Xem mẫu

  1. 256 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ThS: Nguyễn Như Quảng Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt: Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, từ việc xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Đảng ta đã từng bước có những thay đổi và đột phá trong tư duy, hành động về khu vực kinh tế tư nhân. Từ chỗ không thừa nhận, đến thừa nhận, coi nó là bộ phận cấu thành và khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân đối với xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung phân tích thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, qua đó giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nhận thức đúng đắn vấn đề và có những biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động. Từ khóa: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài nhà nước, năng suất lao động, khu vực kinh tế tư nhân. SOME FACTORS AFFECTING LABOR PRODUCTIVITY OF ENTERPRISES UNDER PRIVATE ECONOMIC REGION Abtract: After more than 30 years of national renewal, from abolishing the centralized bureaucracy and bureaucracy to building a multi-sector commodity economy, the Communist Party of Vietnam has gradually made changes and breakthroughs in thinking, acting on the private sector. From non-recognition, to acknowledging, considering it as an integral part and affirming the importance of the development of the private economy to the construction and development of a socialist-oriented market economy. On that basis, the paper focuses on analyzing the labor productivity situation of enterprises in the private sector, thereby pointing out a number of factors affecting labor productivity improvement, thereby helping the Enterprises in the private sector are aware of the problem properly and take measures to improve labor productivity. Keywords: private business; Non-state enterprises; labor productivity; private sector. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn 30 năm đổi mới đất nước, Đảng ta đã có sự thay đổi nhận thức mang tính đột phá trong việc phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta công nhận nền kinh tế nhiều thành phần; ban hành Luật đầu tư nước ngoài (1987), Luật Công ty và Doanh nghiệp tư nhân (1990); Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) chính thức công nhận kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế và
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 257 được khuyến khích phát triển; năm 1999 ban hành Luật Doanh nghiệp; năm 2017 N ghị quyết Trung ương 5 khóa VII của Đảng ban hành và xác định kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế. Khuyến khích phát triển và hình thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn…Vì vậy, trong những năm qua khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển về số lượng và đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt N am. Để tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%, thì trong hiện tại và tương lai cần phải cải thiện và tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi đó, bài viết tập trung phân tích bức tranh tổng quát nhất về thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, để chỉ ra một thực tế là năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân đang thấp hơn rất nhiều so với các khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, qua đó giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nhận thức đúng đắn về thực trạng năng suất lao động của mình và cần phải có những giải pháp để cải thiện và tăng năng suất lao động để đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Lý luận chung về khu vực kinh tế tư nhân và năng suất lao động Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng, được coi là một trong những nhân tố quan trọng thúc đNy tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân là phù hợp trong thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt N am. Khu vực kinh tế tư nhân gồm có: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, nhưng thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. N hư vậy, có thể hiểu rằng: kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. Theo cách phân chia của Tổng cục Thống kê, để thuận lợi cho mục đích thống kê trong tổng hợp đầy đủ số liệu theo thành phần kinh tế, đặc biệt trong đo lường năng suất lao động, Tổng cục Thống kê đã quy ước doanh nghiệp được chia ra các loại như sau: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  3. 258 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm các doanh nghiệp vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tư nhân của một hay nhóm người hoặc có sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống 1 . Vì vậy, doanh nghiệp ngoài nhà nước là một bộ phận cấu thành quan trọng thuộc khu vực kinh tế tư nhân. N ăng suất là thước đo mức độ hiệu quả do con người và các đơn vị sản xuất (doanh nghiệp) chuyển đổi nguồn lực sản xuất để tạo ra sản phNm là hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Để đo lường năng suất, người ta dùng các phương pháp như: năng suất đa yếu tố, năng suất vốn, năng suất lao động. N ăng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phNm hay lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phNm. N ăng suất lao động phản ánh tính chất và trình độ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức sản xuất; là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. N ăng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố: trình độ tay nghề của người lao động, sự phát triển của khoa học công nghệ và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên… 2.2. Thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Theo Thông cáo báo chí tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”: “N ăng suất lao động của Việt N am thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN . Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); năng suất lao động tăng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018, N SLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88%/năm. Có thể nói, năng suất lao động ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.”(2) N ăng suất lao động chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 theo giá hiện hành đạt 298,7 triệu đồng/lao động, gấp 3,2 lần mức năng suất lao động chung cả nước. Trong đó, năng suất lao động doanh nghiệp nhà nước đạt 678,1 triệu đồng/lao động, gấp 7,3 lần mức năng suất lao động chung cả nước nhờ đNy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua. Doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 228,4 triệu đồng/lao động, gấp 2,5 lần mức năng suất lao động chung của cả nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 330,8 triệu đồng/lao động, gấp 3,5 lần. (1). Tổng cục Thống kê (2019): Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, truy cập ngày 1/8/2019, từ (2). Tổng cục Thống kê (2019): Thông cáo báo chí tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”, truy cập ngày 20/8/2019 từ https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19315>
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 259 Trong năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp, thì năng suất lao động của doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt thấp nhất; khoảng cách về năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nước đang ngày càng nới rộng. Mặc dù, chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước, nhưng năng suất lao động của doanh nghiệp ngoài nhà nước ở mức thấp và ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động chung của cả nền kinh tế. Bảng 1: Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp(1) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 DN Nhà nước 393,9 487,0 545,5 528,4 526,7 684,7 678,1 DN ngoài nhà nước 121,4 130,6 126,4 141,6 162,7 193,3 228,4 Doanh nghiệp FDI 218,4 235,1 251,2 243,1 291,0 314,6 330,8 Đơn vị: Triệu đồng/ lao động N ăm 2011, mỗi lao động doanh nghiệp nhà nước tạo ra năng suất gần 394 triệu đồng, con số này là 678,1 triệu đồng vào năm 2017, tăng 1,72 lần. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân thấp hơn rất nhiều, năm 2011 mỗi lao động tạo ra 121,4 triệu đồng và tăng lên 228,4 triệu đồng năm 2017, tốc độ tăng 1,88 lần. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2011, mỗi lao động tạo ra 218,4 triệu đồng và tăng lên 330,8 triệu đồng vào năm 2017, tốc độ tăng 1,5 lần. Mặc dù tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân có nhỉnh hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng quy mô, giá trị do một người lao động tạo ra trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rất thấp. Cụ thể, năm 2011, năng suất lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước gấp 3,2 lần khu vực kinh tế tư nhân. N ăng suất lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp 1,8 lần khu vực kinh tế tư nhân. N ăm 2017, năng suất lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước gấp 2,96 lần khu vực kinh tế tư nhân. N ăng suất lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp 1,4 lần khu vực kinh tế tư nhân. N hư vậy, nhìn một cách tổng quát năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng trong những năm qua, nhưng so với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn khá hạn chế. Mặt khác, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước có năng suất lao động cao hơn khu vực kinh tế tư nhân, bởi vì nhờ đNy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua và dựa vào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là do có ưu thế về công nghệ, máy móc, dây chuyền sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất hiện đại. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân lại có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, (1) Báo Thanh niên (2019): Năng suất doanh nghiệp tư nhân “bét bảng”, truy cập ngày 16/8/2019 từ
  5. 260 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM chất lượng sản phNm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế… vì vậy, dẫn tới năng suất lao động thấp. 2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Thứ nhất: Trình độ tay nghề của người lao động, cơ cấu lao động và hiệu quả sử dụng lao động Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động đó là trình độ tay nghề của người lao động. N gười lao động được đào tạo, có kỹ năng, trình độ tay nghề luôn tạo ra năng suất lao động cao hơn so với lao động không qua đào tạo. Trình độ tay nghề của người lao động Việt N am hiện nay còn thấp, đang là thách thức cho nền kinh tế, là điểm nghẽn của việc tăng năng xuất lao động, trong khi đó cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn. Hiện nay, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tăng dần qua các năm nhưng đến năm 2011 tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 15,4%, năm 2018 đạt 21,9%. N hư vậy, cả nước hiện có tới 42,4 triệu lao động (chiếm 78,1% tổng số lao động) chưa được đào tạo(1). Cơ cấu nguồn nhân lực của Việt N am hiện nay chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa cân đối giữa các ngành đào tạo. N hân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật, công nghệ còn chiếm tỷ trọng thấp. Lao động có trình độ cao, công nhân lành nghề trong các ngành công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử,…cũng như nhân lực trong các ngành, các lĩnh vực tác động lớn đến tăng trưởng đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Trong khi đó, “lao động giản đơn” thu hút nhiều nhân lực nhất trên thị trường lao động Việt N am, chiếm 35,0% lao động có việc làm trên toàn quốc. Tỷ lệ người làm các công việc giản đơn còn cao, trong khi đào tạo chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động còn thấp. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đào tạo của Việt N am chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội. N goài ra, việc sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở nước ta cũng chưa hiệu quả. Tỷ lệ người lao động thất nghiệp đã qua đào tạo ngày càng lớn. Bảng 2: Thất nghiệp ở độ tuổi lao động theo cấp trình độ(2) Trình độ Quý I/2018 Quý II/2018 Đại học trở lên 142,3 126,9 Cao đẳng 88,8 70,8 Trung cấp 66,7 66,7 Sơ cấp 20,1 23,6 Đơn vị: Nghìn người (1). Tổng cục Thống kê (2019): Thông cáo báo chí tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”, truy cập ngày 20/8/2019 từ https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19315> (2). Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2018): Bản tin cập nhập về thị trường lao động Việt Nam số 18, quý 2, truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019 từ http://www.molisa.gov.vn/Images/FileAnPham/fileanpham20189181538663.pdf
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 261 N hưng vấn đề lại xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, khi bản thân các doanh nghiệp lại dựa vào lợi thế lao động giá rẻ và chi phí thấp, lao động chưa qua đào tạo trong một thời gian dài xem đó là lợi thế cạnh tranh đã khiến các doanh nghiệp không trú trọng vào việc việc nâng cao khả năng hoạch định chiến lược, trình độ quản trị, đNy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ, cải thiện tay nghề lao động và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. N hư vậy, do trình độ tay nghề của lao động còn thấp, cơ cấu lao động chưa hợp lý và sử dụng chưa hiệu quả lao động qua đào tạo, dẫn đến kết quả là năng suất của lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn thấp so với các khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với việc chiếm tới 98% số doanh nghiệp của cả nước, và thu hút 85% lao động của cả nước, khi năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thấp, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó hiện nay, năng suất lao động của Việt N am đang ở mức thấp ở khu vực Đông N am Á và trên thế giới. Thứ hai: Quy mô của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là vừa và nhỏ. Theo N ghị định số 39/2018/N Đ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã đưa ra căn cứ xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Bảng 3: Bảng phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Lĩnh vực Lao Doanh Nguồn Lao Doanh Nguồn Lao Doanh Nguồn (1) động thu vốn động thu vốn động thu vốn Nông nghiệp, lâm Không Không Không Không Không Không Không Không Không nghiệp, quá 10 quá 3 tỷ quá 3 tỷ quá 100 quá 50 quá 20 quá 200 quá 200 quá 100 thủy sản, người đồng đồng người tỷ đồng tỷ đồng người tỷ đồng tỷ đồng công nghiệp, xây dựng Thương Không Không Không Không Không Không Không Không Không mại, dịch quá 10 quá 10 quá 3 tỷ quá 50 quá 100 quá 50 quá 100 quá 300 quá 100 vụ người tỷ đồng đồng người tỷ đồng tỷ đồng người tỷ đồng tỷ đồng (1). Lao động đóng Bảo hiểm xã hội
  7. 262 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Theo Tổng cục thống kê: kết quả tổng điều tra cho thấy số doanh nghiệp có đến thời điểm 01/01/2017 là 517,9 nghìn doanh nghiệp, trong đó tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động điều tra được là 505,1 nghìn doanh nghiệp và 12,86 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký nhưng đang đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, có 10,1 nghìn doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ lệ với 1,9%; số doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ là 507,86 nghìn doanh nghiệp, chiếm 98,1%, trong đó: doanh nghiệp vừa có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp, chiếm 1,6%; doanh nghiệp nhỏ là 114,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 22,0% và doanh nghiệp siêu nhỏ là 385,3 nghìn doanh nghiệp, chiếm cao nhất với 74,4%.(1) Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của các doanh nghiệp. Với quy mô doanh nghiệp nhỏ, sẽ khó tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tiếp cận tín dụng chính thức hạn chế, thiếu lao động có kỹ năng, khó tham gia và học hỏi từ chuỗi giá trị do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt và không khai thác được hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế về quy mô, khi quy mô doanh nghiệp chưa tối ưu thì chưa đạt năng suất lao động cao nhất. Vì vậy, đây là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng năng suất lao động thấp của các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân. Bởi vì, nhìn vào thực tiễn nền kinh tế - xã hội, đa số các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân nói riêng chủ yếu là vừa và nhỏ. Thực tiễn đã chứng minh, với các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn và được quản trị tốt có năng suất lao động và hiệu quả hoạt động rất cao. Theo thống kê, 100 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt N am được niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy doanh thu và lợi nhuận trên mỗi đơn vị lao động đều tăng trong giai đoạn 2012 - 2016. Doanh thu trên mỗi đơn vị lao động từ 1,5 tỷ năm 2012 tăng lên 2,27 tỷ đồng năm 2016. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị lao động từ 92,6 triệu đồng năm 2012 tăng lên 190,4 triệu đồng vào năm 2016. Chúng ta có thể thấy rằng, xu hướng tăng trưởng ổn định về năng suất lao động của các doanh nghiệp tư nhân lớn tương phản hoàn toàn với xu hướng giảm và năng suất lao động thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. N hư vậy, có thể khẳng định rằng quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của các doanh nghiệp. Quy mô các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu nhỏ và vừa, sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc tăng năng suất lao động, vì vậy năng lực cạnh tranh trên nền kinh tế sẽ không cao và thực trạng hiện nay tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân phá sản ngày càng nhiều. Thứ ba: Mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh Ứng dụng khoa học công nghệ là động lực thúc đNy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phNm, giảm cường độ lao động; giảm chi phí và giá thành sản phNm; tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phNm; tạo ra nhiều sản phNm mới có chất lượng, mẫu mã đẹp; rút ngắn chu kỳ sản xuất, năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực (1) Tổng cục Thống kê (2018): Thông cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017, truy cập ngày 1/8/2019 từ
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 263 trạng hiện nay là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mức độ ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh còn hết sức hạn chế. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp sản xuất ở Việt N am sử dụng máy móc đã hết khấu hao; thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970 hoặc thiết bị đã được tân trang. Trong khi đó khả năng tiếp nhận đổi mới của các doanh nghiệp Việt N am nói chung và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là rất thấp. Trong 3 tháng đầu năm 2017 cả nước có 26.478 doanh nghiệp thành lập mới. Bình quân mỗi ngày có 294 doanh nghiệp ra đời nhưng cũng có tới 265 doanh nghiệp rời khỏi thị trường(1). Trong số doanh nghiệp giải thể, phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. N guyên nhân chủ yếu dẫn tới trình trạng phá sản ngừng hoạt động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là do sự yếu kém trong ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lý giải điều này là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính hạn hẹp nên gặp rất nhiều khó khăn trong đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê đối với 7540 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong năm 2014, đã đưa ra những con số đáng báo động về mức độ ứng dụng, khoa học, công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh như sau: các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh là 17% trong giai đoạn 2010 - 2014; doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là 6,23%; doanh nghiệp đầu tư cho cải tiến và nâng cấp, công nghệ máy móc, thiết bị là 5,15%; đặc biệt doanh nghiệp không có kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; đổi mới cải tiến, nâng cấp công nghệ máy móc, thiết bị chiếm tỷ lệ rất cao là 83%(2). Số lượng các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt N am còn hết sức hạn chế, tính đến năm 2016 có khoảng 300 công ty được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ ở Việt N am. Mức độ đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phNm là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và sản phNm được sản xuất ra không thỏa mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng. N ếu không đổi mới, ứng dụng khoa học, (1) Tạp chí Công thương (2018): Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay, truy cập ngày 20/8/2019 từ http://tapchicongthuong.vn/bai- viet/day-manh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-nham-phat-trien-ben-vung-doanh-nghiep-vua-va-nho-tai- viet-nam-hien-nay-53867.htm (2) Lê Duy Bình (2018): Kinh tế tư nhân Việt Nam năng suất và thịnh vượng, năm 2018, truy cập ngày 19/04/2019, từ http://www.economica.vn/Content/files/PUBL%20%26%20REP/Viet%20N am%20Private%20Sector%20V IE.pdf
  9. 264 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân sẽ rơi vào tình trạng phá sản và ngừng hoạt động bởi thiếu năng lực cạnh tranh, trong bối cảnh Việt N am đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, Báo cáo N ăng lực cạnh tranh toàn cầu (2017-2018) của Việt N am, xếp hạng thứ 55 về năng lực cạnh tranh tổng thể và hạng 79 về mức độ sẵn sàng về công nghệ; và chỉ có 0,02 bằng sáng chế trên 100.000 nghìn dân. Thứ tư: Sự phân biệt đối xử giữa khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác Theo một khảo sát của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt N am) công bố năm 2017, các doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn nằm trong nhóm các doanh nghiệp chịu thiệt thòi nhất. Trong năm 2016, có tới 38% doanh nghiệp được hỏi cho rằng “sự ưu ái của chính quyền địa phương với các doanh nghiệp nhà nước đã gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp”, hơn 42% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với nhận định rằng “chính quyền địa phương dường như ưu tiên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn là việc phát triển khu vực tư nhân trong nước”(1). Trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Việt N am những năm trước trước đây thường ưu tiên phát triển khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển như: đất đai, kim ngạch xuất khNu, tín dụng,.. Trong khi, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là dạng vừa và nhỏ, sẽ khó cạnh trạnh với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi họ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Hiện nay khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng. Trong khi đó, lãi suất các khoản vay trong ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ sinh lời các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân. Khi không được đối xử bình bẳng khi tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là về vốn, sẽ làm cho các doanh nghiệp tư nhân không thể mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động. Điều này, là nhân tố gián tiếp tác động tới năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Mặt khác, thể chế và chính sách của N hà nước còn nhiều điểm nghẽn và vướng mắc cần được giải quyết để thúc đNy phát triển kinh tế tư nhân. N hận thức được thực tế đó, tại N ghị quyết số 10, ngày 3/06/2017 TW Đảng đã ban hành nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định:“Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đảng ta đã nhận định: “N hiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm Nn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực (1). Ths. Lê Tiến Cảnh (2019): Kinh tế tư nhân sau Nghị quyết 10: Tồn tại và giải pháp, truy cập ngày 20/8/2019, từ http://trungcapluatdonghoi.edu.vn/vi/news/N ghien-cuu-trao-doi/Kinh-te-tu-nhan-sau-N ghi- quyet-10-Ton-tai-va-giai-phap-1381.html
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 265 xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn bất hợp lý, thiếu chặt chẽ. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của kinh tế tư nhân còn thấp.”(1) Trên tình thần đó, N ghị quyết 98 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện N ghị quyết 10-N Q/TƯ ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban ngành và địa phương không được đứng ngoài cuộc, xông pha cùng các doanh nghiệp tư nhân để hướng tới chấm dứt thời kỳ phân biệt đối xử thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của N ghị quyết số 10, ngày 3/06/2017 TW Đảng . Điều đó được cụ thể hóa bằng hành động khi Chính phủ cùng với Ban Kinh tế trung ương tổ chức Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019, đối thoại với các doanh nghiệp tư nhân để gỡ bỏ những rào cản, tăng tốc phát triển kinh tế tư nhân, từ đó để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng và đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, có thể thấy rằng số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp của cả nước nhưng lại có năng suất lao động thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác. Điều đó, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động chung của nền kinh tế Việt N am. Từ sự phân tích thực trạng và chỉ ra một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, qua đó các doanh nghiệp tư nhân nhìn nhận đúng đắn và đưa ra những giải pháp để cải thiện và nâng cao năng suất lao động. Trong tương lai, các doanh nghiệp tư nhân cần phải nâng cao trình độ tay nghề, quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; nâng cao trình độ tổ chức và quản lý trong sản xuất kinh doanh; tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận về vốn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh,… từ đó mới nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang có thuận lợi rất lớn, đó là sự chủ động của Chính phủ với tinh thần “lắng nghe” và “kiến tạo”, chắc chắn khu vực kinh tế tư nhân trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự phát triển đất nước. (1). Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt N am (2017): Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truy cập ngày 20//8/2019, từ http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-xii/nghi- quyet-so-10-nqtw-ngay-362017-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-ve-phat- trien-kinh-te-tu-560
  11. 266 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, N hà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà N ôi. 2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt N am (2017): Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truy cập ngày 20//8/2019, từ http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi- nghi-bch-trung-uong/khoa-xii/nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-362017-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban- chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-ve-phat-trien-kinh-te-tu-560 3. Báo Thanh niên (2019): Năng suất doanh nghiệp tư nhân “bét bảng”, truy cập ngày 16/8/2019 từ 4. Lê Duy Bình (2018): Kinh tế tư nhân Việt Nam năng suất và thịnh vượng, truy cập ngày 19/04/2019, từ http://www.economica.vn/Content/files/PUBL%20%26%20REP/Viet%20N am%20Private%20 Sector%20VIE.pdf 5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2018): Bản tin cập nhập về thị trường lao động Việt Nam số 18, quý 2, truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019 từ http://www.molisa.gov.vn/Images/FileAnPham/fileanpham20189181538663.pdf 6. Ths. Lê Tiến Cảnh (2019): Kinh tế tư nhân sau Nghị quyết 10: Tồn tại và giải pháp, truy cập ngày 20/8/2019, từ http://trungcapluatdonghoi.edu.vn/vi/news/N ghien-cuu-trao-doi/Kinh-te-tu- nhan-sau-N ghi-quyet-10-Ton-tai-va-giai-phap-1381.html 7. Tạp chí Công thương (2018): Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay, truy cập ngày 20/8/2019 từ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/day-manh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-nham-phat-trien- ben-vung-doanh-nghiep-vua-va-nho-tai-viet-nam-hien-nay-53867.htm 8. Tổng cục Thống kê (2018): Thông cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017, truy cập ngày 1/8/2019 từ 9. Tổng cục Thống kê (2019): Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, truy cập ngày 1/8/2019, từ 10. Tổng cục Thống kê (2019): Thông cáo báo chí tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”, truy cập ngày 20/8/2019 từ https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19315>
nguon tai.lieu . vn