Xem mẫu

  1. MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TẠI TỈNH HÀ NAM ĐỖ THỊ HƯỚNG Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam Tóm tắt: Trong nội dung này, tác giả trình bày một số kết quả khảo sát mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non ở Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam. Về cơ bản, sinh viên đã đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung sinh viên năm cuối chưa được đánh giá cao, chủ yếu nằm trong tiêu chuẩn kĩ năng. Kết quả này góp phần cung cấp thông tin trong việc phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non của nhà trường trong những khóa sau. Từ khóa: chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra, giáo dục mầm non. 1. MỞ ĐẦU Chất lượng giáo dục, trong đó có chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội, thể hiện sự phát triển và hội nhập của một quốc gia với thế giới. Do đó, đánh giá chất lượng giáo dục của các trường đại học, cao đẳng được coi là vấn đề then chốt trong đảm bảo chất lượng. Một trong những hình thức đánh giá đang được quan tâm hiện nay là đánh giá đầu ra, trong đó có chuẩn đầu ra. Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2196/BGD&ĐT-GDĐH về việc Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng [1]. Đến nay, công tác xây dựng chuẩn đầu ra đã được các trường đại học, cao đẳng thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít các trường tiến hành đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra nhằm khẳng định chất lượng “sản phẩm” của mình với xã hội, tạo ra “thương hiệu” để thu hút đầu vào trong tuyển sinh. Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam có tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam [2]. Năm 2010, nhà trường đã công khai với người học và xã hội chuẩn đầu ra của 25 ngành cao đẳng, 6 ngành trung cấp, trong đó có ngành Giáo dục mầm non [3]. Như vậy, khi thiết kế giáo án, bài giảng các học phần, giảng viên phải bám sát mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học theo chuẩn đầu ra, được xây dựng cho từng ngành cụ thể. Tuy nhiên, qua 6 năm triển khai thực hiện, đến nay nhà trường chưa tổ chức đánh giá chuẩn đầu ra các ngành đào tạo thông qua lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Nếu hoạt động này được thực hiện thường xuyên, sẽ cung cấp thông tin trong việc phát triển chương trình đào tạo và điều chỉnh hoạt động dạy, học của giảng viên và sinh viên. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích kết quả đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non. Kết quả này sẽ là tiền đề để nhà trường triển khai đánh giá chuẩn đầu ra cho 237
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 các ngành đào tạo khác, hướng tới nâng cao chất lượng quá trình đào tạo các chuyên ngành trong trường, từng bước khẳng định “thương hiệu” của nhà trường với xã hội. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu gồm 2 nhóm: 1) Cán bộ quản lí, giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần chuyên ngành Giáo dục mầm non; 2) Sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non hệ cao đẳng chính quy tại Phân hiệu Đại học Sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam. Mẫu khảo sát nhóm 1: 50 phiếu; nhóm 2: 102 phiếu. Như vậy, tổng số phiếu phát ra và thu về là 152 phiếu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp điều tra, căn cứ vào chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non của Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại Hà Nam, tác giả thiết kế công cụ khảo sát gồm 2 phiếu tương ứng với 2 nhóm điều tra, gồm: 1) Phiếu lấy ý kiến giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần thuộc chuyên ngành Giáo dục mầm non, cán bộ quản lí trong Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại Hà Nam; 2) Phiếu lấy ý kiến sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non hệ cao đẳng chính quy. Theo Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, bảng hỏi nên chia làm ba phần: mở đầu, nội dung và kết thúc [5]. Dựa trên cơ sở đó, phiếu lấy ý kiến trong nghiên cứu này, tác giả chia làm 3 phần: Phần mở đầu, nêu mục đích, đối tượng và cách hướng dẫn tích phiếu; Phần nội dung, thiết kế các câu hỏi theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí, với các mức để người trả lời có thể tích vào phiếu lấy ý kiến. Phần này bao gồm 3 tiêu chuẩn: Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, chuẩn thái độ với 18 tiêu chí, 48 câu hỏi (chỉ báo); Phần kết, đưa ra 1 câu hỏi mở để đi đến kết thúc và cảm ơn. Thang đo gồm 5 mức: 1. Kém (1 điểm), 2. Yếu (2 điểm), 3. Trung bình (3 điểm), 4. Khá (4 điểm), 5. Tốt (5 điểm) [4]. Về phương pháp xử lí số liệu: sau khi thu thập số liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 19.0 để tính giá trị trung bình của từng nhóm và giá trị trung bình chung của hai nhóm điều tra. Mục đích chính là đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non, qua đó phát hiện những nội dung sinh viên còn yếu để nhà trường, giảng viên, cán bộ quản lí có những điều chỉnh kịp thời. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mức độ đáp ứng về kiến thức Tiêu chuẩn về kiến thức gồm 8 tiêu chí với 19 nội dung câu hỏi. Mức độ đạt được về kiến thức của sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non qua đánh giá của 2 nhóm điều tra được thể hiện qua bảng sau: 238
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Bảng 1: Mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên năm cuối Giá trị trung bình Tiêu chí - chỉ số GV, SVNC Chung Xếp loại chung CBQL 1. Chuẩn kiến thức 1.1 Kiến thức chung 1. Có hiểu biết cơ bản về pháp luật Việt Nam, về quản lý hành chính nhà nước 3,36 3,76 3,49 Trung bình và quản lý ngành giáo dục. 1.2 Kiến thức chuyên ngành 1.2.1 Kiến thức về xác định mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non 2. Nắm được mục tiêu từng môn học 4,01 4,24 4,09 Khá ngành giáo dục mầm non. 3. Có kiến thức về nội dung chương 4,03 4,20 4,09 Khá trình giáo dục mầm non. 4. Nắm được những thay đổi về nội dung, chương trình giáo dục mầm non, chuẩn giáo viên mầm non theo quy định 3,99 3,96 3,98 Trung bình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua giảng viên và các kênh thông tin khác. 1.2.2 Kiến thức về đặc điểm lứa tuổi mầm non 5. Có kiến thức về đánh giá sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ 4,04 4,00 4,03 Khá trong độ tuổi mầm non. 1.2.3 Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ lứa tuổi mầm non 6. Hiểu biết về phòng bệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh và xử lí ban đầu các 4,04 4,00 4,03 Khá tai nạn thường gặp ở trẻ. 7. Có kiến thức về dinh dưỡng, an toàn 4,04 4,00 4,03 Khá thực phẩm, vệ sinh cho trẻ đúng cách. 8. Phân biệt, nhận dạng được các dấu hiệu của một số bệnh thường gặp ở trẻ 4,04 4,01 4,03 Khá em và cách phòng tránh, xử lí phù hợp nhất. 1.2.4 Kiến thức về giáo dục thể chất, vận động, hoạt động vui chơi 9. Có kiến thức cơ bản về giáo dục thể 4,11 3,96 4,06 Khá chất. 10. Có kiến thức phối hợp giữa phương pháp tổ chức hoạt động học tập và hoạt 4,10 3,99 4,03 Khá động vui chơi để phát triển toàn diện cho trẻ. 239
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 1.2.5 Kiến thức về giáo dục môi trường, xã hội 11. Có kiến thức về môi trường tự 3,99 3,98 3,99 Trung bình nhiên, xã hội. 12. Hiểu biết kiến thức giáo dục trẻ về gia đình, xã hội, giao tiếp lễ phép với 4,34 4,10 4,26 Khá mọi người trong gia đình và xã hội. 13. Hiểu được biện pháp, cách thức giáo dục trẻ bảo vệ môi trường bằng những 4,06 3,92 4,01 Khá hoạt động cụ thể, phù hợp lứa tuổi. 1.2.6 Kiến thức về giáo dục văn học, ngôn ngữ, toán học 14. Có kiến thức cơ bản về văn học 4,11 3,80 4,01 Khá (thơ, truyện,…). 15. Nắm được kiến thức về ngôn ngữ, nguyên tắc sử dụng các thành phần 4,01 3,76 3,93 Trung bình ngữ pháp. 16. Nắm được các dạng toán được quy định trong chương trình giáo dục 4,04 3,78 3,95 Trung bình mầm non. 17. Hiểu được phương pháp tổ chức các loại hình như: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, phát triển ngôn ngữ, 4,30 3,92 4,17 Khá phương pháp hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ. 1.2.7 Kiến thức về giáo dục hoạt động tạo hình, âm nhạc 18. Nắm được kiến thức cơ bản về tạo hình như: vẽ, xé, cắt, dán giấy, nặn hình 4,29 3,98 4,19 Khá theo chủ đề và phù hợp với từng độ tuổi mầm non. 19. Hiểu được phương pháp tổ chức các loại hình như: phương pháp cho trẻ làm 4,09 3,96 4,05 Khá quen với hoạt động tạo hình, phương pháp cho trẻ vận động theo nhạc. Kết quả đánh giá của 2 nhóm cho thấy, sinh viên năm cuối đạt chuẩn kiến thức trong chuẩn đầu ra (tất cả các câu đều đạt từ trung bình trở lên). Tuy nhiên, hầu hết đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí về mức độ đạt được kiến thức của sinh viên năm cuối thấp hơn so với mức độ tự đánh giá của sinh viên năm cuối. Cụ thể, có nhiều câu giảng viên, cán bộ quản lí đánh giá sinh viên năm cuối chỉ đạt ở mức trung bình, nhưng kết quả sinh viên năm cuối tự đánh giá mức độ đạt được của mình ở mức khá, như: câu 9, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19. Có 5/19 câu có giá trị trung bình chung của cả hai nhóm chỉ đạt mức trung bình, gồm: câu 1, 4, 11, 15, 16. Điều này cho thấy kỳ vọng của giảng viên, cán bộ quản lí đặt ra đối với sinh viên năm cuối cao hơn so với nhận thức của sinh viên năm cuối về mức độ kiến thức cần đạt. Bên cạnh đó, vẫn còn những nội dung kiến 240
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 thức sinh viên năm cuối cần cố gắng hơn nữa để nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra. 3.2. Mức độ đáp ứng về kỹ năng Tiêu chuẩn về kỹ năng gồm 5 tiêu chí với 21 câu hỏi điều tra. Kết quả cho thấy, giá trị trung bình các nội dung đánh giá về tiêu chuẩn kĩ năng của cả giảng viên, cán bộ quản lí và sinh viên năm cuối thấp nhất trong 3 tiêu chuẩn, có tới 15/21 câu chỉ đạt mức trung bình, gồm: câu 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 35, 37, 38. Bên cạnh đó, vẫn có sự chênh lệch trong đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí và sinh viên năm cuối theo hướng sinh viên năm cuối tự đánh giá mức độ đạt được về kỹ năng của bản thân cao hơn so với đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí (bảng 2). Điều đó cho thấy, sinh viên năm cuối còn yếu về kĩ năng thực hành. Nhà trường cần xem xét nguyên nhân để có sự điều chỉnh kịp thời. Bảng 2: Mức độ đáp ứng về kỹ năng của sinh viên năm cuối Giá trị trung bình Tiêu chí - chỉ số GV, SVNC Chung Xếp loại chung CBQL 2. Chuẩn kỹ năng 2.1 Kỹ năng cứng 2.1.1 Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ 20. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo chủ đề, theo từng hoạt động và theo ngày, tuần thể hiện mục tiêu và nội 3,77 3,98 3,84 Trung bình dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách. 21. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, 3,75 3,62 3,70 Trung bình giáo dục trẻ. 22. Lập kế hoạch xây dựng môi trường học tập tiến bộ, tăng cường mối quan hệ 3,82 3,70 3,78 Trung bình giao tiếp, học tập của trẻ và giáo viên với trẻ. 2.1.2. Kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ 23. Kỹ năng tạo lập và duy trì môi trường sinh hoạt, học tập, vui chơi của 3,88 3,80 3,86 Trung bình trẻ ở nhóm, lớp. 24. Có khả năng hướng dẫn để hình thành cho trẻ rèn luyện một số kĩ năng 4,07 3,94 4,03 Khá tự phục vụ và kỹ năng vệ sinh cơ bản phù hợp với lứa tuổi. 241
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 25. Có kỹ năng phòng tránh, xử lí một 3,87 3,84 3,86 Trung bình số bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ. 2.1.3. Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 26. Tổ chức các hoạt động học tập trên lớp để hình thành cho trẻ kỹ năng tư 3,87 3,64 3,72 Trung bình duy, trí tưởng tượng, các biểu tượng, tính chủ định về tâm lí. 27. Tổ chức các hoạt động vui chơi để hình thành cho trẻ kỹ năng độc lập, phối 3,74 3,84 3,77 Trung bình hợp, phản xạ nhanh, ứng phó hoàn cảnh. 28. Tổ chức môi trường giáo dục để kích thích nhu cầu giao tiếp, hình thành 3,79 3,76 3,78 Trung bình kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 29. Có khả năng phối hợp một cách linh hoạt để đánh giá trẻ theo quy định, từ 3,65 3,56 3,62 Trung bình đó có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp. 2.1.4 Kĩ năng tổ chức tuyên truyền, tư vấn 30. Có khả năng tuyên truyền cho cha mẹ trẻ những kiến thức khoa học về chăm sóc, giáo dục trẻ, vận động xã hội 3,75 3,52 3,68 Trung bình hóa giáo dục Mầm non trong cộng đồng dân cư. 31. Có khả năng tư vấn cho gia đình, cộng đồng về sự phát triển tâm lí, tình 3,69 3,40 3,59 Trung bình cảm của trẻ ở từng độ tuổi mầm non. 32. Liên hệ và hợp tác thường xuyên với gia đình trẻ, cộng đồng trong hoạt 3,85 3,76 3,82 Trung bình động chăm sóc, giáo dục. 2.1.5 Kĩ năng quản lí lớp học 33. Đảm bảo an toàn cho trẻ ở lớp được phân công giảng dạy trong các hoạt 4,17 3,94 4,09 Khá động giáo dục trên lớp. 34. Có kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp để quản lí và đảm bảo hiệu quả 4,09 4,02 4,07 Khá chăm sóc khi trẻ đến lớp trong ngày. 35. Quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài liệu, hồ sơ, sổ sách cá nhân, 3,93 3,66 3,84 Trung bình nhóm, lớp. 36. Có kỹ năng quản lí và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù 4,27 3,88 4,14 Khá hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục. 242
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2.2 Kỹ năng mềm 2.2.1 Kỹ năng ứng dụng ngoại ngữ, tin học 37. Sử dụng được một số phần mềm phục vụ dạy học như: PowerPoint, 3,80 3,62 3,74 Trung bình Violet,... 2.2.2 Kĩ năng giao tiếp với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng 38. Giao tiếp với trẻ bằng cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách động viên, 3,95 3,78 3,89 Trung bình khích lệ trẻ. 39. Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp cởi mở, thân thiện, biết tiếp thu những ý 4,25 4,12 4,21 Khá kiến đóng góp đúng và mang tính xây dựng. 40. Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ đúng mực, tôn trọng, lắng nghe ý kiến 4,38 4,10 4,29 Khá của cha mẹ trẻ trong khi giao tiếp. 3.3. Mức độ đáp ứng về thái độ Tiêu chuẩn về thái độ gồm 3 tiêu chí với 8 câu hỏi. Kết quả cho thấy, đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí và sinh viên năm cuối đều đạt mức khá (bảng 3). Nhìn chung, về tiêu chuẩn thái độ, cả sinh viên năm cuối và giảng viên, cán bộ quản lí đều đánh giá cao mức độ đạt được của sinh viên năm cuối. Bảng 3: Mức độ đáp ứng về thái độ của sinh viên năm cuối Giá trị trung bình Tiêu chí - chỉ số GV, SVNC Chung Xếp loại chung CBQL 3. Chuẩn thái độ 3.1 Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, của ngành và của địa phương 41. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một 4,65 4,42 4,57 Khá công dân. 42. Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và 4,67 4,36 4,57 Khá nhà nước, quy định của địa phương. 43. Chấp hành quy chế, quy định của ngành giáo dục và quy định của cơ quan 4,63 4,50 4,59 Khá làm việc. 3.2 Có đạo đức, tin tưởng vào năng lực chuyên môn của bản thân 44. Có lối sống trung thực, giản dị, gương mẫu, tôn trọng đồng nghiệp, 4,61 4,30 4,51 Khá phụ huynh. 243
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 45. Tin tưởng vào năng lực chuyên môn của bản thân, phấn đấu trong công 4,40 4,22 4,34 Khá việc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 3.3 Có trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, giúp đỡ trong quan hệ với đồng nghiệp; có tinh thần tự học, tự vươn lên 46. Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần 4,62 4,35 4,53 Khá trách nhiệm trong công việc. 47. Đoàn kết với các thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng 4,57 4,28 4,47 Khá nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. 48. Có thái độ đúng mực, có ý thức vận động, cha mẹ trẻ tham gia xây dựng nhà 4,47 4,24 4,39 Khá trường, giáo dục trẻ, thực hiện xã hội hóa giáo dục. 4. KẾT LUẬN Đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua đánh giá theo chuẩn đầu ra là một yêu cầu tất yếu và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Các trường đại học, cao đẳng cần xây dựng kế hoạch, quy trình, quy định xử lí các thông tin thu thập được và sử dụng các kết quả khảo sát, đánh giá một cách phù hợp. Với kết quả đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non, hệ cao đẳng chính quy ở Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam, sinh viên năm cuối đạt chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung sinh viên chỉ đạt mức trung bình ở tiêu chuẩn kiến thức và kĩ năng, trong đó tiêu chuẩn kỹ năng chiếm tỉ lệ cao nhất. Đây là những hạn chế cần sớm được nhà trường quan tâm khắc phục. Qua những kết quả phân tích ở trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, về chuẩn đầu ra chương trình đào tạo: Nhà trường cần rà soát, bổ sung và chỉnh sửa chuẩn đầu ra đã xây dựng và các tiêu chí đánh giá định kỳ 3 năm/lần; Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động để chương trình sát với thực tiễn. Thứ hai, về tổ chức dạy học: Với những nội dung trong chuẩn kiến thức và kĩ năng theo kết quả đánh giá sinh viên tốt nghiệp đạt mức trung bình, nhà trường cần tăng cường kiểm tra đột xuất giờ dạy của giảng viên để nâng cao chất lượng giảng dạy; Tăng thời lượng các học phần rèn kỹ năng, tăng cường cho sinh viên đi thực tế tại các cơ sở mầm non; Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá, đảm bảo đúng quy trình, sự công bằng, khách quan; Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế học sinh sinh viên và hoạt động tìm hiểu thực tiễn tại các trường mầm non của giảng viên trẻ. Thứ ba, về hỗ trợ hoạt động dạy và học: Tăng cường cơ sở vật chất, phòng học đáp ứng đủ số lượng sinh viên, bố trí phòng chức năng và máy chiếu để phục vụ cho 244
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 việc học tập. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các khoa phối hợp tổ chức các lớp và các hoạt động bồi dưỡng kĩ năng cho sinh viên. Thứ tư, đối với người học: Lên lớp dự giờ đầy đủ, nghe giảng và tham gia các hoạt động trong giờ học; Tích cực tự học, tự nghiên cứu tài liệu, giáo trình và chuẩn bị các bài tập giảng viên giao; Tham gia công tác rèn nghiệp vụ sư phạm và dự giờ tại các trường mầm non theo quy định của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Công văn số 2196/BGD& ĐT-GDĐH. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Về việc phê duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam, Quyết định số 6111/2007/QĐ- BGDĐT. [3] Cao đẳng Sư phạm Hà Nam (2010), Ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, Quyết định số 78/QĐ-CĐSPHN. [4] Đỗ Thị Hướng (2015), Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.232-238. [5] Nguyễn Văn Quyết- Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Title: THE OUTPUT LEVELS MEETING STANDARD OF LAST-YEAR STUDENTS IN PRESCHOOL EDUCATION SECTOR AT BRANCH OF HANOI UNIVERSITY OF EDUCATION, IN HA NAM PROVINCE Abstract: In this article, the author presented some survey results about output level meeting the standard of the final-year students in the Early Childhood Education sector branch of the Hanoi University of Education in Ha Nam Province. Basically, last-year students attended principal knowledge, skills, attitudes following the criteria. However, there are still some matters, which are mostly in the skill standards they have not been appreciated. These results provide information to contribute to the development of training programs, improve the quality of graduates from Early Childhood Education sector of the university in the next courses. Keywords: Training quality, outcome standards assessment, preschool education. ĐỖ THỊ HƯỚNG Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam. Giảng viên ngành Công tác xã hội, Nghiên cứu sinh ngành Đo lường đánh giá tại Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐT: 0915.270.038, Email: DothihuongCTSV@gmail.com 245
nguon tai.lieu . vn