Xem mẫu

  1. 212| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHCN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG TS. Tô Văn Sông Trường Đại học Hải Dương Tóm tắt : Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp cho ngành giáo dục là “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lƣợng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ và hội nhập quốc tế sâu rộng” [1] nhiệm vụ đó đang đặt ra yêu cầu cho mỗi cơ sở đào tạo phải trả lời đƣợc các câu hỏi: Làm thế nào để sản phẩm đào tạo của mình phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng? Làm thế nào để sinh viên, học viên sau khi ra trƣờng có thể thích ứng với sự biến đổi nhanh của khoa học công nghệ? Làm thế nào để nhà trƣờng có các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ? Để trả lời đƣợc các câu hỏi trên bắt buộc các trƣờng đại học phải thay đổi lại tƣ duy đào tạo, từ việc thiết kế chƣơng trình, thay đổi phƣơng pháp dạy và học cho phù hợp đến việc đầu tƣ công nghệ, thiết bị hiện đại, tăng cƣờng công tác NCKH phục vụ cho công tác đào tạo và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó đối với các trƣờng đại học địa phƣơng. Các trƣờng đại học địa phƣơng vốn đã có nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, khó khăn về nguồn đầu tƣ thì việc huy động vốn đầu tƣ cho khoa học công nghệ để giảng viên và ngƣời học theo kịp với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ là một trong những vấn đề nan giải của lãnh đạo các trƣờng. Bài viết này tập trung vào việc đề xuất hƣớng giải quyết những khó khăn trong việc phát triển KHCN phục vụ công tác đào tạo thời kỳ cách mạng số hiện nay của các trƣờng đại học địa phƣơng qua nghiên cứu thực tiễn tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. Từ ó : Khoa học - Công nghệ, Nhà trƣờng, Đào tạo, Trƣờng Đại học Hải Dƣơng, Giải pháp 1. Đặt vấn đề Theo Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, bên cạnh việc định hƣớng giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030 là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trƣởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vƣợt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”[2], Đại hội cũng xác định rõ một trong 3 khâu đột phá phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao; ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ,
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |213 toàn diện, cơ bản về chất lƣợng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh KHCN, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nƣớc phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con ngƣời Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3]. Để thực hiện mục tiêu đó, hiện nay ngành giáo dục nói chung và các trƣờng đại học nói riêng đang từng bƣớc đổi mới, từ chƣơng trình đào tạo đến phƣơng thức quản trị nhà trƣờng theo hƣớng hiện đại, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trƣớc xã hội. Mỗi trƣờng có những bƣớc đi riêng trên cơ sở sáng tạo, khơi dậy các tiềm năng s n có của địa phƣơng, đơn vị để phát triển. Tuy nhiên, xu hƣớng tự chủ đại học hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức cho các trƣờng trong việc phát huy các tiềm năng để tìm ra hƣớng phát triển riêng của mình. Một trong những hƣớng phát triển chung của các trƣờng đại học địa phƣơng là: Phát triển khoa học công nghệ gắn với yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN (KHCN) của các trƣờng, các trung tâm nghiên cứu thuộc trƣờng, trên cơ sở đó, có các giải pháp đầu tƣ, tăng cƣờng tiềm lực, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ giảng viên, đồng thời huy động đƣợc sự đầu tƣ của toàn xã hội cho sự phát triển của KHCN là vấn đề hết sức cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng nghiên cứu và phát triển KHCN tại Trƣờn Đại học Hải Dƣơn Trƣờng Đại học Hải Dƣơng là trƣờng đại học công lập đa cấp, đa ngành, hình thành từ sự phát triển, nâng cấp Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng, Trƣờng đặt dƣới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng. Trƣớc xu thế thay đổi của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, Trƣờng Đại học Hải Dƣơng đang có sự thay đổi cơ bản trong chiến lƣợc đào tạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng lao động và nhu cầu xã hội để tồn tại và phát triển. Bên cạnh những thay đổi về công tác đào tạo, gắn bó chặt chẽ, thực hiện các mối liên hệ đan xen, đa chiều với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp… trên địa bàn tỉnh để cùng thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của tỉnh, linh hoạt trong cách tổ chức, cơ chế phục vụ cộng đồng thì việc phát triển KHCN vừa là giải pháp vừa nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên, ở Trƣờng Đại học Hải Dƣơng, vấn đề này vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ thực sự và tìm ra hƣớng đi hiệu quả. Bài viết tập trung vào những hạn chế cần khắc phục hiện nay, đó là: Thứ nhất, Nhà trƣờng đã thành lập các trung tâm nghiên cứu các lĩnh vực theo các chuyên ngành đào tạo. Mô hình này thành lập nhằm hƣớng tới giao quyền tự chủ cho các trung tâm, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của cán bộ trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Sau khi thành lập, các trung tâm nghiên cứu thuộc nhà trƣờng đƣợc bao cấp một thời gian để chuyển sang phƣơng thức hoạt động mới nhƣ cơ chế hoạt động doanh nghiệp. Chính sự bao cấp này đã tạo ra một sức ỳ lớn trong cán bộ của các trung tâm, cán bộ của các trung tâm phần lớn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà trƣờng, chƣa tự mình tìm ra hƣớng liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất để tự chủ. Mặt khác do thiếu nguồn đầu tƣ nên việc đầu tƣ các trang thiết bị còn thiếu và chƣa đồng bộ chủ yếu trông chờ vào sự bao cấp thiết bị phục vụ nghiên cứu của Nhà trƣờng. Cơ chế chính sách và các văn bản điều chỉnh của nhà trƣờng nhằm tạo môi trƣờng cho các trung tâm nghiên cứu KHCN vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ. Các trung tâm chƣa theo kịp với sự
  3. 214| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thay đổi của thị trƣờng công nghệ, để thƣơng mại hoá các sản phẩm nghiên cứu của mình, mà chủ yếu nghiên cứu phục vụ công tác giảng dạy. Thứ hai, hoạt động nghiên cứu KHCN của giảng viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mặc dù đây là 1 trong 2 nhiệm vụ chính của giảng viên đại học. Việc đánh giá nhiệm vụ NCKH của giảng viên mới chỉ dừng ở việc hoàn thành các đề tài cấp cơ sở, những đề tài này chƣa đƣợc đánh giá một cách khoa học về mặt chất lƣợng và hiệu quả, hoặc đƣợc đánh giá thông qua kết quả bài báo đƣợc đăng tải trên các tạp chí. Thứ ba, số lƣợng các đề tài khoa học nhiều nhƣng chủ yếu nghiên cứu phục vụ cho công tác giảng dạy, giảng viên nghiên cứu để hoàn thành nghĩa vụ: Năm học 2019 – 2020 có 132 đề tài NCKH cấp cơ sở, các đề tài tập trung vào phục vụ công tác giảng dạy; Năm học 2020 – 2021 có 108 đề tài NCKH cấp cơ sở, có 2 đề tài cấp tỉnh, 01 giải ba sáng tạo khoa học - kỹ thuật. Các hoạt động KHCN và chuyển giao công nghệ của Trƣờng đóng góp vào thu nhập bình quân rất thấp, gần nhƣ không có. Thứ tư, Trong việc tổ chức lựa chọn chiến lƣợc KHCN, xây dựng chính sách KHCN, xây dựng cơ chế tổ chức mới chỉ chú trọng đến thiết bị kỹ thuật, nguồn lực mà chƣa thực sự quan tâm đến tổ chức quản lý. Dẫn đến còn nhiều vƣớng mắc trong việc triển khai và thực hiện các công trình khoa học. Thứ năm, Nhà trƣờng đã triển khai thực hiện việc liên kết và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp nhƣ nhƣ Tập đoàn An Phát Holdings, ký kết hợp tác với Tổ chức Good People International của Hàn Quốc, Trƣờng Đại học Kookji (Hàn Quốc), Công ty cổ phần kinh doanh Kiyokawa… nhằm từng bƣớc thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực. Song nội dung hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ của Nhà trƣờng vẫn đang ở những bƣớc đi đầu tiên, chƣa có nhiều thành tựu, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, phát triển. 2.2. Đề xuất một số giải p p để phát triển KHCN 2.2.1. Xây dựng l i cơ chế chính sách đ phát tri n KHCN Trƣờng Đại học Hải Dƣơng cần xây dựng lại cơ chế chính sách đối với công tác NCKH, thực hiện nghiêm túc Luật khoa học công nghệ 2018, Nghị định 54/2016/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập. Hiện nay, các trung tâm vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ, lúng túng trong việc tự hạch toán. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nguồn chi cho công tác NCKH chƣa sử dụng hết, cần xem xét, chỉnh sửa bổ sung các khoản chi cho công tác NCKH, xem xét kinh phí hỗ trợ cho các đề tài khoa học có giá trị. Khi công tác NCKH đƣợc quan tâm, khi quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đƣợc đề cao, khi điều kiện làm việc, điều kiện thu nhập tốt hơn, cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên sẽ sáng tạo và cống hiến nhiều hơn, làm ra nhiều sản phẩm khoa học có giá trị đóng góp cho sự phát triển của nhà trƣờng, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu tự chủ đại học. 2.2.2. Tă c ng sự liên kết Nhà ng và doanh nghi p trong xây dựng c ơ trình đà t o và phát tri n KHCN Thời điểm năm 2020, Hải Dƣơng có trên 11 khu công nghiệp và theo quy hoạch phát triển các KCN, tỉnh Hải Dƣơng có 21 KCN với tổng diện tích hơn 3.684 ha, tập trung tại TP Hải Dƣơng, thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Kim Thành, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà... Giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Hải Dƣơng phấn đấu lập quy hoạch và kêu gọi đầu tƣ hạ tầng từ 3 - 5
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |215 khu công nghiệp, 10 đến 15 cụm công nghiệp mới với diện tích khoảng 2000 ha [4]. Trƣớc xu thế phát triển nhanh của KHCN và yêu cầu của hội nhập, các doanh nghiệp (DN) đang phải đẩy nhanh tiến độ đổi mới công nghệ nhƣ: công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, công nghệ điều hành, tìm ra các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm. Đổi mới công nghệ gắn với nó là vấn đề nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, một giải pháp quan trọng là gắn kết các trƣờng đại học với các cơ sở nghiên cứu KHCN trên địa bàn với các DN vào đời sống, sản xuất kinh doanh. Để thực hiện giải pháp này cần có sự phối hợp từ cả hai phía Nhà trƣờng và DN. Cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo giữa 2 bên về các vấn đề liên quan tới đào tạo và KHCN. Các trƣờng cần chủ động tìm đến các DN để phát hiện các nhu cầu của DN, đi vào giải quyết những vấn đề KHCN đáp ứng nhu cầu đó. Doanh nghiệp cần hiểu rõ yêu cầu của mình đối với lao động để tham gia thiết kế chƣơng trình với Nhà trƣờng. Doanh nghiệp cung cấp thông tin để Nhà trƣờng nắm đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cũng nhƣ của doanh nghiệp để rà soát và điều chỉnh chƣơng trình đào tạo. Doanh nghiệp cần tham gia đánh giá chƣơng trƣơng trình đào tạo của Nhà trƣờng và có ý kiến phản biện về chƣơng trình đào tạo để Nhà trƣờng điều chỉnh cho phù hợp. Hoạt động đào tạo của Nhà trƣờng phải luôn hƣớng tới nhu cầu doanh nghiệp. Nhà trƣờng phải cam kết đảm bảo cung cấp nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp hợp tác với Nhà trƣờng cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp, là cơ sở cho mối liên kết này vừa có tính tất yếu, vừa có tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp. Nhà trƣờng có thể thực hiện liên kết về tài chính và cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia giảng dạy để cung cấp thêm kiến thức thực tiễn cho sinh viên. Không chỉ liên kết trong đào tạo, mà quan trọng hơn là phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ. Thực tế doanh nghiệp rất cần có những thay đổi trong quản lý cũng nhƣ công nghệ mới, nhƣng chƣa tìm đƣợc các đối tác để thực hiện, việc liên kết sẽ góp phần giải quyết đƣợc khó khăn này. Giải pháp này vừa giúp nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên trong nhà trƣờng vừa đẩy mạnh sản xuất doanh nghiệp theo hƣớng cải tiến theo nhu cầu. Hiện nay khi nguồn nhân lực trí tuệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì việc triển khai và kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trƣờng và DN về NCKH là một xu thế, một giải pháp tích cực của nền giáo dục năng động, sáng tạo. DN sẽ sớm tiếp nhận những thông tin về KHCN và có thể đặt hàng các đề tài NCKH có chất lƣợng và thiết thực từ nhà trƣờng nhằm cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm của DN. Tiềm lực của các trƣờng đại học là có một đội ngũ trí thức đƣợc đào tạo một cách bài bản, có đủ năng lực để tiếp nhận chuyển giao những công nghệ mới tiên tiến, từ đó triển khai áp dụng, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Việc liên kết này, có lợi cho cả hai phía: DN đƣợc lợi về mặt tiết kiệm thời gian và tận dụng đƣợc nguồn lực bên ngoài, còn nhà trƣờng đƣợc nhanh chóng tiếp cận các công nghệ mới dựa vào nguồn lực từ DN để điều chỉnh nội dung giảng dạy của mình. 2.2.3. Tă c ng mối quan h mật thiết giữa Nhà ng với các Sở, ban ngành trong tỉnh Thông qua các mối quan hệ này, Nhà trƣờng phát huy những lợi thế của mình trong việc thực hiện các nhu cầu của tỉnh. Đặc biệt cần tạo mối quan hệ mật thiết với Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh để thực hiện nghiên cứu chính sách đẩy nhanh quá trình đổi mới khoa học công nghệ theo yêu cầu của tỉnh (căn cứ vào mục tiêu phát triển đã đƣợc Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 thông qua). Bên cạnh đó việc tăng cƣờng mối quan hệ này là cơ sở để Nhà trƣờng có thể liên kết NCKH với các đơn vị khác trên địa bàn và khu vực. Tăng cƣờng
  5. 216| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phối hợp với các Sở, Ban, Ngành để tổ chức các buổi Hội thảo khoa học, các lớp đào tạo phục vụ cho yêu cầu phát triển nguồn nhân lực theo các lĩnh vực. 2.2.4. Tă c ng đ u cho công tác đà t o, nâng cao trình đ của gi ng viên, nghiên c u viên. Để phát triển KHCN cần phải có một đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên có đủ năng lực trình độ. Nhà trƣờng cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KHCN, mạnh dạn đƣa cán bộ giỏi ra nƣớc ngoài học tập, tìm hiểu công nghệ, chuyển giao về trƣờng, có chính sách thu hút chuyên gia nƣớc ngoài, đặc biệt là ngƣời Việt Nam định cƣ tại nƣớc ngoài tham gia các hoạt động phát triển KHCN của trƣờng và tham gia thành viên Hội đồng khoa học đào tạo của Trƣờng. Cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên phải là những cán bộ tâm huyết, đam mê trong NCKH, tƣ duy năng động để có thể tƣ vấn, hiến kế cho các cấp lãnh đạo trung tâm nghiên cứu của mình có những quyết định nhanh chóng, đúng đắn và kịp thời nhằm tháo gỡ những vƣớng mắc, rào cản để KHCN trở thành động lực phát triển của Nhà trƣờng, của địa phƣơng. 2.2.5. Tă c ng đ u cho công tác NCKH của sinh viên Khi Nhà trƣờng thúc đẩy đƣợc NCKH trong sinh viên, sinh viên sau khi ra trƣờng sẽ là những nhà khoa học đi đầu trong phát triển KHCN ở các đơn vị và địa phƣơng, đây cũng chính là cầu nối giữa Nhà trƣờng với các doanh nghiệp, đơn vị trong tƣơng lai. Nhà trƣờng cần lựa chọn các cán bộ, giảng viên đầu ngành, thành lập các nhóm nghiên cứu theo các chuyên ngành hẹp để hƣớng dẫn sinh viên NCKH, hƣớng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh. Ƣu tiên xét duyệt đề tài cấp cơ sở cho các ngành có thành lập nhóm nghiên cứu, có chế tài thƣởng phạt cho các nhóm thực hiện đề tài, khuyến khích các nhóm nghiên cứu tham gia Hội thảo khoa học… 3. KẾT LUẬN Trên đây là một số đề xuất để phát triển KHCN của các trƣờng đại học địa phƣơng qua việc nghiên cứu thực trạng công tác NCKH và chuyển giao công nghệ tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. Bài viết nhằm đề xuất trao đổi với các nhà quản lý, các nhà khoa học và lãnh đạo các trƣờng với mục đích tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và chính sách, đi đôi với việc thực hiện các giải pháp nhằm khuyến khích và tạo động lực cho đội ngũ cán bộ KHCN phấn đấu vƣơn lên giải đáp tốt nhất những yêu cầu bức thiết, mới mẽ của cuộc sống đặt ra, làm cho khoa học thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của Nhà trƣờng với mục tiêu tìm ra hƣớng đi mới cho các trƣờng đại học địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn iện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 127-128. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn iện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 115, 219 - 221. [3]. Tỉnh ủy Hải Dƣơng (2020), Văn iện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương ần thứ XVII, tr.68. [4]. Nguyễn Thị Anh Thƣ (2000), Đ i m i chính sách sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu-phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.
nguon tai.lieu . vn