Xem mẫu

  1. MỘT SỐ ĐỔI MỚI TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY ThS. Nguyễn Khánh Ly Khoa Lý luận chính trị I. ĐẶT VẤN ĐỀ Triển khai Kết luận 94-KL/TW ngày 28-3-2014 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương hoàn thành xây dựng bộ chương trình, giáo trình 5 môn lý luận chính trị giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, đưa vào giảng dạy từ năm học 2019-2020. Đây là một bước quan trọng nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng. Trong nội dung bài viết, tác giả tập trung đề cập đến đổi mới nội dung trong chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các bậc đại học hiện nay. II. NỘI DUNG 2.1. Yêu cầu đổi mới chương trình các môn lý luận chính trị Các môn lý luận chính trị (LLCT) được tổ chức giảng dạy và học tập trong hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam có tính chất bắt buộc. Việc giảng dạy các môn LLCT đã trải qua nhiều giai đoạn với những điều chỉnh, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước đây, việc tổ chức dạy học các môn lý luận chính trị theo hướng tích hợp gồm 3 môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (5 tín chỉ); Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ); Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ) đã góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, dạy học các môn lý luận chính trị tích hợp theo 3 môn cũng bộc lộ một số hạn chế như: Thứ nhất, sự hợp nhất trong nội dung môn học không đạt được sự thống nhất như mong muốn, bởi vì đã là một môn khoa học phải có đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng của nó. Mỗi bộ phận trong chủ nghĩa Mác - Lênin có tính khu biệt về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu của mình. Như vậy, không làm rõ đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng, thì rất khó có thể coi mônNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là một môn khoa học. Thứ hai, khi thay đổi kết cấu nội dung chương trình thì các khoa, bộ môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng tiến thoái lưỡng nan trong việc bố trí giảng viên giảng dạy sao cho đúng chuyên ngành được đào tạo và bảo đảm chất lượng 113
  2. đào tạo. Đối với môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, có trường cho sinh viên học trong 1 kì và giao cho 1 giảng viên đảm nhiệm; có trường cho học trong 1 kỳ, và cử 3 giảng viên giảng dạy từng phần theo chuyên môn được đào tạo. Hầu hết các trường chia môn học thành 2 phần: Nguyên lý 1 (phần 1: 2 tín chỉ), nguyên lý 2 (phần 2 và 3: 3 tín chỉ). Nhìn chung, việc bố trí giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ở hầu hết các trường đều xáo trộn. Một giảng viên có thể phải dạy cả phần Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này, gây ra một mâu thuẫn lớn là giảng viên dạy các môn lý luận chính trị thường chỉ được đào tạo chuyên sâu một chuyên ngành, nay họ phải dạy cả những môn trái chuyên ngành. Thứ ba, mặc dù đã có sự thay đổi nhưng trong nội dung các môn lý luận chính trị có sự chồng chéo giữa các nội dung, các cấp học, bậc học; vẫn nặng tính hàn lâm, ít có sự bổ sung, phát triển, nhiều vấn đề về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân quyền, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức... còn rất mờ nhạt, làm cho sinh viên cảm thấy khô khan, khó hiểu, xa rời thực tiễn. Điều đó dẫn tới việc sinh viên đã ngại học càng trở nên “nản học” các môn lý luận chính chị. Trước những bất cập, khó khắc phục trong việc dạy học các môn lý luận chính trị theo chương trình tích hợp và để thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới hệ thống chương trình, giáo trình, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Gắn lý luận với thực tiễn, cập nhật kiến thức mới, khắc phục sự trùng lắp, khép kín, thiếu liên thông giữa các chương trình, các cấp học, bậc học. Bộ GD&ĐT ban hành công văn 3056 Hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn LLCT áp dụng cho chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học chuyên và không chuyên về LLCT. Sau khi rà soát, cấu trúc lại, chương trình, giáo trình các môn LLCT mới đã được biên soạn và được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua bao gồm 5 môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.Đặc biệt, chương trình mới đã tăng cường thời lượng, số lượng tín chỉ và có sự phân biệt về thời lượng, số lượng tín chỉ giữa CTĐT ngành không chuyên và ngành chuyên về LLCT, đây là điểm mới so với chương trình cũ. Cụ thể, chương trình các môn LLCT trong các CTĐT của ngành không chuyên về LLCT sẽ bao gồm 11 tín chỉ: Triết học Mác - Lênin: 3 tín chỉ; Kinh tế chính trị Mác 114
  3. - Lênin: 2 tín chỉ; Chủ nghĩa xã hội khoa học: 2 tín chỉ; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 2 tín chỉ; Tư tưởng Hồ Chí Minh: 2 tín chỉ; Chương trình các môn LLCT trong các CTĐT của ngành chuyên về LLCT sẽ bao gồm 14 tín chỉ: Triết học Mác - Lênin: 4 tín chỉ; Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 3 tín chỉ; Chủ nghĩa xã hội khoa học: 2 tín chỉ; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 tín chỉ; Tư tưởng Hồ Chí Minh: 2 tín chỉ. Như vậy, việc biên soạn chương trình mới các môn LLCT trong đó nhấn mạnh về đổi mới kết cấu nội dung chương trình là phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội và phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chương trình các môn LLCT mới đã được cơ cấu lại, bổ sung, phát triển và cập nhật nhiều nội dung mang tính thực tiễn cao, dung lượng kiến thức phải giảng dạy và học tập nhiềuphù hợp cho từng đối tượng học, từng cấp học, bậc học từ thấp đến cao. Phân định rõ nội dung học tập LLCT ở từng cấp học, bậc học, tránh trùng lắp, học đi học lại nhiều lần ở nhiều cấp học; đồng thời, bảo đảm tính liên thông. 2.2. Một số điểm mới trong Chương trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay Xác định được mục tiêu của quá trình giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các em sinh viên là học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận; truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh phải gắn liền với việc làm sáng tỏ chủ trương, đường lối của Đảng; hình thành và hoàn thiện lý tưởng, đạo đức cách mạng; củng cố niềm tin trong sinh viên về tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tăng cường định hướng dư luận xã hội trước những vấn đề mới nảy sinh. Trên tinh thần đổi mới đó, Giáo trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những điều chỉnh nội dung theo hướng vừa bảo đảm những vấn đề có tính nguyên lý, vừa bổ sung thêm những vấn đề lý luận mới trong quá trình nghiên cứu trước tác của Người và đã được thực tiễn kiểm nghiệm và đúc kết qua 35 năm đổi mới của Đảng trên cơ sở giảm tải về chương trình đối với các môn LLCT nói chung. Hiện nay, học phần tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học có 02 (tín chỉ), thời lượng là 30 tiết. Điều này giữ nguyên so với chương trình trước đây. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, học phần tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay có những điểm mới trong nội dung chương trình: Thứ nhất, trước đây chương trình học phần tư tưởng Hồ Chí Minh được dùng chung cho tất cả các hệ đại học nhưng hiện nay có sự phân biệt giữa chương trình đào tạo ngành không chuyên và ngành chuyên về lý luận chính trị cụ thể: Đối với sinh viên không chuyên giáo trình có kết cấu 6 chương và 7 chương đối với sinh viên chuyên 115
  4. ngành. Điều này phù hợp với tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện nội dung chương trình, phương thức đào tạo ở các cấp học. Chương trình dành cho sinh viên không chuyên sẽ được tinh lọc, học các kiến thức cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này sẽ giúp giảm tải được thời lượng học tập, giúp các em có điều kiện tăng cường học chuyên ngành mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu học tập LLCT trong nhà trường. Chương trình dành cho sinh viên chuyên ngành sẽ được đào tạo chuyên sâu những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, vận dụng sáng tạo hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn, có kỹ năng phân tích, đánh giá có phản biện các quan điểm, tư tưởng, quá trình, sự kiện chính trị-xã hội theo hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh… Thứ hai,bố cục nội dung các chương có sự thay đổi. Trước đây, ngoài chương mở đầu, các nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh được triển khai từng chương như: Chương I: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Chương VI: Tư tưởng hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân; Chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. Hiện nay, theo chương trình mới nội dung kết cấu các chương trong học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sự thay đổi. Đây không phải là sự tách, ghép ngẫu nhiên, cơ học mà có sự chuẩn bị kỹ ghép các chương theo nhóm chủ đề. Ghép nội dung chương II và chương III thành một chương là tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng của Người, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đều vì một mục tiêu ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đây là nội dung cốt lõi xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Hiện nay, chúng ta thấy rằng dù nhân loại đang ở là hình thái kinh tế nào thì mục tiêu cuối cùng đều muốn đạt đến hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, đây không phải là sự cắt, ghép ngẫu nhiên mà có sự cân nhắc và lựa chọn. Điều này không chỉ phù hợp 116
  5. với tư tưởng Hồ Chí Minh mà tình hình thực tiễn của Việt Nam và quy luật phát triển của nhân loại. Ghép nội dung chương IV và chương VI thành một chương là tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước có vai trò rất lớn, Đảng là người lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, tất cả các hoạt động của Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng chung một mục đích đều vì nhân dân. Vì thế, ghép hai chương lại một, ngoài mục đích giảm tải thời lượng và tránh sự trùng lặp cho sinh viên trong quá trình tiếp thu thì giúp cho sinh viên thấy được giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Thứ ba, chương trình học phần tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay được xây dựng là “hệ thống mở”. Đây được đánh giá là điểm đổi mới quan trọng nhất trong chương trình mới học phần tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Nếu trước đây, chương trình cũ sinh viên khi học xong chỉ nắm ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là giúp người học tiếp cận, hiểu rõ hơn về con người vĩ đại Hồ Chí Minh. Hiểu rõ hơn những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng là qua đó tìm ra cho mình một tấm gương sáng để noi theo và những bài học bổ ích để vận dụng trong cuộc sống. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công lao to lớn của Người đối với nhân dân, đất nước Việt Nam và nhân dân của các nước thuộc địa trên thế giới… Nhưng hiện nay, chương trình mới không chỉ dừng lại ở ý nghĩa học tập môn học mà chương trình mới còn xây dựng là hệ thống mở, giúp cho sinh viên có đánh giá, liên hệ trong công tác và hằng ngày. Sinh viên không chỉ nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc và thời đại trong giai đoạn hiện nay mà còn bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng; rèn luyện bản lĩnh chính trị, phát triển tư duy lý luận, năng lực tư duy sáng tạo, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, qua nghiên cứu, học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên có điều kiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu, học tập vào việc xây dựng phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng người, từng địa bàn. Sinh viên có thể vận dụng xây dựng phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt phù hợp với từng lúc, từng nơi, theo phương châm mà Hồ Chí Minh đã nêu: Dĩ bất biến ứng vạn biến. 117
  6. Tuy nhiên, trước những thay đổi về kết cấu nội dung trong chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, để giúp sinh viên thấy được sự liên kết giữa các nội dung, và giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề đơn giản. Vì thế, trong quá trình giảng dạy,người giảng viên ngoài có phông kiến thức rộng, nắm chắc về chuyên môn thì cần cần phải bảo bảo tính xuyên suốt và tính hệ thống giữa các nội dung kiến thức, mới truyền tải hết những nội dung mà chương trình mới đang cố gắng xây dựng. Ngoài ra, giảng viên cần phải cho sinh viên hiểu những vấn đề lý luận trong nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là lạc hậu, lỗi thời mà còn mang tính thời sự và thực tiễn cao. Có như thế mới truyền tải hết nội dung và làm rõ được những điểm mới mà chương trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đã biên soạn hiện nay. III. KẾT LUẬN Như vậy, việc ban hành mới chương trình các môn lý luận nói chung và học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó nhấn mạnh đến kết cấu lại nội dung các môn học là một chủ trương đúng đắn. Điều này sẽ giúpngười sinh viên tiếp cận, hiểu rõ hơn về những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đây là cơ hội giúp chúng ta rà soát nội dung lý luận, loại bỏ những nội dung đã lạc hậu, điều chỉnh, đổi mới, bổ sung những thành tựu lý luận mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho đối tượng khối không chuyên ngành Lý luận chính trị, Quyết định số 4890/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2019. 2. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho đối tượng khối chuyên ngành Lý luận chính trị, Quyết định số 4891/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2019. 3. Kết luận số 94-KL/TW, ngay-28-3-2014 của Bộ Chính trị/Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. 4. Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngày 9-10-2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030./. 118
nguon tai.lieu . vn