không quản khó khăn, nhất là 5 năm gian khổ cùng tôi lưu học ở Úc. Họ là những người xứng đáng nhất được nhìn thấy việc xuất bản cuốn sách bởi chính họ đã chứng kiến quá trình gian khổ để đi đến sự hoàn thành tác phẩm, từ giờ phút đầu tiên đến ngày kết thúc.
  9. Cuối cùng, nhưng trên hết thảy, tôi dành lời cám ơn đến cha mẹ mình. Không có sự nhẫn nại, ủng hộ và động viên của cha mẹ, tôi đã chẳng bao giờ bắt đầu và kết thúc cuốn sách này. Choi Byung Wook
  10. LỜI GIỚI THIỆU C húng ta đang có trên tay bản dịch tiếng Việt của cuốn sách “Southern Vietnam under the Reign of Minh Mạng (1820 - 1841)” (Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng)” của PGS.TS. Choi Byung Wook, Đại học Inha (Hàn Quốc), chuyên gia Việt Nam học. Công trình dựa trên bản Luận án Tiến sỹ và đề tài nghiên cứu khoa học cùng tên của tác giả ở Đại học Quốc gia Australia, được chương trình Đông Nam Á của Đại học Cornell, New York xuất bản năm 2004. Trong lịch sử, những đóng góp về nghiên cứu chuyên sâu Việt Nam của các học giả nước ngoài hầu như đã tập trung vào 3 nước lần lượt là Trung Hoa, Pháp và Mỹ - các quốc gia có nhiều mối duyên nợ lịch sử, tích cực lẫn đau buồn với Việt Nam. Trong số đó, những công trình khoa học đề cập đến lịch sử - văn hóa Việt Nam trung cận đại của các học giả Pháp có phần vượt trội hơn cả. Từ mấy thập kỷ nay, các chuyên gia Việt Nam học người nước ngoài đã mở rộng hơn tới một số nước khác, trong đó có Hàn Quốc. Một cuốn sách được nhiều người trong giới nghiên cứu Việt Nam biết đến là tác phẩm “Law and Society in 17th and 18th Century Vietnam” (Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18) (Korea University 1990) của Giáo sư Insun Yu đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản năm 2002. Đi sâu vào nghiên cứu Việt Nam thời các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, chúng ta thấy có một cuốn sách được nhiều người biết đến,
  11. 12 &+2,%
  12. 9¼1*ïś71$0%ų'óĽ,75,Ŧ80,1+0ą1* 13 trao đổi với các nhà nghiên cứu, sưu tầm những bản gia phả, văn tự, hồi ký. Tác giả cũng tận dụng phương pháp phân tích định lượng qua những con số thống kê, bảng biểu so sánh. Dưới chiếc kính lúp phóng to của nhà nghiên cứu, nhiều chi tiết nhỏ đã được hiện lên rõ nét và nói lên ý nghĩa, được sử dụng làm dữ kiện chứng minh cho những luận cứ được định hướng của tác giả, mà trong một số trường hợp cũng có thể cần nên thảo luận. Nhìn một cách tổng quát, cuốn chuyên khảo của tác giả Choi Byung Wook là một công trình nghiên cứu bổ ích, có giá trị. Nó cung cấp cho chúng ta những tư liệu mới, một số lập luận kiến giải mới, một phương pháp tiếp cận khoa học và đưa ra những gợi ý mới, những vấn đề mới có thể trao đổi trong những cuộc thảo luận rộng mở sau này. Cuốn sách được thiết kế với hai phần chính có liên quan với nhau: quá trình vận hành và đặc điểm cấu trúc của vùng đất Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX. Mở đầu phần I: “Chính quyền địa phương và sự tiêu vong của nó”, tác giả phác họa sự hình thành vùng đất Gia Định đã dựa trên di sản và những điều kiện nào, từ giai đoạn trước vương triều Nguyễn (1788 - 1802) như một căn cứ địa về quân sự, chính trị và kinh tế của Nguyễn Ánh trong công cuộc chống Tây Sơn. Nguyễn Ánh xuất xứ là một di duệ của các vị chúa xứ Đàng Trong có đô thành là Phú Xuân ở miền Trung nhưng thực chất và chủ yếu là một con người của vùng đất Gia Định Nam Bộ, nơi ông trưởng thành và được tôi luyện thành một thủ lĩnh, quy tụ và cố kết các bạn chiến đấu, quân sĩ và thần dân của mình thành một lực lượng, nhóm quyền lực Gia Định. Tác giả cũng phân tích thái độ rộng lượng, bao dung và thuyết phục của nhân vật lịch sử này đối với các thành phần, tầng lớp xã hội khác nhau, các sắc tộc và những người tình nguyện ngoại quốc (Xiêm, Hoa, Pháp), tạo nên một lợi thế và là một nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của Nguyễn Ánh.
  13. 14 &+2,%
  14. 9¼1*ïś71$0%ų'óĽ,75,Ŧ80,1+0ą1* 15 Tác giả Choi dành cả phần II của cuốn sách để trình bày quá trình thực hiện và phân tích những tác động hệ quả của những chính sách mới đó trên cả 3 bình diện: văn hóa, đối ngoại và kinh tế, bao trùm lên là việc xây dựng những thiết chế hành chính mới. Ngay từ thời Lê Văn Duyệt, đặc biệt là sau khi trấn áp được cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi, nhà vua đã đưa vào vùng đất Nam Bộ và cài cắm ở đó những “người của mình” - tầng lớp quan văn được tuyển lựa qua khoa cử, chủ yếu có quê gốc ở miền Trung và miền Bắc để thực hiện những đường lối chính sách mới, trung thành với quan điểm của nhà vua và triều đình trung ương, kiểm soát những ảnh hưởng còn lại của phái ly tâm Gia Định và xóa bỏ mọi uy tín của vị Tả quân trong dân chúng. Choi Byung Wook đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu những nền tảng địa - xã hội, địa - văn hóa của xứ Nam Bộ với tư cách một vùng lãnh thổ tương đối mới, đất đai phong phú, thiên nhiên hào phóng và ưu đãi, văn minh sông rạch và miệt vườn nổi trội để từ đó rút ra những nét đặc thù của con người Nam Bộ có phần khác biệt với cư dân các miền Trung và Bắc. Theo ông, người Nam Bộ ưa tự do thoải mái, thờ ơ với con đường sĩ hoạn, học hành để làm quan (mà tác giả gọi là tính lười nhác) nhưng lại chăm chú siêng năng vào các hoạt động kinh tế làm ăn buôn bán, nếp sống hồn nhiên thô mộc. Do vậy, để đưa miền đất này hòa nhập chung với toàn quốc và gò ép vào khuôn phép Nho giáo mà Minh Mạng là một tín đồ nhiệt thành, nhà vua đã cho thi hành nhiều biện pháp giáo hóa về văn hóa tư tưởng như lập nhiều trường học, mở khoa thi, ban bố các huấn điều chuẩn mực đề cao đạo đức luân lý Khổng giáo… nhằm cải hóa người dân Nam Bộ. Kết quả là tâm thức của con người vùng đất này có phần nào chuyển biến, một tầng lớp nho sĩ chính thống ở Nam Bộ được hình thành. Trong chương tiếp theo, tác giả Choi muốn đưa ra một cách tiếp cận mới về chính sách đối với các sắc tộc thiểu số và sự mở rộng lãnh
  15. 16 &+2,%
  16. 9¼1*ïś71$0%ų'óĽ,75,Ŧ80,1+0ą1* 17 khai hoang ở một vùng đồng bằng phì nhiêu dễ canh tác. Tác giả cho rằng tính dễ di chuyển của người nông dân Nam Bộ - thực chất là biểu hiện của hiện tượng nông dân lưu tán - đã dẫn đến nạn ẩn lậu ruộng đất và tạo điều kiện cho sự tích tụ ruộng đất. Tác giả cũng đã có lý khi phân tích về sự nghịch lý biện chứng giữa hai xu hướng đối lập: bảo hộ ruộng đất công và ủng hộ ruộng tư trong phép đạc điền của Minh Mạng, cũng như quan điểm thực dụng kinh tế của nhà vua này. Ông chấp nhận nhượng bộ một thực tế là phần ruộng công đã bị thu hẹp ngay cả khi đã điều chỉnh và mặc dù nó là biểu tượng của quyền lực nhà nước tập quyền. Ông coi trọng việc đạt tới mục đích chủ yếu là gia tăng nền sản xuất nông nghiệp quốc dân và nguồn lợi thu thuế của nhà nước, khi để cho giai cấp địa chủ và chế độ tư hữu lớn về ruộng đất phát triển. Toát lên trong toàn bộ cuốn sách, ngoài nhân vật Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Choi Byung Wook đã tập trung phân tích cá tính và vai trò của vua Minh Mạng, một nhân vật lịch sử lớn đầy mâu thuẫn. Trong khi thừa nhận tầm vóc lớn lao cũng như tính cách quyết đoán mạnh mẽ đến mức chuyên chế của nhà vua, tác giả phản bác những đánh giá có phần đơn giản hóa về tính bảo thủ cực đoan của nhà vua và cho rằng Minh Mạng là con người thông minh, sắc sảo, quan tâm nghiên cứu đến những cái mới, những hiện tượng canh tân trong các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, nghiêm túc xem xét những ý kiến về cải cách của các triều thần. Tuy nhiên, thực tế là vị hoàng đế đầy năng động này - như một phiên bản thu nhỏ và không được hoàn cảnh ủng hộ của mẫu thần tượng của ông là vua Lê Thánh Tông - vẫn chỉ tung hoành trong một vòng kim cô chật hẹp và xơ cứng, đó là chế độ phong kiến nhà nước quan lại trong giai đoạn hậu mô hình. Nhà nước đó lại dựa trên một bệ đỡ tinh thần là hệ tư tưởng Nho giáo chính thống, đến lúc đó đã mắc lỗi hệ thống với nhiều khuyết tật. Nó bị dồn ép vào thế biệt lập trong một toàn cảnh thế giới và khu vực đầy biến động, trước những sóng gió của những ý đồ và động thái can thiệp của các cường quốc thực dân phương Tây. Minh Mạng nghiên
  17. 18 &+2,%
  18. 9¼1*ïś71$0%ų'óĽ,75,Ŧ80,1+0ą1* 19 những hạt sạn trong khâu biên dịch, rất mong muốn được độc giả phát hiện và nhặt ra để có thể hoàn thiện trong lần tái bản. Mặt khác, chúng tôi cũng chờ đón những nhận xét cùng những ý kiến phản biện tranh luận đối với những thông tin và luận cứ của tác giả nguyên bản, với hy vọng có thể làm sáng tỏ hơn một số vấn đề trên hướng đi tiếp cận tới sự thực lịch sử, là điều mà mọi chúng ta mong muốn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày đầu năm Tân Mão 2011 PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ Đại học Quốc gia Hà Nội
nguon tai.lieu . vn