Xem mẫu

  1. Phan Thành Huấn Nguyễn Ánh Ngọc Võ Tấn Tài Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM Tóm tắt: Trong kỷ nguyên chuyển đổi số và xu thế toàn cầu hoá đã tạo ra một động lực thúc đẩy nền giáo dục phát triển và có những biến đổi sâu sắc. Đặc biệt là tác động mạnh mẽ đến hoạt động dạy và học trong lĩnh vực giáo dục. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày những tác động của kỷ nguyên số đến hoạt động dạy và học. Đồng thời, chúng tôi giới thiệu một số mô hình học tập hiện đại trong kỷ nguyên số, giúp người dạy và cơ sở đào tạo lựa chọn mô hình học tập phù hợp cho người học. Từ khóa: kỷ nguyên chuyển đổi số, mô hình học tập, toàn cầu hóa. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, đa phần cuộc sống hiện đại của con người không thể tách rời với công nghệ ở tất cả các khía cạnh. Trong đó, nền giáo dục cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu chúng ta so sánh việc dạy và học của thế kỷ này với thế kỷ trước, sự khác biệt là rất rõ ràng. Có thể thấy những sự thay đổi này đã ngày càng ảnh hưởng và tác động đến những phương pháp giảng dạy truyền thống. Bản thân mỗi người dạy cũng như người học phải không ngừng học hỏi và vận dụng cái mới trong công việc của bản thân để có thể theo kịp tốc độ phát triển của xã hội và không bị lạc hậu. Tuy nhiên, cần xác định các phương pháp dạy học truyền thống vẫn luôn là những phương pháp quan trọng. Đổi mới không phải là loại bỏ mà cần phải tạo ra sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại sao cho vừa hạn chế được những nhược điểm vừa nâng cao được hiệu quả của mỗi phương pháp dạy học. Do đó, thay đổi cách dạy trong một nền giáo dục mới, trong thế giới công nghệ là một nhiệm vụ đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay. - Những năm 90 thế kỷ trước, Internet đã làm thay đổi mọi thứ trong lĩnh vực giáo dục. - Chính công cụ đầy hấp dẫn này đã làm thay đổi toàn bộ các quan niệm truyền thống về học đường, về dạy và về học. 508
  2. 2. Đặc điểm của kỷ nguyên công nghệ 2.1. Lớp học học kiểu truyền thống Trong hầu hết các giai đoạn, người dạy cho người học các bài kiểm tra ở mức độ chuẩn cao, phản ánh người học học các kỹ năng và mục tiêu đề ra tới mức độ nào. Việc thông thạo nội dung quy định theo sách giáo khoa/ giáo trình là thước đo khác về việc học tập của người học. Người dạy xem giảng dạy là hành động có mục đích, giảng dạy là người học học chứ không phải người dạy nói. Giai đoạn cuối cùng được thực hiện dựa trên khả năng, phẩm chất chuyên môn và kinh nghiệm của cá nhân người dạy sẽ khiến họ phải đi tìm những kỹ năng và tài liệu mới để giảng dạy hiệu quả hơn và bắt đầu một chu trình mới. Theo mô hình dạy học truyền thống, người dạy đứng lớp phải thiết kế hoạt động học tập cho kết quả cụ thể. Lớp học xem như một “hệ thống”, nên có quan niệm cho rằng càng cải tiến “hệ thống” thì điểm số sẽ càng cao. Tuy nhiên, quan niệm này giống như đào tạo (training) chứ không phải giáo dục (education). Quá trình hoạch định chương trình học truyền thống không có nhiều thay đổi: sử dụng tài liệu chuẩn và đã được định trước, tiêu chí đánh giá không phong phú,…. 2.2. Lớp học theo kiểu công nghệ Trong thời đại công nghệ mới, các quy tắc đều thay đổi: chương trình học, cách chuyển tải, mối quan hệ giữa người dạy và người học cũng thay đổi. Người học có nhiều cách tiếp cận không hạn chế với nguồn thông tin toàn cầu, không giới hạn về thời gian hay không gian, không phụ thuộc vào người dạy, không theo trình tự cố định. Thông tin mà người học tiếp cận không phải là chương trình học theo như định nghĩa truyền thống, vì không có phạm vi và trình tự. Người học là trọng tâm vì họ “kiểm soát” các phương tiện học tập và tự do lựa chọn bất cứ “chương trình học” nào theo mong muốn cá nhân. Học tập không chỉ một chiều và không theo trình tự. Nguồn thông tin trên Internet là nguồn thông tin cao cấp và là công cụ học tập siêu việt. Điều này đã làm phá vỡ tính độc quyền của nhà trường và thay đổi định nghĩa về chương trình học. Vai trò của người dạy và người học không còn là mối quan hệ lệ thuộc - người dạy sẽ có vai trò khác, thể hiện ở 8 cách sử dụng Internet như sau: - Người dạy, người học & phụ huynh sẽ giao tiếp bằng email - Website bổ trợ và làm phong phú thêm việc học ở trường lẫn ở nhà 509
  3. - Người dạy có thể cá nhân hóa việc học tập cho người học bằng cách thay đổi thiết kế chương trình cho phù hợp - Internet mang đến nhiều thông tin thú vị và vui nhộn - Người dạy có thể dạy học tích hợp, liên kết ngành cho người học ứng dụng kiến thức các môn khác nhau, kết nối thành các vấn đề, đề tài, lĩnh vực thú vị. - Người học có trải nghiệm thực tế ảo đến nhiều nơi trên thế giới - Internet có thể giúp người học phát triển kỹ năng và luyện tập trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, các kỹ năng phê bình và sáng tạo cũng được phát triển. - Internet là công cụ học tập cao cấp và hỗ trợ nghiên cứu độc lập. 10 THAY ĐỔI NHỜ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TRUYỀN THỐNG KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ - Giảng dạy: người dạy là trung tâm - Giảng dạy: người học là trung tâm - Kích thích chỉ duy nhất một giác quan - Kích thích nhiều giác quan - Sự phát triển một chiều - Sự phát triển đa chiều - Một phương tiện - Đa phương tiện - Công việc đơn độc - Công việc phối hợp - Chuyển tải thông tin - Trao đổi thông tin - Học tập thụ động - Học tập tham gia giao tiếp lẫn nhau - Học tập khám phá, điều tra - Học tập các sự kiện, biết chữ biết viết - Người học xây dựng vấn đề - Người học trả lời câu hỏi - Bối cảnh như thật, thế giới có thật - Bối cảnh cô lập và nhân tạo 3. Sự tác động của kỷ nguyên chuyển đổi số đến việc dạy và học 3.1. Các ưu điểm của kỷ nguyên chuyển đổi số trong việc dạy và học + Đối với người dạy - Giảm gánh nặng lưu trữ thông tin và ghi chép; - Phản hồi về quá trình học tập của người học nhiều hơn và chi tiết hơn; - Người dạy giao tiếp tốt hơn với phụ huynh, với đồng nghiệp và cán bộ tư vấn trong trường; - Việc người học vắng mặt không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập. + Đối với người học - Thu được nhiều điều từ các công nghệ mới; - Nắm rõ những sự kiện đang xảy ra ở trường và trong lớp học; 510
  4. - Có nhiều thời gian tiếp cận các bài kiểm tra và các nguồn tài liệu; - Có nhiều cơ hội nói chuyện cá nhân với người dạy hơn; - Nhận được phản hồi ngay về các phần bài tập của mình; - Tự chọn chỗ học riêng, tự kiểm soát cách học. + Đối với phụ huynh - Có thông tin kịp thời: tiến bộ trong học tập và hoạt động xã hội của người học; - Bài tập về nhà được gửi kèm cho phụ huynh; - Người học ốm bệnh nghỉ học có thể truy cập bài tập thuận tiện ở những nơi có kết nối Internet; - Có cơ hội được đào tạo và giáo dục thường xuyên dưới nhiều hình thức. 3.2. Một số bất cập của kỷ nguyên chuyển đổi số trong việc dạy và học + Đối với người dạy - Cần nhiều thời gian nghiên cứu mở rộng thêm các lĩnh vực khác cho chuyên môn giảng dạy; - Cần hiểu rõ và làm chủ thông tin giúp định hướng và giải đáp thắc mắc cho người học; - Phụ thuộc công nghệ và điện, máy tính; - Thay đổi tư duy và nhận định về vị thế giữa người dạy và người học. + Đối với người học - Mất nhiều thời gian để đọc thông tin trong trang web mà đôi khi thông tin ấy lại không gây hứng thú với họ; - Bị quá tải thông tin và thiếu kỹ năng đọc chọn lọc có phê phán; - Sự trao đổi thông tin qua Internet có khả năng gây sai sót/ thất lạc thông tin; - Các website được đưa vào giảng dạy có khả năng bị xóa khỏi Internet, hoặc thông tin trong các trang dễ trở nên lỗi thời, thông tin quá rộng hoặc quá chi tiết, một số thông tin bị sai lệch, không chính xác, thiếu khoa học. - Mỗi lần “cá mập cắn cáp” thì việc tìm tài liệu, học tập qua Internet là một cực hình khi tải trang quá chậm hoặc không thể tải về tài liệu học tập. + Đối với phụ huynh - Dành nhiều thời gian để quan sát thông tin người học; - Kiến thức, kỹ năng của phụ huynh thấp hơn nhu cầu học của con. 3.3. Một vài giả định để định hướng việc dạy và học - Cả người học lẫn người dạy sẽ là người học; - Định dạng tri thức để giúp người học nhận ra ý nghĩa của tri thức; - Vai trò chủ yếu của người dạy là hướng dẫn, cố vấn và phụ đạo; - Việc học tập đòi hỏi phải sử dụng một tổ hợp các kỹ năng học tập; 511
  5. - Môi trường học tập sẽ phải thay đổi hoàn toàn nhằm thúc đẩy quá trình cá nhân hóa kinh nghiệm học tập; - Hầu hết các kinh nghiệm học tập là ở hiện tại hoặc tương lai chứ không hướng về quá khứ; - Không tiêu chuẩn hóa công tác đánh giá người học. 3.4. Sự thay đổi trong nhà trường Để chuyển đổi từ hình thức dạy học như thế kỷ 19-20 sang hình thức mới của thế kỷ 21, nhà trường phải đầu tư rất lớn vào trang thiết bị và công tác đào tạo. Tuy nhiên, sau khoản đầu tư ban đầu khổng lồ này, nhà trường có thể cắt giảm lớn về chi phí cơ sở vật chất, lương người dạy, tiền mua sách giáo khoa,… nếu sử dụng công nghệ một cách sáng tạo. Công nghệ sẽ giúp nhà trường tìm ra cơ sở tài chính để phát triển trường học thêm vững mạnh. 3.5. Tác động của thời đại kỷ nguyên mới đến việc dạy và học + Đối với người dạy - Chọn người học làm trung tâm; - Không sử dụng tư duy vĩnh cửu trong kiến thức mà phải là sự phù hợp trong quan điểm chứ không khẳng định sai hoặc đúng; - Chọn cách khuyến khích khả năng học tập chủ động trong người học; - Kết hợp đa phương tiện trong việc giảng dạy; - Tạo các tình huống dạy học để kích thích nhiều giác quan; - Tạo môi trường trao đổi thông tin và có sự tương tác với người học. + Đối với người học - Có khả năng tự học rất cao; - Chủ động trong nội dung và phương pháp học; - Đặt nhiều câu hỏi và cần nhiều thời gian được người dạy giải đáp; - Là người giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của người dạy; - Học tập theo hướng khám phá, điều tra, giao tiếp lẫn nhau. + Tương quan giữa việc dạy và học trong kỷ nguyên mới - Người dạy thiết kế nội dung bài học dựa trên sự tiếp nối các kiến thức và kinh nghiệm mà người học có được; - Vai trò người dạy là phát triển năng lực của mỗi cá nhân người học chứ không còn vai trò cung cấp thông tin; - Người học tiếp nhận được nhiều thông tin và có phản hồi ngược lại cho người dạy, tạo môi trường tác động kép giữa việc dạy và học. - Môi trường học tập đa dạng, liên kết đa ngành tảo điều kiện cho người học liên kết lại với nhau thành các chủ đề thú vị nhờ mạng Internet. 512
  6. 4. Một số mô hình học tập hiện đại trong kỷ nguyên chuyển đổi số Blended Learning (Học tập kết hợp) từ lâu đã không còn là một thuật ngữ quá mới mẻ trong học tập đào tạo. Ý tưởng học tập này được phát triển lần đầu vào năm 1960, và chính thức được xây dựng khái niệm vào khoảng những năm 1990. Có thể thấy, hình thức học tập này đã đứng vững nhiều năm qua và đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây [1-6]. Để đơn giản hóa, chúng ta có thể hiểu rằng Blended Learning là hình thức học tập kết hợp nền tảng công nghệ từ E-learning (số hóa nội dung, tài liệu đào tạo,..) và hình thức học tập truyền thống “mặt đối mặt”. Với phương pháp học tập này người học vừa có thể mở rộng trải nghiệm trong quá trình học tập truyền thống kết hợp với những đổi mới trong cách thức truyền tải của người dạy và có thể tìm hiểu, khai thác sâu vấn đề dựa trên kho dữ liệu kiến thức to lớn trên internet. Các nhà giáo dục đã phát triển lên 6 mô hình học tập hiện đại, và người dạy hoặc các trường học có thể lựa chọn trong số những mô hình đó căn cứ vào đặc thù của người học. 6 mô hình học tập hiện đại được tóm tắt dưới đây:  Mô hình Face-To-Face Driver Mô hình này sẽ hiệu quả nhất đối với những lớp học đa dạng nơi mà các người học có sự phân khúc khác nhau về khả năng cũng như trình độ hiểu biết. Nhìn chung, chỉ có một vài người học sẽ tham gia vào thành phần học tập trực tuyến.  Mô hình Rotation Đây thực sự là biến thể của mô hình trạm học tập mà nhiều người dạy đã sử dụng trong nhiều năm qua. Thời gian biểu được thiết lập để người học vừa có thời gian học tập trực tiếp với người dạy và học trực tuyến.  Mô hình Flex Mô hình này chủ yếu dựa trên hướng dẫn giảng dạy trực tuyến, với người dạy đóng vai trò là người trực tiếp hướng dẫn hơn là người cung cấp các hướng dẫn.  Mô hình Online Lab Mô hình này cho phép người học tham gia trường học trực tuyến toàn thời gian trong suốt khóa học. Sẽ không có người dạy trình độ cao giảng dạy trực tiếp, tuy nhiên, thay vào đó là các phụ tá đã được đào tạo đóng vai trò giám sát.  Mô hình Self-blend Mô hình này cho phép các môn học nằm ngoài chương trình học truyền thống ở các trường hoặc khu vực nhất định. Người học tham gia các lớp học 513
  7. truyền thống nhưng sau đó sẽ ghi danh vào các khóa học để bổ sung cho các chương trình nghiên cứu thường xuyên của họ.  Mô hình Online Driver Mô hình này hoàn toàn ngược lại với mô hình học tập truyền thống. Người học học tập từ xa và nhận tất cả hướng dẫn qua nền tảng trực tuyến. Thông thường, người học có cơ hội “check-in” với một người dạy của khóa học và nhắn tin hỏi trực tuyến nếu họ có thắc mắc. Các trường và khu vực mà cung cấp mô hình này nhận thấy rằng số lượng người học lựa chọn nó tăng lên hàng năm. Xu hướng chuyển đổi số đã cho thấy tính ưu việt của giải pháp E-learning vốn được người học ưu ái hơn bởi nó đã phá vỡ mọi ràng buộc về không gian và thời gian, mà còn làm gia tăng kho học liệu. Tuy nhiên, tính linh hoạt về không gian và thời gian cũng là một nhược điểm lớn, khiến nhiều người học trì hoãn việc học, hay thậm chí là bỏ dở bài giảng. Tóm lại, mô hình học tập kết hợp đã mang lại sự tương tác cao giữa người học, người dạy và nhà trường, giữa việc học trên lớp và học ngoài giờ. Cùng với hệ thống đánh giá thông qua các bài kiểm tra định kỳ, nhà trường có thể dễ dàng quản lý được tiến độ của người học, sẽ biết được mức độ tiếp thu ở buổi học trực tiếp, biết được họ gặp khó khăn ở đâu và từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời. 5. Kết luận Trong kỷ nguyên chuyển đổi số và xu thế toàn cầu hoá đã tạo ra một động lực thúc đẩy nền giáo dục phát triển và có những biến đổi sâu sắc. Sự hình thành một thị trường toàn cầu về việc làm, vốn, công nghệ và đặc biệt là thông tin...đã và đang trở thành hiện thực. Vì lẽ đó, giáo dục Việt Nam cần đổi mới theo xu hướng chung của thế giới. Giáo dục Việt Nam cần đổi mới nhằm thích ứng theo sự phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ số. Trong đó, việc đầu tư hạ tầng cơ sở cho công nghệ số là hàng đầu, song song đó là đổi mới phương pháp dạy và học tương ứng. Để đổi mới phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên chuyển đổi số, cần liên tục bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng Công nghệ Thông tin và sử dụng phương tiện kỹ thuật cao trong giảng dạy cho đội ngũ giảng dạy và đồng thời cũng trang bị phương pháp học, kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ số và thái độ học tập phù hợp trên môi trường công nghệ số cho người học. 514
  8. Tài liệu tham khảo: [1]. Vo, M. H., Chang, Z., Diep, N.A.,(2017), The effect of blended learning on student performance at course-level in higher education: A meta-analysis, Studies in Educational Evaluation, 53, 17-28. [2]. Kintu, M. J., Zhu, C., Kagambe, E., (2017), Blended learning effectiveness: the relationship between student characteristics, design features and outcomes, Int J Educ Technol High Educ 14, 7. [3]. Suartama, I. K., Setyosari, P., Sulthoni, S., Ulfa, S., (2019), Development of an Instructional Design Model for Mobile Blended Learning in Higher Education, iJET, 14, 4-22. [4]. Rasheed, R. A., Kamsin, A., Abdullah, N., (2020), Challenges in the online component of blended learning: A systematic review, Comput. Educ., 144. [5]. Tang, S. M., Tien, H. N., (2020), Digital Transformation Trend in Vietnam Higher Education: Blended Learning Model, International Journal of Social Science and Economics Invention, 6(07), 304-309. [6]. Nur Fathin, S. A., et al, (2020), Overview Of Blended Learning: The Effect Of Station Rotation Model On Students’ Achievement, JCR 7(6): 320-326. 515
nguon tai.lieu . vn