Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 22. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ThS. Phan Ngọc Yến Xuân, ThS. Lê Trường Giang Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhà đầu tư được tiếp cận với rất nhiều các công cụ tài chính. Hệ thống máy tính hiện đại, phần mềm đặt lệnh tối ưu, tất cả những thứ đó dường như tạo cho con người ta một cảm giác được hỗ trợ đầy đủ. Thế nhưng có một vấn đề thực tế là đa số những nhà đầu tư mới đều nếm trải những thất bại khi họ bước chân vào thị trường. “Thất bại là mẹ thành công”, nhưng nếu không được trang bị ngay từ đầu thì rất ít những con người đó có thể vực dậy được. Vậy, ngoài những phương tiện mà thế giới 4.0 ngày nay mang lại, sinh viên và những nhà giao dịch mới nên trang bị điều gì, cái mà chúng tôi muốn nhắm đến là tâm lý giao dịch. Nội dung bài viết sẽ giới thiệu tổng quát về thị trường tài chính, các yếu tố tâm lý mà các nhà đầu tư thường gặp phải trong quá trình giao dịch bao gồm: cảm xúc tham lam và hối hận; sự sợ hãi và hưng phấn, phần cuối bài viết trình bày một số lưu ý trong quản trị vốn và xây dựng các nguyên tắc ra vào thị trường. Từ khóa: Tâm lý nhà đầu tư, thị trường tài chính, phân tích giao dịch, Toán kinh tế. 1. GIỚI THIỆU Thị trường tài chính (Financial market) với một trong những chức năng quan trọng nhất của nó là tập trung các khoản tiền tiết kiệm thành nguồn vốn để tài trợ cho các chủ thể cần sử dụng trong nền kinh tế, được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Nếu căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn thì thị trường tài chính được chia thành hai loại, đó là: thị trường tiền tệ (Money market) và thị trường vốn (Capital market). Thị 225
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN trường ngoại hối (Foreign Exchange market) là một trong những bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ. Đối với thị trường vốn thì không thể không nhắc đến một bộ phận quan trọng nhất của nó là thị trường chứng khoán (Securities market), nơi mà các chứng khoán1 được phát hành và trao đổi. Tính đa dạng của thị trường tài chính đòi hỏi phải có những công cụ khảo sát phù hợp đồng thời giúp nhà đầu tư đưa ra những chiến lược hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, dù các công cụ, các phần mềm hỗ trợ có ngày càng hoàn thiện thì nhiều nhà đầu tư vẫn cứ mất tiền, các khoản lỗ sẽ không ngừng gia tăng nếu nguyên nhân chính yếu không được giải quyết. Thị trường tài chính có mức cuốn hút mãnh liệt cho những ai quan tâm đến và điều chính yếu ở đây không gì khác hơn là tâm lý giao dịch, điều rất quan trọng mà nhà đầu tư phải rèn luyện. Nhà đầu tư sẽ nếm trải nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi tham gia thị trường như: tham lam, hưng phấn, sợ hãi, hối hận, trả thù,... và nếu không biết cách quản lý những cung bậc cảm xúc đó sẽ dễ dàng trở thành “bại tướng” trong chiến trường này. Bí quyết thành công mà nhiều nhà đầu tư nổi tiếng chia sẻ đó là: dù thị trường đang lên hay đang xuống thì nhà đầu tư khôn ngoan vẫn có thể tạo ra lợi nhuận hay chí ít cũng tìm được cơ hội để đầu tư cho các tài sản sắp phục hồi sau đó (hoặc bán khống đối với các thị trường hai chiều: forex, hàng hóa, tiền điện tử, phái sinh,...), để làm được điều đó không gì khác ngoài việc phải quản lý được cảm xúc. Khi nhà đầu tư để cho cảm xúc điều khiển lý trí thì đồng nghĩa với việc họ đang phó thác tính mạng của mình cho một thuyền trưởng không có kinh nghiệm và rồi kết quả tồi tệ cũng ập đến cho sự phó thác bất lực đó. 2. MỘT SỐ LOẠI CẢM XÚC MÀ NHÀ ĐẦU TƯ SẼ NẾM TRẢI Dù bất cứ ai, dù đang làm công việc gì thì khi bước vào thị trường tài chính, nhà đầu tư không thể không nếm trải những cung bậc cảm xúc sau: 2.1. Tham lam và nuối tiếc Cảm xúc mà chúng tôi muốn nói đến đầu tiên đó là sự tham lam. Sự tham lam khiến nhà giao dịch không chốt lời, khi sự tham lam lấn át tâm trí, nhà giao dịch không còn nhận ra giá của hầu hết danh mục đầu tư mình đang nắm giữ đã đạt đỉnh và chuẩn 1 Chứng khoán là các công cụ thể hiện quyền sở hữu trong một công ty (cổ phiếu); quyền chủ nợ đối với một công ty, một chính phủ hay chính quyền địa phương (trái phiếu); và các công cụ khác phát sinh trên cơ sở những công cụ đã có (công cụ phái sinh). 226
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN bị quá trình lao dốc (trong trường hợp bán khống là chạm đáy và chuẩn bị phục hồi). Sự tham lam được thể hiện qua hành động nhà đầu tư liên tục thêm lệnh mua vào vì càng sở hữu nhiều tài sản trong tay lúc này càng mang lại cảm giác gia tăng lợi nhuận cho nhà giao dịch. Hành động đúng đắn lúc này là phải chốt lời thì họ lại thêm lệnh mua vào đến khi giá lao dốc họ lại không chịu bán ra vì còn đang nuối tiếc khoản lời vừa vụt mất (tương tự cho vị thế bán khống). Các triết gia thường nhận định rằng, để cuộc sống hạnh phúc thì biết đủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng, bản thân chúng tôi rất đồng ý với nhận định này. Trong giao dịch cũng nên biết đủ, đặc biệt là các nhà giao dịch còn non kinh nghiệm, hãy luôn “kéo” Stop Loss (SL) theo hướng giao dịch có lãi để bảo vệ khoản lợi nhuận kiếm được. Khi nhà đầu tư vừa để mất một khoản lãi thì lúc này đây một cảm xúc khác dần trở nên rõ nét, đó là tâm lý nuối tiếc, hối hận, tức giận bản thân mình sao không chốt lời ngay từ đợt tăng giá trước. Tâm lý nuối tiếc còn được thể hiện qua việc nhà giao dịch không chịu cắt lỗ kịp thời. Khi nhà đầu tư bị mất đi 5% khoản tiền vừa đầu tư thì lại nghĩ đây chắc chỉ là đợt điều chỉnh, rồi giá sẽ quay trở lại. Khi giá tiếp tục xuống, 20% số tiền tự động bốc hơi, nhưng do đặc tính tham lam không muốn mất mát đã khiến nhà đầu tư không chịu bán ra, lúc này họ lại nghĩ mình đầu tư dài hạn. Cứ thế, giá tiếp tục xuống và khi không còn niềm tin nữa, họ cắt lỗ nhưng lúc này khoản lỗ đã là quá lớn (tương tự cho vị thế bán khống). Cảm xúc tham lam và nuối tiếc luôn xuất hiện trong bất cứ nhà đầu tư nào, cho dù đó là nhà đầu tư mới hay những người đã nhiều năm kinh nghiệm giao dịch trong thị trường. Để kiểm soát cảm xúc này, Mark Minervini - một trong những nhà giao dịch huyền thoại của Phố Wall với 30 năm kinh nghiệm và là một trong những nhà đầu tư chứng khoán thành công nhất nước Mỹ - đã chia sẻ kinh nghiệm bản thân rút ra trong suốt quá trình 30 năm giao dịch của ông, đó là kỹ thuật: “sử dụng lệnh dừng lỗ theo nhóm” và “bán một nửa vị thế khi đạt lợi nhuận mục tiêu”. Lệnh dừng lỗ theo nhóm có thể giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro ở mức mong muốn nhưng vẫn duy trì được tỷ lệ vị thế hợp lý khi cổ phiếu đang di chuyển chống lại mình. Ví dụ, mức cắt lỗ mong muốn của nhà đầu tư là 5%, thay vì phải đặt mức cắt lỗ tại mức 5% so với giá mua, nếu chạm mức cắt lỗ này nhà đầu tư sẽ thoát khỏi cổ phiếu đó, thay vào đó, nhà đầu tư có thể thiết lập một lệnh dừng lỗ ở 3% cho 1/3 vị thế, 5% cho 1/3 vị thế tiếp theo và 8% cho 1/3 vị thế còn lại; như vậy, tổng lỗ vẫn ở mức 5%, nhưng nó mang lại cơ hội duy trì 2/3 vị thế khi cổ phiếu giảm chưa tới 5% và duy trì 1/3 vị 227
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN thế khi cổ phiếu giảm chưa tới 8%. Điều này giúp nhà đầu tư duy trì sự hiện diện trên thị trường bằng cách không loại bỏ cùng lúc toàn bộ vị thế đồng thời giảm cảm giác nuối tiếc khi cổ phiếu quay lại đi theo hướng có lợi cho nhà đầu tư khi họ vừa cắt lỗ. Khi cổ phiếu di chuyển theo hướng có lợi, nhà đầu tư thường dao động giữa hai trạng thái lòng tham và sự nuối tiếc bỏ lỡ cơ hội, đây là nguyên nhân khiến các nhà giao dịch thường đuổi theo các cổ phiếu đã tăng giá quá mạnh, cố gắng bám chặt từng giao dịch vì e sợ bán sớm sẽ bỏ lỡ cơ hội thu được lợi nhuận lớn. Liều thuốc để luôn cảm thấy an tâm là hãy áp dụng nguyên tắc “bán một nửa”. Giả sử, cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ tăng 20%, gấp đôi mức lãi trung bình 10% và gấp 3 lần mức rủi ro 7% nhà đầu tư đưa ra ban đầu, nhà đầu tư cảm thấy do dự để bán, tự tranh cãi với chính bản thân nên bán chốt lời hay không, trong trường hợp này “bán phân nửa” là một giải pháp, nếu cổ phiếu tăng cao hơn, nhà đầu tư sẽ cảm thấy “thật may mắn vì mình còn một nửa vị thế”, nếu cổ phiếu giảm nhà đầu tư sẽ cảm thấy “thật may mắn vì đã bán một nửa vị thế”. Xét ở khía cạnh tâm lý, nhà đầu tư đã chiến thắng dù kết quả có như thế nào đi nữa 1.2. Sợ hãi và hưng phấn Cảm xúc tiếp theo là sợ hãi, nhà giao dịch trở nên sợ đối với thị trường, cảm xúc này thường xuất hiện đối với các nhà đầu tư mới vào nghề và chưa nắm vững một chiến lược giao dịch hiệu quả nào. Sợ hãi cũng có thể phát sinh khi nhà giao dịch bị thua lỗ nhiều hạng mục trong danh sách đầu tư của họ, không gì đau đớn hơn khi mà một danh mục đầu tư toàn sắc đỏ (hoặc xanh nếu bạn đang ở vị thế Short, Sell), điều đó đồng nghĩa với việc một phần vốn của bạn đã bay hơi đi mất. Sợ hãi cũng có thể là một cảm giác tốt giúp nhà đầu tư nhanh chóng ứng phó với các diễn biến xấu đang diễn ra; tuy nhiên, theo nhận định chung thì sợ hãi vẫn mang lại cho nhà đầu tư nhiều bất lợi, đi kèm với nó là những quyết định còn chưa dứt khoát, nhà giao dịch dễ bị lung lay trước những quy tắc đã đặt ra. Trái ngược với cảm giác sợ hãi là cảm xúc hưng phấn. Hưng phấn là khi chúng ta cảm thấy phấn khích vào một điều tốt diễn ra với bản thân mình hay những người mình yêu quý, nhưng trong trường hợp này nó thực sự đang phá hoại tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Hưng phấn có thể làm cho nhà giao dịch trở nên tự tin thái quá (còn gọi là tự mãn - overconfident) sau khi liên tiếp giao dịch thành công với một khoản lời nào đó. Khi mà sự tự mãn lên đến đỉnh điểm, nhà giao dịch không còn nhìn thấy được những nguy cơ trước mắt mình, điều này hết sức nguy hiểm, đặc biệt cho 228
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN những nhà đầu tư non trẻ mới bước vào thị trường, chưa có trải nghiệm nhiều. Những quyết định trong thời gian hưng phấn quá mức thường khiến nhà đầu tư thất bại ngay sau đó, thậm chí mất hết tất cả khoản vốn đầu tư. Một kinh nghiệm được các phù thủy Phố Wall truyền lại là những thua lỗ lớn thường xuất hiện sau một chuỗi chiến thắng dài, bởi con người thường ngủ quên trong chiến thắng và “chết” (cháy tài khoản) khi không biết rằng “quân địch” đang ở quá gần. Giao dịch là một trò chơi của xác suất trong lâu dài, nếu nhà đầu tư có một tín hiệu giao dịch với xác suất cao, họ cuối cùng sẽ kiếm được tiền trong dài hạn với sự kỷ luật khắc khe. Nhưng, ngay cả khi tín hiệu mang đến chiến thắng 99% theo thời gian đi nữa, nhà đầu tư vẫn có thể bị thua ở mức xác suất 1% còn lại, không gì là chắc chắn nên việc trang bị một tâm lý sẵn sàng ứng phó và chấp nhận thực tế là điều cần thiết. 3. QUẢN TRỊ VỐN ĐẦU TƯ Quản lý vốn, đây là một chủ đề không thể chỉ nói vài ba dòng là hết được, cần phải có một nghiên cứu thật bài bản, có khi là cả một môn học mà phải vất vả lắm mới có thể thấu hiểu trọn vẹn (ví dụ như môn Quản trị rủi ro chẳng hạn). Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép chúng tôi xin được đưa ra một vài nét khái quát: Quản lý vốn là cách phân phối tiền bạc của nhà đầu tư, bao gồm việc xây dựng những danh mục đầu tư, đa dạng hóa (diversification) danh mục đó ra sao, nên đầu tư bao nhiêu tiền hoặc mức độ rủi ro là bao nhiêu, phải làm gì sau một giao dịch thành công hoặc thất bại, nên giao dịch thận trọng hay thật tích cực (lưu ý: những nhà đầu tư tuyệt vời mà chúng tôi biết thường không thích đa dạng hóa hoặc đa dạng hóa có kiểm soát). Theo các chuyên gia phân tích (cơ bản lẫn kỹ thuật) thì việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp nhà giao dịch giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa như thế nào lại là một vấn đề đáng để quan tâm. Trước hết, cần hiểu khái niệm hệ số tương quan, đây là một công cụ của Thống kê toán nhằm mục đích xác định mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các biến ngẫu nhiên với nhau. Nếu gọi X là biến ngẫu nhiên chỉ giá chứng khoán của Công ty A và Y là biến ngẫu nhiên chỉ giá chứng khoán của Công ty B, thì khi đó hệ số tương quan được xác định như sau: E { X − E ( X )  Y − E (Y ) } r= Se ( X ) Se (Y ) 229
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Ta có −1 ≤ r ≤ 1 , khi r tiến gần đến 1 hay -1 thì rõ ràng việc đa dạng hóa của bạn sẽ dần mất đi ý nghĩa của nó, nếu r ≈ 1 thì X và Y tương quan thuận với nhau và nếu r ≈ −1 thì chúng tương quan nghịch với nhau. Lý tưởng nhất cho việc đa dạng hóa mà chúng ta mong muốn là r sẽ tiến dần đến 0, điều đó có nghĩa là việc tăng hay giảm giá của X không ảnh hưởng đến Y và ngược lại. Cũng chính vì điều đó mà mức độ rủi ro của nhà đầu tư cũng được hạn chế tối đa. Khi mà một cổ phiếu lao dốc đột ngột thì những cổ phiếu khác vẫn có thể sẽ tăng hoặc giữ nguyên mức giá của nó (tương tự cho vị thế bán khống). Hệ số tương quan không phải là công cụ vạn năng, khi sức mạnh thị trường bị suy giảm thì hầu như các cổ phiếu cũng đồng thời giảm giá. Chính vì vậy mà trong một thời gian dài, nhà đầu tư chứng khoán vĩ đại nhất, Warren Buffett2 cũng không chọn đa dạng hóa các danh mục đầu tư là ưu tiên trong chiến lược kinh doanh của mình. Mãi về sau, khi mà Berkshire (một công ty đầu tư do Warren Buffett điều hành) đã trở nên quá to lớn, thì việc đa dạng hóa mới được xem xét đến. Sau khi xem xét tính tương quan của danh mục đầu tư, thì việc tiếp theo cần quan tâm là đặt lệnh dừng lỗ (lệnh Proctective Stop hay lệnh Stop Loss) để giảm thiểu các khoản thua lỗ có thể xảy ra trong trường hợp sức khỏe của toàn bộ thị trường suy yếu (hoặc thị trường quá khỏe cho vị thế bán khống). Lệnh này cho phép nhà giao dịch đặt bán hay mua chứng khoán tại một mức giá trong tương lai. Việc sử dụng lệnh dừng như thế nào nhằm mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi nhà phân tích phải kết hợp được các yếu tố kỹ thuật của đồ thị giá với việc cân nhắc quản trị tài sản. Lệnh cắt lỗ (SL), chốt lãi (TP) còn đặc biệt quan trọng khi đang giao dịch Forex, XAU, Bitcoin,... vì đó là điểm mấu chốt của một người kiếm được lợi nhuận và một người bị cháy tài khoản. Với một mức giá như thế nào thì chốt lời và một mức giá ra sao thì cắt lỗ, đó là tùy thuộc vào quyết định của nhà đầu tư, đừng để lòng tham làm lu mờ lý trí cũng như sự thận trọng quá mức làm vuột mất những cơ hội. Một câu nói được được truyền tai nhau từ các nhà đầu tư có kinh nghiệm đó là “cắt lỗ thật nhanh và để cho lãi chạy” (cut your losers quick and let your winners run). 2 Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Ông là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Buffett là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, được Tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 73 tỷ USD (vị trí và số tài sản sẽ thay đổi liên tục bởi ảnh hưởng của giá cổ phiếu mà các doanh nhân đang nắm giữ). 230
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Trong các đợt khủng hoảng kinh tế hay những biến động lớn ảnh hưởng đến thị trường tài chính, một số người đang phải chịu những khoản lỗ rất lớn do không cắt lỗ kịp thời, một số khác thì đang khó khăn cho việc xác định danh mục đầu tư tiếp theo. Còn bạn thì sao? Nên nhớ rằng tăng hay giảm không phải là vấn đề, chúng ta vẫn có thể bán khống khi giá giảm và mua vào khi thị trường bứt phá tăng mạnh. Vấn đề ở đây là một khi đã đi ngược xu hướng và đang gồng lỗ, hãy chấm dứt việc đó ngay và luôn! Xem xét cẩn thận để nhận định thị trường sắp phục hồi, xác định được giá đã chạm đáy (hay gần lân cận của đáy) để mua vào sẽ giúp số vốn của nhà đầu tư tăng lên rất nhiều sau đợt hồi phục. Phải luôn giữ sự lạc quan (nhưng đừng để rơi vào chủ quan), sự tích cực trong đầu tư, bởi chính cách suy nghĩ tích cực sẽ giúp nhà đầu tư tìm được cơ hội trong những lúc khó khăn. Bằng ngược lại, nhà đầu tư sẽ luôn cảm thấy khó khăn khi mà những cơ hội đang vây quanh (tương tự cho vị thế bán khống, hãy thận trọng và tìm cơ hội khi thị trường sắp tạo đỉnh, chờ đợi những mô hình giá với xác suất cao nhất). Một điều đáng lưu ý cho các nhà đầu tư tài chính nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng đó là không nên tùy tiện đem số vốn quý báu của mình mà thu mua những mã cổ phiếu vì chỉ đơn thuần nhận biết được tín hiệu lên giá của nó. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng, đó là tính thanh khoản của mã cổ phiếu được chọn. Thanh khoản hay còn được gọi là giá trị giao dịch hoặc lượng tiền luân chuyển (để đơn giản có thể hiểu gần đúng là khối lượng giao dịch). Nên chọn chứng khoán có thanh khoản cao, vì khi bán đi sẽ có nhiều người chấp nhận mua nó, có thể hiểu đơn giản như là việc chúng ta đến chợ bán một món hàng nào đó và phiên chợ này thì tấp nập người qua lại, dĩ nhiên là hàng hóa của chúng ta sẽ dễ bán hơn. Chứng khoán có thanh khoản thấp cũng giống như việc ngồi bán hàng ở một nơi vắng vẻ rất ít người qua lại, muốn bán cũng không biết bán cho ai. Tuy nhiên, vấn đề thanh khoản lại không thật sự đáng lo ngạy cho thị trường Forex, XAU, OIL,... khi mà giá trị giao dịch mỗi ngày của nó lên đến hàng nghìn tỷ đô la Mỹ. Cuối cùng, chúng tôi xin kết luận các trao đổi xoay quanh phương pháp quản lý vốn với một đề xuất mà có lẽ không được nhiều chuyên gia đồng tình. Đó là không gì tốt hơn cho việc giảm thiểu rủi ro bằng một chiến lược đầu tư phù hợp, việc kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản sẽ giúp cho những quyết định của nhà đầu tư trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết (tốt nhất là đối với chứng khoán). Không giống như một 231
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN số quan điểm thường hay thậm xưng (phóng đại) quá về tính mâu thuẫn của hai phương pháp phân tích này; ngược lại, chúng tôi cho rằng cần phải phát huy thế mạnh của từng phương pháp, kết hợp chúng lại với nhau để đưa ra những phương án tối ưu. Theo John Bollinger3 thì phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật không hề mâu thuẫn lẫn nhau, chúng đóng những vai trò khác nhau trong quá trình ra quyết định đầu tư. Phân tích cơ bản giúp chọn được những cổ phiếu tốt; tuy nhiên, nếu mua sai thời điểm thì nhà đầu tư vẫn có thể bị lỗ nặng. Vì vậy, phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư trong khâu còn lại đó. Quản trị vốn gắn liền với các quy tắc đặt lệnh cắt lỗ (stop loss), mà nếu bỏ qua nó thì nhà đầu tư sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát và không hiểu biết sâu sắc về các vấn đề mình đang làm, đó là thảm họa. Mark Minervini đã nêu ra một số phép tính đơn giản cho thấy tác động của thua lỗ trong các quy tắc giao dịch (xem thêm tài liệu [3]), khi đó, với mức lỗ là 5%, nhà đầu tư cần đạt lợi nhuận 5,26% để hòa vốn, với mức lỗ 10% cần lãi 11% để hòa vốn, nhưng một mức lỗ 40% yêu cầu phải lãi 67% để hòa vốn, nếu lỗ 50% thì con số này là 100% và lỗ 90% cần 900% lợi nhuận để hòa vốn. Điều này có nghĩa là nếu các khoản lỗ quá lớn, rất khó hoặc thậm chí không thể phục hồi lại mức giá hòa vốn, và các nhà đầu tư sẽ sớm kết thúc khoản đầu tư của họ. Do đó, điều quan trọng nhất khi bắt đầu tham gia vào thị trường tài chính là luôn nghĩ về quản lý rủi ro trước khi nghĩ đến lợi nhuận, nhà đầu tư nên xác định mức giá nào để thoát khỏi giao dịch tài chính trước khi thực hiện và phải tuyệt đối tuân thủ mức dừng lỗ đã xác định. Trên thực tế, mỗi khoản lỗ lớn luôn bắt đầu từ những khoản lỗ rất nhỏ, cách duy nhất để không gặp phải những khoản lỗ lớn là chấp nhận một khoản lỗ nhỏ trước khi nó tăng lên không kiểm soát được, do đó, thiết lập mức dừng lỗ hợp lý và chấp hành một cách kỷ luật tuyệt đối là yếu tố vô cùng quan trọng để quản trị rủi ro trong đầu tư. Mark ví lệnh dừng lỗ giống như cái thắng xe, giao dịch mà không sử dụng lệnh dừng lỗ giống như lái xe mà không cần thắng, người lái có thể may mắn tránh chướng ngại vật một vài lần nhưng không thể đi xa mà không gặp tai nạn. Để thiết lập được một mức dừng lỗ hợp lý, nhà đầu tư không chỉ cần xác định lợi nhuận mong muốn thu được mà còn dựa trên mức lợi nhuận trung bình trong quá khứ mà nhà đầu tư đó đạt được. Căn cứ vào tỷ lệ thắng của mỗi giao dịch mà nhà đầu tư 3 John Bollinger là một trong những nhà giao dịch đạt được cả hai tấm bằng danh giá trong giới đầu tư là Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính CFA (Chartered Financial Analyst ) và Chứng chỉ phân tích đầu tư thị trường CMT (Chartered Market Technician). 232
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN xác định tỷ lệ lãi và lỗ tối ưu tương ứng. Bảng 1 cho thấy mức tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI: Reture on investment) sau 10 giao dịch với tỷ lệ thắng là 40% và tỷ lệ lãi/lỗ là 2:1 (có nghĩa là nhà đầu tư duy trì mức tỷ lệ lợi nhuận gấp đôi tỷ lệ thua lỗ). Bảng 1: Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) sau 10 giao dịch Tỷ lệ thắng Tỷ lệ thắng Tỷ lệ thắng % Lợi nhuận % Thua lỗ Tỷ lệ lãi/lỗ 30% 40% 50% 4% 2% 2:1 -2,35% 3,63% 10% 6% 3% 2:1 -3,77% 5,16% 14,92% 8% 4% 2:1 -5,34% 6,49% 19,8% 12% 6% 2:1 -8,89% 8,55% 29,34% 14% 7% 2:1 -10,86% 9,27% 33,95% 16% 8% 2:1 -12,93% 9,79% 38,43% 20% 10% 2:1 -17,35% 10,2% 46,93% 24% 12% 2:1 -22,28% 9,8% 54,71% 30% 15% 2:1 -29,57% 7,71% 64,75% 36% 18% 2:1 -37,23% 4% 72,49% 42% 21% 2:1 -45,01% -1,16% 77,66% 48% 24% 2:1 -52,52% -7,55% 80,04% 54% 27% 2:1 -59,65% -14,88% 79,56% 60% 30% 2:1 -66,27% -22,9% 76,23% 70% 35% 2:1 -75,92% -37,01% 64,75% 80% 40% 2:1 -83,67% -51,02% 46,93% 90% 45% 2:1 -89,56% -63,93% 24,62% 100% 50% 2:1 -93,75% -75% 0% Nguồn: Mark Minervini (2018) Tỷ lệ lãi và lỗ tối ưu phụ thuộc vào tỷ lệ thắng của các giao dịch, với tỷ lệ thắng là 40%, tỷ lệ lãi và lỗ tối ưu là 20%/10%, trong trường hợp này ROI cao nhất (10,2%), trong khi nếu tỷ lệ thắng là 50% thì tỷ lệ lãi và lỗ tối ưu phải là 48%/24%. Do đó, nếu các nhà đầu tư duy trì tỷ lệ lãi và lỗ khác với tỷ lệ lãi và lỗ tối ưu mặc dù tỷ lệ này vẫn là 2:1, họ sẽ nhận được ROI thấp hơn thậm chí ROI âm. Điều này cho thấy mức độ rủi ro thiết lập của mỗi giao dịch không phải là một con số tùy ý mà phải được điều chỉnh dựa trên năng lực của nhà đầu tư và tình hình giao dịch. Các nhà đầu tư có tỷ lệ chiến thắng thấp hơn 50% không nên chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao bằng cách nới rộng mức dừng lỗ với hy vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn, kết quả là họ sẽ bị thua lỗ vì 233
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN kỳ vọng toán học của các giao dịch đó mang giá trị âm và họ sẽ nhanh chóng bị loại khỏi thị trường sau một số giao dịch. 4. XÂY DỰNG QUY TẮC VÀO, RA THỊ TRƯỜNG Khi vào ra thị trường hoặc tất toán các vị thế hiện tại, nhà đầu tư phải xác định được xu hướng, bởi xu hướng chính là người bạn, sẽ dìu dắt nhà đầu tư đến với lợi nhuận mà họ kỳ vọng. Tuy nhiên, xu hướng phải được quan sát một khoản thời gian đủ dài thì mới nhận định được chính xác, tùy vào khung thời gian quan sát mà xác định xu hướng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và dựa vào đó để phân bổ danh mục cho phù hợp. Khung thời gian càng dài thì đánh giá xu hướng càng chuẩn xác, càng an toàn cho người quan sát, chỉ có điều là độ trễ lớn và nhà đầu tư thường sẽ phải bỏ lỡ nhiều cơ hội kiếm lời. Các chiến binh ở Phố Wall thường bảo nhau “đừng nên bắt một con dao đang rơi”, điều đó có nghĩa là gì, thật ra rất đơn giản, “bắt một con dao đang rơi” rất nguy hiểm có thể khiến bạn phải bị thương cũng tương tự như việc đầu tư mua vào các mã chứng khoán đang lao dốc, rất có thể bạn phải nhận lấy những thất bại thảm hại vì nghĩ rằng mình đang mua ở đáy. Tính kỷ luật là một phần quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng phải xây dựng cho riêng mình nếu muốn có một tâm lý giao dịch vững vàng, nó là một “thần dược” cho việc quản lý rủi ro hiệu quả cũng như giúp bạn có thể vào ra thị trường một cách an toàn nhất. Khi giá đã chạm mức cắt lỗ của bạn thì hãy ngay lập tức thoát ra khỏi thị trường và chờ đợi một cơ hội tiếp theo khi giá rơi vào vùng đáy. Trường hợp thật trớ trêu khi mà bạn vừa cắt lỗ thì giá lại quay đầu tăng liên tục, không việc gì phải nuối tiếc hay tức giận cả mà hãy tự chúc mừng bản thân mình vì đã làm đúng theo quy tắc đặt ra. Thị trường vẫn còn đó, nơi mà chiến thắng cuối cùng chỉ dành cho những người làm việc với tinh thần kỷ luật cao, may mắn chỉ là nhất thời và không ai có thể may mắn cả đời. Một lưu ý cuối cùng cho việc xây dựng quy tắc vào ra thị trường đó là phải tuân theo các chỉ báo (giá và khối lượng). Điều này có thể là quy tắc sống còn cho những nhà đầu tư theo xu hướng, khi các chỉ báo cùng “đồng ý” cho việc mua vào thì nhà đầu tư nên mua và ngược lại. Một trong những công cụ khá phổ biến của phân tích kỹ thuật được các chuyên gia sử dụng để tham gia hay thoát khỏi thị trường là Fibonacci sequence4. 4 Dãy Fibonacci (Fibonacci sequence) được gọi theo tên của tác giả tạo ra nó, còn gọi là Leonardo xứ Pisa hay Leonardo Pisano. Leonardo Fibonacci (1175 - 1250), sinh ra và lớn lên ở Bắc Phi, là con trai của một thương gia ở Pisa. Từ nhỏ ông thường được đi đây đó cùng cha để học hỏi những kiến thức số học của các thương nhân mà ông có cơ hội gặp. 234
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Cuối cùng để vượt qua được tất cả những rào cản trên không gì khác hơn là trang bị cho mình một quy tắc giao dịch, kiên nhẫn và kỷ luật tuân theo nó sẽ giúp nhà đầu tư thành công trong thị trường đầy khắc nghiệt này. Chúng tôi xin chia sẻ một số quy tắc giao dịch tham khảo, hy vọng sẽ giúp được các bạn sinh viên - những nhà đầu tư trong tương lai - hạn chế những khoản thua lỗ và những cảm giác tồi tệ khi tham gia thị trường này: • Luôn đặt SL, tuyệt đối không gồng lỗ và không nới rộng SL. • Không nhồi thêm lệnh mới khi mà các lệnh trước chưa kéo SL qua mức hòa vốn. • Mỗi ngày giao dịch tối đa 10 lệnh. • Mức chịu lỗ tối đa trên ngày là 5%. 5. KẾT LUẬN Thị trường tài chính là một nơi đầu tư rất khắc nghiệt nhưng nó có thể mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho những nhà đầu tư thật sự nghiêm túc và kỷ luật. Không có con đường tắc nào dẫn đến thành không, không có chén thánh trong giao dịch tài chính, mọi khoản lãi dù nhỏ nhất đều chỉ có thể được tạo nên bằng việc tuân thủ đúng các quy tắc giao dịch, kiên nhẫn chờ các tín hiệu xác suất cao. Nhà giao dịch đủ thông minh sẽ không cố gắng kiểm soát thị trường, cái mà họ cần làm là kiểm soát chình bản thân mình, kiềm chế cảm xúc chính là cách tạo ra lợi nhuận ổn định và lâu dài cho nhà đầu tư. Thà là suy nghĩ phân tích thật lâu rồi vào lệnh và bị thị trường đẩy bay ra ngoài trong giây lát. Còn hơn vội vàng vào lệnh để rồi nếm trải cái cảm giác giày vò nuối tiếc. Tuân thủ kỷ luật, phân tích chi tiết bạn chỉ chịu lỗ đúng số % quy định, không bị tổn hại đến tài khoản cũng như tâm hồn bạn. Không có kế hoạch rõ ràng, phá vỡ các quy tắc sẽ dẫn bạn đến cảm giác gồng lỗ đau đớn, sự hụt hẫng càng gia tăng khi bạn cố nhồi lệnh bình quân giá, bạn khó chịu cáu gắt và mất kiểm soát trong thời điểm đó, bạn hối hận, bạn cầu mong một phép lạ, bạn không dám nhìn vào màn hình giao dịch, khi may mắn giá quay lại điểm ban đầu bạn mừng rỡ như ai đó cho bạn vàng bạc, bạn thoát lệnh với nỗi vui sướng dẫu rằng chẳng lãi một xu nào, và sau đó thì sao, bạn hứa với lòng sẽ không vi phạm, không để các điều đó xảy ra một lần nữa và bạn lại thất hứa! Bài viết này dành cho những bạn mới giao dịch cũng như những người đã tham gia với thị trường lâu thật lâu và lãi thì càng bỏ xa họ. Qua bài viết này, chúng tôi hy 235
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN vọng ai đó nhận ra rằng giao dịch là một cuộc chiến cân não giữa các phe, và những “con nai vàng ngơ ngác” sẽ bị đem đi “giết thịt”. Hãy chịu trách nhiệm và sớm nhận ra những lỗi lầm của mình. Chúng tôi giao dịch tốt hơn bạn không phải vì chúng tôi có năng lực thiên bẩm hay thông minh hơn bạn, mà là chúng tôi chỉ kỷ luật hơn bạn thôi. Ai cũng có thể nhanh chóng giàu lên từ thị trường tài chính này, nó có rất nhiều chỗ ngồi nhưng lại không cho phép những kẻ lười nhát và vô kỷ luật. Giao dịch đồng nghĩa với việc bạn đi đến các lựa chọn đối tượng tài chính khác nhau, bạn phải chinh phục được nó (Gold, Oil, Bitcoin, Phái sinh,...). Ban đầu nó đối với bạn như một con thú hoang vậy, nó vẫn sẽ đi đến các mục tiêu bạn đặt ra (tăng hoặc giảm đến mức chốt lãi) nhưng vấn đề là bạn đã bị nó hất tung ra khỏi cuộc chơi (chạm mức cắt lỗ hoặc “cháy” tài khoản) trước khi nó tới đích. Khi nào bạn để hết tâm trí của bạn vào đó, nâng tầm của bạn lên theo thời gian luyện tập, lợi nhuận sẽ tự khắc tìm đến bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alexander Elder (2019), Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (sách dịch). 2. George Charles Selden (2018), Tâm lý thị trường chứng khoán, NXB Lao động – Xã hội (sách dịch). 3. Mark Minervini (2018), Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (sách dịch). 236
nguon tai.lieu . vn