Xem mẫu

  1. Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Đặt vấn đề Chuyển đổi dạy học từ trực tiếp sang dạy học số nói chung và áp dụng Mobile Learning Technology (MLT) là một quá trình phức tạp, đa chiều và đa diện, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Vấn đề của dạy học số nói chung và dạy học theo Mobile Learning Technology, không phải là ở chỗ các giảng viên và đặc biệt là các bên liên quan không biết gì về nó mà là ở chỗ họ cứ tưởng đã biết rõ về nó. Thêm vào đó, môi trường của giáo dục chuyên nghiệp (giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp) thì lại rất đa dạng, tồn tại nhiều khác biệt từ môn học, cơ sở vật chất, con người, và đặc biệt các kỳ vọng,… Bài báo cáo, được thực hiện nhằm chia sẻ những kết quả, những kinh nghiệm trong thực hiện đề án nghiên cứu về Mobile Learning Technology (MLT) từ năm 2016 và được thực hiện thí điểm từ năm 2018 cho các lớp bồi dưỡng giáo viên về dạy học số, cho các sinh viên đại học chính qui và tại chức từ học kỳ 2 năm 2019-2020 đến nay, thông qua 06 bài học kinh nghiệm và 09 nhóm các câu hỏi thường gặp nhất của các giảng viên, sinh viên trong quá trình thực hiện. Nội dung chi tiết Quá trình thực hiện: Năm bắt đầu nghiên cứu về dạy học theo MLT: 2016 Năm bắt đầu áp dụng cho các Sinh viên chính qui và tại chức: 2019 – 2020 Các môn học đã áp dụng: i) “ Tối ưu hóa trong kỹ thuật”, ii) “Chuyên đề tốt nghiệp 2”, iii) “Bồi dưỡng thực hiện M-Learning” - cho các giảng viên các trường đại học Tiếp cận sư phạm sử dụng: Blended&Flipped Approach Công nghệ chính: Mobile Learning Technology Công cụ CNTT chính hiện đang sử dụng: Moodle, Google Meet, Microsoft office Camtasia, Adobe Audition, … 320
  2. Một số kết quả + Đào tạo sinh viên chính qui: 05 lớp (~ 200 SV) + Bồi dưỡng thực hiện M-Learning: 05 khóa tại các đại học Nguyễn Tất Thành, đại học Nha trang (~250 GV) + Tọa đàm trực tuyến : 07 buổi (~ 200 GV từ 04 trường ĐH&CĐ) + Fanpage – “Edtech21A”: với ~ 150 video về dạy học số, MLT, tiếng anh giao tiếp; link: https://facebook.com/dungspkt 06 bài học kinh nghiệm 1/ Hiểu đúng về các mô hình dạy học dựa trên công nghệ số trong giáo dục chuyên nghiệp và tiếp cận sư phạm cốt lõi: Để tránh “đứng núi này trông núi nọ”; 2/ Xác định rõ các khó khăn, thách thức và chọn cách tiếp cận PDCA để giải tỏa áp lực và liên tục cải tiến; 3/ Thực hiện theo các qui trình, chọn được các công cụ CNTT, trang thiết bị phù hợp để tránh mò mẫm, tạo được các tư liệu Dạy-Học-KTĐG phù hợp, và đỡ tốn kém cả về tài chính cả về công sức; 4/ Tránh một số sai lầm – để không tự tạo ra thêm các áp lực và khắc phục được sức ỳ thói quen, tâm lý khi thực hiện; 5/ Áp dụng 06 giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và cách ứng xử sư phạm trong dạy học số; 6/ 06 năng lực sư phạm cốt lõi để phát triển dạy học số. Kinh nghiệm 1: Hiểu đúng về mô hình dạy học dựa trên công nghệ, và tiếp cận sư phạm cốt lõi (Nhóm các câu hỏi 1: Các mô hình tổ chức dạy học dựa trên công nghệ hiện nay và tương lai? Tiếp cận sư phạm số và nội hàm?) Mô hình 1 - Các mô hình tổ chức dạy học dựa trên công nghệ 321
  3. Tiếp cận sư phạm cốt lõi và nội hàm: Hội đồng dạy học trực tuyến Bắc Mĩ (NACOL, 2008) dự báo: “Dạy học kết hợp và đảo ngược cần được nhìn nhận như một cách tiếp cận sư phạm, tích hợp được tính hiệu quả và các cơ hội xã hội trong lớp học với các khả năng thúc đẩy việc học tập tích cực có sự hỗ trợ của công nghệ trong môi trường trực tuyến chứ không chỉ thuần túy là một cách dạy học! Nói cách khác, dạy học kết hợp và đảo ngược không phải là một cách thiết kế dạy học mới hiện nay mà là cách tái cấu trúc lại mô hình dạy học” Các môn học trong dự án được tổ chức theo cấu trúc 50%-50% - 50% học trên lớp, 50% học online (kể cả khi hết hạn chế vì COVID) Mô hình 2 Kinh nghiệm 2: Xác định rõ các thách thức; cách tiếp cận để giải tỏa áp lực và liên tục cải tiến; (Câu hỏi 2: các khó khăn, thách thức sẽ gặp? Cách xử lý?), theo Report from Group of ASEAN UNDP-APDIP: “ICT for Education”, 2003, các khó khăn và thách thức bao gồm: 1/ Về các nguồn lực - Áp dụng ICT là một quá trình phức tạp, đa diện, nếu có nguồn tài chính thì công nghệ (phần cứng – ICT system) là dễ dàng nhất, còn lại là chương trình giáo dục; năng lực sư phạm, trình độ ICT của giáo viên; sự sẵn sàng của các thể chế (cơ cấu tổ chức, các chính sách, qui định, qui chế, qui trình, … để thực hiện); 2/ Về quản lý thực hiện: Bất cập lớn nhất là “tính tùy tiện”, các "biến thể quản lý" gây ra nhiều khó khăn để theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của các GV&SV; 322
  4. 3/ Về lợi ích: Sự va đập giữa: QL – GV – SV: Thói quen; Sức ỳ tâm lý; Áp lực Quả lý đào tạo, lao độ sư phạm vả học tập; 4/ Chương trình bồi dưỡng giáo viên: thì nặng về việc “dạy các công cụ” và nhẹ về “dạy cách sử dụng công cụ để dạy”. Từ kinh nghiệm về công tác đảm bảo chất lượng (giai đoạn 2005 – 2019), tiếp cận để tự giải tỏa các áp lực và liên tục cải tiến Mô hình 3: Tiếp cận PDCA để đảm bảo chất lượng và liên tục cải tiến Kinh nghiệm 3: Thực hiện theo các qui trình, chọn được các công cụ CNTT, trang thiết bị phù hợp để tránh mò mẫm, tốn kém về tài chính, tạo được các tư liệu Dạy-Học-KTĐG phù hợp; (Nhóm câu hỏi 3: Qui trình thiết kế dạy học số? Các công cụ, trang thiết bị cần dùng khi dạy học số? Tại sao?) Mô hình 3: Mô hình Flexible ADDIE (Florida State University, 1985) trong thiết kế dạy học. 323
  5. Mô hình 4: Qui trình 7 bước tạo các tư liệu dạy học và thực hiện dạy học Các công cụ, trang thiết bị chính là gì?tại sao? Các lợi ích của Google meet 1. Google meet là hệ thống họp/tư vấn/giảng dạy trực tuyến, được tích hợp trong bộ G-suite của Google (hiện các trường GDCN được hỗ trợ sử dụng miễn phí), do đó mọi người có thể sử dụng Google meet để tổ chức các buổi trực tuyến với số lượng người tham gia đồng thời lên đến 250 người, không phải cài đặt, không bị khống chế thời gian họp hay lên lớp. 2. Các lợi ích khi sử dụng Google meet (về kỹ thuật sử dụng): i) Tất cả người dùng có Email theo miền của trường (ví dụ …@hcmute.edu.vn) đều có thể khởi tạo để chủ trì một cuộc họp, một buổi dạy, tư vấn, … trực tuyến trên trang web của trường. ii) Thành viên khác (sinh viên, nhân viên, đồng nghiệp…), muốn tham gia, không cần phải có tài khoản email cùng tên miền của trường. iii) Google Meet hoạt động tốt nhất trên trình duyệt web Google Chrome. iv) Hỗ trợ tất cả các thiết bị thông minh khác trên nền IOS và Android đều đăng nhập được(Thông qua ứng dụng Hangouts Meet – sẽ tự động hỏi để cài đặt khi người dung đăng nhập mà 324
  6. các thiết bị này chưa được cài), v) Các icon rất quen thuộc, thân thiện, thao tác dễ dàng như đã biết trên Microsoft office, vi) Tích hợp với các công cụ khác trên bộ G-suite như: tạo video, Lịch, Classroom, vii) Lưu trữ thông minh (lên Google drive), cộng tác tốt với ZoomIT để hỗ trợ trình bày trực tuyến iix) Có thể sử dụng Google Meet cho các loại bài giảng dạng: Dạy lý thuyết, dạy sử dụng các phần mềm ứng dụng, hướng dẫn đồ án, khóa luận, báo cáo bài tập nhóm, tư vấn, giải đáp thắc mắc,, …. Phần mềm Camtasia của hãng TechSmith (USA), là phần mềm biên tập các loại media file có định hướng cho giáo dục và đào tạo đặc biệt ở các tính năng: 1. Ghi màn hình (được xếp là số 1 trong số các phần mềm ghi màn hình); quay video và ghi âm bằng Webcam, Camera và Microphone để tạo các media có độ phân giải cao (Video: Full HD – 4k – 1280 x720p, Audio: 320 kbps); 2. Có nhiều tính năng biên tập để tạo được các media file (hình ảnh, âm thanh, video) đa dạng, phong phú, hấp dẫn, thao tác đơn giản, thân thiện với người dùng, đáp ứng đủ, tốt cho những người dùng không chuyên về điện ảnh; 3. Yêu cầu phần cứng máy tính không cao (Tối thiểu: CPU lõi kép, RAM: 2G, HDD: 2G, …), người dùng có thể tự cài đặt lên PC hay Laptop; link download hướng dẫn cài đặt và source file: https://drive.google.com/open?id=1EHDyKy3Ob3VpJ110PuQdCrSrZ7_G8zQa (Sau khi giải nén, Quí thầy cô cài theo file hướng dẫn cài đặt) 4. Các loại Media nguồn (Source files) để nhập vào (Import) vào Camtasia rất phong phú về định dạng, giúp người dùng có thể tận dụng các file dữ liệu cũ để tạo các media mới: - Video file: AVI, MP4, MPG, MPEG, MTS, M2TS, WMV, MOV, SWF, TREC, CAMREC, …; - Audio file: WAV, MP3, WMA, M4A; 325
  7. - Image file: BMP, GIF, JPG, JPEG, PNG, Other file: PPT, PPTX, SAMI, SRT; 5. Việc học để làm ra các media trong Camtasia không mất nhiều thời gian, do Camtasia cộng tác tốt với Microsoft Office cả về nhập dữ liệu (import, copy- past) cả về cách sử dụng các phím nóng (Hot-keys), các biểu tượng (icon), các thao tác trên mouse, keyboard, …, và có thể sử dụng kết hợp với nhau để tạo ra các media hấp dẫn hơn; 6. Tạo được nhiều tư liệu học tập dạng video có tương tác với người học: Video with Quiz - Video có câu hỏi kiểm tra đánh giá; Video with TOC (Table of Content) - video có danh mục nội dung để người học tự lựa chọn nội dung phù hợp với yêu cầu của giáo dục 4.0 - Giáo dục cần phải được “Cá thể hóa; Cá nhân hóa; Phân hóa”; 7. Dung lượng file media làm ra khá nhỏ (đặc biệt hữu dụng cho Mobile learning Technology). 8. Thực hành Camtasia cơ bản: link download https://drive.google.com/open?id=1U-xCUlE131PnKmOmb- MiWOM70IFAHYZM; video này chỉ chạy được trên PC hay Laptop. Sau khi giải nén, quí thầy cô chạy video bằng file : “Basic Camtasia_plaer.html”. Minh họa một số lợi ích khi sử dụng Moodle để Kiểm tra, Giám sát, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi thi: 326
  8. Báo cáo đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của đề thi Sheet 2: Quiz structure analysis (Báo cáo Đánh giá chất lượng câu hỏi thi) Que Stand Rando Inten Effec Discrimi stio Facili ard m ded tive Discrimi native n Questio Attem ty deviat guess weig weig nation efficien Q# type n name pts index ion score ht ht index cy (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 MC AD1C01Q001 68 79.4 40.74 25.00 4.00 4.47 40.47% 51.77% 2 MC AD1C01Q002 68 55.8 50.02 25.00 4.00 4.79 35.23% 43.79% 3 MC AD1C01Q003 68 61.7 48.96 25.00 4.00 5.94 64.45% 80.22% 4 MC AD1C01Q004 68 95.5 20.69 25.00 4.00 2.43 23.65% 38.03% 5 MC AD1C01Q005 68 83.8 37.10 25.00 4.00 5.02 61.56% 80.78% 6 MC HIEC01Q001 68 80.8 39.62 25.00 4.00 3.47 21.32% 27.04% 7 MC HIEC01Q002 68 89.7 30.61 25.00 4.00 3.72 38.42% 53.49% 8 MC HIEC01Q003 68 91.1 28.57 25.00 4.00 3.87 46.42% 67.57% Các giá trị cho phép 33% >30% >50% 70-80 Tương đối dễ Câu phải loại Độ lệch Độ phân loại Độ dễ chuẩn 81-89 Khá Dễ 90-94 Quá dễ 94-100 Đặc biệt dễ 327
  9. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên (Hình ảnh thực tế trên MLS trường) Các câu hỏi được thiết kế theo định dạng Likert Scale như sau: Được upload lên LMS để sinh viên thực hiện. Việc xử lý thống kê thực hiện theo 2 cách Cách 1: Trực tiếp theo thống kê của Moodle Cách 2: Xử lý thống kê theo tiêu chuẩn Prakong Kannasoot 2538:117, Thailand, với sự phân loại về mức độ hài lòng của người học như sau 4.50-5.00 is Excellent 3.50-4.49 is Very Good 2.50-3.49 is Good 1.50-2.49 is Fair 1.00-1.49 is Poor 328
  10. Về đầu tư trang thiết bị Kinh nghiệm 4: Tránh một số sai lầm – để không tự tạo ra thêm các áp lực và khắc phục được sức ỳ thói quen, tâm lý khi thực hiện; (nhóm câu hỏi 4: Các sai lầm?, thói quen nào cần khắc phục?) 1/ Muốn áp dụng nguyên xi các giải pháp như khi dạy trực tiếp trên lớp, ví dụ: - Giữ nguyên bài giảng cũ cả về định dạng và cả về bối cảnh nội dung; - Giữ nguyên cách giảng và cách tương tác với người học; - Muốn giám sát 100% người học bằng các giải pháp CNTT, … 2/ Lo ngại về sự giảm sút chất lượng nên đưa ra quá nhiều yêu cầu, qui định, sự kỳ vọng và tải trọng học tập mà thiếu hướng dẫn người học cách học môn học 3/ Thiếu tự tin về kỹ thuật nhưng ít luyện tập, kiểm tra lại các sản phẩm sư phạm, kèm theo là sự chủ quan về năng lực và kinh nghiệm sư phạm; Kinh nghiệm 5: Áp dụng 06 giải pháp nâng cao hiệu quả dạy online và cách ứng xử sư phạm trong dạy học số; (Nhóm các câu hỏi 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học online?) 1/ Tái cấu trúc bố cục bài giảng theo các bối cảnh nội dung, và nên hiệu chỉnh lại bài giảng cho phù hợp với màn hình dạy học số (slide: 16:9; Minimum Font size: >=18pt, nên dùng Inforgraphic style; Animations có duration là khoảng 2s, 3s tối đa 5s, và không nên quá phức tạp,…) > Tập giảng trước Camera; 2/ Nên thông báo chi tiết đến người học về link, thời gian đăng nhập, nội dung học, … và đăng nhập vào lớp trước tối thiểu 10 - 15 phút để: + Điều chỉnh vị trí, góc nghiêng của Labtop, camera, webcam sao cho hình ảnh cân xứng đảm bảo tính mô phạm; Điều chỉnh Microphone có âm lượng phù hợp; + Xác nhận người học được tham gia vào lớp học (là thủ tục bắt buộc của Google để xác thực người dùng); Mở sẵn bài giảng và các tư liệu cần thiết khác; 329
  11. 3/ Để “Giữ chân” người học: Nên chia phiên học Online làm 2 phần, Phần 1: giảng bài, chỉ từ 30 – 40 phút, Phần 2: tương tác với người học 4/ Nếu dùng để hướng dẫn làm đồ án môn học, báo cáo, thuyết minh cần hướng dẫn cho sinh viên biết cách thuyết trình bằng google meet. 5/ Khi dạy online nên dùng Google meet ở chế độ Your Entire Screen, kết hợp với các chế độ Multitasking, Magnifier của window để có thể vừa dạy vừa thấy được người học, khi trong quá trình giảng bài phải chuyển đổi nhiều lần giữa các loại tư liệu, có nhiều bản vẽ, hình vẽ quá nhỏ, quá chi tiết, hay cần nhập thêm các thông tin. 6/ Dùng chức năng create video để tự tạo được các video nguồn cho việc biên tập, xử lý thành các tư liệu dạy học dạng media sau này, thậm chí có thể sử dụng để thu thập các các thắc mắc thường gặp của sinh viên về nội dung môn học, tự cải thiện liên tục ngôn ngữ dạy học, phương pháp giảng dạy cho chính mình. Các cách ứng xử sư phạm trong dạy học số? Solve a Teaching Problem: 1- Attitudes & Motivation; 2- Critical Thinking & Applying Knowledge; 3- Prerequisite Knowledge & Preparedness; 4- Group Skills & Dynamics; 5- Carnegie Mellon University Classroom Behavior & Etiquette; 6- Grading & + Carnegie Technical Schools (1900–1912) Assessmentm with 36 situations and ways to + Carnegie Institute of handle each situation Technology (1912–1967) + Carnegie-Mellon University (1968–1988) 330
  12. Kinh nghiệm 6: Các năng lực cốt lõi để phát triển dạy học số; (Nhóm các câu hỏi 6: Các năng lực cốt lõi để thực hiện dạy học số?) 1/ Sáng tạo; 2/ Tư duy ngôn ngữ và diễn đạt tư duy thông qua các hình thái ngôn ngữ; 3/ Ứng xử và xử lý các tình huống sư phạm; 4/ Năng lực quản lý, quản trị quá trình dạy học và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiệu quả, theo định hướng đảm bảo chất lượng; 5/ Phát triển các chương trình đào tạo và các tư liệu dạy – học – kiểm tra đánh giá, các qui định học tập tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, theo hướng cá nhân hóa, cá thể hóa và phân hóa; 6/ Công nghệ thông tin và truyền thông mới. Kết luận: Dạy học số là cách mạng 4.0 trong giáo dục và đào tạo, cho dù là quá trình phức tạp, đa chiều và đa diện, nhưng chúng ta không thể không thực hiện, để thay đổi cần: Tài liệu tham khảo: [1]. Report of OEDC, “Student Computer and Learning: Making the connection in context of 21st c”, 2015 [2]. Report from Group of ASEAN UNDP-APDIP : “ICT for Education”, 2003 [3]. A.W. Tony Bates, Teaching in a Digital Age, 2015 [4]. MOHAMMAD NAEEMULLAH, Asst. Prof. Dept. of Computer Science, Maulana Azad College, Aurangabad, SWITCHING FROM E-LEARNING TO M-LEARNING IN HIGHER EDUCATION, 2014 [5]. Riyadh Alhassan, Mobile Learning as a Method of Ubiquitous Learning: Students’ Attitudes, Readiness, and Possible Barriers to Implementation in Higher Education, Journal of Education and Learning; Vol. 5, No. 1; 2016, ISSN 1927-5250 E-ISSN 1927- 5269, Published by Canadian Center of Science and Education. 331
nguon tai.lieu . vn