Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HỖ TRỢ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC DƢỚI GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRỒNG DƢỢC LIỆU KHU VỰC PHÍA BẮC SOME MEASURES TO STRENGTHEN SUPPORT OF STATE AUTHORITIES IN PERSPECTIVE OF ENTERPRISES - RESEARCH ON SOME PHARMACEUTICAL COMPANIES IN NORTHERN REGION ThS. Lê Quang Đức Công đoàn Y tế Việt Nam lequangduc66@gmai.com TÓM TẮT Bài viết này được thực hiện nhằm xác định một số nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động của các doanh nghiệp dược và đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp này. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp này được thu thập và xác định thông qua quá trình phỏng vấn các doanh nghiệp. Số liệu thu được sẽ tổng hợp và phân tích dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0. Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các doanh nghiệp này: Nhóm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nhóm yếu tố dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại và nhóm yếu tố dịch vụ hỗ trợ thị trường và công nghệ thông tin. Từ khóa: Dược, doanh nghiệp dược, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước ABSTRACT This article was conducted to determine some key factors affecting the operation of the pharmaceutical companies and to propose a number of recommendations to strengthen the support of the state authorities to these enterprises. Factors affecting the operation and development of these enterprises were collected and identified through the process of interviewing businesses. The data collected will be aggregated and analyzed with the support of SPSS 20.0 software. There are three main factors affecting the operation of these enterprises: inputs of the production process, factors of services supporting trade promotion and factors of services supporting market and information technology. Keywords: Drug, pharmaceutical enterprises, support of state authorities 1. Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng của khí hậu, thổ nhƣỡng nên các loại cây con có thể làm thuốc đƣợc phân bố rộng khắp trên cả nƣớc. Vùng phân bố chịu nhiều ảnh hƣởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trƣởng phát triển của các loài cây thuốc. Tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu vực miền núi phía Bắc; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, ...; các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang; ...). Trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc. Trong đó có nhiều loài dƣợc liệu quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế. Những loại cây thuốc quý này cũng tạo ra thu nhập lớn cho ngƣời trồng ở các địa phƣơng nhƣ Lào Cai, Hƣng Yên, Thái Bình, Bắc Giang…. Thu nhập hàng năm của ngƣời dân từ trồng cây thuốc này ƣớc đạt khoảng 105 triệu/năm/hộ dân (Bộ Y tế). Mặc dù điều kiện tự nhiên ƣu đãi cho việc phát triển nguồn dƣợc liệu, nhƣng đến nay, nguồn dƣợc liệu của nƣớc ta vẫn phụ thuộc vào nguồn dƣợc liệu ở nƣớc ngoài với khoảng hơn 80% nhu cầu cần thiết để sản xuất thuốc là nhập khẩu từ Trung quốc và một số nƣớc khác (Cục Y Dƣợc cổ truyền - Bộ Y tế, 2013). Doanh nghiệp dƣợc, cụ thể là doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng dƣợc liệu có vai trò quan trọng trong việc khai thác tiềm năng của nƣớc ta để phát triển nguồn dƣợc liệu đáp ứng đƣợc nhu cầu trong 497
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nƣớc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp chƣa thực sự khai thác hết đƣợc những lợi thế trong quá trình trồng và phát triển nguồn dƣợc liệu. việc phát huy hết những lợi thế của nƣớc ta. Bài viết này đƣợc thực hiện nhằm xác định một số nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến trồng và phát triển dƣợc liệu dƣới góc nhìn của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đƣa ra một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các doanh nghiệp trong quá trình vận hành của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về mặt lý luận, đã có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện về ngành dƣợc, những chính sách phát triển ngành dƣợc, vai trò của chính phủ trong chế biến dƣợc liệu, công nghệ sinh học nhƣ nghiên cứu của Edward.B.Barbier (1996), Micheal (1994) hay nghiên cứu của Han Joong Kima và cộng sự (2004)… Trong nghiên cứu này, các tác giả phân tích thực trạng phát triển của ngành công nghiệp dƣợc phẩm ở các quốc gia đang phát triển, chỉ ra những lợi ích đạt đƣợc nếu phát triển nguồn dƣợc phẩm tự nhiên (Edward 1996), phân tích những chính sách về dƣợc phẩm đã áp dụng ở Bangladesh – những thất bại và thành công của chính sách này (Micheal 1994), chính sách ở Hàn Quốc (Han Joong Kima và cộng sự 2004) để từ đó đƣa ra những khuyến nghị cho các nƣớc đang phát triển về những chính sách liên quan đến ngành công nghiệp dƣợc này. Việc nghiên cứu về phát triển nguồn dƣợc liệu ở nƣớc ta là rất hạn chế, một số nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, nhƣng những nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng nguồn dƣợc liệu trên cả nƣớc thể hiện qua các báo cáo tổng kết hàng năm của các địa phƣơng và của Bộ Y tế. Một số nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về phát triển riêng lẻ từng loại cây thuốc và chiến lƣợc phát triển loại cây thuốc cũng nhƣ tìm kiếm thị trƣờng cho các loại cây thuốc đó nhƣ nghiên cứu của Phạm Hồng Hải (2013), David.L.Martin (2000), Võ Hồng Thi và cộng sự (2012). Cùng với đó là một số nghiên cứu về vai trò của nhà nƣớc với các lĩnh vực khác nhau nhƣ vai trò của nhà nƣớc với tăng trƣởng kinh tế Vũ Hải Nam (2014), vai trò của nhà nƣớc trong quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp Đặng Xuân Phong (2012)… 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu đƣợc thu thập qua quá trình phỏng vấn 65 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực trồng dƣợc liệu tại một số tỉnh phía Bắc nhƣ Hà Nội, Hà Giang, Bắc Giang, Hƣng Yên, Lào Cai bằng việc sử dụng bảng câu hỏi đã đƣơc chuẩn hóa. 3.2. Phương pháp phân tích 3.2.1. Phương pháp phân tích nhân tố Phân tích nhân tố đƣợc sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học. Nó đƣợc biểu diễn nhƣ là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lƣợng biến thiên của một biến đƣợc giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích. Biến thiên chung của các biến đƣợc mô tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với một nhân tố đặc trƣng cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộ lộ rõ ràng. Nếu các biến đƣợc chuẩn hóa thì mô hình nhân tố đƣợc thể hiện bằng phƣơng trình: X i  Ai1 F1  Ai 2 F2  Aii 3 F3  ...  Aimì Fm  ViU i Trong đó: X i : Biến thứ i chuẩn hóa 498
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Aij : Hệ số hồi qui bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F: Các nhân tố chung Vi : Hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trƣng i đối với biến i U i : Nhân tố đặc trƣng của biến i m: Số nhân tố chung Các nhân tố đặc trƣng có tƣơng quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể đƣợc diễn tả nhƣ những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát: Fi  W i1 X 1  Wi 2 F2  Wi 3 F3  ...  Wik Fk Trong đó: Fi : Ƣớc lƣợng trị số của nhân tố thứ i Wi : Quyền số hay trọng số nhân tố k: Số biến Chúng ta có thể chọn các quyển số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích đƣợc phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó, ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích đƣợc phần lớn biến thiên còn lại, và không có tƣơng quan với nhân tố thứ nhất. Nguyên tắc này đƣợc áp dụng nhƣ vậy để tiếp tục chọn các quyền số cho các nhân tố tiếp theo. Do vậy, các nhân tố đƣợc ƣớc lƣợng sao cho các quyền số của chúng, không giống nhƣ các giá trị của các biến gốc, là không có tƣơng quan với nhau. Hơn nữa, nhân tố thứ nhất giải thích đƣợc nhiều nhất biến thiên của dữ liệu, nhân tố thứ hai giải thích đƣợc nhiều thứ nhì… Trong nghiên cứu này tác giả dự định sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ cho quá trình phân tích các dữ liệu. 3.2.2. Diễn dịch kết quả: Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển các doanh nghiệp dƣợc trong lĩnh vực trồng dƣợc liệu, đây là căn cứ để đề xuất một số kiên nghị chủ yếu nhằm đạt đƣợc mục tiêu: Phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng dƣợc liệu đáp ứng nhu cầu dƣợc liệu trong nƣớc và xuất khẩu bằng việc sử dụng tốt hơn những lợi thế nguồn dƣợc liệu của nƣớc ta. 4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng dƣợc liệu Nhằm đo lƣờng mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển của các doanh nghiệp trồng dƣợc liệu trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp đó, tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố và quy ƣớc các biến từ N1 đến N7 nhƣ sau: N1: Dịch vụ cung cấp thông tin thị trƣờng và tìm kiếm đối tác N2: Dịch vụ công nghệ và dịch vụ khác liên quan đến công nghệ N3: Dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại và triển lãm thƣơng mại N4: Cơ sở hạ tầng N5: Lao động N6: Chất lƣợng đất đai 499
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG N7: Tính sẵn có của vùng nguyên liệu Để xác định các biến có tƣơng quan nhƣ thế nào, sử dụng kiểm định Bartlett để kiểm định cặp giả thuyết: Ho: Các biến không có tƣơng quan H1: Các biến có tƣơng quan Kết quả kiểm định Bartlett nhƣ sau: Bảng 1. Kết quả kiểm định Bartlett (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS20.0 từ số liệu điều tra) Từ kiểm định trên bằng sự trợ giúp của phần mềm SPSS, trị số của KMO=0,643. Với mức ý nghĩa 10%, giả thuyết H0 bị bác bỏ, phân tích nhân tố là phù hợp. Theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1, có ba nhân tố đƣợc rút ra. Nhân tố 1 có mối tƣơng quan cao với 4 biến: N4 (Cơ sở hạ tầng); N5 (Lao động) ; N6 (Chất lƣợng đất đai) và N7 (Tính sẵn có của vùng nguyên liệu) và có thể đặt tên cho nhóm nhân tố này là: ― Nhóm yếu tố đầu vào cho quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trồng dƣợc liệu‖. Nhân tố 2 liên quan chặt chẽ với N1 (Dịch vụ cung cấp thông tin thị trƣờng và tìm kiếm đối tác) và N2 (Dịch vụ công nghệ và dịch vụ khác liên quan đến công nghệ), với nhóm yếu tố này có thể đặt tên cho nhóm là: ―Nhóm dịch vụ hỗ trợ về thị trƣờng, công nghệ thông tin và dịch vụ khác‖. Nhân tố 3 liên quan đến N3 (dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại và triển lãm thƣơng mại). Cụ thể ƣớc lƣợng điểm nhân tố F1, F2 và F3 nhƣ sau: F1 = 0.798N4 + 0.647N5 + 0.826N6 + 0.793N7 F2= 0.958N1 + 0.965N2 F3= 0.891N3 Kết quả phân tích cho thấy, quá trình phát triển của các doanh nghiệp trồng dƣợc liệu chịu tác động của khá nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố quan sát đƣợc và yếu tố chƣa quan sát đƣợc. Yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển của các doanh nghiệp này gồm ba nhân tố: Thứ nhất là ―Nhóm yếu tố đầu vào cho quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trồng dƣợc liệu‖- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, vị trí thuận lợi doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm đối tác cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đầu vào thuận lợi, chất lƣợng đất trồng dƣợc liệu tốt, lao động có tay nghề cao quá trình chăm sóc, trồng và chế biến dƣợc liệu đƣợc thực hiện tốt hơn, thuận lợi hơn,… giúp hạn chế những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, giảm chi phí cho doanh nghiệp… Thứ hai là ―Nhóm dịch vụ hỗ trợ về thị trƣờng, công nghệ thông tin và dịch vụ khác‖- Đối tác kinh doanh là yếu tố không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp. Từ đó góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thành công, hạn chế rủi ro,… Quá trình hội nhập kinh tế, đối tác của mỗi doanh nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn có các đối tác khác đến từ các quốc gia trong khu vực và châu lục. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trƣờng tốt, sẽ là động lực, là nhân tố có vai trò quan trong, là điểm sáng giúp các doanh nghiệp có 500
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) thể vƣơn tầm ra ngoài lãnh thổ của nƣớc ta. Ở đâu dịch vụ hỗ trợ đó phát triển, ở đó có lợi thế cạnh tranh. Và thứ ba là nhóm ―dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại và triển lãm thƣơng mại‖- Xúc tiến thƣơng mại và triển lãm thƣơng mại giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng mới, đối tác mới. Đây cũng là một trong những kênh hữu hiệu giúp quảng bá hình ảnh của địa phƣơng tới các đối tác. Bảng 2. Ma trận hệ số nhân tố ( Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 từ số liệu điều tra) 5. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hỗ trợ các doanh nghiệp dƣợc từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc 5.1. Nâng cao lượng nguồn lao động * Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao chất lƣợng lao động tại các địa phƣơng nơi có các doanh nghiệp trong lĩnh vực dƣợc liệu hoạt động và cả những địa phƣơng có tiềm năng phát triển dƣợc liệu * Nội dung của giải pháp: + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo + Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực + Cần có chính sách phát triển và thu hút nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao từ nơi khác đến để chủ động đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ cho lĩnh vực đặc thù nhƣ dƣợc liệu. 5.2. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng * Mục tiêu giải pháp: Giải quyết bài toán: ―Nâng cao chất lƣợng hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả đƣờng giao thông, hệ thống tƣới tiêu,... * Nội dung của giải pháp: Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại… Đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. Thị trƣờng ngày càng kén chọn sản phẩm về cả chất lƣợng và giá thành, vì vậy sức ép với các doanh nghiệp là lớn. Chất lƣợng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là một giải pháp cho việc giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. 5.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại *Mục tiêu của giải pháp: Quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp, sản phẩm của các doanh nghiệp tới các đơn vị, khách hàng trong và ngoài nƣớc. 501
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG *Nội dung của giải pháp: + Tổ chức các chƣơng trình giao lƣu, tọa đàm, ... với các tỉnh bạn, với các tổ chức về doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. + Xây dựng những thƣớc phim, đoạn quảng cáo ngắn về các sản phẩm là lợi thế của địa phƣơng do các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất. Có thể tận dụng quảng cáo trong hội chợ thƣơng mại, trong các chƣơng trình công tác, trên truyền hình là một ƣu thế. 5.4. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động chế biến cần gắn kết với một vùng nguyên liệu ổn định để đảm bảo đầu vào cho doanh nghiệp. Nhà quản lý cần có biện pháp, kế hoạch cụ thể nhằm định hƣớng và xây dựng nguồn đầu vào lâu dài cho doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Edward & ctv, (1996), Capturing the Pharmaceutical Value of Biodiversity in a Developing Country, Environmental and resorce Economics. [2] Han Joong Kima & ctv, (2004), Lessons from Korea‘s pharmaceutical policy reform: the separation of medical institutions and pharmacies for outpatient care, Health Policy 68. [3] Micheal Kremer, (2002), Pharmaceutical and the developing world, the Journal of economic perspectives, Vol 16, No 4, Pp 67-90 [4] Michael R Reich, (1994), Bangladesh pharmaceutical policy and politics, Health Policy and Planning, Oxford University [5] Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc [6] Susanne(2000)The contrasting roles of government in the development of biotechnology industry in the US and Germany, Research Policy, Pp 205-223. [7] Bộ y tế, Phát triển nguồn dƣợc liệu và sản phẩm thuốc quốc gia, Kỷ yếu hội thảo khoa học [8] Phạm Hồng Hải, (2011), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ ngƣời Dao về khía cạnh văn hoá – xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, luận án tiến sĩ [9] Trần Công Kỷ, (2005), Một số giải pháp chiến lƣợc nhằm phát triển ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam đến năm 2010, luận án tiến sĩ [10] Nguyễn Bá Hoạt, (2008), Nghiên cứu phát triển một số cây thuốc tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện vùng cao Sa Pa- Lào Cai, luận án tiến sĩ [11] Đề án ―Quy hoạch tổng thể phát triển dƣợc liệu Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‖ [12] Phạm Văn Ý, (2005), Nghiên cứu chọn lọc và xây dựng quy trình sản xuất giống đƣơng quy di thực ở miền bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ 502
nguon tai.lieu . vn