Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Ngô Thùy Dung Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại 1. Yêu cầu đào tạo nhân lực chất lƣợng cao Thế giới đang bƣớc vào thời đại mới- thời đại kinh tế tri thức. Thời đại đặt ra đối với bất kỳ một quốc gia nào trong quá trình phát triển kinh tế tri thức là phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao thật dồi dào. Trong những năm qua, bằng sự đổi mới và phấn đấu không ngừng của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân, chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta cũng đã chỉ ra rằng: ―Chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế…; chất lƣợng giáo dục toàn diện giảm sút, chƣa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa‖(1) . Những khó khăn chính trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo có thể kể ra nhƣ sau: Nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu cần thiết để đào tạo nhân lực chất lƣợng cao. Điều này có thể thấy rõ qua chi phí đơn vị (tổng chi phí đầu tƣ bình quân cho mỗi sinh viên trong một năm) ở nƣớc ta hiện nay khoảng 7 triệu đồng, tƣơng đƣơng với khoảng 350 USD. Chi phí này mới đạt mức khoảng vài phần trăm chi phí của các trƣờng đại học lớn trên thế giới. Đội ngũ nhà giáo giỏi chiếm tỉ lệ quá thấp, hiện nay số lƣợng giảng viên có học vị tiến sĩ trở lên chỉ chiếm khoảng 14% trên tổng số khoảng 77.000 giảng viên đại học. So với các đại học lớn của các nƣớc phát triển với số giảng viên có học vị tiến sĩ trở lên xấp xỉ 100% thì mức chênh lệch còn quá xa. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong trƣờng đại học còn rất nghèo nàn, không đồng bộ; hệ thống thƣ viện còn nhỏ bé, thiếu thốn, không đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên và giáo viên. Chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đại học nƣớc ta còn chƣa cập nhật kịp theo các nƣớc phát triển; phƣơng pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, xa rời thực tế, thiếu thực hành, thực nghiệm. Câu hỏi đặt ra là trong tình hình nhƣ vậy, làm thế nào chúng ta có thể đào tạo đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự phát triển của đất nƣớc? Nếu chúng ta tiếp tục đầu tƣ dàn trải cho toàn hệ thống nhƣ hiện nay thì điều này khó có thể thực hiện đƣợc. Để khắc phục khó khăn đó, dự thảo Luật giáo dục đại học đã đƣa vào những điều khoản về phân tầng đại học, trong đó nêu rõ những tiêu chí của đại học định hƣớng nghiên cứu để đào tạo lực lƣợng nhân lực tinh hoa cũng nhƣ qui định kiểm định chất lƣợng bắt buộc đối với cơ sở giáo dục đại học để xếp hạng chất lƣợng làm cơ sở đầu tƣ và giao quyền tự chủ. Dự thảo Luật giáo dục đại học cũng nêu rõ nhà nƣớc tập trung đầu tƣ cho những cơ sở đào tạo chất lƣợng cao, khắc phục đầu tƣ dàn trả nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy khi dự thảo luật đƣợc ban hành, hệ thống giáo dục đại học sẽ đƣợc phân tầng theo mục tiêu và chất lƣợng đào tạo của từng trƣờng. Trong hệ thống sẽ hình thành các đại học nghiên cứu, các đại học theo hƣớng ứng dụng chất lƣợng cao để đào tạo lực lƣợng lao động tinh hoa cho đất nƣớc. 2. Thực trạng hệ thống đạo tạo nhân lực khu vực duyên hải miền Trung 425
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Khu vực duyên hải miền Trung hiện có hai trung tâm đại học lớn tại Huế và Đà Nẵng, Qui Nhơn và Nha Trang cũng có những trƣờng đại học với thế mạnh riêng của mình. Số lƣợng sinh viên của Vùng đạt mức cao so với số liệu bình quân chung của cả nƣớc. Bảng 1 dƣới đây so sánh số sinh viên chính quy (SVCQ)/ vạn dân của các vùng trong cả nƣớc trong giai đoạn 2005 – 2010. Bảng 1: Số SVCQ tính trên một vạn dân của các vùng giai đoạn 2005 – 2010 STT Vùng 2005 2010 Số lƣợng % so với bình quân chung cả nƣớc 1 Tây Bắc 50 80 42 2 Đông Bắc 80 152 80 3 Đồng bằng sông Hồng 141 272 143 4 Bắc Trung Bộ 119 248 131 5 Nam Trung Bộ 117 218 115 6 Tây Nguyên 100 170 89 7 Đông Nam Bộ 103 179 94 8 Tây Nam Bộ 53 96 51 Ghi chú: Số sinh viên của vùng: Đây là số sinh viên trúng tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng hàng năm của vùng. Số này có thể học ngay tại vùng, và cũng có thể học ỏ vùng khác. Số sinh viên trên địa bàn vùng: Đây là số sinh viên đang học tại các trƣờng trên địa bàn vùng, trong số này có thể có cả sinh viên ngoài vùng. Bảng trên cho thấy tỉ lệ sinh viên/ vạn dân của vùng duyên hải miền Trung đứng hàng thứ ba, sau Đồng bằng sông Hồng. Theo qui hoạch đã đƣợc phê duyệt thì đến năm 2010 bình quân cả nƣớc sẽ có 200 sinh viên/ 1 vạn dân. Đến nay vùng duyên hải miền Trung đã vƣợt con số này, đạt 218 sinh viên/ vạn dân. Nếu kể cả sinh viên hệ vừa làm vừa học thì con số này lên đến 280 sinh viên/ vạn dân. Về cơ cấu ngành nghề, theo quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học cao đẳng tại quyết định số 121/ 2007/ QĐ- Ttg ngày 27/7/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ thì vùng duyên hải miền Trung có tỉ lệ hợp lý về khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn nhƣng có tỉ lệ thấp về y dƣợc và tỉ lệ cao về kinh tế, quản lý, luật. Trong những năm tới, khu vực duyên hải miền Trung cần tăng cƣờng thêm việc đào tạo đội ngũ nhân lực các ngành kỹ thuật công nghệ, đảm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và của cả nƣớc. Mặt khác tỉ lệ sinh viên các ngành nông – lâm – ngƣ của vùng hiện nay chỉ đạt 3,39% so với mục tiêu qui hoạch là 9%, tỉ lệ này còn rất thấp, cần đƣợc đào tạo tăng cƣờng trong những năm sắp tới. Trên thực tế nhóm ngành này đang rất khó tuyển, Nhà nƣớc và địa phƣơng cần có chính sách khuyến khích để thu hút sinh viên vào học những ngành này. So sánh tỉ lệ sinh viên trong các nhóm ngành ở các vùng đƣợc trình bày ở bảng 2. Tình hình triển khai mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) ở vùng duyên hải miền Trung theo Quyết định 121 so với các vùng khác trong cả nƣớc có thể thấy một cách tổng thế qua bảng 3. So với quy hoạch số lƣợng trƣờng ĐH, CĐ đến năm 2020, số trƣờng đã có đến năm 2013 đã đạt 83% chỉ tiêu trên phạm vi toàn quốc. Vùng duyên hải miền Trung tuy tốc độ phát triển số lƣợng trƣờng còn ở mức thấp so với tốc độ chung của cả nƣớc nhƣng cũng chiếm tỉ lệ khá cao (73% so với qui hoạch đến năm 2020). Về cơ bản hệ thống các trƣờng ĐH, CĐ của vùng duyên hải miền Trung 426
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) hiện nay bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục đại học của vùng cũng đã tạo điều kiện huy động ngày càng nhiều các nguồn lực xã hội. Bảng 2: Phân bố SVCQ năm 2013 theo nhóm ngành và theo vùng Đơn vị tính: % Vùng Kỹ Khoa Khoa Sƣ phạm, K.tế, Nông Y Nghệ thuật, học học QLGD Tài lâm dƣợc thuật, công tự XHNV chính, ngƣ TDTT nghệ nhiên Luật Tây Bắc 1,94 0 0 77,96 8,55 11,55 0 0 Đông Bắc 30,77 4,65 6,88 25,68 11,33 12,03 8,65 0 Đồng bằng sông 36,02 1,80 11,12 6,33 36,76 1,87 4,37 1,73 Hồng Bắc Trung Bộ 20,40 1,99 7,15 30,08 23,29 8,37 6,63 2,06 Nam Trung Bộ 35,55 6,43 13,60 8,24 30,80 3,39 0,19 1,78 Tây Nguyên 14,84 8,74 24,48 13,08 25,77 5,29 7,24 0,47 Đông Nam Bộ 28,56 4,58 12,38 4,61 38,33 5,38 2,95 3,21 Tây Nam Bộ 21,65 2,39 11,19 18,49 30,72 10,22 5,19 0,13 Tình hình triển khai mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) ở vùng duyên hải miền Trung theo Quyết định 121 so với các vùng khác trong cả nƣớc có thể thấy một cách tổng thế qua bảng 3. So với quy hoạch số lƣợng trƣờng ĐH, CĐ đến năm 2020, số trƣờng đã có đến năm 2013 đã đạt 83% chỉ tiêu trên phạm vi toàn quốc. Vùng duyên hải miền Trung tuy tốc độ phát triển số lƣợng trƣờng còn ở mức thấp so với tốc độ chung của cả nƣớc nhƣng cũng chiếm tỉ lệ khá cao (73% so với qui hoạch đến năm 2020). Về cơ bản hệ thống các trƣờng ĐH, CĐ của vùng duyên hải miền Trung hiện nay bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục đại học của vùng cũng đã tạo điều kiện huy động ngày càng nhiều các nguồn lực xã hội. Bảng 3: Tình hình phân bổ các trường ĐH, CĐ trên địa bàn các vùng STT Vùng Quy hoạch đến Đã đạt đến 30/11/2013 2020 Số lƣợng % so với quy hoạch 1 Tây Bắc 10 9 90 2 Đông Bắc 37 31 84 3 Đồng bằng sông Hồng 125 149 119 4 Bắc Trung Bộ 45 24 53 5 Nam Trung Bộ 60 44 73 6 Tây Nguyên 15 12 80 7 Đông Nam Bộ 105 79 75 8 Tây Nam Bộ 70 39 56 Do số lƣợng các trƣờng ĐH, CĐ trong khu vực tăng lên nhanh nên điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ chƣa tăng kịp để đảm bảo chất lƣợng đào tạo theo yêu cầu. Mặt khác, nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục – đào tạo của toàn xã hội cũng nhƣ mức tăng GDP của đất nƣớc không kịp theo mức tăng qui mô, đặc biệt trong những năm gần đây, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hƣởng đến mọi nền kinh tế. 427
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Để đảm bảo chất lƣợng đào tạo và khả năng đầu tƣ của xã hội trong lĩnh vực này tại vùng duyên hải miền Trung, chúng ta cần điều chỉnh lại quy hoạch hệ thống các trƣờng ĐH, CĐ trong vùng dựa trên các số liệu dự báo sau đây: Quy mô dân số vùng đạt 9,45 triệu ngƣời năm 2015 và đạt 10,03 triệu ngƣời năm 2020. Tỷ lệ SVCQ/ vạn dân của vùng dự báo khoảng 110% so với mức bình quân chung của cả nƣớc. Năm 2012 tỷ lệ sinh viên của vùng học tại vùng đạt 888% mức bình quân chung. Dự báo con số này đạt khoảng 90% trong giai đoạn 2015-1020. Vùng duyên hải miền Trung có khả năng thu hút sinh viên vùng Tây Nguyên và Bắc Trung bộ đến học tại các trƣờng trên địa bàn. Dựa vào những số liệu dự báo trên đây, đến năm 2020 số lƣợng trƣờng ĐH, CĐ trên địa bàn vùng duyên hải miền Trung dự kiến tăng thêm 6 trƣờng so với năm 2013, từ 44 trƣờng lên 50 trƣờng (bảng 4). Bảng 4: Quy hoạch mạng lưới trường vùng duyên hải miền Trung Chỉ tiêu 2013 2015 2020 1. Dân số (triệu người) 8,9 9,45 10,03 2. SVCQ của vùng/ vạn dân (SV) 218 250 300 3. Tổng SVCQ của vùng (Ngàn SV) 194 236 300 4. Quy mô SVCQ của các trƣờng trên địa bàn 172 212 270 (Ngàn SV) 5. Tổng số trƣờng ĐH, CĐ4 44 48 50 6. Quy mô bình quân mỗi trƣờng (SVCQ) 3900 4.400 5.400 3. Định hƣớng và giải pháp liên kết đào tạo nhân lực chất lƣợng cao vùng duyên hải miền Trung 3.1. Thế mạnh của các cơ sở đào tạo hiện có Nhƣ trên đã trình bày, hệ thống các trƣờng ĐH, CĐ khu vực duyên hải miền Trung hiện nay thu hút đƣợc khoảng 90% học sinh trong vùng và thu hút đƣợc một lƣợng đáng kể sinh viên vùng Tây Nguyên và Bắc Trung bộ đến học. Nói chung, năng lực đào tạo của hệ thống các trƣờng khu vực này hiện nay đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lao động thông thƣờng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao hiện đang là rào cản của vùng trong cạnh tranh thu hút đầu tƣ vào khu vực. Các trƣờng đại học trong vùng cần nhận biết vấn đề này để tìm giải pháp nhanh chóng hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Khi luật giáo dục đại học đƣợc ban hành và việc phân tầng đại học đƣợc thực hiện, chắc chắn khu vực duyên hải miền Trung sẽ có một vài trƣờng tốp đầu đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ trọng điểm để phát triển và đào tạo nhân lực chất lƣợng cao. Thế mạnh của các trƣờng trong vùng khi so sánh với các vùng khác trong cả nƣớc có thể dễ nhận thấy nhƣ sau: Đại học Huế với các lĩnh vực khoa học căn bản, xã hội nhân văn, y – dƣợc, sƣ phạm, ngoại ngữ, nghệ thuật, nông – lâm, du lịch, luật; Đại học Đà Nẵng với các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, sƣ phạm, ngoại ngữ; Trƣờng Đại học Quy Nhơn với các lĩnh vực khoa học cơ bản và sƣ phạm; Trƣờng Đại học Nha Trang với các lĩnh vực thủy sản, hàng hải và kỹ thuật tàu biển. 3.2. Định hướng và giải pháp liên kết 428
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 3.2.1. Định hướng liên kết Mục tiêu liên kết đào tạo giữa các trƣờng đại học trong vùng duyên hải miền Trung: + Trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, liên kết nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của từng trƣờng và xã hội để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực; + Liên kết nhằm phát huy lợi thế của từng trƣờng, nhất là các trƣờng trọng điểm, các ngành trọng điểm chất lƣợng cao đã có; phân tầng, phân công trong việc xác định chiến lƣợc phát triển, tránh chồng chéo về ngành nghề đào tạo và nảy sinh sự cạnh tranh không cần thiết nhằm phát huy hiệu quả đầu tƣ; + Liên kết, phân công và phân tầng trong đào tạo nguồn nhân lực trong vùng phải gắn với định hƣớng, lợi thế và ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của vùng. Định hƣớng liên kết: + Các ĐH trọng điểm, phát triển theo định hƣớng nghiên cứu sẽ là nòng cốt cho sự liên kết vùng và tiểu vùng, có trách nhiệm hỗ trợ các ĐH, CĐ trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên, mở các ngành đào tạo mới đặc biệt là đào tạo sau ĐH. Không nhất thiết ở các ĐH theo định hƣớng đào tạo nghề nghiệp cho số đông phải mở đào tạo sau ĐH. Ở một số nƣớc tiên tiến sự phân tầng, phân công này thể hiện rất rõ, những trƣờng ĐH cộng đồng không đào tạo sau ĐH mà nhiệm vụ này tập trung ở các ĐH trọng điểm, phát triển theo định hƣớng nghiên cứu. + Các ĐH có chiến lƣợc phát triển ngành nghề đào tạo gắn với định hƣớng và ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và tiểu vùng. + Đa dạng hóa trong liên kết đào tạo, kết hợp liên kết nội vùng với liên kết ngoại vùng, đặc biệt là liên kết đào tạo quốc tế + Cần xây dựng cam kết và cơ chế phối hợp hoạt động liên kết hợp tác đào tạo giữa các đơn vị đào tạo, nhất là giữa các ĐH trọng điểm để tiến đến sự thống nhất tƣơng đổi vì sự phát triển chung, có lợi cho tất cả các ĐH trong vùng. 3.2.2. Giải pháp liên kết a) Liên kết nguồn lực để xây dựng các trƣờng, mở ngành đào tạo mới. Trên cơ sở tiềm năng sẵn có, quá trình phát triển đã bộc lộ khá rõ đặc thù của các địa phƣơng. Có thể thấy Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Khánh Hòa đã thể hiện xu hƣớng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ ràng theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, lâm, thủy sản. Bình Định và Phú Yên là hai tỉnh có tốc độ tăng trƣởng cao nhất về giá trị sản xuất nông, lâm – thủy sản (lần lƣợt là 8,27%/ năm và 5,3%/ Năm). Đà Nẵng và Khánh Hòa là hai thành phố có giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt cao nhất với tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản vào cơ cấu GDP của ngành nông – lâm – thủy sản từ 55% - 65% (trong khi đó con số này ở những địa phƣơng còn lại trong vùng chỉ ở mức 22 – 33%). Hiện nay, 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung có 17 ĐH và trƣờng ĐH (nếu kể các trƣờng ĐH thành viên và khoa trực thuộc trong Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng là 32 cơ sở đào tạo ĐH) và 34 trƣờng CĐ (kể cả 2 trƣờng CĐ là thành viên của Đại học Đà Nẵng). Với số lƣợng các trƣờng Đh, CĐ trong vùng thì không những cung cấp đủ số lƣợng nguồn nhân lực cân đối trong 7 tỉnh thành phố duyên hải miền Trung mà còn cho khu vực Tây Nguyên và phía Nam. Tuy nhiên, xu hƣớng phát triển nhanh chóng của kinh tế tri thức, các ngành công nghệ cao và dịch vụ mới tại các khu kinh tế mở, khu 429
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG công nghiệp, kinh tế biển.. đã gia tăng nhu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực mà hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc. Dựa trên đặc thù địa phƣơng, kết hợp với thế mạnh hiện có của các cơ sở đào tạo ĐH trong vùng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành chủ quản và địa phƣơng đã xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong đó có quy hoạch mạng lƣới các trƣờng ĐH, CĐ đến năm 2020. Cần kết hợp các quy định này nhằm phát huy thế mạnh của từng cơ sở đào tạo hiện có, tránh chồng chéo gây lãng phí nguồn lực xã hội và hiệu quả đầu tƣ thấp. Xuất phát từ những phân tích trên đây, hệ thống các cơ sở đào tạo mới sẽ thành lập để đào tạo các ngành ƣu tiên tại các địa phƣơng nhƣ sau: + Thừa Thiên Huế: khoa học cơ bản, y dƣợc, âm nhạc và mỹ thuật, luật, nông lâm, sƣ phạm, ngoại ngữ, du lịch, khoa học xã hội nhân văn, kỹ thuật. + Đà Nẵng: kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, kiến trúc, sƣ phạm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và truyền thông. + Quảng Nam: tài nguyên và môi trƣờng (biến đổi khí hậu, năng lƣợng, tài nguyên…), văn hóa, du lịch. + Quảng Ngãi: công nghệ (lọc hóa dầu và chế biến dầu khí). + Bình Định: khoa học cơ bản và sự phạm, giao thông vận tải. + Phú Yên: kiến trúc – xây dựng. + Khánh Hòa: thủy sản, hàng hải, kỹ thuật tàu thủy, biến đổi khí hậu, hải dƣơng học, kinh tế biển. b) Liên kết nhằm phát huy thế mạnh của các ngành đào tạo ở các cơ sở đào tạo ĐH hiện có. Liên kết khả thi và hiệu quả nhất là liên kết đào tạo sau ĐH, đào tạo theo nhu cầu của các địa phƣơng thông qua thỏa thuận liên kết và đặt các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ĐH vùng, ĐH chuyên ngành trọng điểm ở địa phƣơng. Các trƣờng ĐH, CĐ địa phƣơng mới thành lập, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên mở rộng liên kết với các ĐH lớn để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ (chính quy hoặc giáo dục thƣờng xuyên). Trong đào tạo chính quy với hình thức liên kết này, cần kết hợp đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng với đào tạo, nâng cao năng lực cho giảng viên các trƣờng mới thành lập. Các trƣờng có thể bàn bạc để tiến đến thỏa thuận trong việc phân định tƣơng đối về địa bàn đào tạo. c) Phát triển mạnh các chƣơng trình tiên tiến, các chƣơng trình liên kết với nƣớc ngoài để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ đào tạo mới. Phát huy hơn nữa tác dụng của các chƣơng trình tiên tiến trong việc mời giảng viên, nhập khẩu chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp và quy trình đào tạo của các ĐH đẳng cấp thế giới nhằm hiện đại hóa năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo lớn. Các ngành và chƣơng trình tiên tiến đƣợc lựa chọn dựa vào thế mạnh của các trƣờng trong vùng. Đối với các ngành mà vùng có nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao và có triển vọng phát triển lâu dài nhƣ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, hàng hải, công nghiệp đóng tàu, công 430
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) nghiệp hóa dầu và dịch vụ du lịch… cần sớm hợp tác, liên kết với cá ĐH, tập đoàn có truyền thống và uy tín trong lĩnh vực tƣơng ứng để đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Về phƣơng thức, trừ các chƣơng trình tiên tiến, các hình thức đòa tạo liên kết quốc tế khác có thể thực hiện bằng cách mời chuyên gia quốc tế đến giảng bài tại các ĐH trong vùng nếu có đủ số lƣợng để mở khóa đào tạo; hoặc tuyển chọn cán bộ có năng lực gửi đi đào tạo ở nƣớc ngoài. Về nguồn tài chính cho đào tạo liên kết quốc tế, do kinh phí đào tạo khá cao so với mức sống trong vùng nên các địa phƣơng và các đơn vị đào tạo cần tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ trong các dự án đào tạo lớn; tiếp cận và kêu gọi nguồn kinh phí đào tạo từ các nƣớc, các tổ chức phi chính phủ. d) Xây dựng cơ chế hỗ trợ và liên kết đào tạo giữa các trƣờng ĐH 7 tỉnh duyên hải miền Trung. Những liên kết giữa các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ hiện nay cơ bản đƣợc hình thành tự phát theo nhu cầu đơn lẻ của từng trƣờng mà không có sự thỏa thuận theo tính chất vùng và sự điều phối thống nhất. Để phát huy lợi thế của vùng và thế mạnh của các trƣờng, cần sự thỏa thuận giữa các trƣờng ĐH dựa trên cam kết của 7 tỉnh thành và sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để điểu phối sự liên kết trong giai đoạn tới nhằm đạt đƣợc mục tiêu liên kết đã đƣợc lãnh đạo các tỉnh thành thống nhất cam kết thực hiện. Trong điều kiện nguồn lực của các trƣờng ĐH còn khó khăn, cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong nƣớc và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ một số hoạt động đào tạo nhƣ mở các khóa đào tạo ĐH, sau ĐH có sự liên kết với nƣớc ngoài hoặc với các doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách nhƣng các ĐH trong vùng còn khó khăn về đội ngũ và kinh nghiệm đào tạo. 4. Kết luận Một trong những khâu đột phá quan trọng hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển đất nƣớc là đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Nhận thức đã đƣợc làm rõ, nhƣng trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và kiên quyết nên nguồn nhân lực đƣợc đào tạo từ các trƣờng ĐH vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay thì liên kết giữa các cơ sở đào tạo ĐH hiện có trong vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đa dạng nhƣ 7 tỉnh duyên hải miền Trung là một giải pháp mang tính định hƣớng, hiệu quả nhằm phát huy lợi thế vùng và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho công cuộc phát triển kinh tê – xã hội của từng địa phƣơng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 167, 168. [2] Niêm giám thống kê 2013 [3] http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung.html [4] http://vietccr.vn/tin-tuc/kinh-te.html [5] http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung/3588-nang-cao-cht-lng-ngun- nhan-lc-ti-khu-vc-kinh-t-trng-im-min-trung.html 431
nguon tai.lieu . vn