Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG IFRS VÀO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN # PGS.TS Võ Văn Nhị - Ths. Nguyễn Vương Thành Long Đại học Kinh tế TP.HCM Hiện nay IFRS đang được nhiều quốc gia trên thế giới. trong đó có nhiều nước láng giềng của Việt Nam áp dụng. Việc áp dụng IFRS được xem như là một điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự công nhận rộng rãi của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp (DN) đặc biệt là các công ty niêm yết. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu để từng bước vận dụng đi đến áp dụng IFRS đã được thực hiện trong nhiều đề tài khoa học, ở nhiều cấp độ nghiên cứu và đào tạo khác nhau. Vấn đề này cũng được cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán quan tâm nghiên cứu từ khá lâu. Tuy nhiên, cho đến nay, việc đưa IFRS vào áp dụng tại các DN tại Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại trên nhiều phương diện. Do vậy, việc nghiên cứu để tháo dỡ các cản ngại trong việc áp dụng IFRS, đang là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Bài viết này, tập trung trao đổi một số ý kiến liên quan đến những vấn đề cần được thực hiện, để có thể vận dụng đi đến áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam trong điều kiện hiện tại. Những cản ngại khi áp dụng IFRS vào DN Việt Nam Trong thời gian qua, rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc vận dụng IFRS cho các DN Việt Nam nói chung và các DN nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng đi đến áp dụng IFRS vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Các nhân tố được đề cập khá đa dạng, dựa trên nền tảng kế thừa kết quả các nghiên cứu trước và một số nhân tố đặc thù được phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm các nhân tố vĩ mô lẫn vi mô, trong đó có những nhân tố tạo ra rào cản và thách thức khi vận dụng IFRS vào các DN Việt Nam. Các nhân tố thường được đề cập đến bao gồm: Môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, môi trường văn hóa, áp lực hội nhập và trình độ người làm kế toán. Các nhân tố này, được nhận diện và được kiểm định mức độ ảnh hưởng đến việc vận dụng và áp dụng IFRS ở các DN Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu dù có những khác biệt nhất định trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, nhưng đều thống nhất khi nhận định về những những cản ngại, thách thức từ những nhân tố này, khi vận dụng và áp dụng IFRS vào các DN tại Việt Nam. Những rào cản và thách thức tạo ra từ những nhân tố này, được thể hiện như sau: - Môi trường chính trị: Tạo ra cản ngại cho việc áp dụng rộng rãi IFRS đối với các loại hình DN khác nhau, đặc biệt là các DN thuộc sở hữu Nhà nước. - Môi trường pháp lý: Tạo ra cản ngại trong việc ban hành và thực thi các quy định thuộc nội dung của IFRS. - Môi trường kinh doanh: Tạo ra cản ngại về tính tuân thủ của DN khi áp dụng IFRS. - Môi trường văn hóa: Tạo ra cản ngại về nhận thức cũng như tập quán thực hành kế toán theo cách cầm tay chỉ việc. 279
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam - Áp lực hội nhập: Tạo ra thách thức về lộ trình chuyển đổi hệ thống kế toán DN mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết thực hiện trong các thoả thuận của các tổ chức quốc tế. - Trình độ người làm kế toán: Tạo ra cản ngại về năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng với những thay đổi có tính chuyên nghiệp cao khi áp dụng IFRS. Những cản ngại nói trên nếu không tháo gỡ kịp thời và có những giải pháp xử lý thích ứng, thì việc áp dụng IFRS ở Việt Nam sẽ thiếu đồng bộ và chậm tiến độ so với xu thế chung trên thế giới, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh và hội nhập của DN Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, đang trong quá trình của những chuyển đổi và hội nhập sâu rộng. Giải pháp định hướng Để tháo dỡ những cản ngại nói trên, nhằm từng bước tiếp cận và áp dụng IFRS thì cần phải xác định các giải pháp định hướng. Để thực hiện theo một lộ trình phù hợp, nhằm đến năm 2030 chúng ta có thể áp dụng toàn bộ IFRS: - Cần phải có một cơ chế quản lý, điều hành một cách thống nhất tất cả các loại hình DN thuộc các hình thức sở hữu khác nhau theo tinh thần công khai, minh bạch hiệu quả kinh tế xã hội trước cộng đồng và được giám sát, công bố bởi những tổ chức chuyên môn có uy tín trong nước và quốc tế. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích các DN trong nền kinh tế mà trước hết là các công ty niêm yết lập BCTC theo IFRS, để cung cấp cho các cơ quan chức năng có quan hệ rộng rãi với công chúng và các nhà đầu tư, để tạo ra niềm tin và thói quen sử dụng thông tin kế toán cho việc ra quyết định kinh doanh, đặc biệt là trong giai đoạn trước khi áp dụng chính thức toàn bộ IFRS. - Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của các DN như: Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Thuế, Luật Kế toán,… cần phải có những sửa đổi, thay đổi đồng bộ. Để việc áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam được luật hoá một cách đồng bộ, tạo nên một hệ thống ràng buộc không chỉ với những người làm kế toán mà còn đối với tất cả những người quản lý trong quản lý và điều hành DN. - Việc quản lý hoạt động kinh doanh của DN phải được đặt trọng tâm vào vấn đề thông tin, tính trung thực và thống nhất của thông tin được công bố. Cần đưa chất lượng BCTC của DN là một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong việc xếp hạng DN, đặc biệt là các công ty niêm yết để tạo ra tính tuân thủ cao khi áp dụng IFRS. - Cần phải xây dựng chiến lược đào tạo kế toán theo hướng quốc tế hoá về kỹ năng nghề nghiệp và năng lực ứng xử, để làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện việc đào tạo chuyên ngành phù hợp với điều kiện áp dụng IFRS. Hiện nay, việc đào tạo kế toán đang được thực hiện ở rất nhiều cơ sở đào tạo và hầu như trường đại học nào cũng có đào tạo chuyên ngành kế toán ở bậc đại học. Tuy nhiên, để sinh viên tốt nghiệp Đại học đủ năng lực làm việc trong điều kiện áp dụng IFRS thì Bộ Tài chính nên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đưa ra một số quy định liên quan đến việc xây dựng chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán có sự gắn kết giữa IFRS với các quy định của kế toán Việt Nam, để người học vừa có thể làm việc trong điều kiện hiện tại vừa có thể tự nâng cao trình độ, để có thể làm việc khi áp dụng IFRS. - Phải xác định một cách hợp lý và thực hiện một cách nghiêm túc lộ trình áp dụng IFRS. Theo chúng tôi, lộ trình này nên chia làm hai bước. Bước 1: Áp dụng đầy đủ các chuẩn 280
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam mực phù hợp và vận dụng có chọn lọc những chuẩn mực mà Việt Nam chưa đủ điều kiện để thực hiện, bước 1 này có thể kéo dài đến năm 2025. Bước 2: Tiến hành điều chỉnh toàn diện hệ thống kế toán DN để tiến tới áp dụng toàn bộ IFRS, bước 2 có thể kéo từ 2025 đến 2030. Sau năm 2030, áp dụng hoàn toàn IFRS theo phiên bản mới nhất (nếu có). Một số kiến nghị để có thể áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam Để có thể áp dụng IFRS vào Việt Nam thì cần phải giải quyết một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng như sau: (1) Chuyển ngữ IFRS sang ngôn ngữ tiếng Việt một cách đúng đắn, sáng sủa để người đọc có thể nghiên cứu một cách thuận lợi; (2) Chuyển hoá nội dung IFRS để trở thành kiến thức chuyên môn, nền tảng cho người học để thực hiện kế toán cho DN; (3) Chuyển tải nội dung IFRS đến các đối tượng tạo lập thông tin và sử dụng thông tin liên quan đến hoạt động của các DN một cách nhanh chóng, rộng rãi và có thể tiếp cận một cách dễ dàng; (4) Chuyển đổi hệ thống kế toán phù hợp với quá trình vận dụng và áp dụng IFRS. - Việc chuyển ngữ IFRS và IFRS for SMEs sang ngôn ngữ tiếng Việt là việc làm không đơn giản, bởi việc chuyển ngữ này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cảm thụ của người đọc và điều đó ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết tinh thần đúng đắn của IFRS, trong nghiên cứu học thuật cũng như trong thực hành kế toán. Theo chúng tôi, Bộ Tài chính thành lập Ban Chuyển ngữ bao gồm các giảng viên có am hiểu chuyên sâu về kế toán, về IFRS, có nền tảng tiếng Anh cũng như có nhiều kinh nghiệm trong biên soạn giáo trình, tài liệu kế toán. Theo chúng tôi, việc chuyển ngữ này nên giao cho các trường đại học có uy tín thực hiện và sau đó Bộ Tài chính thực hiện việc biên tập lại trước khi phát hành. - Việc chuyển hoá tinh thần và nội dung của IFRS để chuyển thành kiến thức chuyên ngành cho người học là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc áp dụng IFRS, bởi đây chính là lực lượng chủ yếu thực hiện kế toán trong DN. Quá trình chuyển hoá này, phụ thuộc vào trình độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên ở các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học. Chỉ khi nào các giảng viên am hiểu đúng và sâu về IFRS thì mới đủ năng lực để chuyển hoá IFRS thành kiến thức cho người học. Theo chúng tôi, Bộ Tài chính cần phối hợp với các trường đại học để tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về IFRS cho toàn bộ giảng viên chuyên ngành, trước khi ban hành và quy định áp dụng IFRS cho các DN ở Việt Nam. - Việc chuyển tải nội dung IFRS đến các đối tượng có trách nhiệm tạo lập và sử dụng thông tin cần phải được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: Viết và phát hành các tài liệu về học thuật dưới dạng giáo trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo, thực hiện các bài giới thiệu từng chuẩn mực IFRS, thực hiện việc giải đáp nội dung và việc áp dụng các nội dung của IFRS trong các loại hình DN. Việc giới thiệu này, được thực hiện thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các buổi tập huấn IFRS, các buổi tổng kết tình hình nghiên cứu, giảng dạy và thực hiện IFRS. Các nội dung này, cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua mạng máy tính. - Việc chuyển đổi hệ thống thông tin kế toán DN theo IFRS là vấn đề quan trọng, để từng bước IFRS đi vào thực tiễn công tác kế toán ở các DN Việt Nam. Việc chuyển đổi này, được thực hiện dần theo lộ trình đã được nêu trên. Trước mắt, cần ban hành ngay những chuẩn mực mà Việt Nam có thể áp dụng hoàn toàn và dựa vào đó, để điều chỉnh chế độ kế toán một cách phù hợp với những quy định của những chuẩn mực này. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và ban hành những chuẩn mực có thể vận dụng được vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam và ban hành những hướng dẫn, để vận dụng một cách phù hợp. Việc chuyển đổi này, 281
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam phải thực hiện song song với việc nghiên cứu IFRS, đồng thời phải được ban hành ngay sau ban hành các chuẩn mực thuộc IFRS mà DN Việt Nam phải áp dụng và được phép vận dụng. Công việc này thuộc trách nhiệm của các nhà soạn thảo Chế độ kế toán, nhưng cần có sự tham khảo và hỗ trợ từ phía hội nghề nghiệp, cũng như của các khoa chuyên ngành thuộc các trường Đại học lớn có uy tín ở Việt Nam. Vấn đề đào tạo IFRS ở các trường đại học Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có am hiểu sâu rộng về IFRS là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đến việc áp dụng IFRS vào thực tiễn ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Hiện tại, việc đào tạo kế toán cho bậc đại học ở tất cả các trường đại học tại Việt Nam đều dựa vào các quy định về kế toán do Bộ Tài chính ban hành, để giảng dạy, ngoại trừ một số lớp có giới thiệu tổng quát kế toán quốc tế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực để phục vụ cho công tác kế toán trong thời gian qua, cũng như trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, với mục tiêu áp dụng IFRS thì nội dung chương trình giảng dạy kế toán ở các trường đại học cần phải có thay đổi, điều chỉnh dần theo hướng giảng dạy IFRS kết hợp với các tình huống cụ thể theo yêu cầu của Việt Nam. Việc làm này, một mặt sẽ giúp người học vừa tiếp cận được IFRS vừa am hiểu các quy trình kế toán ở Việt Nam, để có thể thực hiện kế toán phù hợp với môi trường thực tế sau khi ra trường và cũng như đặc điểm chuyển đổi theo IFRS, khi có các quy định bắt buộc phải áp dụng. Một vấn đề khác cũng cần được xem xét là, Việt Nam đã gia nhập AEC. Với việc gia nhập tổ chức kinh tế này, thì việc cạnh tranh nhân lực kế toán có tay nghề cao đang trở nên một vấn đề có tính quyết liệt, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Chúng ta phải đào tạo được nhân lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, đồng thời đủ năng lực để xuất khẩu lao động cho các nước trong khu vực. Để làm điều này, thì việc đào tạo đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán phải được thực hiện theo hướng quốc tế hoá về nội dung giảng dạy và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Theo chúng tôi, những trường có điều kiện về nhân lực nên mở ngay chuyên ngành Kế toán quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh cho sinh viên chính quy và chất lượng cao. Chương trình đào tạo này sẽ học chuyên sâu vào IFRS gắn kết với các tình huống cụ thể ở Việt Nam, đồng thời kết hợp với chương trình của ACCA để một khi tốt nghiệp, sinh viên vừa có bằng đại học về kế toán, vừa có chứng chỉ ACCA. Việc làm này, cần được phát triển và nhân rộng. Thì trong tương lai gần, chúng ta mới có đủ lực lượng để khai phá, gây dựng và phát triển, việc áp dụng IFRS vào các DN của Việt Nam. Kết luận: Áp dụng IFRS là yêu cầu thực tế, gắn liền với xu thế hội tụ quốc tế. Đại bộ phận các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đã và đang thực hiện vấn đề này và Việt Nam, không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, để áp dụng được IFRS vào kế toán ở các DN Việt Nam thì các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo mà chủ yếu là các trường đại học phải có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, ban hành, triển khai áp dụng IFRS cũng như đánh giá tình hình thực hiện IFRS trong giảng dạy và trong thực hành kế toán ở các DN. Một khi có sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả theo một lộ trình thích hợp giữa các cơ quan nói trên thì việc vận dụng để đi đến áp dụng IFRS sẽ đi vào lĩnh vực học thuật, cũng như ứng dụng ở Việt Nam một cách thuận lợi, nhanh chóng và chắc chắn. 282
nguon tai.lieu . vn