Xem mẫu

  1. Nguyễn Mai Anh Nguyễn Thanh Quyên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Chuyển đổi số đem lại nhiều điều kiện thuận lợi, giúp con người khám phá tri thức mới, nâng cao quy mô và chất lượng nền kinh tế. Trong sự tác động ấy, giáo dục hiện đại, đặc biệt là giáo dục đại học là một trong lĩnh vực chịu sự tác động lớn nhất của xu hướng này. Bài viết tập trung phân tích về khái niệm, đặc điểm, các nhu cầu và thách thức đặt ra với giáo dục đại học trong thời đại chuyển đổi số. Đặc biệt, bài viết cũng đề cập đến tác động của chuyển đổi số với hoạt động giáo dục và đào tạo luật. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến thực trạng chuyển đổi số ở nước ta, các giải pháp để nâng cao hiệu quả học tập trong thời đại 4.0. 1. Khái niệm “chuyển đổi số” “Chuyển đổi số” (digital transformation hay digitalization) là xu hướng chung của kỷ nguyên 4.0. Có rất nhiều cách định nghĩa về chuyển đổi số. Đầu tiên, theo Gertner, chuyển đổi số có thể được hiểu là “việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.”23. Tiếp theo, một cách định nghĩa khác của các tác giả Henriette, Feki và Boughzala tại Hội nghị về hệ thống thông tin ở khu vực Địa Trung Hải, theo đó chuyển đổi số được hiểu là “một quá trình thay đổi tăng dần hoặc không liên tục. Nó bắt đầu với việc áp dụng và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hướng tới một sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc của một tổ chức hoặc nhằm mục đích tạo ra các giá trị.”24 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.25 Có thể thấy, dù cách định nghĩa có thể không giống nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều cho rằng “chuyển đổi số” không đơn giản là việc đưa tất cả các 23 https://www.gartner.com/en/information-technology/glossary/digital-business-transformation truy cập ngày 11/3/2021. 24 Emily Henriette, Mondher Feki and Imed Boughzala, “Digital Transformation Challenges” (2016). MCIS 2016 Proceedings. 33. http://aisel.aisnet.org/mcis2016/33. 25 Khoản 1 Điều 2 Thông tư quy định Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2016. 414
  2. dữ liệu thành dạng mã hoá thông tin mà nó còn bao gồm cả quá trình ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất nhằm tạo ra các giá trị mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo sự thuận tiện nhất cho người dân. “Chuyển đổi số” không chỉ được tiến hành một cách cơ học, kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự chuyển đổi về tư duy của các chủ thể tham gia vào quá trình này. Như vậy, có thể kết luận, bản chất của chuyển đổi số chính là sự ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. 2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục Điều khác biệt giữa Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với CMCN 3.0 là CMCN 4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. CMCN làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Với sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 đến giáo dục, đòi hỏi các trường đại học cần thay đổi mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học. Vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục, quá trình chuyển đổi số cũng đang được diễn ra mạnh mẽ nhằm đáp ứng được các nhu cầu của người dạy và học trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiểu một cách cơ bản nhất, chuyển đổi số trong giáo dục là sự thay đổi phương pháp dạy và học bằng việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình này nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh sinh viên và giảng dạy của giáo viên, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của mình.Việc dạy học trực tuyến, cùng với các công cụ hỗ trợ cho giảng dạy của thời đại công nghệ số đã và đang thay đổi lớn đến tình hình dạy và học tại các trường đại học, giúp hiện đại hóa giáo dục, hội nhập với quốc tế, song lại đặt ra rất nhiều những vấn đề khiến giảng viên phải cân nhắc để thay đổi phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục đại học hiện nay. Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tập trung vào hai nội dung chính là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Chuyển đổi số trong quản lý giáo dục gồm các hoạt động như số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động giáo dục đào tạo. Đối với quá trình chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm các hoạt động số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, 415
  3. phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university).26 Các điều kiện đảm bảo quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo: Thứ nhất, sự thay đổi về nhận thức trong toàn ngành giáo dục Trong bất cứ quá trình thay đổi nào, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất. Mọi thành tựu khoa học – kỹ thuật cũng chỉ là công cụ hỗ trợ cho người dùng. Vì vậy, để chuyển đổi số giáo dục thành công, trước hết cần có sự thay đổi về tư duy của người dạy và học. Đặc biệt, giáo dục 4.0 thay đổi hoàn toàn các mục tiêu học tập, những kỹ năng mới cần phải đạt được cho người tốt nghiệp ra trường cũng phải thay đổi, tư duy sáng tạo, phối hợp hợp tác, phán quyết và định hướng dịch vụ cũng như ra quyết định trong những tình huống phức tạp là những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên 4.0 để đáp ứng yêu cầu của một thị trường lao động mới. Sự thay đổi về công nghệ, những kỹ năng mới hình thành do yêu cầu của xã hội thời hiện đại và những xu thế giáo dục mới làm cho giáo dục tương lai, giáo dục 4.0 phải có tầm nhìn mới, khác biệt căn bản với nền giáo dục hiện tại. Học mọi lúc mọi nơi, cá nhân hóa việc học tập cũng như tự do lựa chọn học tập của người học, học tập và trải nghiệm thực tế cũng như việc gắn kết việc học tập với xã hội là những ưu điểm vượt trội trong nền giáo dục 4.0. Đối với mỗi cá nhân và xã hội, các công cụ và nguồn lực giáo dục thời kỳ mới hứa hẹn các cơ hội cho các cá nhân phát triển năng lực, kỹ năng và kiến thức đầy đủ và mở ra tiềm năng sáng tạo cho con người. Sự thay đổi căn bản về thị trường lao động trong thời kỳ hiện đại đã đặt ra rất nhiều thách thức cho các trường đại học, đòi hỏi các trường phải đổi mới toàn diện từ phương thức quản trị trường, đến đổi mới chương trình và phương thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục 4.0. Như vậy, mọi cá nhân trong ngành giáo dục phải nhận thức được nhu cầu tất yếu của việc chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng nên cần có sự chuẩn bị, đầu tư về mọi mặt nhằm đạt kết quả tốt nhất. Nếu không có nhận thức kịp thời, đúng đắn về sự cần thiết và vai trò của mình trong quá trình chuyển đổi số, cả người dạy và người học rất dễ bị bỏ lại phía sau trong tiến trình này. Thứ hai, sự hoàn thiện về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý Để quá trình chuyển đổi số diễn ra đồng bộ và toàn diện, hành lang pháp lý cho hoạt động này cũng cần được củng cố và hoàn thiện. Một số khía cạnh pháp lý trong tiến trình chuyển đổi số cần được quan tâm như chất lượng của cơ sở dữ liệu cho người dạy và học (vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả); chất 26 “Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp”, https://ictvietnam.vn/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-giao-duc-va-dao-tao-thuc-trang-va-giai-phap- 20200522150010574.htm truy cập ngày 04/03/2021. 416
  4. lượng việc dạy học trên môi trường mạng (sự an toàn thông tin người dùng trong môi trường mạng); vấn đề chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học; việc bảo vệ thông tin cá nhân, kiểm soát việc lan truyền các thông tin không chính xác; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức hoạt động giảng dạy trực tuyến, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và cách thức công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến để đảm bảo việc thay đổi phương pháp truyền tải không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Thứ ba, sự đồng bộ nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin Giảng dạy trực tuyến đặt ra những thách thức nhất định cho cả người dạy và người học. Để quá trình giảng dạy diễn ra một cách hiệu quả nhất, người học có thể tiếp thu một cách trọn vẹn nhất mọi kiến thức của bài học, sự thông suốt về thông tin, cơ sở dữ liệu học tập là yêu cầu tất yếu. Một môi trường mạng ổn định, an toàn, đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự bình đẳng trong giáo dục ở các địa phương với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội tiếp cận tri thức rộng hơn cho những người học khó có khả năng đi học trực tiếp. Thứ tư, đội ngũ nhân lực chất lượng Để sử dụng hiệu quả các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và cả học sinh sinh viên cần được tập huấn kỹ càng về cách thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật cũng như về các phương pháp giảng dạy phù hợp với môi trường giáo dục chuyển đổi số. Khi có đủ kiến thức và kỹ năng về quá trình chuyển đổi số, việc dạy và học trên các nền tảng trực tuyến cùng với việc sử dụng cơ sở học liệu số hoá sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. - Đối với sinh viên: xu thế cách mạng công nghệ hiện nay đòi hỏi sinh viên phải là người chủ động, tích cực học tập và rèn luyện bản thân, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Phương pháp học tập của sinh viên cần phải thay đổi để thích ứng với thời đại số, dữ liệu và vạn vật kết nối. Đặc biệt, giáo dục 4.0 sẽ hướng sự tập trung đến việc học cá nhân hóa triệt để hơn. Với sự ra đời của hàng loạt nội dung học tập số hóa, sinh viên có thể lựa chọn nội dung học tập cho phù hợp với mục tiêu của mình. Nội dung học tập của sinh viên cũng cần thay đổi, không còn gò bó, khép kín trong đề cương môn học nặng về lí thuyết; được bổ sung, hoàn thiện và luôn luôn đổi mới, đáp ứng được sự thay đổi về tri thức khoa học trên thế giới và ở Việt Nam. - Đối với giảng viên: nhờ sự tiến bộ của hệ thống internet kết nối và dữ liệu nên nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy vô cùng đa dạng khổng lồ sẽ giúp giảng viên tiếp cận được nhiều tài liệu trong và ngoài nước, phục vụ tốt việc xây dựng bài học. Giảng viên có thể tìm hiểu sâu sắc về vấn đề giảng dạy với nhiều hướng nhận thức khác nhau, làm phong phú thêm cách nhìn nhận của bản thân với môn 417
  5. học, giúp các giảng viên tự tin hơn trong giảng dạy. Tiếp đến, giảng viên có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. 3. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục ở nước ta Kết quả đạt được: Nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội cũng như những đòi hỏi cấp thiết khi thế giới bước vào kỷ nguyên 4.0, ngày 03 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, giáo dục là lĩnh vực thứ 2 được ưu tiên chuyển đổi số (chỉ đứng sau lĩnh vực y tế): “2.Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hoá tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hoá.100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.27” Tính đến đầu năm 2021, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định. Đến tháng 1 năm 2021, bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh khoảng 53.000 trường mầm non, phổ thông, gần 24 triệu học sinh và hơn 1,4 triệu giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính nhà trường... Khối phổ thông khoảng 82% các trường sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. Hệ thống quản lý hành chính điện tử kết nối 63 sở Giáo dục và đào tạo và hơn 300 trường đại học, cao đẳng trên cả nước với bộ Giáo dục và đào tạo hoạt động thông suốt, ổn định, phát huy hiệu quả tích cực.28 Về cơ sở học liệu, ngày 18 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 677/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” nhằm triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với sự tham gia, đóng góp chia sẻ học liệu từ giáo viên trên cả nước, bộ Giáo dục và 27 Mục VIII Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 28 “Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp”, https://ictvietnam.vn/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-giao-duc-va-dao-tao-thuc-trang-va-giai-phap- 20200522150010574.htm truy cập ngày 04/03/2021. 418
  6. đào tạo hợp tác phát triển kho học liệu số dùng chung, đóng góp lên Hệ tri thức Việt số hóa29 gần 5.000 bài giảng E-learning, hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông và trên 7.500 luận án tiến sĩ.30 Tất cả đều là nguồn tài liệu chất lượng, đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức thể hiện nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng xã hội học tập. Về hành lang pháp lý của quá trình chuyển đổi số, hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục được ban hành. Một số chính sách tiêu biểu phải kể đến như các quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, quy định quản lý, vận hành sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành, mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trường phổ thông, chuẩn dữ liệu kết nối; hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin cho khối đại học, phổ thông hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo điều hành khác.31 Thách thức đặt ra: Bên cạnh những tác động tích cực thì chuyển đổi số đang thực sự tạo ra nhiều những thách thức, đòi hỏi các sinh viên và các giảng viên cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong công việc học tập và giảng dạy của mình. Cụ thể: Thứ nhất, nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy và học. Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới, hiện nay có khoảng hơn 200 công cụ hỗ trợ có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, những công cụ này không phải ai cũng hiểu, ai cũng có thể sử dụng trong thực tiễn. Hơn nữa, mỗi ngày công nghệ càng hiện đại hơn, nên nhiều giảng viên có thể không theo kịp và khó ứng dụng vào trong giảng dạy làm cho hiệu quả giảng dạy bị giảm sút. Thứ hai, số tiết dạy của giảng viên có thể sẽ bị giảm bớt, thay vào đó là sự xuất hiện của việc học tập online rút ngắn thời gian học tập và kết thúc học phần. Hiện nay có nhiều phần mềm công nghệ trợ giúp giảng viên đại học dạy học từ internet. Thay vì sinh viên phải lên lớp thì hiện nay các em hoàn toàn có thể tự học tập ở nhà từ các website của giảng viên, những clip giảng và tư liệu; 29 Trang web chính thức của Hệ tri thức Việt số hoá tại https://itrithuc.vn/about.html. 30 “Giáo dục tiên phong trong chuyển đổi số”, https://tuoitre.vn/giao-duc-tien-phong-trong-chuyen-doi-so- 20210103204857567.htm#:~:text=V%E1%BB%9Bi%20qu%E1%BA%A3n%20l%C3%BD%20gi%C3% A1o%20d%E1%BB%A5c,%C4%91%E1%BB%8Bnh%20nhanh%20ch%C3%B3ng%2C%20ch%C3% ADnh%20x%C3%A1c. truy cập ngày 04/3/2021. 31 Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. 419
  7. nhờ đó sinh viên hoàn thành việc học tập của bản thân tốt hơn. Hơn nữa, khác với những lớp học “truyền thống”, thì lớp học online có thể áp dụng cho lớp học có số lượng sinh viên lớn cùng tham gia học tập. Do đó, số tiết giảng dạy của giảng viên sẽ bị giảm, những yêu cầu đối với số tiết chuẩn của giảng viên cũng cần phải được điều chỉnh cho hợp lí. Thứ ba, sinh viên có thể gặp khó khăn trong lựa chọn và sử dụng nguồn tài liệu. Do nguồn tài liệu “mở”, đa chiều, phong phú, vừa có khả năng giúp sinh viên có thể sử dụng tốt các tài liệu nhưng cũng đem lại sự khó khăn cho sinh viên trong việc lựa chọn tài liệu khi học tập. Có nhiều nguồn tài liệu không chính thống, chưa được kiểm duyệt trên mạng internet nên sinh viên sẽ khó xác định những tài liệu khoa học, đúng đắn đã được kiểm duyệt khi sử dụng. Bởi vậy, họ cần được hướng dẫn và định hướng rõ ràng từ giảng viên. 4. Chuyển đổi số và hoạt động dạy và học luật hiện nay Hiện nay có rất nhiều các phương pháp giảng dạy có thể được áp dụng trong quá trình đào tạo luật. Tuỳ vào điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như nhân lực mà người dạy có thể linh hoạt sử dụng một hay một vài phương pháp giảng dạy để đáp ứng được nhu cầu đa dạng từ phía người học. Một vài phương pháp tiêu biểu, được sử dụng rộng rãi có thể kể đến như phương pháp thuyết giảng truyền thống, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp dạy học tình huống, phương pháp đóng vai…Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu và nhược điểm nhất định và không có một phương pháp dạy học nào thay thế hoàn toàn cho các phương pháp khác, do đó giảng viên cần biết vận dụng, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, tăng cường các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại nhằm phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Tác động của chuyển đổi số đến việc dạy và học luật Như đã trình bày ở phần đầu tiên của bài viết, những tiến bộ về công nghệ thông tin cùng với sự phát triển rộng rãi của mạng Internet đã mở ra nhiều cơ hội học tập cho mọi cá nhân hơn bao giờ hết. Các khóa học trên các nền tảng trực tuyến MOOCs như Coursera, Udemy, edX…cùng với các chương trình ứng dụng học tập, kiểm tra thích ứng (adaptive learning and assessment apps) như Acellus, IXL, Mathletics, và cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học trực tuyến chia sẻ miễn phí (Open Access databases) đã dần trở nên quen thuộc với người dùng. Quá trình chuyển đổi số dẫn đến sự thay đổi về phương thức thực hiện đào tạo luật, hay nói cách khác là thay đổi về phương pháp, cách thức, kỹ thuật giảng dạy luật. Trong môi trường số hoá, việc áp dụng thuần tuý các phương pháp giảng dạy truyền thống tỏ ra không còn phù hợp, thậm chí là kém hiệu quả. Cũng giống như các lĩnh vực khác, trong lĩnh vực dạy học luật, quá trình chuyển đổi số cũng mang 420
  8. đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới cả cho người dạy và người học cần được giải quyết. Những lợi ích và thách thức đặt ra của chuyển đổi số đối với hoạt động dạy và học luật Các lợi ích đạt được Thứ nhất, chuyển đổi số giúp người dạy dễ dàng hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu người học hơn. Cùng với các thành tựu công nghệ như IoT (Internet Of Things - Internet vạn vật) giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học…các cơ sở đào tạo ngày càng có nhiều phương pháp để tiếp cận và hỗ trợ người học một cách tối đa trong quá trình đào tạo. Nếu như cách quản lý dữ liệu người học truyền thống thông qua việc lưu trữ hồ sơ giấy gây mất thời gian khi tra cứu và khó khăn trong quá trình học và hệ thống thông tin người học thì với quá trình chuyển đổi số, hệ thống e-office tất cả những khó khăn trên sẽ được giải quyết hiệu quả. Trong thời đại 4.0, khi mà dữ liệu cá nhân người dùng cũng được xem là một dạng tài nguyên quý giá thì việc lưu trữ, hệ thống và quản lý tốt thông tin người học đóng một vai trò rất lớn trọng việc đảm bảo chất lượng của hoạt động đào tạo luật. Thông qua việc sử dụng những đánh giá của người học kết hợp với việc phân tích các dữ liệu, giáo viên có thể tiến hành điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy và lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với người học. Băng việc sử dụng hệ thống kiểm tra trực tuyến một cách linh hoạt, sinh viên có thể trả lời các câu hỏi của giảng viên bằng nhiều cách, từ đó giảng viên có thể đánh giá chính xác về kiến thức của từng sinh viên để điều chỉnh cách giảng dạy thích hợp, hướng tới mục tiêu cá thể hoá giáo dục. Thứ hai, chuyển đổi số tạo không gian và thời gian học linh động cho người dạy và học. Thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng - cá thể hóa: Thời gian gần đây, khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) bùng nổ với các tên tuổi lớn trên thế giới như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên học liệu mở giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời 421
  9. gian nào. Quá trình học diễn ra một cách linh động hơn, người học giữ vai trò chủ động hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Thứ ba, chuyển đổi số giúp giảm chi phí đào tạo luật. Với sự phát triển của Internet, các mô hình dạy học trực tuyến (e-learning) trên các nền tảng thông dụng như Zoom, Google meeting, MS Team… dần trở nên thông dụng. Việc giảng dạy trực tuyến bằng các nền tảng này giúp giảm chi phí đào tạo một cách đáng kể. Cơ sở đào tạo tiết kiệm được một số chi phí như tiền chi cho trang bị cơ sở vật chất, địa điểm, hệ thống âm thanh, chiếu sáng, chi phí chi trả cho giảng viên và chuyên gia. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ vào vận hành còn giúp quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên và học viên triệt để hơn, tăng hiệu suất và chất lượng làm việc của khối văn phòng và đào tạo. Về phía người học, chi phí cho việc học cũng sẽ được giảm xuống thông qua việc sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu trực tuyến, tiết kiệm học phí, chi phí sinh hoạt, đi lại và tài liệu học tập … Thứ tư, chuyển đổi số tạo điều kiện để người học dễ dàng tiếp cận với nguồn tài liệu đa dạng, phong phú hơn. Cùng với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới Internet rộng khắp, hiện nay người học luật có thể truy cập vào kho dữ liệu thông tin rất đa dạng và phong phú thông qua các địa chỉ website đáng tin cậy của các cơ quan Nhà nước. Với việc đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, việc tra cứu các văn bản pháp luật cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật có độ tin cậy cao như Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản32 hay Cổng thông tin điện tử về pháp điển33 là những nguồn thông tin mà người dùng có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm văn bản phục vụ cho quá trình học tập của mình. Đối với các cơ sở đào tạo, cở sở dữ liệu trực tuyến phục vụ cho quá trình dạy học cũng dần được hoàn thiện và củng cố với hàng ngàn bài giảng elearning cũng các đầu mục sách tài liệu tham khảo, bình luận án, tạp chí chuyên ngành khác.34 Khó khăn và thách thức Vì chuyển đổi số sẽ có tác động trực tiếp tới các lĩnh vực pháp luật quan trọng như pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng35; pháp 32 Truy cập tại http://vbpl.vn/pages/portal.aspx 33 Truy cập tại https://phapdien.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=7 34 Trang dữ liệu trực tuyến của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là http://elearning.ulhcmc.edu.vn/ 35 Khi hợp đồng được giao kết nhiều hơn trên môi trường số hóa, các quy tắc truyền thống liên quan tới chứng cứ về giao kết hợp đồng, địa điểm giao kết hợp đồng, thẩm quyền tài phán liên quan tới giao kết hợp đồng có thể phải được tính toán lại. Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng cần được điều chỉnh lại để xử lý những trường hợp quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người máy (robot) gây ra trong quá trình vận hành (sẽ do người sở hữu người máy chịu hay người thiết kế ra phần mềm điều khiển hoạt động của người máy phải chịu). 422
  10. luật về sở hữu trí tuệ36; pháp luật về an sinh xã hội và pháp luật lao động37; pháp luật về bảo hộ dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền riêng tư của mỗi người dân trên môi trường số/môi trường Internet cũng như trong đời thực; pháp luật ngân hàng, tài chính, tiền tệ38; pháp luật hình sự và tố tụng hình sự39; tác động trực tiếp tới lĩnh vực quản trị công40 nên theo nhóm tác giả, bên cạnh những tác động tích cực to lớn, chuyển đổi số cũng đặt ra những khó khăn và thách thức nhất định đối với hoạt động đào tạo luật. Cụ thể: Thứ nhất, chuyển đổi số đặt ra yêu cầu về sự đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như kỹ năng sử dụng của người dùng. Đối với một số cơ sở đào tạo, điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, micro kết nối internet), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ. Sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng dẫn đến nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học trực tuyến cũng như quá trình số hoá dữ liệu học tập, quản lý thông tin người dùng. Khác với hoạt động giảng dạy truyền thống, dạy và học trong môi trường số thiếu đi tính tương tác trực tiếp giữa giảng viên và người học. Chất lượng dạy và học phụ thuộc rất lớn vào thiết bị, tính ổn định của đường truyền… Nếu gặp phải các vấn đề kỹ thuật này, việc giảng dạy sẽ bị gián đoạn hoặc không thể thực hiện hiệu quả. Thứ hai, chuyển đổi số đặt ra yêu cầu đối với người dạy và học về kỹ năng và thái độ học tập. 36 Pháp luật sẽ ứng xử thế nào trong việc xác định quyền tác giả hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với những tác phẩm do robot hoặc ứng dụng trí thông minh nhân tạo tạo nên. 37 Khi người máy được ứng dụng rộng rãi, hình thành nên các nhà máy sản xuất thông minh (smart factories), lượng công nhân lao động bị thất nghiệp nhiều (nhất là các loại lao động thủ công) thì ứng xử của Nhà nước đối với vấn đề này ra sao? Việc ứng dụng người máy thay cho nhân viên đang làm việc có được xem là căn cứ hợp lý để chấm dứt hợp đồng lao động với người làm công bị thay thế không? Nếu chấm dứt thì trách nhiệm của chủ sử dụng lao động thế nào (nhất là trong việc đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp) 38 Việc phát minh ra các dạng tiền ảo được một bộ phận dân chúng sử dụng, đầu tư và đầu cơ đang đặt ra nhiều bài toán về chính sách tiền tệ và đảm bảo an ninh tiền tệ. 39 Khi số tội phạm thực hiện trên môi trường số càng lớn, thách thức đặt ra đối với pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự cũng rất lớn 40 Xu hướng xây dựng Chính phủ điện tử (e-government), Chính phủ thông minh (smart-government) là tất yếu để đảm bảo Chính phủ thích ứng với một xã hội đang ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của trí thông minh nhân tạo, tự động hóa, số hóa để có thể nhận diện chính xác hơn vấn đề cần xử lý và phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt hơn. Tương tác giữa chính quyền với người dân ngày càng trực diện hơn và tăng tính dân chủ, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ở cấp chính quyền địa phương, nhất là chính quyền các thành phố, cần nhận diện xu hướng xây dựng thành phố thông minh để có cơ chế quản trị thành phố thông minh. 423
  11. Đối với người học, không phải học viên nào cũng thành thạo cách sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin. Một số vấn đề thường xảy ra trong đào tạo trực tuyến như kém khả năng tương thích với hệ điều hành, trình duyệt hoặc điện thoại thông minh, đường truyền mạng không ổn định, nghẽn mạng dẫn đến việc người học không thể đăng nhập vào hệ thống để tham gia các khoá học trực tuyến, gây ra tâm lý chán nản đối với việc học. Ngoài ra, tính linh hoạt của giảng dạy trực tuyến cũng là một thách thức đối với người học về kỹ năng quản lý thời gian và sự tập trung trong quá trình học. Môi trường học tập ở nhà có thể bị xao nhãng do nhiều yếu tố bên ngoài như tiếng TV hay tín hiệu đường truyền kém... dẫn đến tình trạng tiếp nhận kiến thức kém hiệu quả. Việc không có sự tương tác trực tiếp với giáo viên, bạn bè cũng có thể gây ra tâm lí nhàm chán hoặc không tập trung ở người học. Hiệu quả học trực tuyến phụ thuộc rất lớn svào ý thức, ý chí học tập của người học. Về phía người dạy, vấn đề lớn nhất là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến giảng dạy chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc giảng dạy trong không gian trực tuyến hoàn toàn khác với việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, dễ khiến cho người dạy trở nên lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng. Thứ ba, cơ sở dữ liệu số hóa chuyên ngành (dữ liệu người học, dữ liệu giáo viên, học liệu, bài giảng điện tử…) đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn nhân lực (bao gồm nhân lực quản lý và nhân lực triển khai) cũng như nguồn tài chính. Việc xây dựng kho học liệu số (như tài liệu điện tử, thư viện điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử) cần phải có kế hoạch cụ thể và đồng bộ để tránh lãng phí, mất thời gian, công sức và tài chính. Bên cạnh đó, việc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh mạng và chia sẻ, cung cấp thông tin. Thứ tư, chuyển đổi số trong đào tạo đặt ra yêu cầu điều chỉnh lại chương trình học để phù hợp với cách tiếp cận mới của người học. Chương trình học truyền thống với cách thức giảng dạy trực tiếp trên lớp sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất trong mội trường số hoá. Một chương trình học trực tuyến sẽ có những điểm khác biệt về thời lượng học, cách thức kiểm tra đánh giá trực tuyến, kiểm định chất lượng học trực tuyến và công nhận kết quả học trực tuyến. Ngoài ra, quy mô lớp học và cách sắp xếp lịch dạy học cũng đặt ra những yêu cầu nhất định đối với các nhà quản lý giáo dục để đảm bảo chất lượng dạy và học không bị ảnh hưởng với cách tiếp cận mới này. 424
  12. 5. Các yếu tố ảnh hưởng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học đại học nói chung và đào tạo luật nói riêng trong quá trình chuyển đổi số Yếu tố về cơ sở vật chất và nhận thức: Thứ nhất, Sở Giáo dục và đào tạo ở từng địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi cá nhân nhằm thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục. Các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở đào tạo cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để các nhà trường triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho giảng viên kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch giảng dạy trực tuyến chi tiết, đồng thời hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện cho giảng viên khi dạy học trực tuyến. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Ngoài ra cũng cần triển khai Chính phủ điện tử, trong đó chú trọng triển khai hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục; đảm bảo kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu từ trung ương đến địa phương, nhà trường và đồng bộ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; thực hiện số hóa triệt để, sử dụng văn bản điện tử, sổ điểm điện tử thay thế văn bản, tài liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, giao dịch, họp, tập huấn được thực hiện chủ yếu trên môi trường mạng. Thứ ba, thúc đẩy phát triển học liệu số để phục vụ quá trình dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học; tiến tới hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn ngành giáo dục và liên kết với quốc tế, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời. Tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số. Triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, giảng viên với học sinh sinh viên; phát triển các khóa học trực tuyến mở; tang cường công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học cho các vùng khó khăn; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin để giảng dạy trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.41 Thứ tư, nâng cao nhận thức của giảng viên. Trước hết, giảng viên cần nhận thức rằng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học là một tất yếu trong điều kiện mới. Vai trò của người thầy “truyền thống” đang có sự thay đổi, từ người truyền thụ kiến thức, đến nay, giảng viên là người tổ chức, hướng dẫn sinh viên tiếp nhận tri thức; vì vậy, nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và các phương thức dạy học hiện đại là một yêu cầu không nhỏ đòi đối với đội ngũ GV hiện nay. 41 Mai Ngọc Tuấn, “Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay”, < https://truongnoivu-csmn.edu.vn/khoa-khoa-hoc-co-ban-chinh-tri-hoc/tam-quan-trong-cua- chuyen-doi-so-doi-voi-giao-duc-dao-tao-trong-giai-doan-hien-nay.html> truy cập ngày 05/03/2021. 425
  13. Yếu tố về con người: Với người dạy: trước những thời cơ lẫn thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học như hiện nay đòi hỏi giảng viên cần phải tích cực, chủ động đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra, với yêu cầu mới trong giáo dục thời kì hội nhập đòi hỏi GV phải thật tâm huyết và đam mê với nghề sư phạm để có một nội lực mạnh mẽ, luôn luôn sáng tạo, đổi mới trong công việc, hình thành nhiều ý tưởng và biến nó thành những hoạt động thực tiễn. Từ đó, giảng viên cần chủ động sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Trong giảng dạy, giảng viên cần từng bước áp dụng các phương pháp dạy học dạy học hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, kĩ thuật hiện đại trong dạy học. Cụ thể: (1) Thay đổi phương pháp giảng dạy từ người truyền đạt các kiến thức trở thành người giúp sinh viên thay đổi kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo; (2) Nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ; (3) Bồi dưỡng năng lực chuyên môn bằng các phương pháp hiện đại, tiên tiến; (4) Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và trình độ ngoại ngữ. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp giảng viên hội nhập với xu hướng kết nối toàn cầu, hội nhập với giáo dục đại học thế giới. Với người học: tác động rõ ràng nhất của chuyển đổi số chính là việc sử dụng nhiều hơn trí tuệ nhân tạo và sự xuất hiện của robot có thể thay thế con người về khả năng tính toán, ghi nhớ, phân tích cùng hiệu suất công việc cao. Theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao lại tăng lên. Điều này sẽ tác động trực tiếp đối tượng là sinh viên đang học tập. Do vậy, trong nền giáo dục tương lai, người học phải biết cần cái gì, cần trang bị những hiểu biết và kỹ năng gì và sau đó tìm hiểu bản chất của nó. Để đạt được điều đó, người học cần phải học mọi lúc, mọi nơi (đa dạng địa điểm và thời gian); học cách thích nghi với các công cụ hỗ trợ học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân; lựa chọn cho mình một chiến lược học tập của riêng mình với những công cụ học tập mà họ cảm thấy là cần thiết và phù hợp nhất với họ; phải học cách áp dụng các kỹ năng trong một thời gian rất ngắn để giải quyết nhiều tình huống khác nhau; Sinh viên sẽ ngày càng độc lập hơn trong việc học tập của mình, lấy tự học là chính, giáo viên như một người hướng dẫn và là một tâm điểm trong nguồn dữ liệu thông tin khổng lồ mà sinh viên sẽ phải đi qua. Kết luận: cùng với sự phát triển khoa học - kỹ thuật ở các lĩnh vực khác, hoạt động đào tạo luật cũng cần có sự chuyển mình để bắt kịp với xu hướng chung của thời đại. Việc áp dụng các thành tựu công nghệ thông minh hiện đại nhất nhằm tăng hiệu quả hoạt động giảng dạy, tạo xã hội học tập và học tập suốt đời là mục tiêu mà mọi cơ sở đào tạo giáo dục nói chung và đào tạo luật nói riêng đều hướng tới. Qua bài viết của mình, tác giả mong muốn góp thêm một vài ý kiến để có thể nâng cao chất lượng của hoạt động giảng dạy đại học, đặc biệt là giảng dạy luật trong tiến trình chuyển đổi số giáo dục. 426
nguon tai.lieu . vn