Xem mẫu

  1. 170 MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TỰ HỌC ANH VĂN CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Huỳnh Thị Trúc Linh SV. Trần Nguyễn Bảo Yến SV. Trần Thị Kim Hà SV. Nguyễn Thành An ThS. Trần Kim Ngọc Tóm tắt. Bài viết trình bày một số khó khăn của sinh viên khoa GDCT – CTXH trong quá trình tự học Toeic để giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải và đây cũng là cơ sở để nhà trường, giảng viên và sinh viên đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng trên, nâng dần chất lượng tự học Anh văn của sinh viên khoa GDCT - CTXH. 1. Mở đầu Trong xu thế mở cửa và hội nhập sâu rộng trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay đòi hỏi Việt Nam cần có những thay đổi về cơ chế chính sách phù hợp để đáp ứng đầy đủ những điều kiện, quy luật vận động của thế giới, đồng thời phải không ngừng đào tạo nguồn nhân lực cao đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội ngày càng cao trong đó nhân lực có trình độ cao về chuyên môn và ngoại ngữ rất được chú trọng. Bởi trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay thì tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ mang tính chất quốc tế sâu rộng mà còn là điều kiện việc làm của tất cả mọi người. Tiếng Anh đã và đang đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, do đó, giáo dục Việt Nam hiện nay rất chú trọng đến việc đào tạo ngoại ngữ đặc biệt là môn tiếng Anh cho học sinh, sinh viên. Đối với giáo dục Đại học, tiếng Anh trở thành hệ thống chuẩn đầu ra cho sinh viên của tất cả các chuyên ngành đào tạo,trong đó điểm chuẩn Toeic được nhiều trường Đại học chọn làm điều kiện tốt nghiệp cho sinh viên. Vì vậy, học Toeic không chỉ đáp ứng điều kiện đầu ra của chuẩn tốt nghiệp đại học mà còn tạo ra cơ hội việc làm sau khi ra trường, do đó việc thực hiện quá trình tự học Toeic của sinh viên hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, Toeic hay các môn ngoại ngữ nói chung đều không phải là ngôn ngữ thuần Việt vì thế muốn học tốt Toeic cần phải có phương pháp, công cụ và thời gian, cho nên để tự học Toeic có hiệu quả đó là một quá trình lâu dài và tất nhiên trong quá trình đó sinh viên đặc biệt là đối với sinh viên không phải chuyên ngành tiếng Anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Và để tìm hiểu rõ hơn những khó khăn, trở ngại của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh có những khó khăn gì trong việc tự học Toeic nhóm nghiên cứu đã tiến hành cuộc điều tra xã hội học bằng việc phát phiếu điều tra cho 284 đối tượng là sinh viên khoa GDCT – CTXH, trường Đại học Đồng Tháp. Để từ đó tìm ra nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình tự học Anh văncủa sinh viên chuyên ngành GDCT – CTXH nhằm khắc phục những khó khăn góp phần nâng cao hiệu quả tự học Toeic đối với sinh viên khoa GDCT – CTXH.
  2. 171 2. Nội dung chính 2.1. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc tự học Anh văn của sinh viên khoa GDCT – CTXH 2.1.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò và tầm quan trọng của việc tự học Anh văn Sự tự ý thức về vai trò của việc tự học Anh vănlà điều kiện rất quan trọng có tính chất quyết định đến kết quả tự học Anh văncủa sinh viên. Đồng thời, ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tự học Anh vănlà tiền đề để sinh viên có thể lập kế hoạch học tập thật khoa học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Qua khảo sát có 53.7% sinh viên cho rằng tự học Toeic rất quan trọng, 39.2% cho là quan trọng, 4.9% đánh giá bình thường và 2.1% đánh giá là không quan trọng. Như vậy, có 92.9% sinh viên khoa GDCT – CTXH đã ý thức được sự cần thiết phải tự học Anh văn. Điều này cho thấy đa số sinh viên đã có nền tảng tốt để hình thành thái độ và hành vi đối với việc tự học Anh văncủa chính bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên chưa nhận thấy được tầm quan trọng của tự học chiếm 7%. Đây là một trong những trở ngại không chỉ làm cho năng lực tự học của sinh viên bị hạn chế, không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ ra trường mà còn ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy Anh văncho sinh viên của nhà trường. 2.1.2. Thái độ của sinh viên đối vớiviệc tự học Anh văn Thái độ đối với việc tự học Toeic của sinh viên được biểu hiện qua mục đích của hoạt động tự học và các hành vi về việc chủ động học tập. Nếu sinh viêncó thái độ tự học tốt thì sẽ có mục tiêu học tập đúng đắn, có kế hoạch tự học khoa học và được thực hiện một cách thường xuyên. Để tự học Anh vănhiệu quả mỗi sinh viên cần phải tự xác định được mục đích của việc tự học tiếng Anh là gì? Với vấn đề trên theo kết quả khảo sát đã cho thấy có đến 51.3% sinh viên chọn để ra trường, 32.4% nhằm nâng cao trình độ Anh văn và 24.4% tự học Anh văn để có kiến thức. Có thể thấy rằng với mục đích là ra trường của phần đông sinh viên khoa GDCT – CTXH sẽ dễ dẫn đến cách học đối phó, không chú trọng đến việc tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Biểu đồ 1. Mục đích tự học Anh văn của sinh viên Tỉ lệ % 1.1% 0.4% Có điều kiện ra 24.4% 51.3% trường Nâng cao trình độ 32.4% Anh văn Có kiến thức Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 12 năm 2015 Cũng qua cuộc điều tra đã cho thấy có hơn 90% sinh viên khoa GDCT – CTXH đã nhận thức được vai trò và tầmquan trọng của việc tự học Toeic nhưng chỉ có 35.4% sinh viên có nhu cầu tự học Anh văn, 31% sinh viên là có hứng thú khi tự học Anh
  3. 172 văn, 27.2% có ý chí khắc phục khó khăn trong quá trình tự học, chỉ có 26.1%% là tự giác tự học Anh văn. Ngoài ra, 24.3% cho rằng họ không có đam mê và động lực để tự học Anh văn, 25.7% sinh viên cho rằng họ thiếu quyết tâm và chưa có mục đích rõ ràng. Đồng thời, không ít sinh viên chia sẻ họ cảm thấy chán nản, họ chỉ học cho qua, học theo sự bắt buộc của nhà trường mà thôi,… Đây cũng là một trong những khó khăn đối với sinh viên trong quá trình tự học Anh văn. 2.1.3. Phương pháp tự học Anh văn Học Anh văn phải có phương pháp. Phương pháp là các bước để thực hiện một công việc nhất định nào đó. Và lập kế hoạch tự học được xem như là bước thứ 2 sau bước tự nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học Anh văn. Kinh nghiệm để học tốt Anh vănlà cần có một kế hoạch học tập khoa học. Thật khó nếu như không có kế hoạch tự học rõ ràng, mang tính khả thi và càng nguy hiểm hơn khi đã lập kế hoạch mà không thực hiện nó thường xuyên. Sau khi điều tra chúng tôi nhận thấy chỉ có 50.7% sinh viên có lập kế hoạch tự học Anh văn và chỉ có 44.3% là thường xuyên thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Bên cạnh đó, có đến 49.3% số lượng sinh viên được khảo sát là không lập kế hoạch tự học Anh văn cho bản thân. Như vậy, sinh viên vẫn chưa hoàn toàn lập và thực hiện tốt kế hoạch tự học Anh văn. Đây là yếu tố quan trọng làm cho kết quả học Anh văn của sinh viên không tốt. Cụ thể là có 59.5% sinh viên cho rằng năng lực Anh văn của bản thân chỉ ở mức trung bình khi được hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về năng lực Anh văn của bản thân? Trong quá trình tự học nói chung và tự học Anh văn nói riêng để đạt kết quả cao người học ngoài việc xây dựng một kế hoạch tự học hợp lý thì cần phải xác định được những phương pháp tự học hiệu quả nhất phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy có 58.2% gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp tự học Anh vănphù hợp với bản thân. Sinh viên không lựa chọn được phương pháp tự học Anh văn hiệu quả một phần là do chính người học không có năng lực tư duy lựa chọn cho mình một phương pháp học tập khoa học, một phần là do thiếu sự định hướng của giảng viên trong quá trình tự học Anh văn của sinh viên. Việc không lựa chọn được phương pháp tự học Anh văn khoa học, phù hợp với điều kiện và năng lực của người học không chỉ làm hạn chế kết quả tự học Anh văncủa sinh viên khoa GDCT – CTXH mà còn gây ảnh hưởng đến cả lộ trình học tập toàn khoá của người học và thực tế trong những năm gần đây có rất nhiều sinh viên không chỉ của khoa GDCT – CTXH mà cả sinh viên toàn trường không đủ điều kiện ra trường vì lý do thiếu chứng chỉ Toeic. Chẳng hạn như ĐHGDCT11 đến nay còn 3 sinh viên chưa có bằng Toeic. Đồng thời, về lâu dài nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và làm việc sau này của sinh viên. Do đó, người học không chỉ phải biết xây dựng kế hoạch tự học mà còn phải không ngừng tìm hiểu, tham khảo các phương pháp tự học Anh văn từ thầy cô, bạn bè và kể cả các phương tiện khác để tìm ra cho bản thân một phương pháp phù hợp nhất. 2.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc tự học Anh văn của sinh viên khoa GDCT – CTXH 2.2.1 Không gian, thời gian và địa điểm tự học Anh văn Bên cạnh những yếu tố chủ quan, thì sự tác động của các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tự học của sinh viên khoa GDCT – CTXH, mà
  4. 173 trước hết là về không gian, địa điểm và thời gian dành cho việc tự học. Qua khảo sát có 27.9 % cho biết họ không có không gian và thời gian tự học Anh văn. Trước hết là về không gian, địa điểm học tập. Để việc tự học có hiệu quả, không gian tự học đòi hỏi phải tạo cảm giác thoải mái và yên tĩnh để tăng khả năng tập trung và hứng thú học tập cho sinh viên. Nhưng với câu hỏi: “Việc tự học Anh văn của bạn thường diễn ra ở đâu?”. Bên cạnh những câu trả lời với địa điểm lý tưởng như nhà riêng (17.6%), phòng trọ (57.9%), thì có tới 26% sinh viên trả lời: “Bất cứ nơi nào có thể học được” – câu trả lời này không loại trừ những địa điểm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan tiêu cực như tiếng ồn, không khí... như khuôn viên trường, quán café mà trước đó trong khảo sát cũng có sinh viên lựa chọn. Biểu đồ 2: Địa điểm tự học Anh văn của sinh viên Tỉ lệ % 0.4% Nhà riêng 26.0% 17.6% 2.9% Phòng trọ 8.1% 57.9% Thư viện 9.2% Khuôn viên trường Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 12 năm 2015 Về thời gian tự học, đối với Anh văn thì cần một sự đầu tư nghiêm túc hơn vì kiến thức Anh văn vốn là những phần kiến thức khó, để học tốt cần sự kiên trì ôn tập thường xuyên. Điều đó thật khó khăn để thực hiện, bởi lẽ lịch học dày đặc của chuyên ngành cũng như các hoạt động Đoàn – Hội mà sinh viên tham gia đã chiếm hầu hết thời gian biểu của sinh viên. Bằng chứng là với câu hỏi: “Trung bình một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học?” thì có tới 8,8% sinh viên dành ra chưa tới 1 giờ mỗi ngày cho việc học Anh văn của mình. 2.2.2. Phương tiện hỗ trợ tự học Anh văn. Việc tự học nói chung và tự học Anh văn nói riêng sẽ thật khó khăn nếu thiếu đi các phương tiện hỗ trợ thích hợp, đặc biệt là khi tự học ở những kỹ năng như đọc, nghe. Qua khảo sát, có tới 39.3% sinh viên gặp khó khăn khi tự học vì thiếu các phương tiện hỗ trợ. Đặc biệt là thiếu các phương tiện hỗ trợ hiện đại như laptop, điện thoại... vốn là những phương tiện cần thiết cho việc tự học qua Internet – một xu hướng tự học phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, việc thiếu sách tài liệu, báo chí cần thiết cũng là một nguyên nhân gây khó khăn chính cho sinh viên. Cụ thể là khi hỏi: “Bạn thường tự học Anh văn với phương tiện hỗ trợ nào?”. Có 37.4% chọn sách tài liệu, báo chí. Trong khi đó với laptop là 43.2%, còn điện thoại là 42.4%.
  5. 174 Biểu đồ 3: Phương tiện tự học Anh văn của sinh viên Tỉ lệ % 0.7% 0.7% 16.2% 21.6% Ti vi 42.4% Internet Sách tài liệu, báo chí 74.1% Từ điển Laptop 43.2% Điện thoại Máy Mp3 37.4% Không có 61.9% Ý kiến khác Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 12 năm 2015 Những số liệu này cũng không khó giải thích, sỡ dĩ như vậy vì một phần điều kiện kinh tế của các sinh viên vẫn chưa cho phép mình trang bị đầy đủ những thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại như thế, trong khi đó sự đáp ứng từ phía nhà trường cũng chỉ giải quyết một phần nào đó vấn đề. Nhưng nguyên nhân thật sự chính là việc xuất phát từ tâm lý “ăn xổi ở thì” của các sinh viên, khi họ chỉ học đáp án theo những bộ đề được phát hành, chưa chú trọng đến việc tự học một cách cần nghiêm túc để đạt kiến thức. 3. Kết luận Thông qua kết quả điều tra cho thấy sinh viên chuyên ngành GDCT – CTXH đã rất có ý thức trong việc thực hiện quá trình tự học Toeic. Tuy nhiên, trong quá trình tự học này sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Đó không chỉ là những khó khăn về phương tiện, môi trường tự học Toeic mà sinh viên khoa GDCT – CTXH còn gặp khó khăn về việc lựa chọn phương pháp tự học Toeic. Do đó, để khắc phục được những khó khăn và tạo cơ sở để quá trình tự học Toeic của sinh viên khoa GDCT – CTXH có hiệu quả thì cần phải có những giải pháp thiết thực nhất cũng như cần phải được sự hướng dẫn, định hướng sâu sắc hơn từ phía người dạy trong việc thực hiện quá trình tự học Toeic của sinh viên ngành GDCT – CTXH. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Duy Khánh và Phạm Thị Phương (2013), Vấn đề tự học Anh văn của sinh viên không chuyên Anh trường đại học Đồng Tháp: thực trạng và một số khuyến nghị, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2013, trường Đại học Đồng Tháp. [2]. Trần Kim Ngọc (2013), Vấn đề tự học của sinh viên Đại học Đồng Tháp trong đào tạo theo tín chỉ, Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, trường Đại học Đồng Tháp.
nguon tai.lieu . vn