Xem mẫu

  1. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG TRONG VIỆC THIẾT KẾ KHỐI KIẾN THỨC NGOẠI NGỮ TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN NGỮ THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM Nguyen Ngoc Trung, MA Nguyen Ngoc Trung is Deputy Head of Academic Affairs Office - Ho Chi Minh City University of Education. He got an MA degree in Computational Geometry from Asian Institute of Technology. His research interest includes Computational Geometry and Computer Vision. Abstract In the globalization context in which international integration is becoming the current trend, intensifying the foreign language curriculum and improving the quality of teaching foreign languages to university students are considered to be an essential need. This study aims to put forward some orientations towards designing foreign language knowledge building curriculum for non-majored linguistic learners in the credit educational system in Hochiminh city University of Education (HCMCUE) to meet the standards set in the project of ―teaching and learning foreign languages in the national educational system 2008-2020‖ (Project 2020) by the Ministry of Education and Training (MOET). The proposed orientations in this paper are based on the guidance and policy by the MOET, experience from the countries all over the world and the current situations of teaching and learning foreign languages in HCMCUE. Tóm tắt Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại, việc tăng cường chương trình và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên là một nhu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất một số định hướng trong việc thiết kế khối kiến thức ngoại ngữ trong chương trình đào tạo của các ngành không chuyên ngữ theo học chế tín chỉ tại trường ĐHSP TP.HCM nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra về ngoại ngữ cho các sinh viên theo Đề án ―Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020‖. Những định hướng này được đề xuất dựa trên các chủ trương và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, 14 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  2. kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và điều kiện thực tế tại Trường ĐHSP Tp.HCM về dạy và học ngoại ngữ. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại, ngoại ngữ đã và đang trở thành một công cụ rất quan trọng để giúp người lao động có thể chủ động, thích nghi và thành công với nghề nghiệp của mình. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên đã trở thành điều bắt buộc. Nhận thức rất rõ yêu cầu này, từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ 2020). Đối với các sinh viên không chuyên ngữ, Đề án xác định: trình độ ngoại ngữ của các sinh viên khi tốt nghiệp ở các ngành không chuyên ngữ phải đạt trình độ tương đương cấp độ B1 (cấp độ 3/6) theo khung tham chiếu chung châu Âu [1]. Trong nhiều năm qua, ý thức được tầm quan trọng của việc trang bị ngoại ngữ cho sinh viên, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM (ĐHSP TP.HCM) luôn chú trọng đến việc tăng cường kiến thức ngoại ngữ cho sinh viên. Nhà trường đã không ngừng thay đổi, cập nhật nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và giáo trình nhằm có thể mang lại những hiệu quả tốt nhất cho người học. Cụ thể Trường đã: - Thay đổi giáo trình từ New Headway xuất bản năm 2000 của nhà xuất bản Oxford đến giáo trình American English Files, xuất bản năm 2008, có xác định rõ ràng trình độ đầu vào, đầu ra của người học khi hoàn thành giáo trình này theo khung tham chiếu Chau Âu. Theo một nghiên cứu của mình vào năm 2012 của nhóm giảng viên Ngoại ngữ, hơn 70% sinh viên hài lòng với giáo trình mới [5]. - Thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá, tập trung kiểm tra trình độ sinh viên một cách toàn diện: từ việc không tổ chức cho sinh viên kiểm tra kỹ năng nghe, nói đến việc chuyên nghiệp hóa hình thức kiểm tra 2 kỹ năng giao tiếp này. Tuy nhiên, so với những yêu cầu trong thực tiễn hiện nay, trình độ ngoại ngữ của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Chính vì vậy, để đáp ứng được các yêu cầu của Đề án ngoại ngữ 2020 và của thực tế xã hội, nhất thiết phải tăng cường chương trình và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên. 15 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  3. Trong khuôn khổ của tham luận này, tác giả sẽ tập trung vào tiếng Anh, một ngôn ngữ quốc tế đã được đưa vào giảng dạy ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Các ngoại ngữ khác, với các đặc thù riêng, sẽ được đề cập trong những nghiên cứu khác. Tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá chương trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên các ngành không chuyên ngữ đang thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM cùng với các yêu cầu, chuẩn đầu ra của Đề án 2020 và tình hình thực tế để đề xuất một số định hướng xây dựng khối kiến thức tiếng Anh trong chương trình đào tạo của các ngành không chuyên ngữ Trường để có thể áp dụng, triển khai trong thời gian sắp tới. 2. Những đòi hỏi thực tiễn về việc phải đổi mới chƣơng trình giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên các ngành không chuyên ngữ 2.1. Những yêu cầu của Đề án ngoại ngữ 2020 về xây dựng và triển khai đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các ngành không chuyên ngữ trình độ đại học: Đề án ngoại ngữ 2020 đã xác định rõ mục tiêu liên quan đến các sinh viên trình độ cao đẳng đại học như sau: ―Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ và không chuyên ngữ) cho khoảng 10% số lượng sinh viên cao đẳng, đại học vào năm học 2010 – 2011; 60% vào năm học 2015 – 2016 và 100% vào năm 2019 – 2020‖. Đề án cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải cập nhật và đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ cho các sinh viên cả chuyên ngữ và không chuyên ngữ: ―Đối với các cơ sở giáo dục đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ tối thiểu là bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp‖ Ngoài ra, Đề án cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục cần phải: ―Xây dựng và triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở một số ngành trọng điểm trong chương trình đại học ở năm cuối bậc đại học‖. Với những yêu cầu trên của Đề án, việc rà soát, đánh giá lại chương trình đào tạo ngoại ngữ để từ đó đưa ra các định hướng để xây dựng và cập nhật chương trình là vô cùng cần thiết. 2.2. Đánh giá chƣơng trình đào tạo tiếng Anh của Trƣờng ĐHSP Tp.HCM hiện nay cho các sinh viên không chuyên ngữ: Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này sẽ tập trung vào chương trình đào tạo tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ của 15 khoa tại trường ĐHSP TP.HCM. Được xây 16 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  4. dựng và ban hành vào năm 2011 [3], các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đang áp dụng hiện nay được thiết kế dựa theo chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn định. Trong đó, khối kiến thức ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, dành cho các sinh viên thuộc các ngành không chuyên ngữ là 10 tín chỉ, được thiết kế thành 03 học phần: Học phần 1 (4 tín chỉ), Học phần 2 (3 tín chỉ) và Học phần 3 (3 tín chỉ). Đây là các học phần tiếng Anh tổng quát nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng tiếng Anh căn bản cho sinh viên. Ngoài ra, Trường cũng chủ động bổ sung thêm một số học phần tự chọn với tên gọi Tiếng Anh chuyên ngành. Qua thời gian triển khai thực hiện vừa qua, chương trình này đã cho thấy những ưu điểm như: nội dung được thiết kế đầy đủ, phù hợp, có quan tâm đến việc phát triển cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho người học, giáo trình được lựa chọn hợp lý, phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mặc dù vậy, căn cứ theo các yêu cầu về chuẩn tiếng Anh cho sinh viên trình độ đại học được xác định trong Đề án 2020, với góc nhìn của người làm ở công tác quản lý đào tạo, theo tác giả, chương trình này vẫn còn có một số hạn chế như sau: - Mục tiêu đào tạo chưa cụ thể, còn trùng lắp giữa các học phần, chưa được xác định rõ ràng theo hướng chuẩn đầu ra. Chưa có một khung quy định chuẩn tổng thể cho các cấp độ khác nhau tương ứng với các học phần. - Thời lượng chương trình còn quá ít so với mục tiêu nâng chuẩn tiếng Anh của sinh viên từ bậc A2 lên bậc B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu. Theo đánh giá của các chuyên gia và Ban chỉ đạo Đề án ngoại ngữ 2020, cần phải có ít nhất 400 giờ học thì mới có thể nâng trình độ người học lên thêm một bậc. - Chương trình có đề cập đến việc phải đảm bảo điều kiện đầu vào khi bắt đầu học ở chương trình này nhưng không được thực hiện triệt để, chưa tổ chức được kiểm tra, sát hạch đầu vào của sinh viên một cách toàn diện để có cái nhìn tổng thể, chính xác về trình độ sinh viên, chưa có phương án tổ chức giảng dạy khác nhau cho các sinh viên có trình độ đầu vào khác nhau. - Các học phần tiếng Anh chuyên ngành chưa thực sự phát huy hiệu quả do việc xác định mục tiêu đào tạo chưa hợp lý. Trình độ chuyên môn về chuyên ngành của các giảng viên đảm nhận các học phần này còn hạn chế nên dù rất cố gắng, hiệu quả giảng dạy vẫn chưa được như mong đợi. - Phân bổ chương trình chưa hợp lý khi các học phần tiếng Anh được bố trí dạy ngay trong 1.5 năm đầu tiên, trong khi 2.5 năm còn lại, sinh viên gần như không được tiếp xúc với tiếng Anh trong chương trình học. Ngoại ngữ là môn học thiên về rèn luyện kỹ năng; do đó, 17 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  5. cần người học phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục thì mới có thể từng bước cải thiện trình độ được. 2.3. Một số ƣu thế của hệ thống tín chỉ trong việc đào tạo ngoại ngữ: Với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, người học được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng khai thác và kích thích năng lực tự học của người học. Đây là đặc điểm nổi bật, cần phải được khai thác tốt trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo mới. Đặc biệt, phải có sự kết hợp tốt giữa các yếu tố: chương trình đào tạo, năng lực của người dạy và khả năng tự học của người học. Một ưu điểm nổi bật khác của hệ thống tín chỉ là tính linh hoạt trong tổ chức đào tạo. Do vậy, việc triển khai đào tạo ngoại ngữ cho các đối tượng có trình độ khác nhau là hoàn toàn thuận lợi. Tùy theo trình độ đầu vào mình, mỗi người học sẽ lựa chọn một kế hoạch học tập hợp lý để có thể đạt được chuẩn đầu ra như đã xác định. Các ưu thế này sẽ là các cơ sở quan trọng để đề xuất các định hướng cho việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh cho sinh viên. 3. Một số định hƣớng trong việc thiết kế chƣơng trình đào tạo tiếng Anh cho các ngành không chuyên ngữ Với những đòi hỏi thực tiễn như đã trình bày ở trên, tác giả đề xuất một số định hướng cho việc thiết kế các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo các ngành không chuyên ngữ tại Trường ĐHSP Tp.HCM như sau: - Một là, phải xây dựng chuẩn đầu ra chi tiết, với mô tả đầy đủ về các mức độ kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) mà các sinh viên phải đạt khi tốt nghiệp. Với vai trò là một trường sư phạm trọng điểm, chuẩn đầu ra này có thể sẽ cao hơn mức độ chung theo yêu cầu của Đề án. Cụ thể, chương trình sẽ đảm bảo sinh viên đạt mức B1 nhưng có thể tiệm cận và phấn đấu có nhiều sinh viên đạt mức B2 khi tốt nghiệp. Mặt khác, có thể xây dựng các chuẩn đầu ra khác nhau dành cho các ngành học khác nhau. Chẳng hạn như: chuẩn đầu ra tiếng Anh của ngành CNTT phải cao hơn chuẩn đầu ra của ngành Giáo dục thể chất. - Hai là, phải tăng thời lượng dành cho các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo. Hiện nay, tổng thời lượng 10 tín chỉ, tương đương với 195 tiết thực học, là quá ít và rất khó để có thể đảm bảo mục tiêu nâng chuẩn tiếng Anh cho sinh viên lên một bậc. Thời lượng này cần phải được tăng lên từ 16 – 20 tín chỉ, tương đương với khoảng 300 – 360 tiết thực học. 18 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  6. - Ba là, phải cấu trúc lại các học phần theo chuẩn đầu ra đã được xác định. Số lượng các học phần có thể tăng lên thành 4 hoặc 5 học phần. Đồng thời, cần phải xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng học phần với cấp độ tăng dần về cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong các học phần này 03 học phần đầu sẽ là các học phần tiếng Anh tổng quát, các học phần còn lại sẽ là các học phần tiếng Anh chuyên ngành. Các học phần này sẽ được phân bổ giảng dạy từ HK2 hoặc HK3 trở đi để các sinh viên chưa đạt chuẩn đầu vào có thời gian để tích lũy kiến thức trước khi bắt đầu vào học ở chương trình này. - Bốn là, cần phải xác định lại mục tiêu của các học phần tiếng Anh chuyên ngành. Theo tác giả, cần xác định rõ đây là các học phần thuộc khối kiến thức ngoại ngữ (chứ không phải khối kiến thức chuyên ngành). Nghĩa là, mục tiêu và nội dung học phần vẫn sẽ liên quan đến việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nhưng sinh viên sẽ được thực hành trên các nội dung liên quan đến chuyên ngành của mình. - Năm là cần phải đổi mới hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá sinh viên. Cần phải khai thác tốt đặc điểm của học chế tín chỉ khi sinh viên được hướng dẫn và bắt buộc phải đảm bảo giờ tự học trước khi đến lớp. Cần tăng cường và đảm bảo tốt việc kiểm tra, đánh giá liên quan đến các kỹ năng nghe, nói của sinh viên. Bên cạnh việc xây dựng chương trình đào tạo như ở trên, nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của chương trình đào tạo tiếng Anh cho các sinh viên không chuyên ngữ, theo tác giả, cần lưu ý một số yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện như sau: - Kế hoạch đào tạo phải linh hoạt, mềm dẻo nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học trong việc tích lũy kiến thức. Phải tổ chức kiểm tra đầu vào của sinh viên để đảm bảo tốt điều kiện đầu vào đạt mức độ A2 theo chung tham chiếu Châu Âu. Các sinh viên không đạt chuẩn đầu vào sẽ được giảng dạy bổ sung hoặc phải tự tích lũy kiến thức cho đến khi đạt chuẩn đầu vào thì mới được bố trí học trong chương trình đào tạo tiếng Anh đã được xây dựng. Bên cạnh đó, các sinh viên có trình độ tốt ngay từ đầu sẽ được miễn học một số học phần trong chương trình. - Phải xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi và đảm bảo tốt cơ sở vật chất cũng như điều kiện làm việc cho các giảng viên. Tăng cường sử dụng phương pháp, phương tiện hiện đại để phát huy cao nhất năng lực của người học và tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy. - Cần tăng cường giáo trình, tài liệu tham khảo để giúp sinh viên tự học, tự nâng cao trình độ. Khai thác tốt hệ thống e-learning phục vụ cho giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. 19 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  7. 4. Kết luận Việc xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội là vô cùng cần thiết. Với các định hướng được đề xuất, tác giả hy vọng sẽ cung cấp được thêm thông tin cho những người trực tiếp xây dựng chương trình để có thêm căn cứ, nhằm xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo tiếng Anh đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng đào tạo và khẳng định uy tín, thương hiệu của Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước. Do thời gian và kinh nghiệm bản thân có hạn, bài tham luận chắc chắn sẽ còn có nhiều điểm còn thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp nhằm có thể hoàn thiện ý tưởng, định hướng để có thể đưa vào triển khai chính thức trong đợt xây dựng lại chương trình đào tạo các ngành tại Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM trong thời gian sắp tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Phạm Thị Huyền. (2012). Xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội: Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế, ĐHQG TP.HCM, tr. 62-68. Quy định chương trình khung giảng dạy Tiếng Anh của Đại học Quốc gia TP.HCM, ban hành kèm theo Quyết định số 128/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 05/3/2012 của Giám đốc ĐHQG TP.HCM. Bộ chương trình giáo dục đại học theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHSP TP.HCM, ban hành kèm theo quyết định số 1252/ĐHSP-ĐT, ngày 22/7/2011 của Hiệu trưởng trường ĐHSP TP.HCM. Nguyễn T. Tú, Bạch L. Trang, Hồ T. Phượng. (2012). An evaluation of the EFL English coursebook ―American English File MultuPack 2A & 2B. HCMC UE Science Journal, 45, 105-119. 20 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
nguon tai.lieu . vn