Xem mẫu

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Nguyễn Thị Triều Tiên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nguyentrieutien@gmail.com Tóm tắt: Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận về rèn luyện kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi như khái niệm kỹ năng tiền đọc, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tiền đọc, sự cần thiết và nội dung rèn luyện kỹ năng tiền đọc. Đây sẽ là cơ sở để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất những biện pháp nhằm phát triển kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi một cách hiệu quả. Từ khóa: Kỹ năng tiền đọc, trẻ 5-6 tuổi, rèn luyện kỹ năng tiền đọc. 1. MỞ ĐẦU Nhà giáo dục người Nga K.D. U-Sin-Xki đã từng nói: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở quan trọng của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi tri thức” (dẫn theo Đinh Hồng Thái, 2014). Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Chính vì vậy, việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải tiến hành ngay từ khi trẻ mới ra đời. Biết đọc làm thay đổi sâu sắc hoạt động ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Ngoài ra, biết đọc giúp trẻ chuyển dần từ ngôn ngữ đời sống sang ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ nghệ thuật. Phát triển khả năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi là nhiệm vụ quan trọng được quy định trong chương trình giáo dục mầm non. Trẻ mầm non chưa đọc chữ như người lớn, chưa có khả năng giải mã và hiểu ý của chữ viết, nên việc hướng dẫn rèn luyện kỹ năng để trẻ có khả năng giải mã chữ viết cần được coi trọng. Nếu trẻ được chuẩn bị và được rèn luyện Kỹ năng tiền đọc sẽ là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển các năng lực học tập, tăng cơ hội và mức độ sẵn sàng học đọc, học viết ở các cấp học tiếp theo. Đây là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong nhiều thập kỷ qua, việc dạy học chữ đã trở thành đề tài tranh luận, thu hút được nhiều sự chú ý, quan tâm của các nhà khoa học và xã hội. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Khoảng những năm 70-90 của thế kỷ XIX, các trường mẫu giáo của Anh, Mỹ cấm việc cho trẻ làm quen với chữ viết và các hoạt động liên quan đến đọc và viết. Nhưng tới những năm 80 của thế kỷ XX, họ nhận ra rằng việc cần thiết là xây dựng cho trẻ một chương trình chuẩn bị khả năng đọc viết phù hợp với lứa tuổi, sự hứng thú của trẻ và thực hiện mang tính tổng thể hơn là việc cho trẻ nhận biết từng chữ cái riêng biệt (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2017). Một trong những người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ khả năng tiền đọc là Marie Clay, nhà nghiên cứu giáo dục người New Zealand. Tác giả quan tâm đến các hành vi của trẻ khi chúng sử dụng sách và tài liệu, dụng cụ đọc để bắt chước các hoạt động đọc, mặc dù trẻ thực sự không thể đọc theo cách thông thường. Tiền đọc không phải là một số kỹ năng cô lập mà là một tập hợp các kỹ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó như là một phương tiện để đạt được mục tiêu đọc (dẫn theo Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2017). Theo Vưgotxki (dẫn theo Nguyễn Ánh Tuyết, 2005), khả năng tiền đọc của trẻ cũng được phát triển dựa theo những hành vi mẫu và được người lớn hỗ trợ thông qua việc khuyến khích trẻ thay đổi và chọn lọc những ý tưởng của bản thân để làm cho nó phù hợp với quan điểm thông thường. 238
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Tác giả Glenn Doman và Janet Doman (2011) đã khẳng định giai đoạn 1-5 tuổi là thời kỳ vàng để trẻ học đọc. Giai đoạn này bộ não của trẻ mở rộng và đón nhiều thông tin. Tác giả nêu lên 10 nguyên tắc cơ bản dạy trẻ học đọc và 5 bước tiến hành dạy trẻ học đọc sớm đó là: đọc các từ riêng lẻ, đọc các từ ghép, đọc cả cụm từ, đọc các câu và đọc cả quyển sách và hướng dẫn chi tiết cách dạy cho các giai đoạn tuổi. Mới đây nhất, Phùng Đức Toàn (2014), cha đẻ của nền giáo dục sớm của Trung Quốc, cho rằng không chỉ chuẩn bị khả năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi mà cho trẻ ở mọi lứa tuổi theo phương thức tự nhiên, công cụ chủ yếu là ngôn ngữ thị giác. Thậm chí, ông còn cho rằng: “tuổi sơ sinh là giai đoạn học chữ tốt nhất và hãy dạy chữ cho trẻ trước khi nó biết nói”. Trẻ nhỏ học chữ diễn ra rất tự nhiên cũng giống như tiếp thu những kích thích khác từ ngoài môi trường và dần tiến tới việc đọc. Đây là phương pháp tốt để trẻ nắm bắt được công cụ ngôn ngữ thị giác một cách vô thức. Phát triển kỹ năng tiền đọc cho trẻ cũng là lĩnh vực được xã hội và các nhà khoa học Việt Nam rất quan tâm. Trước đây, chúng ta chỉ quan tâm rèn luyện kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi thì chương trình hiện nay đã quan tâm đầy đủ hơn đến các lứa tuổi mẫu giáo. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa (2003) nêu lên việc dạy đọc và viết là nhiệm vụ của trường phổ thông. Tuy nhiên, chuẩn bị cho trẻ từ tuổi mẫu giáo để bước vào học tốt tiếng Việt ở tiểu học lại là nhiệm vụ của trường mầm non là cho trẻ làm quen với chữ cái. Tác giả Đinh Hồng Thái (2014) xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền đọc. Tác giả Phùng Đức Toàn (2014) đặt vấn đề việc chuẩn bị khả năng tiền đọc ở trường mầm non cần phải bắt đầu sớm hơn, từ nửa sau của tuổi sơ sinh và nội dung dạy học cũng phải xác định đúng hơn. Cần hiểu đúng hơn chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ không chỉ quan tâm đến những hành vi bên ngoài mà còn là các hành động trí tuệ: đọc là hành động để hiểu văn bản, viết là hành động nhằm tạo ra một thông điệp nào đó. Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (2005), mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ không chỉ nhằm giúp trẻ nhận biết được mặt chữ để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú học tập tiếng Việt, làm tiền đề cho việc học đọc, học viết ở lớp Một. Nội dung cho trẻ làm quen với chữ bao gồm việc cho trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái tiếng Việt; dạy trẻ nhận biết các chữ cái thông qua việc tri giác bằng âm thanh; dạy trẻ nhận biết các kiểu chữ (in hoa, in thường, viết thường); dạy trẻ làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua cho trẻ làm quen với vị trí của các âm trong từ; dạy trẻ làm quen với các kỹ năng ban đầu về tiền đọc: cách ngồi, cách cầm sách, cách đọc, mở sách/vở... Tác giả Phan Thị Lan Anh ([1], 2009) đã có công trình luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống, công phu, với những đóng góp mới về lý luận cũng như thực tiễn việc chuẩn bị khả năng tiền đọc viết tuổi mầm non nước ta. Có thể coi đây là công trình khoa học có đóng góp quan trọng, thiết thực vào một lĩnh vực của khoa học giáo dục mầm non nước ta đang cần cập nhật, phát triển theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Tác giả đã giải quyết những vấn đề rất cơ bản, đi từ các khái niệm công cụ, nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn vận dụng các biện pháp cụ thể sử dụng trò chơi, một phương tiện hữu hiệu để phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi. Như vậy, các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng khả năng tiền đọc là nền tảng quan trọng, cần được chuẩn bị các kỹ năng của việc đọc trước khi trẻ bắt đầu học đọc một cách chính thức. Việc chuẩn bị khả năng tiền đọc cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng nằm trong chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 239
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI 2.1. Một số khái niệm cơ bản Đọc Có nhiều quan điểm khác nhau về việc đọc. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2009), đọc là phát thành lời những điều được viết ra, theo đúng trình tự, là sự tiếp nhận nội dung của một tập hợp ký hiệu chữ viết trong tập hợp của nó, qua đó hiểu được nghĩa, biết được nội dung. Đọc có thể được phát âm hoặc không phát âm. Theo tác giả Bùi Thị Nga (2008), đọc là một hoạt động sáng tạo của con người. Đọc còn là hành động mang tính chất tâm lý, một hoạt động tinh thần của độc giả, bộc lộ rõ năng lực văn hóa của mỗi người. Đọc là quá trình chuyển hóa nội dung ý nghĩa từ văn bản sang âm thanh lời nói và âm vang trong óc (Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Theo Đinh Hồng Thái (2014), đọc được hiểu theo hai nghĩa: Đọc (văn bản) thành tiếng và đọc hiểu văn bản (có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm). Theo Lê Phương Nga và Đặng Kim Nga (2013), đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Như vậy, đọc được xem như là một hoạt động có các thành tố tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ, chuyển dạng thức chữ viết thành nghĩa có âm thanh hoặc không có âm thanh và thông hiểu những gì được đọc. Trẻ không tự đọc hiểu, đọc bằng chữ viết với những câu văn có sắc thái biểu cảm riêng mà cần có sự giúp đỡ của người lớn. Tóm lại, đọc là một hành vi thị giác nhằm giải mã những ký hiệu, nhận biết và nói âm các chữ cái và tạo từ từ các chữ cái đó, thể hiện các từ này bằng âm thanh (đọc lên). Đọc là hành vi trí tuệ nhằm hiểu, nắm bắt, rút được nghĩa trong văn bản. Người đọc sử dụng kiến thức đã có của mình để đọc văn bản. Đọc là một quá trình nhận thức để giải mã ký hiệu chữ viết nhằm hiểu được nghĩa và nắm được nội dung (Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Tiền đọc Tiền đọc, hay còn được gọi là “đọc ban đầu”, là một giai đoạn mà ở đó trẻ được tiếp xúc với việc học đọc để trở nên biết đọc thực thụ. Tiền đọc không phải là các kỹ năng bị cô lập, mà là một tập hợp các kỹ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó như một phương tiện để đạt được mục tiêu đọc (Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Hoạt động chủ đạo của trẻ trước 6 tuổi vẫn là hoạt động vui chơi; tuy nhiên, trẻ được khuyến khích cần tiếp xúc với việc học đọc dưới dạng đơn giản, làm quen với các hình thức của việc đọc; thông qua các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi, hoạt động vui chơi và hoạt động có chủ đích tại trường mầm non. Giai đoạn tiền học đọc được coi là một giai đoạn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với việc học đọc một cách chính quy của trẻ khi vào lớp một. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ được hình thành các kỹ năng tiền đọc. Kỹ năng tiền đọc Kỹ năng tiền đọc là một trong những cơ sở của hoạt động trí tuệ nói chung và hoạt động học tập nói riêng. Kỹ năng tiền đọc còn là sự phản ánh trình độ phát triển của trẻ trên các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, quan hệ xã hội (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2017; Đinh Hồng Thái, 2014). Kỹ năng tiền đọc học liên quan đến nhận thức về chữ ghi âm, âm tiết và vần điệu, kiến thức về bảng chữ cái, quan tâm và hiểu biết về cuốn sách và ấn phẩm, kỹ năng tiền văn bản, giải mã (ví dụ, chữ cái và các mối quan hệ âm thanh), và nhận biết từ. Như vậy, kỹ năng tiền đọc là một trong những cơ sở của hoạt động trí tuệ nói chung và hoạt động học tập nói riêng; kỹ năng tiền đọc còn là sự phản ánh trình độ phát triển của trẻ trên các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, quan hệ xã hội. 240
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Việc phát triển kỹ năng tiền đọc của trẻ 5-6 tuổi bao gồm một số kiến thức và kỹ năng ban đầu làm cơ sở cho việc học đọc như: Kỹ năng nghe: Nghe và phân biệt đúng các tiếng (đơn giản) thanh và âm vị; kỹ năng nói: Nói to, rõ cả câu hoàn chỉnh, mạnh dạn, tự tin; kỹ năng đọc: Đọc chữ to, rõ, các tiếng có thanh, các âm vị. Bước đầu làm quen với việc đọc bập bẹ, đọc một tiếng (đơn giản); kỹ năng tự kiểm tra đánh giá: tự thực hiện kiểm tra đánh giá của bản thân theo bài mẫu của cô, hoặc tự kiểm tra đánh giá theo lời hướng dẫn của cô (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2017; Đinh Hồng Thái, 2014). Như vậy, kỹ năng tiền đọc của trẻ 5-6 tuổi bao gồm những năng lực cần thiết như nghe, nói, kỹ năng phối hợp nhịp nhàng của tay và mắt; các kiến thức, thái độ và những yếu tố cá nhân trẻ được phát triển để chuẩn bị cho việc học đọc một cách nghiêm túc ở trường phổ thông. 2.2. Đặc điểm kỹ năng tiền đọc của trẻ 5-6 tuổi 2.2.1. Biểu hiện khả năng tiền đọc của trẻ Biểu hiện khả năng tiền đọc của trẻ như: Hứng thú nghe kể và đọc truyện, trò chơi và đóng kịch; tò mò tìm hiểu các từ và chữ; nhận ra các từ mới trong thơ, truyện, bảng biểu và trò chơi; nghe truyện để hiểu nghĩa; thích thú với các trò chơi với chữ; mong muốn được đọc; trẻ biết đọc giúp ích gì cho con người? Đọc có thể làm được điều gì?; gọi tên và viết các chữ cái; nghe các vần và âm trong từ, câu; đánh vần những từ đơn giản; nhận biết và đọc được tên mình. Phương thức hành động để “giải mã” hiểu nghĩa đúng của từ, nội dung văn bản: Thông tin hình ảnh: Sử dụng tranh, ảnh minh họa để đoán nghĩa của chữ (thông thường trong cùng một trang); thông tin và định dạng: Biết được từ do nhớ được hình dạng của từ. Thông tin ngữ cảnh: Đoán nghĩa của một từ dựa vào các từ đã biết được sử dụng cùng với từ chưa biết đó; thông tin về ngữ âm: Biết âm điệu của các từ, chữ cái; thông tin về cấu trúc: Dựa vào phần giống nhau của từ, câu để đoán ý nghĩa. 2.2.2. Các kỹ năng và hiểu biết cần thiết để trẻ tiếp nhận với việc đọc Việc trẻ nhận biết một số từ đơn giản chỉ là một mặt của kỹ năng. Các ký hiệu của “đọc” ở một đứa trẻ 5-6 tuổi bao gồm nhiều vấn đề khác sau đây: - Dấu hiệu thứ nhất: Vốn từ nói, khả năng nghe và nói; sự tò mò; sự phân biệt thính giác (khi nghe các âm để hiểu lời nói và học các âm chữ cái); sự phân biệt các chữ cái bằng thị giác. - Dấu hiệu thứ hai: Sự tập trung chú ý; thực hiện các yêu cầu của người khác; khả năng ghi nhớ (nội dung, ý nghĩa của chuyện); hiểu nghĩa các từ liên quan đến việc đọc như mở/đóng, gập lại, lên/xuống, trên/dưới…; cầm và lật giở các trang sách. 2.2.3. Đặc điểm hình thành kỹ năng tiền đọc của trẻ 5-6 tuổi Ở trẻ 5 tuổi, kỹ năng tiền đọc của trẻ phát triển nhanh do trẻ có điều kiện tiếp xúc với môi trường đọc một cách thường xuyên và được sự hướng dẫn của giáo viên cùng phụ huynh. Trẻ ở độ tuổi này có khả năng sử dụng vật liệu đọc như người lớn. Tuy nhiên, phần lớn chỉ là hành động bắt chước, sao chép, đọc vẹt dựa vào trí nhớ và các loại đồ dùng trực quan chứ chưa phải là kỹ năng thực thụ (Phan Thị Lan Anh, 2009; Đinh Hồng Thái, 2014). Theo Brian Cutting (trong Getting started in Whole language), hầu hết trẻ khi học đọc đều trải qua ba giai đoạn: giai đoạn đọc mò, giai đoạn mới tập đọc, giai đoạn đọc trôi chảy. Trong đó, giai đoạn đọc mò và giai đoạn mới tập đọc là giai đoạn được hình thành ở trường mầm non (Phan Thị Lan Anh, 2009). Trẻ sẽ hứng thú hơn khi mỗi ngày trẻ đọc một câu chuyện và hiểu được nội dung của nó. Việc đọc sẽ lôi cuốn trẻ dựa trên ham muốn của trẻ là hiểu được những gì mình đọc. 241
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tác giả Phùng Đức Toàn và Glenn Doman cho rằng trẻ học đọc, học chữ cũng tự nhiên như chúng học ngôn ngữ nói vậy. Trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi”, ông đã phân tích, so sánh, việc học ngôn ngữ thính giác và ngôn ngữ thị giác ở trẻ. Ông rút ra kết luận: ngôn ngữ thị giác có ưu thế khiến cho nó trở nên dễ học hơn ngôn ngữ âm thanh đối với trẻ. Theo ông, tuổi sơ sinh học chữ tốt nhất và cần dạy chữ trước khi trẻ biết nói. Và Glenn Doman cũng vậy, ông kêu gọi người lớn dạy cho trẻ biết đọc càng sớm càng tốt. Cả hai đều nhấn mạnh rằng, dạy trẻ biết đọc sớm không phải là lấy đi tuổi thơ của trẻ bằng cách bắt trẻ học sớm, đây không phải là giáo dục thi cử mà là “giáo dục tố chất”, “khai mở tiềm năng của bộ não trẻ” (G. Doman & G. Janet, 2011; Phùng Đức Toàn, 2014). Theo tác giả Phan Thị Lan Anh (2009), quá trình phát triển trở thành người biết đọc, biết viết diễn ra theo 3 giai đoạn: 1. Hình thành cơ sở ban đầu cho việc đọc viết; 2. Học về chữ và hiểu ngôn ngữ viết, biết đọc, biết viết; 3. Trẻ đọc và viết thành thạo. Trong ba giai đoạn trên, giai đoạn 1 là giai đoạn đặc trưng nằm trong độ tuổi mẫu giáo, đó là những kỹ năng tiền đọc của trẻ 5-6 tuổi. Giai đoạn này, trẻ tiếp thu các thông tin về các quá trình nói, đọc, viết qua các hoạt động. Trong các hoạt động này trẻ trải nghiệm và thể hiện bản thân qua các kỹ năng tiền đọc. Thông qua sử dụng ngôn ngữ nói và các cơ hội trải nghiệm kỹ năng tiền học đọc, trẻ tiếp nhận nhiều đặc điểm của ngôn ngữ theo tốc độ riêng. Khoảng 5 tuổi trẻ có tiến bộ đáng kể trong việc tiếp thu kỹ năng tiền đọc học. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ban đầu trẻ có thể sử dụng hình ảnh, ký hiệu để thể hiện những gì mình muốn viết ra và có thể đọc lại được suy nghĩ của mình thông qua những ký hiệu đó. Dần dần những ký hiệu đó được thay bằng các ký hiệu chữ cái hoặc thậm chí là từ đơn giản nào đó. Việc hình thành kỹ năng này ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần thông qua các hoạt động có ý nghĩa đối với trẻ. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiền đọc của trẻ 5-6 tuổi Tác giả L.X. Vugotxki cho rằng, khả năng đọc viết của đứa trẻ chịu sự tương tác xã hội. Ông chú trọng tới khả năng đọc, viết được nuôi dưỡng như thế nào trong giao tiếp với người lớn có nhiều kinh nghiệm và phát ngôn thành thạo hơn trong những tác động qua lại cùa xã hội trẻ em (dẫn theo tác giả Đinh Hồng Thái, 2014). Các nhà nghiên cứu Hall, Robvich và Ramich (1979) đã đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc của trẻ: thể chất, tri giác, nhận thức, xúc cảm-tình cảm, môi trường, kinh nghiệm. Thiếu một trong các yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình học đọc của trẻ (Phan Thị Lan Anh, 2009), (Trần Nguyễn Nguyên Hân, 2017). Tóm lại, sự phát triển khả năng đọc của trẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Một là: sự thay đổi tâm sinh lý theo các giai đoạn phát triển. Hai là: giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn. Ba là: môi trường nơi diễn ra hoạt động đọc của trẻ và hoạt động trải nghiệm, khám phá đọc của chính bản thân trẻ. 3. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI 3.1. Sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi D.B. Enconhin nhà tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô đánh giá rất cao vai trò của giai đoạn này trong việc chuẩn bị cho trẻ học chữ. Ông cho rằng, giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến việc học chữ ở trường phổ thông mà còn có tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ (dẫn theo Nguyễn Ánh Tuyết, 2005). Theo Trần Trọng Thủy (1997), việc lĩnh hội cách đọc sách ở những giai đoạn đầu tiên là có ý nghĩa khá quan trọng. Nếu trẻ chưa được chuẩn bị cho việc đọc phù hợp thì chúng có thể vấp 242
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 phải nhiều vấn đề. Nếu công việc này được thực hiện một cách cẩn thận thì trẻ sẽ thấy được ý nghĩa và mục đích của việc học tập và sẽ thoát khỏi những rắc rối khi trẻ cố nắm vững một hoạt động mà chúng chưa hiểu được bản chất. Đọc viết có ý nghĩa thực tế vô giá đối với cuộc sống xã hội con người. Quá trình học đọc, học viết có thể ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển trí tuệ. Quá trình này có thể làm cho những hình thức quan trọng là tự ý thức và tự điều chỉnh trí tuệ được hình thành. Hình thành kỹ năng tiền đọc cho trẻ lứa tuổi này là hình thành ở trẻ những kỹ năng cần thiết cho việc học đọc viết sau này, giúp nuôi dưỡng ở trẻ lòng mong muốn biết đọc; biến việc học chữ trở thành nhu cầu của trẻ, trẻ mong muốn khám phá thế giới chữ viết chứ không phải bắt ép trẻ phải biết đọc, biết viết ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Hình thành kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi là thông qua các hoạt động ở trường mầm non, qua tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ. Phát triển tốt kỹ năng tiền học cho trẻ sẽ là tiền đề quan trọng, nền móng, nấc thang đầu tiên khi học đọc, học viết ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, việc hình thành kỹ năng này không đúng cách sẽ có tác dụng ngược, gây hậu quả nghiêm trọng đối với việc học của trẻ sau này. Vì vậy, hiểu được tầm quan trọng và vai trò của kỹ năng tiền đọc đối với trẻ 5-6 tuổi sẽ giúp cho những người làm công tác giáo dục mầm non và phụ huynh của trẻ có khuynh hướng giáo dục tốt nhằm đạt mục đích hình thành kỹ năng tiền đọc cho trẻ, giúp trẻ có tâm thế sẵn sàng vào học ở trường phổ thông. 3.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi Theo Trần Nguyễn Nguyên Hân (2017), nội dung chủ yếu trong việc hướng dẫn đọc thời kỳ đầu cho trẻ mầm non là: STT Nội dung Định nghĩa Nhận thức từ Trẻ nhận dạng và biết tên chữ cái . Trẻ ghi nhớ những từ mà trẻ thường xuyên thấy trong môi trường xung quanh bằng phương pháp “chụp ảnh”, Tri giác từ chú ý chú ý đến những đặc trưng của từ. Khi người lớn cho đến ý nghĩa. trẻ xem những từ mà trẻ thuộc, trẻ hiểu được ý nghĩa của từ và sẽ dùng lời nói để “ đọc ( nói ) ” từ. Trẻ có thể dự đoán ý nghĩa những từ mà trẻ thường 1 Nhận biết từ xuyên được thấy, biết thực hiện quy tắc tương ứng âm (word identification) Từ thị giác thanh và chữ viết, có thể nhìn, biết ý nghĩa và đọc ngay tức thì. Khả năng đọc từ Đọc từ bằng ngữ điệu phù hợp, trôi chảy. trôi chảy Trẻ liên kết kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình Trẻ nhận thức về chủ đề nhằm hiểu được nội dung khi đọc. Hiểu nội dung hiểu Trẻ hiểu ý nghĩa của từ, biết từ có thể được sử dụng ở ý 2 Từ vựng (comprehension) nghĩa khác trong nhiều tình huống khác nhau. Kinh nghiệm về Trẻ hiểu nội dung văn bản và có kinh nghiệm đọc nhờ văn học vào việc người lớn đọc sách cho trẻ nghe. 3 Văn (literature) Kiến thức về thể Trẻ hiểu hình thức, mục đích, thể loại phong phú của loại văn học tác phẩm văn học. Hứng thú đọc chữ trong môi trường xung quanh, hứng 4 Thói quen và thái độ Hứng thú đọc thú đọc sách. Theo Phan Thị Lan Anh (2009), Đinh Hồng Thái (2014), nội dung rèn luyện kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi gồm: 243
  7. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1) Hiểu nội dung của các văn bản: “đọc” vẹt câu chuyện tranh đã được nghe (tên truyện, tên nhân vật, diễn biến nội dung cốt chuyện, “đọc” diễn cảm thể hiện được tính cách của các nhân vật, sự kiện tình huống trong câu chuyện… 2) Nhận biết một vài cấu trúc của văn bản: nhận ra được cấu tạo của cuốn sách: bìa sách; trang sách; vị trí tên tác giả; tên cuốn sách; biết được trang mở đầu và kết thúc của cuốn truyện; phân biệt được một số văn bản đơn giản (thơ; chuyện; bản nhạc; bản danh sách…); biết giữa mỗi chữ trong văn bản tương ứng với một âm khi đọc 3) Nhận ra và gọi tên các chữ cái: Phân biệt được chữ cái in hoa, in thường; nêu được cấu tạo của các nét tạo nên chữ, so sánh được đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ trong nhóm chữ cái, phân biệt được các chữ cái, từ và số; biết rằng các chữ cái cấu tạo nên từ 4) Nhận biết được ý nghĩa của các ký hiệu trong môi trường quen thuộc như: ký hiệu giao thông, ký hiệu của các khu vực trong lớp học; tên riêng hoặc ký hiệu tên riêng của mình; nhận biết chữ cái… 5) Thực hiện được một vài quy ước đọc sách: Đọc từ phần mở đầu cho đến phần kết thúc, đọc từ trái qua phải và từ trên xuống dưới, đọc thầm hoặc đọc thành tiếng, có hành vi giống người đọc (cầm sách, lật trang sách, giả vờ đọc…), giữ gìn sách khi đọc… 4. KẾT LUẬN Rèn luyện kỹ năng tiền đọc là hình thành cho trẻ những kỹ năng đọc. Kỹ năng đọc là yếu tố tạo nên hiệu quả của hoạt động học. Trẻ hình thành khả năng đọc bắt đầu từ những ý tưởng, kinh nghiệm gần gũi và có ý nghĩa. Rèn luyện ở đây không phải là huấn luyện hay dạy trẻ học đọc một cách chính quy mà điều quan trọng nhất là làm thế nào để nuôi dưỡng lòng ham muốn biết đọc, biết viết, bày tỏ sự tương tác vói môi trường đọc, viết xung quanh, khuyến khích phát triển những kiến thức, kỹ năng nhận ra biểu tượng, ký hiệu chữ cái, đọc truyện theo tranh một cách có diễn cảm, hiểu nội dung cốt truyện, hiểu được chức năng của ngôn ngữ là truyền đạt thông tin, biết các quy ước đọc viết thông thường... Sự phát triển khả năng đọc - viết của trẻ bắt đầu từ rất sớm, tnrớc khi chúng bước vào việc học đọc, học viết chính thức ờ trường tiểu học. Khả năng đọc được coi là những hành vi đọc xuất hiện trước tiên làm nền tảng cho việc phát triển thành khả năng đọc chính thức ở phổ thông. Các chuyên gia còn cho rằng: khả năng đọc - viết của trẻ phát triển nhanh, tiếp cận gần với việc đọc - viết thông thường được phát triển mạnh vào thời kỳ 5-6 tuổi. Vì vậy, phát triển khả năng đọc có vai trò quan trọng và là nội dung không thể thiếu trong giáo dục trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi “bước đệm” để trẻ chuyển từ trường mầm non sang trường tiểu học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thị Lan Anh (2009). Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng tiền đọc - viết ở trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trong trường mầm non, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội. [2] G. Doman - G. Janet (2011). Dạy trẻ biết đọc sớm, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. [3] Trần Nguyễn Nguyên Hân (2017). Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Văn hóa - Văn nghệ, Hà Nội. [4] Nguyễn Thanh Hùng (2009). Đọc hiểu trong dạy học Văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Nguyễn Xuân Khoa (2003). Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Bùi Thị Nga (2008). Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 trung học phổ thông, Thái Nguyên. [7] Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2013). Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học (Tài liệu 244
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm), NXB Giáo dục. [8] Hoàng Phê (2009). Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [9] Phùng Đức Toàn. (2014). Phương án 0 tuổi - Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. [10] Đinh Hồng Thái (2014). Giáo dục phát triển khả năng tiền đọc viết tuổi mầm non theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [11] Trần Trọng Thủy (1997). Ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ tập đọc, Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 3-1997. [12] Nguyễn Ánh Tuyết (2005). Giáo dục mầm non - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Title: SOME THEORETICAL ISSUES ABOUT PRACTISING PRE-READING SKILLS FOR 5-6 YEAR-OLD CHILDREN Nguyen Thi Trieu Tien University of Education, Da Nang University nguyentrieutien@gmail.com Abstract: The article presents some theoretical issues about practising pre-reading skills for children aged 5-6 years including the concept of pre-reading skills, characteristics and factors affecting pre- reading skills, necessity and content of practising pre-reading skills. This will be the basis for practical research and proposing measures to develop pre-reading skills for 5-6-year-old children Keywords: Pre-reading skills, 5-6-year-old children, practising pre-reading skills. 245
nguon tai.lieu . vn