Xem mẫu

  1. MỨC ĐỘ XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ VÀ THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Nguyễn Thị Kim Sang* Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Văn Thảo TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mức độ xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu trên 402 khách thể, bao gồm 194 phụ huynh học sinh, và 208 thiếu niên đang học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mức độ xung đột giữa cha mẹ với thiếu niên ở mức độ trung bình theo đánh giá của thiếu niên và cha mẹ. Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên xuất hiện trên các lĩnh vực như: giao tiếp ứng xử, tác phong sinh hoạt,vui chơi giải trí. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tư vấn và tham vấn tâm lý cho thiếu niên và cha mẹ nhằm nhận thức được những nguyên nhân xung đột tâm lý và cách ứng phó với xung đột tâm lý. Đồng thời giúp thiếu niên và cha mẹ nhận diện những yếu tố cá nhân và các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ xung đột tâm lý. Từ đó có thể điều chỉnh các yếu tố giúp phòng ngừa và giảm thiểu xung đột tâm lý hiệu quả. Từ khóa: cha mẹ; thiếu niên; tâm lý; xung đột; xung đột tâm lý. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Collins (1990) và Laursen & Collins (2004) độ tuổi thiếu niên có rất nhiều thay đổi trong cuộc sống, thiếu niên phân đấu để có nhiều quyền tự chủ và tự quyết hơn [4]; [6]. Nghiên cứu của Collins & Steinberg (2006) cho rằng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên dần thay đổi từ mối quan hệ theo chiều dọc, bất đối xứng sang mối quan hệ đối xứng và ngang bằng hơn [5]. Định nghĩa về xung đột tâm lý tác giả Đỗ Hạnh Nga cho rằng: "Xung đột tâm lý là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý - ý thức của mỗi cá nhân trong quan hệ qua lại giữa các cá nhân hay các nhóm người, nó biểu hiện trong các trải nghiệm cảm xúc kèm theo những chấn động về tình cảm (thường là những cảm xúc âm tính tiêu cực mức độ mâu thuẫn giữa hai bên không còn ở dạng tiềm ẩn mà được bộc lộ công khai thông qua hành vi" [1]. Nghiên cứu của Chung Grace; Flook Lisa và cộng sự cũng cho rằng xung đột gia đình vẫn diễn ra khá thường xuyên trong suốt những năm trung học của thiếu niên, nhưng tác động của nó đối với chứng đau khổ về tình cảm là rất đáng kể [3]. Theo tác giả Susan Branje (2018) một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thanh thiếu niên là gia đình. Đặc biệt quan trọng là mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên. Tuy nhiên xung đột giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên có thể là một trong những trải nghiệm gia đình trầm trọng nhất ở tuổi vị thành niên, đối với cả cha mẹ và trẻ vị thành niên [7]. Các nghiên cứu xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên tại Việt Nam các tác giả 2723
  2. tập chung nghiên cứu nội dung xảy ra xung đột trong gia đình, nguyên nhân và biện pháp của xung đột. Một cá nhân khi mới sinh ra không phải là con người có ý thức. Muốn hình thành tâm lý, ý thức, đứa trẻ phải được sống trong một xã hội cụ thể, với những nhóm người cụ thể. Thông qua cuộc sống trong các nhóm bằng hoạt động, giao tiếp của bản thân dưới sự hướng dẫn của người lớn, đứa trẻ mới có thể dần dần tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã sáng tạo ra, biến nó thành kiến thức, tâm lý của bản thân. Chính trong quá trình hoạt động, giao tiếp ấy, các mâu thuẫn, xung đột trong bản thân mỗi cá nhân, hay trong mối quan hệ giữa cá nhân với các thành viên khác trong nhóm có thể xảy ra. Các nghiên cứu ở Việt Nam đã góp phần làm rõ thực trạng, mức độ, các hình thức, nguyên nhân và hậu quả của xung đột tâm lý. Tuy nhiên, số nghiên cứu tìm hiểu sâu về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái còn rất hạn chế. Với những lý do trên, đề tài “Mức độ xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên trên địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh” được chúng tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát, phân tích tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả về mức độ xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi lựa chọn mẫu nghiên cứu dựa theo phương pháp lấy mẫu điều tra thuận tiện. Với sự giúp đỡ của khách thể tham gia vào nghiên cứu, chúng tôi thu phiếu và nhập liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Số phiếu thu được là 402 phiếu, tương ứng với 402 khách thể. Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp quan sát và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo phần mềm SPSS. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Mức độ xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên Mối quan hệ hiện tại giữa con và cha mẹ là một dấu hiệu quan trọng của mức độ xung đột tâm lý trong quan hệ giữa con cái đối với cha mẹ. Nếu mối quan hệ là tốt thì chứng tỏ giữa con và cha mẹ không tồn tại những xung đột tâm lý gay gắt. Ngược lại, nếu mối quan hệ không tốt, mang tính tiêu cực thì chứng tỏ mối quan hệ với cha mẹ và con là có vấn đề, có nảy sinh xung đột tâm lý. Đề tài nghiên cứu 208 học sinh thuộc 4 khối 6, khối 7, khối 8, khối 9 của trường THCS và phụ huynh của các em, kết quả được thể hiện rõ ở Bảng 1. Bảng 1. Mức độ xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên Đánh giá của thiếu niên Đánh giá của cha mẹ TT Mức độ xung đột Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Xung đột rất thấp 46 22,1 38 19,6 2 Xung đột thấp 88 42,3 86 44,3 3 Xung đột trung bình 32 15,4 34 17,5 2724
  3. Đánh giá của thiếu niên Đánh giá của cha mẹ TT Mức độ xung đột Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 4 Xung đột cao 24 11,5 20 10,3 5 Xung đột rất cao 18 8,8 16 8,2 Tổng 208 100 194 100 Kết quả phân tích Bảng 1 cho thấy, mức độ xung tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên theo đánh giá của thiếu niên đang ở mức độ trung bình, tỷ lệ phần trăm của thiếu niên nhận định về mức độ xung đột hiện tại với cha mẹ chiếm 42,3% xếp thứ nhất. Nhận định của cha mẹ về mức độ xung đột với thiếu niên trong gia đình là trung bình chiếm 44,3% với tỷ lệ cao nhất trong các lựa chon. Nhận định của cha mẹ cao hơn so với thiếu niên, nhưng chiếm tỷ lệ chệnh lệch rất ít chiếm 2%, cha mẹ và thiếu niên vẫn thể hiện sự tương đồng. Tỷ lệ cha mẹ và thiếu niên nhận định về mối quan hệ hiện tại của họ ở mức độ “xung đột thấp” là tương đối giống nhau, mức độ này xếp ở vị trí thứ hai với 22.1% theo nhận định của thiếu niên và 19.6% theo nhận định của cha mẹ Mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi còn diễn ra ở một số mức độ khác nhau, những mức độ này thể hiện sự xung đột tâm lý giữa con cái và cha mẹ đang diễn ra trong gia đình. Các mức độ này chiếm tỷ lệ không quá cao, nhưng cũng chính là những dấu hiệu và cảnh báo về tình cảm trong gia đình giữa cha mẹ và con cái. Chẳng hạn đánh giá của con về mối quan hệ trong gia đình: xung đột rất cao chiếm 8,8%; xung đột cao 11.5% và xung đột trung bình 15.4%. Và đánh giá của cha mẹ về mối quan hệ đối với các con: mức độ xung đột rất cao chiếm 8.2%; xung đột cao 10.3% và mức độ xung đột trung bình 17.5%. Kết quả này cho thấy, bắt đầu có dấu hiệu của sự bất hòa và khả năng xung đột trong mối quan hệ giữa con cái độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi với cha mẹ. Xung đột tâm lý bắt nguồn từ sự khác biệt nhận thức giữa cha mẹ và con cái trong cùng một vấn đề. Và con cái ở độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi dễ xảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ nhiều nhất [2]. Thực tế, từ xưa tới nay cho thấy mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái là mối liên hệ quan trọng nhất trong một gia đình. Việc con cái và cha mẹ bất đồng với nhau đang là hiện trạng xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ truyền thống và là mầm mống khiến tỷ lệ học sinh hư hỏng ngày càng nhiều. Đặc biệt là quan hệ giữa thiếu niên với cha mẹ trong gia đình lại là mối quan hệ phức tạp nhiều mặt. Kết quả Bảng 1 cho thấy: mức độ xung đột cao và rất cao theo cảm nhận của thiếu niên và cha mẹ dao động từ 10,3% đến 17,5%. Kết quả này cho thấy, nếu trong gia đình mối quan hệ giữa thiếu niên và cha mẹ cho thấy sự bất hòa, đây là con số đáng quan tâm và giải quyết. Theo kết quả Bảng 1 cho thấy: mối quan hệ giữa thiếu niên và cha mẹ hiện tại đã xảy ra những xung đột trong gia đình. Mức độ xung đột rất cao 8,8% nhưng nếu mức độ quan hệ này không được giải quyết đúng đắn, kịp thời, nó sẽ tích tụ lại và có thể gây ra xung đột tâm lý mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa các em và cha mẹ, thậm chí có thể mang đến những hậu quả không mong muốn cho cả con và cha mẹ nói chung và ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách ở con. 2725
  4. 3.2 Biểu hiện xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên. Để tìm hiểu các mức độ xung đột tâm lý trong các lĩnh vực hoạt động của thiếu niên, chúng tôi đã tiến hành điều tra và kết quả thu được ở Bảng 2. Bảng 2. Đánh giá của thiếu niên về các mức độ biểu hiện xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ trong các lĩnh vực hoạt động Tổng Các mức độ xung đột chung TT Các lĩnh vực Trung Rất thấp Thấp Cao Rất cao bình ĐTB TB SL % SL % SL % SL % SL % 1 Học tập 68 32.7 98 47 32 15.3 7 3.3 3 1.4 2.16 3 2 Quan hệ bạn bè 60 28.8 92 44.2 44 21 8 3.8 4 2 1.28 4 3 Giao tiếp ứng xử 42 20 98 47 22 10.5 26 12.5 20 9.6 2.78 2 4 Cách thức sinh hoạt 38 18 97 46 26 12.5 23 11 24 11.5 3.05 1 5 Định hướng giá trị 22 10.5 118 56.7 68 32.6 0 0 0 0 1.43 5 Để thấy rõ hơn về xung đột tâm lý trong mối quan hệ giữa cha mẹ và thiếu niên, chúng tôi đã tiến hành điều tra đánh giá của phụ huynh về các mức độ xung đột của họ với con cái trên các lĩnh vực hoạt động. Kết quả thu được như sau: Thiếu niếu cho rằng “cách thức sinh hoạt” là lĩnh vực gây ra nhiều xung đột tâm lý nhất trong mối quan hệ giữa các em và cha mẹ ĐTB = 3.05. Khuynh hướng muốn làm người lớn thể hiện về nội dung và hình thức như trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, có quan điểm và lập luận riêng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như vậy. Trong phạm vi ý thức xã hội, các em đòi hỏi mong muốn người lớn quan hệ, đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn. Tuy nhiên sự không thay đổi và cách ứng xử giữa người lớn với các em gây ra không ít những xung đột ở lứa tuổi này, vị trí xã hội của thiếu niên có sự thay đổi, các em có vị trí trung gian không ổn định giữa người lớn và trẻ em, cùng với việc các em được giao nhiệm vụ nhiều hơn, được người lớn đòi hỏi sự cư xử nghiêm chỉnh hơn. Lĩnh vực thiếu niên đánh giá ở vị trí thứ hai chính là: giao tiếp ứng xử của các em ĐTB= 2.78. Còn ba lĩnh vực: học tập, quan hệ bạn bè, giao tiếp ứng xử thì xung đột ở các mức độ: khác nhau về quan điểm, thái độ; va chạm hay xung đột gay gắt là không cao, nó chiếm tỉ lệ tương đối thấp. Cả ba lĩnh vực trên thì mức độ xung đột bình thường chiếm vị trí tương đối cao, dao động trong khoảng từ 50,6% – 56,2%. Điều này chứng tỏ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã tìm được tiếng nói chung ở ba lĩnh vực, vì vậy mà mức độ xung đột cao là rất thấp, chỉ có 8% - 12% sự khác biệt về quan điểm, thái độ. 2726
  5. Để thấy rõ hơn về xung đột tâm lý trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, chúng tôi đã tiến hành điều tra đánh giá của phụ huynh về các mức độ xung đột của họ với con cái trên các lĩnh vực hoạt động. Kết quả thu được như sau: Bảng 3. Đánh giá của cha mẹ về các mức độ biểu hiện xung đột tâm lý của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ đối với các lĩnh vực hoạt động Tổng Các mức độ biểu hiện chung Xung STT Các lĩnh vực Bình Khác Va Vui vẻ đột gay thường nhau chạm gắt ĐTB TB SL % SL % SL % SL % SL % 1 Học tập 17 8.8 37 19.1 76 39.1 36 18.5 28 14.5 1.89 4 2 Quan hệ bạn bè 58 29.9 89 45.8 17 8.8 23 11.9 7 3.6 1.66 3 3 Giao tiếp ứng xử 12 6.2 94 48.5 53 27.3 11 5.7 24 12.3 2.55 2 4 Cách thức sinh hoạt 23 11.9 76 39.1 83 42.8 7 3.6 5 2.6 2.74 1 5 Định hướng giá trị 13 6.7 27 13.9 128 66.0 5 2.6 21 10.8 1.24 5 Kết quả khảo sát cho thấy: theo đánh giá của phụ huynh thì các mức độ xung đột ở các lĩnh vực chiếm tỷ lệ thấp hơn so với đánh giá của học sinh. Trong nhận định của phụ huynh xung đột giữa cha mẹ và con cái do cách thức sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất ĐTB = 2.74. Giao tiếp và ứng xử xếp vị trí thứ hai ĐTB = 2.55. Nếu như không được khắc phục, tình trạng xung đột gay gắt kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý ở các em học sinh. 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu thực tiễn về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên xuất hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động. Mức độ xung đột tâm lý đang ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây thực sự là hồi chuông báo động đối với mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hầu hết thiếu niên đều cho rằng mức độ xung đột giữa thiếu niên với cha mẹ đang ở mức trung bình. Các mức độ nảy sinh xung đột tâm lý chủ yếu được bộc lộ ở mức độ trung bình và có sự khác nhau về quan điểm, thái độ. Hầu hết xung đột tâm lý ở thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ diễn ra thường xuyên ở các lĩnh vực như: giao tiếp ứng xử, tác phong sinh hoạt,vui chơi giải trí. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tư vấn và tham vấn tâm lý cho thiếu niên và cha mẹ nhằm nhận thức được những nguyên nhân xung đột tâm lý và cách ứng phó với xung đột tâm lý. Đồng thời giúp thiếu niên và cha mẹ nhận diện những yếu tố cá nhân và 2727
  6. các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ xung đột tâm lý. Từ đó có thể điều chỉnh các yếu tố giúp phòng ngừa và giảm thiểu xung đột tâm lý hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Hạnh Nga ( 2005), “Xung đột tâm lý cha mẹ lứa tuổi học sinh trung học sở nhu cầu độc lập”. Luận án Tiến sỹ Tâm lý Học, Trường ĐHQG TP.HCM, tr. 26 [2] Đỗ Hạnh Nga (2006), “Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS về nhu cầu độc lập”, Tạp chí tâm lý học, số 5. [3] Chung, G. H., Flook, L., & Fuligni, A. J. (2009). Daily family conflict and emotional distress among adolescents from Latin American, Asian, and European backgrounds. Developmental Psychology, 45(5), 1406–1415. doi:10.1037/a0014163 [4] Collins, W. A. (1990). Parent–child relationships in the transition to adolescence: Continuity and change in interaction, affect, and cognition. In R. Montemayor, G. R. 5 5. Collins, W. A., & Steinberg, L. (2006). Adolescent development in interpersonal context. In W. Damon & N. Eisenberg (Eds.), Handbook of child psychology: Vol. 4, 6. Socioemotional processes (pp. 1003–1067). New York: Wiley. Laursen, B., & Collins, [5] Laursen, B., & Collins, W. A. (2004). Parent–child communication during adolescence. In A. L. Vangelisti (Ed.), Handbook of family communication (pp. 333–348). Mahwah, NJ: Erlbaum. [6] Susan Branje (2018). Development of parent–adolescent relationships: conflict interactions as a mechanism of change. Child Development Perspectives, 12, 171– 176. 2728
nguon tai.lieu . vn