Xem mẫu

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI TẠI TỈNH THANH HÓA Lê Anh Tài Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa Tóm tắt Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường và trong dạy - học - kiểm tra - đánh giá, trong nghiên cứu khoa học là điều cốt yếu cần phải được thực hiện. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trên thế giới mà ngay cả trong nước, trước yêu cầu của thực tiễn ngày càng cao và chính các lợi ích mà các giải pháp công nghệ thông tin đem lại đã cho thấy lý do cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường đại học nói chung và Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Bài viết giới thiệu một số kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo ở Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Phân hiệu. Từ khóa: Phân hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa; Quản lý đào tạo; Ứng dụng công nghệ thông tin. Abstract Some solutions to enhance the efficiency of information technology application in training management at the Ha Noi University of Natural Resources and Environment in Thanh Hoa Campus In scientific research is the essential thing that needs to be done. In the context of the 4.0 revolution that is taking place strongly not only in the world but also in the country, in the face of increasing practical requirements and the benefits that IT solutions bring, it shows the reason why it is necessary. accelerate the application of IT in universities in general and the Hanoi University of Natural Resources and Environment in Thanh Hoa Campus in particular. The article introduces some achieved results and limitations in the application of IT in training management at the Hanoi University of Natural Resources and Environment in Thanh Hoa Campus, thereby proposing proposed some solutions to further promote the application of IT at the Campus. Keywords: Ha Noi University of Natural Resources and Environment in Thanh Hoa Campus; Training management; Information technology applications 1. Đặt vấn đề Trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ gắn liền với việc ứng dụng các thành tựu như: Kết nối vạn vật, thực tế ảo, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,… công tác quản lý đào tạo (QLĐT) tại các cơ sở đào tạo Đại trở nên toàn diện, khoa học, minh bạch hơn. Việc ứng dụng tiến bộ mới về CNTT vào hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo tại các trường đại học cho phép bao quát được toàn bộ hoạt động của trường một cách kịp thời, chính xác; Giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm bắt đầy đủ, chi tiết, chính xác mọi thông tin cần thiết trong bất kỳ thời điểm nào với đối tượng được quản lý; Tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực, đồng thời giảm thiểu những phiền hà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 125 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  2. Tại Quyết định số 189/QĐ - BGDĐT ngày 16/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Phân hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung. Phân hiệu thuộc sự quản lý của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ của Phân hiệu là đào tạo cán bộ trình độ đại học và cao hơn, phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thực hiện các dịch vụ liên kết đào tạo, bồi dưỡng,… quản lý người học. Ngay từ khi thành lập, Phân hiệu đã được trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo các ngành nghề mà Nhà trường được phép đào tạo với thế mạnh về các ngành thuộc lĩnh vực Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, có sứ mạng góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và năng lực tác nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế. Đến nay, sau gần 04 năm đi vào hoạt động, Phân hiệu đã có nhiều sự chuyển biến trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành và tổ chức quá trình đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tác quản trị Nhà trường và quản lý đào tạo trên nền tảng CNTT còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, để đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT phục vụ công tác QLĐT của Phân hiệu cần phải có những giải pháp được xây dựng đồng bộ, tập trung và hiệu quả hơn mới đáp ứng yêu cầu đặt ra. 2. Thực trạng công tác ứng dụng CNTT trong QLĐT tại Phân hiệu Thanh Hóa 2.1. Kết quả đạt được Để đánh giá được thực trạng ứng dụng CNTT trong QLĐT tại Phân hiệu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, người lao động và sinh viên của Phân hiệu ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành, giảng dạy và học tập trong thời gian qua. Kết quả khảo sát được thể hiện ở những mặt sau: 2.1.1. Quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, hoạt động dạy học, quản lý việc kiểm tra, đánh giá, hoạt động khoa học công nghệ và chuyển giao Đa số công tác về QLĐT được đánh giá ở mức khá, phù hợp, cần thiết. Phân hiệu đã tổ chức thực hiện tốt các nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường và của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đã tổ chức thực hiện phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm tuyển sinh trong công tác quản lý. Thực hiện giảng dạy online trên các phần mềm giảng dạy trực tuyến và tổ chức thi trực tuyến bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã có nhiều khởi sắc. Đã có nhiều đề tài các cấp, bài báo được tổ chức thực hiện, nghiệm thu và quản lý bài bản đúng theo quy định. Công tác quản lý sinh viên bước đầu đã được thực hiện trên các phần mềm quản lý đảm bảo yêu cầu và đúng quy định của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục luôn duy trì và được thực hiện bài bản. 2.1.2. Quản lý đội ngũ viên chức và người lao động Đội ngũ giảng viên là chủ thể, nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, dịch vụ sự phát triển của Nhà trường. Tổng số giảng viên của Phân hiệu có 60 người, chia ra như sau [1]: TT Chỉ số Thời điểm tháng 6/2021   Giảng viên cơ hữu 60 Học hàm   1 Giáo sư 0 2 Phó giáo sư 01 126 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  3. TT Chỉ số Thời điểm tháng 6/2021 Học vị   1 Tiến sĩ (bao gồm GS, PGS) 04 2 Nghiên cứu sinh 03 3 Thạc sĩ 51 4 Khác 02  Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, rèn luyện và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục Từ khi được thành lập đến nay, Phân hiệu luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hàng năm giảng viên được tham gia các lớp tập huấn về công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, tập huấn về đổi mới chương trình giảng dạy các môn lý luận chính trị, tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học,… Những kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Phân hiệu. Đội ngũ viên chức và người lao động trong Phân hiệu được bố trí, sắp xếp tương đối hợp lý đáp ứng được các nhiệm vụ đề ra. Công tác quản lý hồ sơ cán bộ được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, từng bước số hóa dữ liệu hồ sơ nhằm đảm bảo công tác khai thác dữ liệu và lưu trữ thông tin 2.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập Cơ sở vật chất có vai trò vô cùng quan trọng làm nên sự thành công trong hoạt động dạy và học. Có thể nói cơ sở vật chất là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học, giúp đảm bảo hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp làm việc, giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng, cho phép đa dạng hoá các loại hình dạy học. Giáo dục và Đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển cơ sở vật chất cả về chất và lượng. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI [2] có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện,...”. Với tinh thần nghị quyết của Đảng, Nhà nước và yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, phục vụ tốt công tác dạy và học. Phân hiệu có địa chỉ tại số 4, đường Trần Phú, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cơ sở vật chất Phân hiệu hiện có [1]: 4,5 ha khuôn viên; 1.701 m2 phòng học; 243 m2 phòng chức năng; 145 m2 phòng thí nghiệm và 317 m2 phòng thực hành được trang bị đủ các thiết bị thí nghiệm thực hành; 128 m2 thư viện, khu ký túc xá, nhà làm việc của giảng viên, nhà ăn, nhà trạm xá, sân giáo dục thể chất,... Phân khu chức năng tại Phân hiệu bao gồm: Khu Hiệu bộ, giảng đường lớp học, sân chơi, ký túc xá sinh viên,... đảm bảo cho hoạt động học tập và giải trí của giảng viên và sinh viên; Phòng thực hành, thí nghiệm và thư viện; Thiết bị phục vụ giảng dạy và hoạt động của bộ máy gồm: Thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị phục vụ giảng dạy và làm việc, phòng học máy tính, phòng học ngoại ngữ,… hệ thống mạng Internet. Nhìn chung, cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, đồng bộ được thực hiện nghiêm túc trong toàn Phân hiệu, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước. Công tác QLĐT về ưu điểm được đánh Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 127 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  4. giá khá tốt. Vì vậy, công tác này cần phải có những biện pháp hợp lý để duy trì, phát triển và hỗ trợ các mặt còn hạn chế trong từng giai đoạn phát triển đào tạo của Phân hiệu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. 2.2. Một số tồn tại, hạn chế Là Phân hiệu trường Đại học được nâng cấp từ nền tảng trường Cao đẳng, sau 04 năm đi vào hoạt động, về cơ bản hệ thống phòng làm việc, giảng đường, phòng thí nghiệm cũng như hệ thống thư viện của Phân hiệu vẫn đang được sử dụng cơ sở vật chất của trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung mà chưa có sự bổ sung gì thêm. Thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý, điều hành, phục vụ giảng dạy đều đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. Hệ thống mạng LAN xuống cấp không được bảo trì, sửa chữa, hệ thống Wifi tuy đã phủ kín toàn Phân hiệu tuy nhiên chưa đủ mạnh và thông suốt trong quá trình làm việc. Việc đầu tư thiết bị về công nghệ thông tin, máy móc còn hạn chế nên thiếu thiết bị thực tập, thực hành, thí nghiệm. Phân hiệu có đội ngũ giảng viên, viên chức và người lao động chất lượng, nhiệt tình và tâm huyết về giáo dục. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên hiện nay có hạn chế là do chuyển từ giảng dạy cao đẳng sang giảng dạy đại học nên còn nhiều bỡ ngỡ chưa đáp ứng được hết các yêu cầu về giảng dạy đại học. Việc tiếp cận các phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học còn chậm. Lực lượng giảng viên có học vị Tiến sĩ còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu của một cơ sở giáo dục đại học. Phân hiệu chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển về quy mô đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Phương thức tuyển sinh của Phân hiệu được thực hiện theo phương thức tuyển sinh của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mặc dù Phân hiệu đã tích cực, chủ động với nhiều hình thức tiếp cận người học nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mà số lượng tuyển sinh hằng năm được ít, chất lượng đầu vào thấp. Việc tổ chức các hoạt động trực tuyến mới chỉ tập trung vào: Hội họp trực tuyến, giảng dạy trực tuyến, thi trực tuyến. Tuy nhiên các hoạt động này cũng chưa được tổ chức thường xuyên mà chỉ mang tính chất thời vụ. Mặc dù chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng mềm dẻo, linh hoạt theo tín chỉ, song phương thức tổ chức đào tạo ở Phân hiệu vẫn còn thiên về niên chế có kết hợp với học phần, chưa phát huy đúng yêu cầu của chương trình do gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và chưa quản lý, đánh giá khâu tự học của sinh viên. Thư viện của Phân hiệu còn thiếu nhiều đầu sách chuyên môn, tham khảo, không có tài liệu điện tử của giảng viên và sinh viên tham khảo, số lượng máy tính còn ít và hư hỏng nhiều. Giảng viên mặc dù đã ứng dụng phần mềm tin học vào hỗ trợ giảng dạy, tuy nhiên việc soạn thảo bài giảng chiếu chép thay cho đọc chép vẫn diễn ra hàng ngày. Phân hiệu chậm đổi mới công tác hành chính thông qua giao dịch cổng điện tử, việc triển khai xây dựng thông tin, tài liệu điện tử về dạy học chậm nên khai thác thông tin trên đó rất hạn chế, chủ yếu là sử dụng chức năng tìm kiếm thông tin và đọc tài liệu trên Internet. Để đáp ứng được nhu cầu đổi mới thì phát huy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành tại Phân hiệu được xem như một phương tiện hữu ích và hiệu quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong ứng dụng CNTT vào công tác QLĐT do việc ứng dụng CNTT chỉ thực sự có hiệu quả khi cơ sở vật chất hạ tầng được quan tâm phát triển song hành cùng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và sự hỗ trợ của cơ chế, chính sách cũng như các quy định cho ứng dụng CNTT. 128 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  5. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLĐT tại Phân hiệu Thanh Hóa Để thực hiện mục tiêu đề ra trong Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” [3] của Chính phủ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2025. Đồng thời, CNTT phải trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo. Từ thực tiễn quản lý, tổ chức đào tạo trong những năm qua, để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong QLĐT Phân hiệu cần tổ chức thực hiện một số giải pháp căn cơ sau: 3.1. Về đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ Phối hợp với trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội rà soát lại chương trình đào tạo, tham khảo ý kiến của các giảng viên có kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh, bổ sung theo hướng tăng cường các môn học cần thiết, bổ ích và tăng tỷ lệ các môn học thực hành, thực tập để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Khảo sát ý kiến của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng để xây dựng và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo. Đây là hai kênh thông tin khách quan và hữu ích, vì hơn ai hết bản thân cựu sinh viên sẽ biết mình thiếu những kiến thức và kỹ năng gì khi trực tiếp làm việc và nhà tuyển dụng sẽ cho chúng ta biết những gì họ cần ở người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học. Thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ việc giảng dạy; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo đại học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo trong giáo dục đại học. Triển khai hệ thống học tập trực tuyến, lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến của nước ngoài phù hợp với điều kiện trong nước… 3.2. Về quản lý sinh viên Phân hiệu cần xây dựng thái độ học tập, phát huy nghị lực học tập của SV, hướng dẫn phương pháp học tập khoa học, xây dựng phong cách học tập tốt, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý SV. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm công khai đầy đủ các thông tin để đáp ứng quyền lợi của sinh viên đang học tập tại trường như: Chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, lịch thi, học phí, học bổng, văn bằng, đề tài khoa học. Tạo môi trường đại học dân chủ đồng thời góp phần phát triển kỹ năng xã hội cho sinh viên để sinh viên có quyền cao nhất tự quyết kế hoạch học tập của mình, đánh giá đội ngũ giảng viên, viên chức và người lao động trong Phân hiệu. 3.3. Phát triển năng lực cho đội ngũ viên chức, người lao động Cần chú trọng đến việc cân đối giữa các ngành nghề đào tạo, số lượng giảng viên theo ngành nghề, cân đối với tình trạng hiện tại của lực lượng giảng viên của Phân hiệu. Cần chủ động trong việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên và coi đây là việc làm thường xuyên, nhiều đợt, nhiều cấp độ, nhiều hình thức, đặc biệt là đối với giảng viên trẻ. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý: Theo đó cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trưởng đơn vị. Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giảng viên trực tuyến, trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 129 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  6. viên về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên trách chất lượng cao. 3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo Cần huy động mọi nguồn lực để xây dựng Phân hiệu, cải tiến phòng học, xây dựng tài liệu dạy - học theo hướng công nghệ hóa, đầu tư hệ thống thiết bị dạy học đa phương tiện, phát triển thư viện theo hướng thư viện điện tử, tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả trang website cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động của Phân hiệu. Triển khai ứng dụng hiệu quả hơn nữa phần mềm đào tạo và tài vụ sát với quy mô sinh viên và điều kiện thực tế của Phân hiệu. Nghiên cứu cải tiến hệ thống mạng Internet theo hướng đồng bộ, phủ khắp và đủ mạnh để phục vụ giảng dạy, học tập và các hoạt động khác trên toàn Phân hiệu. 4. Kết luận Trong khuôn khổ bài viết, tác giả đã tập trung nghiên cứu phân tích và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong QLĐT ở Phân hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, thì việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn là một đòi hỏi cấp bách. Từ việc đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại trong thực trạng QLĐT, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể mang tính căn bản cần phải triển khai thực hiện tại Phân hiệu để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong QLĐT. Trong chỉ đạo chung cần phải tổ chức thực hiện tốt các giải pháp, động viên tính tự giác, tích cực của viên chức, người lao động và sinh viên. Để thực hiện tốt công tác này, tác giả kiến nghị: - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, về xây dựng cơ sở vật chất để Phân hiệu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Xây dựng quy trình thích hợp để đánh giá giảng viên nói chung thông qua các nhà quản lý, các đồng nghiệp và sinh viên. - Phân hiệu cần chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm các nguồn lực, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học, từng bước xây dựng trung tâm dữ liệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm học liệu, nâng cao hiệu quả khai thác của thư viện điện tử, thành lập tổ công nghệ thông tin chất lượng cao hỗ trợ QLĐT và các hoạt động khác tại Phân hiệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trang website của Phân hiệu. http://chunre.edu.vn. [2]. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. [3]. Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 117/QĐ - TTg ngày 25/1/2017 phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Kế hoạch số 345/KH - BGDĐT thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Quyết định 6200/QĐ - BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT 2016 - 2020. [6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Văn bản số 4966/BGDĐT - CNTT ngày 31/10/2019 hướng dẫn nhiệm vụ CNTT các trường đại học. Chấp nhận đăng: 10/12/2021; Người phản biện: TS. Trần Xuân Biên 130 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
nguon tai.lieu . vn