Xem mẫu

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 SOME SOLUTIONS TO ENHANCE THE EFFICIENCY OF MANAGEMENT OF SELF-ASSESSMENT ACTIVITIES AT HIGH SCHOOLS IN QUANG HOA DISTRICT, CAO BANG PROVINCE Nguyen Minh Thang1, Nguyen Tat Thang2* 1 Quang Hoa High School, Cao Bang Province 2 Thai Nguyen University ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 23/11/2021 Innovating the management of self-assessment of education quality at high schools in Quang Hoa district, Cao Bang province is a necessary Revised: 11/12/2021 requirement, helping the school determine the correct status and level of Published: 11/12/2021 meeting educational targets, from which the school is going to build an improvement plan to gradually enhance the quality of education. The KEYWORDS article shows the most basic information about the current situation of managing the self-assessment activities, some factors affecting self- Accreditation assessment activities at 04 high schools: Quang Uyen school, Phuc Hoa High school school, Dong Da school, and Cach Linh school in Quang Hoa district, Management Cao Bang province. Based on theoretical research, analysis, and synthesis of a direct questionnaire for 120 managers, teachers, and employees who Self – assessment have participated in self-assessment activities. The results of the study Education quality contribute to systematization theoretical issues that further clarify the theoretical basis for the management of self-assessment activities in high schools, thereby proposing measures to improve the quality of self- assessment activities at high schools in Cao Bang province. The information can be used as a reference for high schools in the area. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG Nguyễn Minh Thắng1, Nguyễn Tất Thắng2* 1 Trường THPT Quảng Hòa, Cao Bằng 2 Đại học Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 23/11/2021 Đổi mới quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là yêu cầu cần Ngày hoàn thiện: 11/12/2021 thiết, giúp nhà trường xác định đúng thực trạng, mức độ đáp ứng mục Ngày đăng: 11/12/2021 tiêu giáo dục, từ đó nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Bài viết giới thiệu những thông tin cơ bản TỪ KHÓA nhất về thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự đánh giá ở 04 trường trung học phổ thông Quảng Uyên, Kiểm định chất lượng giáo dục Phục Hòa, Đống Đa, và Cách Linh thuộc huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Trung học phổ thông Bằng. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp hoạt động Quản lý bằng phiếu hỏi trực tiếp đối với 120 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã từng tham gia hoạt động tự đánh giá. Kết quả của nghiên cứu góp Tự đánh giá phần hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết, làm rõ thêm cơ sở lý luận về Chất lượng giáo dục quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự đánh giá các trường trung học phổ thông ở tỉnh Cao Bằng. Thông tin có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường trung học phổ thông trong khu vực. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5288 * Corresponding author. Email: thangnt@tnu.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 147 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 1. Mở đầu Nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu khách quan trước xu thế phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế trong đó các cơ sở giáo dục có vai trò quyết định. Thế giới và Việt Nam đang trong giai đoạn bản lề của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với trung tâm là ứng dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), Robot vào phục vụ sản xuất và đời sống con người. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh các yếu tố về kĩ thuật (Technology), còn có ba yếu tố khác rất quan trọng đó là nguồn lực con người (Human); nguồn lực thông tin (Information); nguồn lực tổ chức (Organization). Như vậy, nhân tố con người, nguồn lực con người vẫn là trọng tâm và là nhân tố quyết định [1]. Chính vì vậy, trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: "Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,...” [2] . Toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế và sự thay đổi về chính trị đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực giáo dục của các nước trên thế giới, như vậy cải cách giáo dục đã trở thành yêu cầu cấp thiết, giáo viên, các nhà quản lý là người trực tiếp phải đối mặt với các thay đổi để có thể đảm nhận được nhiều nhiệm vụ như giảng dạy, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, kết nối và phục vụ cộng đồng, nâng cao năng lực bản thân, hỗ trợ đồng nghiệp và học sinh… [3]-[5]. Các nghiên cứu cho thấy rằng kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đã có lịch sử lâu đời đối với hầu hết các nền giáo dục trên thế giới. KĐCLGD bắt nguồn từ Bắc Mỹ và Hoa Kỳ, được hình thành trên 100 năm và tiếp tục được duy trì cho tới ngày nay, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc và thậm chí trở thành điều kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục [6]. Đối với nước ta, các yêu cầu về KĐCLGD được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005 (tại điều 17). Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện KĐCLGD. Đến năm 2019, tại các Điều 110, 111, 112, Luật Giáo dục số 43 đã nêu rõ yêu cầu về KĐCLGD; mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục; nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục [7]. Đối với các trường trung học phổ thông (THPT), thông qua hoạt động KĐCLGD, bao gồm hoạt động tự đánh giá (TĐG) và hoạt động đánh giá ngoài, lãnh đạo trường THPT sẽ xác định được mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn. Để đạt mục tiêu chiến lược nêu trên, việc nâng cao nhận thức về KĐCLGD, tự đánh giá và tăng cường tổ chức thực hiện hoạt động này chính là khâu then chốt để nâng cao chất lượng [8]-[15]. Quản lý hiệu quả hoạt động TĐG, quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khi tham gia quá trình TĐG,... sẽ hỗ trợ tích cực việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, khách quan, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Điều này có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới giáo dục, đã được khẳng định như một chiến lược, chính sách quốc gia về giáo dục [16]-[21]. Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, từ năm học 2014-2015 các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tiến hành triển khai hoạt động KĐCLGD. Các chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và học sinh (HS) được đề ra trong các thông tư đã bước đầu thúc đẩy mỗi nhà trường, từng thầy cô nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới sáng tạo trong dạy học và quản trị nhà trường để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là một huyện miền núi, là đơn vị hành chính có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế, chính trị. Những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp chất lượng http://jst.tnu.edu.vn 148 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 giáo dục và đào tạo ở các bậc học nhất là bậc THPT ngày một nâng cao. Từ năm học 2014 - 2015 đến nay đã có 04/04 trường THPT trên địa bàn Huyện đã triển khai công tác tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cấp THPT do Bộ GD & ĐT ban hành bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên việc triển khai công tác TĐG ở các trường THPT còn chậm. Đối với các trường đã tổ chức hoạt động TĐG, tuy đã đạt được một số kết quả cụ thể, nhưng công tác quản lý, chỉ đạo của các nhà trường vẫn còn những bất cập, một số CBQL, GV, NV nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác TĐG nên thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu nghiêm túc trong công tác TĐG; kỹ năng nghiệp vụ về công tác TĐG của một bộ phận CBQL, GV, NV còn nhiều hạn chế; công tác tập huấn, bồi dưỡng chưa được thường xuyên về TĐG và chưa đi vào chiều sâu, thiếu tính chuyên nghiệp; việc triển khai công tác TĐG chưa khoa học, việc tổ chức các lực lượng và công tác phối hợp chưa chặt chẽ; một số điều kiện đảm bảo cho công tác TĐG chưa được coi trọng, chưa được đầu tư đúng mức… Từ đó dẫn đến một số Hội đồng TĐG ở một số đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Từ những thực tế ở trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu, xem xét thấu đáo thực trạng quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD, làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự đánh giá các trường trung học phổ thông ở tỉnh Cao Bằng. 2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành và các nghiên cứu liên quan [14] – [21]. Nghiên cứu sản phẩm (các văn bản chỉ đạo triển khai, báo cáo về hoạt động TĐG của 04 trường THPT trên địa bàn huyện Quảng Hòa, đó là các trường: Trường THPT Quảng Uyên, Phục Hòa, Đống Đa, và Cách Linh). Tổ chức khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (CBQL, GV, NV) đối với công tác quản lý hoạt động TĐG, vai trò của hiệu trưởng trong công tác TĐG, một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TĐG trường THPT. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác TĐG, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường THPT theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Số liệu thu thập thông qua khảo sát thực tế từ 3/2021 đến 7/2021. Tổng số 120 người được hỏi, trong đó 20 CBQL là các hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, chuyên viên Sở GD&ĐT, 88 GV, 12 NV. Trong đó 84 người đã từng tham gia Hội đồng TĐG, 16 người từng là thư ký Hội đồng TĐG (chiếm 83% trên tổng số người được hỏi). Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan a) Tự đánh giá: Theo Trần Thị Bích Liễu: “Tự đánh giá của cá nhân, hay tổ chức là quá trình tìm ra các điểm mạnh hay điểm yếu của cá nhân, hay tổ chức và do cá nhân hay tổ chức đó tự tiến hành nhằm nâng cao năng lực của cá nhân hay tổ chức” [22]. TĐG theo tiêu chuẩn KĐLĐGD trong nhà trường là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, kiểm tra, đánh giá để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn KĐCLGD [14], [15]. b) Chất lượng: Khái niệm chất lượng có nhiều định nghĩa khác nhau, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” (quality as fitness for purpose). c) Chất lượng giáo dục trường THPT: Là sự phù hợp về sản phẩm giáo dục và đào tạo đối với mục tiêu giáo dục đề ra. CLGD được đánh giá theo hai góc độ: Thứ nhất là sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu với mục tiêu giáo dục đề ra (chất lượng bên trong); thứ hai là đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu xã hội về sản phẩm giáo dục (chất lượng bên ngoài). Như vậy, chất lượng giáo dục trường THPT là http://jst.tnu.edu.vn 149 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 sự đáp ứng mục tiêu của trường THPT, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu được quy định trong Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước [14]. d) Kiểm định chất lượng giáo dục: Là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ sở đào tạo. Quá trình KĐCLGD nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định công nhận về mức độ tiến bộ và đảm bảo CLGD tại các cơ sở giáo dục. e) Quản lý: Theo Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (nhà quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (hay đối tượng) quản lý về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các biện pháp cụ thể,… nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của khách thể quản lý” [23]. Theo Đặng Quốc Bảo “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [24]. Từ các quan điểm nêu trên, ta có thể khẳng định: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động trong các khâu một cách hợp lý, hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu đã xác định. g) Quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường THPT: Là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu - hiệu trưởng) lên đối tượng quản lý (giáo viên, nhân viên) và khách thể quản lý (hoạt động TĐG) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của trường THPT, xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Như vậy, quản lý hoạt động TĐG trường THPT theo tiêu chuẩn KĐCLGD là sự tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý với công cụ là bộ tiêu chuẩn KĐCLGD gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số cụ thể do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát... một cách có hiệu quả các hoạt động KĐCLGD nhằm đáp ứng được các yêu cầu nâng cao chất lượng đối với các trường THPT. 3.2. Một số kết quả nghiên cứu về quản lý hoạt động TĐG của hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn huyện Quảng Hòa Chúng tôi sử dụng công thức toán học, thống kê và xử lý dữ liệu khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và đưa ra các đánh giá khoa học. Thiết kế bảng hỏi có 4 mức độ trả lời, xử lý kết quả bằng phương pháp toán thống kê theo tỷ lệ % và cho điểm theo 4 mức độ, công thức tính như sau: ∑ (1) Trong đó: ̅ Là điểm trung bình; : Là điểm ở mức độ i; : Là số người tham gia đánh giá ở mức độ i; n: Tổng số người tham gia đánh giá. Mức 1 (4 điểm): Có điểm trung bình 3,25 < TB ≤ 4,00 (tốt) Mức 2 (3 điểm): Có điểm trung bình 2,50 < TB ≤ 3,25 (khá) Mức 3 (2 điểm): Có điểm trung bình 1,75 < TB ≤ 2,50 (đạt) Mức 4 (1 điểm): Có điểm trung bình 1,00 ≤ TB ≤ 1,75 (chưa đạt) a) Đối với công tác lập kế hoạch TĐG trường THPT Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 1 cho thấy, CBQL, GV, NV đều đánh giá cao công tác “Thành lập Hội đồng TĐG, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên rõ ràng” của hiệu trưởng, điểm trung bình đạt được lần lượt cho hai đối tượng khảo sát là 3,45 và 3,35; xếp thứ 1. Các nội dung khác (căn cứ kết quả điểm trung bình) đều đạt ngưỡng loại khá. Tuy nhiên đối với CBQL, từ kết quả khảo sát, trong công tác xây dựng kế hoạch TĐG, hiệu trưởng cần quan tâm và làm rõ hơn tới các nội dung: “Xác định nguồn lực thực hiện”, điểm trung bình 2,85, xếp thứ 6, thậm chí http://jst.tnu.edu.vn 150 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 có 01 ý kiến cho rằng, nội dung này chưa đạt yêu cầu. Các nội dung “Dự kiến các minh chứng cần thu thập” và “Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá”, điểm trung bình 2,9, xếp thứ 5. Bên cạnh đó, GV, NV cho rằng việc “Xác định công cụ đánh giá” chỉ đạt điểm trung bình 2,99, xếp thứ 5. Do đó hiệu trưởng cần quan tâm tới hoạt động này trong thời gian tới. Bảng 1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về mức độ đạt được trong công tác xây dựng kế hoạch tự đánh giá của hiệu trưởng Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá ̅ Tốt Khá Đạt Chưa đạt Rank CBQL 5 10 5 0 3,0 3 Dự báo tình hình, xác đích mục đích, phạm vi TĐG GV 30 46 24 0 3,06 3 Thành lập Hội đồng TĐG, phân công nhiệm vụ CBQL 10 9 1 0 3,45 1 cho từng thành viên rõ ràng GV 55 25 20 0 3,35 1 CBQL 4 10 5 1 2,85 6 Xác định nguồn lực thực hiện GV 35 36 29 0 3,06 3 CBQL 4 10 6 0 2,9 5 Dự kiến các minh chứng cần thu thập GV 32 39 29 0 3,03 4 CBQL 4 11 5 0 2,95 4 Xác định công cụ đánh giá GV 31 37 32 0 2,99 5 Xác định rõ nội dung, thời gian bắt đầu, người thực CBQL 6 10 4 0 3,1 2 hiện và thời gian hoàn thành cho từng hoạt động GV 50 24 26 0 3,24 2 CBQL 4 10 6 0 2,9 5 Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá GV 35 36 29 0 3,06 3 b) Đối với công tác tổ chức thực hiện kế hoạch TĐG trường THPT Kết quả khảo sát trong Bảng 2 cho thấy, điểm trung bình trung các nội dung về công tác tổ chức thực hiện hoạt động TĐG của hiệu trưởng đều đạt trên 2,5 điểm (mức khá). Trong đó nội dung “Phổ biến kế hoạch TĐG” có điểm trung bình đạt 3,35 (xếp thứ 1). Nội dung “Phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng TĐG, nhóm thư ký và nhóm công tác để triển khai TĐG” có điểm trung bình trung 3,25 (xếp thứ 2). Một số nội dung như “Phân bổ nguồn lực” và “Cơ chế phối hợp của Hội đồng TĐG với các tổ chức, cá nhân liên quan” có điểm trung bình từ 2,8 đến 2,9, thấp hơn các nội dung còn lại. Tuy nhiên, vẫn còn 01 ý kiến cho rằng “Cơ chế phối hợp của Hội đồng TĐG với các tổ chức, cá nhân liên quan” chưa đạt yêu cầu. Bảng 2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về mức độ đạt được trong tổ chức thực hiện công tác tự đánh giá của hiệu trưởng Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá ̅ Tốt Khá Đạt Chưa đạt Rank CBQL 6 11 3 0 3,15 3 Năng lực thành viên Hội đồng TĐG GV 34 39 27 0 3,7 3 Phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng TĐG, CBQL 8 9 3 0 3,25 2 nhóm thư ký và nhóm công tác để triển khai TĐG GV 47 28 25 0 3,22 1 CBQL 9 9 2 0 3,35 1 Phổ biến kế hoạch TĐG GV 41 32 27 0 3,14 2 CBQL 6 11 3 0 3,15 3 Tập huấn nghiệp vụ TĐG GV 32 38 30 0 3,02 4 CBQL 3 12 5 0 2,9 4 Phân bổ nguồn lực GV 30 40 30 0 3,0 4 Cơ chế phối hợp của Hội đồng TĐG với các tổ CBQL 3 11 5 1 2,8 5 chức, cá nhân liên quan GV 20 49 31 0 2,89 6 c) Đối với công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch TĐG trường THPT Kết quả khảo sát trong Bảng 3 cho thấy, đa số CBQL, GV, NV đánh giá cao công tác “Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động TĐG” của hiệu trưởng. Điểm trung bình đối với nội dung này theo đánh giá của CBQL là 3,4 điểm, điểm trung bình theo đánh giá của GV, NV là http://jst.tnu.edu.vn 151 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 3,34 điểm, cả hai đối tượng đánh giá nội dung này đều xếp thứ 1. Các nội dung còn lại như “Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ”, “Theo dõi, góp ý nhóm thư ký và nhóm công tác” và “Tác động quyền lực để duy trì kỷ luật, kỷ cương, chất lượng, tiến độ” điểm trung bình trung đều đạt mức độ khá. Tuy nhiên, với nội dung “Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ”, nhóm CBQL đánh giá đạt ở mức thấp nhất, xếp thứ 3. Nội dung “Tác động quyền lực để duy trì kỷ luật, kỷ cương, chất lượng, tiến độ” được nhóm GV, NV đánh giá mức độ thấp nhất, xếp thứ 4. Bên cạnh đó, một số nội dung vẫn có từ 15% đến 33% người được hỏi chỉ đánh giá công tác chỉ đạo của hiệu trưởng chỉ ở mức đạt yêu cầu. Bảng 3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về mức độ đạt được trong chỉ đạo hoạt động tự đánh giá của hiệu trưởng Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Tốt Khá Đạt Chưa đạt ̅ Rank CBQL 11 6 3 0 3,4 1 Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động TĐG GV 58 18 24 0 3,34 1 CBQL 4 12 4 0 2,9 3 Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ GV 37 34 29 0 3,08 2 CBQL 5 12 3 0 3,1 2 Theo dõi, góp ý nhóm thư ký và nhóm công tác GV 38 29 33 0 3,05 3 CBQL 6 10 4 0 3,1 2 Tác động quyền lực để duy trì kỷ luật, kỷ cương GV 36 31 33 0 3,03 4 d) Đối với công tác kiểm tra hoạt động TĐG trường THPT: Kết quả trong Bảng 4 cho thấy, đa số CBQL, GV, NV đánh giá cao công tác “Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra tiến độ TĐG”, thể hiện ở điểm trung bình theo ý kiến của từng nhóm đối tượng được hỏi lần lượt là 3,7 và 3,31 (xếp thứ 1). Hai nội dung còn lại là “Khắc phục các hạn chế, tồn tại sau kiểm tra” và “Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra” đều đạt mức độ khá. Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL, GV, NV đánh giá công tác kiểm tra của hiệu trưởng chỉ ở mức đạt yêu cầu. Bảng 4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về mức độ đạt được trong kiểm tra hoạt động tự đánh giá của hiệu trưởng Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Tốt Khá Đạt Chưa đạt ̅ Rank CBQL 7 12 1 0 3,7 1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra tiến độ TĐG GV 56 19 25 0 3,31 1 CBQL 6 13 1 0 3,25 2 Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra GV 52 20 28 0 3,24 2 CBQL 6 12 2 1 3,2 3 Khắc phục các hạn chế, tồn tại sau kiểm tra GV 41 34 25 0 3,06 3 3.3. Về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TĐG ở trường THPT Trong chỉ đạo, triển khai hoạt động TĐG, 100% người được hỏi đều đánh giá cao và cho rằng rất cần thiết đối với hoạt động TĐG trường THPT, đó là: 1) Vai trò quản lý và quyết tâm của hiệu trưởng; 2) Nhận thức và sự đồng thuận của CBQL, GV, NV trong hoạt động TĐG; 3) Hệ thống văn bản liên quan; 4) Tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn; 5) Tài liệu và cơ sở dữ liệu lưu trữ của nhà trường; 6) Nguồn lực, các điều kiện đảm bảo (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất…); 7) Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của thành viên hội đồng, thư ký; 8) Kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ,…; 9) Động viên, khích lệ (vật chất, tinh thần). Trong đó các nội dung “Vai trò quản lý và quyết tâm của Hiệu trưởng”, “Hệ thống văn bản liên quan”, “Tài liệu và cơ sở dữ liệu lưu trữ của nhà trường” và “Động viên, khích lệ (vật chất, tinh thần)” cần được được ưu tiên hàng đầu trong quá trình triển khai hoạt động TĐG ở trường THPT. 4. Kết luận và đề xuất Trên cơ sở khảo sát 120 CBQL, GV, NV của 04 trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng chúng tôi thấy hoạt động TĐG trường THPT đã và đang hỗ trợ http://jst.tnu.edu.vn 152 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 tích cực trong công tác quản lý, điều hành của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn giúp các trường THPT xây dựng văn hóa chất lượng. Tuy nhiên, hoạt động TĐG của một số nhà trường còn có một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Hiệu trưởng còn hạn chế trong công tác điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, và xây dựng kế hoạch cải thiện sau TĐG. Có một bộ phận CBQL, GV, NV chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa vai trò của công tác TĐG và KĐLCGD đối với việc nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục của nhà trường. Nguồn lực tài chính hạn hẹp ảnh hưởng lớn tới các quyết định của hiệu trưởng về việc tổ chức cải thiện sau TĐG như cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng chuyên môn; khó phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có trách nhiệm giải trình của người đứng đầu. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tự đánh giá theo Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường THPT ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng như sau: Thứ nhất: Nâng cao trách nhiệm của Hiệu trưởng trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường; Hiệu trưởng thực hiện đúng chức năng quản lý. Thứ hai: Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa về công tác tự đánh giá cho tất cả các thành viên trong nhà trường. Thứ ba: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường. Thứ tư: Thành lập tổ phụ trách công tác đảm bảo chất lượng nhà trường để theo dõi, đánh giá, tham mưu việc triển khai và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng sau đánh giá. Thứ năm: Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đồng bộ toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng giáo dục; Tổ chức thu thập, lưu trữ, cập nhật, quản lý và xử dụng thông tin minh chứng; đảm bảo minh bạch, thuận lợi trong tra cứu, đánh giá. Thứ sáu: Đảm bảo nguồn lực để thực hiện công tác tự đánh giá và cải thiện chất lượng sau tự đánh giá. Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi. Mỗi một biện pháp có một vị trí quan trọng trong hệ thống các biện pháp, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau, từ đó mang lại chất lượng, hiệu quả giáo dục ở nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] P. T. Nguyen, “Solutions to improve the quality of traning for lecturers to meet the requirements of education innovation and the fourth industrial revolution,” TNU Journal of Science and Tecchnology, vol. 206, no. 13, pp. 41-47, 2019. [2] Communist Party of Vietnam, Document of the 13th National Congress of Deputies, Volume II, National Political Publishing House, 2021. [3] A. Taylor and F. Hill, Quality Mannagement in Education in “Effective school managemnent and leadership”, National Political Publishing House, Hanoi, 2004. [4] B. Davies and L. Ellison, Managing Schools in the 21st Century, Hanoi Education Publishing House, 2001. [5] T. M. L. Nguyen, Educational Managemnet – some theoretical and practical issues. Vietnam National University Publishing House, 2012 [6] Ministry of Education and Training, Project Support for Innovation in Educational Management (SREM), Monitoring and Evaluation in Schools, Hanoi, 2010. [7] The 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Law on Education, 2019. [8] Ministry of Education and Training, Directive No. 46/2008/CT-BGDĐT of the Minister of Education and Training on strengthening the assessment and accreditation of education quality, 2008. [9] Ministry of Education and Training, Decision No. 83/2008/QD-BGDĐT of the Minister of Education and Training on promulgating Regulations on the process and cycle of accrediting the quality of general education institutions, 2008. http://jst.tnu.edu.vn 153 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 147 - 154 [10] Ministry of Education and Training, Circular No. 12/2009/TT-BGDĐT of the Minister of Education and Training on promulgating Regulations on standards for assessing the quality of high school education, 2009. [11] Ministry of Education and Training, Official Letter No. 7880/BGDĐT-KTKDCLGD of the Ministry of Education and Training on guiding the SA of general education institutions, 2009. [12] The Ministry of Education and Training, Circular No. 13/2012/TT-BGDĐT dated April 6, 2012 of the Minister of Education and Training promulgating the Regulations on Evaluation Standards for junior high schools, High schools and high schools have many levels of education, 2012. [13] Ministry of Education and Training, Circular No. 42/2012/TT-BGDDT dated November 23, 2012 of the Minister of Education and Training promulgating regulations on educational quality assessment standards and regulations program, cycle of accreditation of education quality of general education institutions, vocational education institutions, 2012. [14] Ministry of Education and Training, Circular No. 18/2018/TT-BGDDT dated August 22, 2018 of the Minister of Education and Training promulgating Regulations on educational accreditation and recognition of national standards for Middle schools, high schools and high schools have many levels of education, 2018. [15] Ministry of Education and Training, Official Letter No. 5932/BGDĐT-QLCL dated December 28, 2018 of the Ministry of Education and Training on guiding SA and assessment outside general education institutions, 2018. [16] D. K. Phi and T. D. Lam, “The effect of rector’s charismatic leadership on the teacher’s job satisfaction: Case study in Thai Nguyen University,” Vietnam Journal of Education, vol. 6, pp. 36-44, 2019. [17] A. W. Astin, Assessing the quality to achieve perfection (Philosophy and practice in commenting and evaluating the quality of higher education), National University Publishing House, Ho Chi Minh City, 2004. [18] R. Krisnaveni and I. Anithy, “Educatoers’ professional characteristics,” Quality Assurance in Education, vol. 15, no. 2, pp. 149-161, 2007. [19] T. T. T. Pham, “Management measures to innovate teaching mathods oriented to develop student competencies in elementary schools in Distric 2, Ho Chi Minh City,” Vietnam Journal of Education, vol. 6, pp. 46-51, 2019. [20] D. K. Phi and T. T. Vu, “Curent situation of administrative activities for the essessment of study results of secondary school students in Lucngan District, Bacgiang Province,” TNU Journal of Science and Tecchnology, vol. 225, no. 7, pp. 80-88, 2020. [21] T. T. Hoang and T. H. Ninh, “Developing teacher training programs to meet the requirements of general eduction innovation in Vietnam,” VNU Journal of science: Education research, vol. 33, no. 2, pp. 52-60, 2017. [22] T. B. L. Tran, Evaluation of educational quality, contents, methods and techniques, Pedagogical University Publishing House, Hanoi, 2007. [23] M. D. Nguyen, Scientific basis of educational management, National Political Publishing House, Hanoi, 1997. [24] Q. B. Dang, Handbook to improve school management capacity, National Political Publishing House, Hanoi, 2007. http://jst.tnu.edu.vn 154 Email: jst@tnu.edu.vn
nguon tai.lieu . vn