Xem mẫu

  1. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 197–204 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14137 SOME DATA OF SKULL’S MEASUREMENT AND IDENTIFICATION OF INDOCHINA TIGER (Panthera tigris corbetii Mazák, 1968) IN VIETNAM Tran Thi Viet Thanh 1,*, Le Xuan Canh2 1 Vietnam National Museum of Nature, VAST, Vietnam 2 Institute of Ecology and Biological Resources, VAST, Vietnam Received 10 August 2019, accepted 29 September 2019 ABSTRACT Indochinese tiger (Panthera tigris corbetti) distributes in some countries as Vietnam, Laos, China, Malaysia, Indonesia and Thailand. Indochinese tiger is classified as critically endangered (CR) in Vietnam Red data Book (2007) and endangered (EN) in IUCN Red List (2019), with a population of fewer than 400 individuals (GTR, 2011). The results of measuring 12 Indochinese tiger skulls, identifying 3 juveniles individuals, while other 9 adult tigers. The lengths of 9 adultskulls are ranging from 293 to 348 mm. The mean atrial width of nine adult tummies from 115 mm to 139,7 mm and the cheek width from 202 mm to 264,9 mm. The average percentage between the skull’s width and length is 35,7%. The indicatorbetween posterior waist to the orbital waist is smaller than 1 identifying the adult tiger; In contrast, this indicator is bigger than 1 presenting a young or juveniles tiger. The length of lower teeth of tiger is 10% higher than that of lion. Keywords: Panthera tigris corbetti, Indochinese tiger, skull, Vietnam. Citation: Tran Thi Viet Thanh, Le Xuan Canh, 2019. Some data of skull’s measurement and identification of Indochina tiger (Panthera tigris corbetii Mazák, 1968) in Vietnam. Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 197–204. https://doi.org/10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14137. * Corresponding author email: thanh@vnmn.vast.vn ©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 197
  2. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 197–204 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14137 MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ SỐ ĐO VÀ NHẬN DIỆN SỌ HỔ ĐÔNG DƯƠNG (Panthera tigris corbetii Mazák, 1968) Ở VIỆT NAM Trần Thị Việt Thanh1,*, Lê Xuân Cảnh2 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài 10-8-2019, ngày chấp nhận 29-9-2019 TÓM TẮT Phân loài hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) hiện phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Hiện nay, quần thể của phân loài này có vùng phân bố đang suy giảm nghiêm trọng và ước tính còn khoảng 400 cá thể. Ở Việt Nam, hổ Đông Dương chỉ còn khoảng 30 cá thể và được xếp vào bậc rất nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), nhóm IB trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Bài báo ghi nhận các chỉ số đo của 12 mẫu sọ hổ Đông Dương, trong đó có 9/12 mẫu sọ hổ trưởng thành và 3/12 sọ hổ non. Sọ hổ trưởng thành có chiều dài từ 293–348 mm; rộng bầu nhĩ: 115–139,7 mm; rộng gò má: 202–264,9 mm. Tỷ lệ rộng trên dài hộp sọ: 35,7%. Eo sau ổ mắt trên eo gian ổ mắt sọ hổ non (> 1) lớn hơn sọ hổ trưởng thành (< 1). Khe mũi ngoài sọ hổ hẹp hơn sọ sư tử trong khi xương mũi hổ lồi về phía trước còn xương mũi của sư tử phẳng hoặc hơi lồi. Chiều dài dẫy răng hàm dưới của hổ dài hơn sư tử khoảng 10%. Từ khóa: Panthera tigris corbetti, hổ Đông Dương, phân loài, Việt Nam. *Địa chỉ email liên hệ: thanh@vnmn.vast.vn MỞ ĐẦU Hổ Đông Dương hiện được ghi nhận phân Trên thế giới, hổ (Panthera tigris) từng bố tại 6 quốc gia Thái Lan, Campuchia, Lào, có 9 phân loài là hổ Siberi/hổ Amur/hổ Mãn Trung Quốc, My-an-ma và Việt Nam. Châu (Panthera tigris altaica), hổ Caspi Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở về trước, (Panthera tigris virgata), hổ Ấn Độ/hổ hổ phân bố khắp các vùng rừng núi, thậm chí Bengal (Panthera tigris tigris), hổ Hoa Nam cả ở vùng trung du và hải đảo của Việt Nam (Panthera tigris amoyensis), hổ Đông (Lê Xuân Cảnh và nnk., 2012). Theo đánh giá Dương (Panthera tigris corbetti), hổ Mã Lai của Diễn đàn Hổ toàn cầu, hiện hổ Đông (Panthera tigris jacksoni), hổ Java Dương chỉ còn ít hơn 400 cá thế (Global Tiger (Panthera tigris sondaica), hổ Sumatra Recovery Program, 2011). Ở Việt Nam, hổ (Panthera tigris sumatrae) và hổ Bali Đông Dương hiện chỉ còn ít hơn 30 cá thể (Panthera tigris balica). Trong đó, ba phân (Global Tiger Recovery Program, 2011), đang loài là hổ Caspi, hổ Bali và hổ Java đã tuyệt phải sinh sống trong các khu rừng bị chia cắt chủng. Trước đây, phân loài hổ Mã Lai khu vực giáp danh giữa Việt Nam, Lào, (Panthera tigris jacksoni) được cho là hổ Campuchia, được xếp hạng vào bậc rất nguy Đông Dương. Năm 2004, việc sử dụng kỹ cấp (CR) Sách Đỏ, 2007 (Viện Hàn lâm Khoa thuật sinh học phân tử hiện đại và giải mã học và Công nghệ, 2007). Nhóm IB - các loài vùng gen ty thể, các nhà khoa học đã xác động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm định hổ Mã Lai không phải là hổ Đông cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương Dương mà là một phân loài độc lập. mại (Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 198
  3. Một số dẫn liệu 22/01/2019 của Chính phủ) và có tên trong phụ lục I Công ươc về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES appendix I, 2018).Trong Danh lục Đỏ IUCN loài hổ được xếp vào bậc nguy cấp (EN) (Goodrich et al., 2015) và ở Việt Nam hổ Đông Dương có khả năng cao bị tuyệt chủng. Việt Nam hiện thống kê được 11 cơ sở nuôi hổ, trong đó 4/11 cơ sở nuôi làm cảnh, trưng bày, phục vụ tham quan giải trí, 8/11 cơ sở nuôi sinh sản, nhưng chỉ có 6/11 cơ sở đáp ứng tạm thời về chăm sóc thú y (Lê Xuân Cảnh và nnk., 2012). Buôn bán động vật hoang dã và đặc biệt là buôn bán các sản phẩm từ hổ tăng nhanh về số vụ và mức độ ngày càng tinh vi hơn. Do vậy, việc nhận dạng một số đặc điểm từ sọ hổ sẽ giúp các cơ quan chức năng xử lý hiệu quả các vi phạm về buôn bán các sản phẩm từ hổ đỡ tốn kém tài chính và rút ngắn được thời gian giám định (Nguyễn Xuân Đặng, 2009). Kết quả đo 12 mẫu sọ hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) ở Việt Nam sẽ cung cấp những dân liệu mới nhất về số đo hình thái sọ hổ so sánh sự sai khác với sọ sư tử một loài thú ăn thịt có hình thái tương tự. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là 12 mẫu sọ hổ và mẫu nghiên cứu được xác định bằng hình thái và sinh học phân tử Hình 1. Cách đo sọ hổ Đông Dương ADN là sọ hổ Đông Dương. Mẫu sọ hổ hiện [Ảnh: Trần Thị Việt Thanh] đang được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Bảo tàng Khoa Sinh học, Đại (1) Dài hộp sọ: Từ đầu xương mõm đến học Khoa học tự nhiên. Ký hiệu các mẫu hết phần sau của sọ. VNMN 98,VNMN 37, VNMN 41, VNMN (2) Dài hộp sọ sau: Đỉnh hộp sọ đến hết 45, VNMN 50, VNMN 59, VNMN 61, phần sau của sọ. VNMN 63, VNMN 123, VNMN 598, VNMN (3) Rộng hộp sọ: Phần rộng nhất của hộp 1046 và TB (vật mẫu tại Bảo tàng Khoa Sinh sọ (khoảng cách giữa 2 mấu chẩm). học, Đại học Khoa học tự nhiên) và 1 mẫu sọ (4) Eo gian ổ mắt: Khoảng cách bờ trong sư tử đực (trưởng thành) ký hiệu M2 (vật mẫu chỗ hẹp nhất của 2 hố mắt. tại Bảo tàng Khoa Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên). (5) Eo sau ổ mắt: Khoảng cách phần thắt của phần trán ngay sau ổ mắt. Sử dụng thước đo chuyên dụng hãng Mitutokyo (Nhật Bản), seri 500-501-10 để đo (6) Rộng bầu nhĩ: Khoảng cách rộng 14 chỉ số được lựa chọn, các chỉ số đo có nhất phần bầu nhĩ. tham khảo (Viện Hàn lâm Khoa học và Công (7) Rộng gò má: Khoảng cách rộng nhất nghệ, 2008) như hình 1, gồm: bờ ngoài của gò má. 199
  4. Tran Thi Viet Thanh, Le Xuan Canh (8) Rộng xương mũi: Chỗ rộng nhất của sọ hổ Đông Dương với mẫu sọ sư tử - M2 xương cánh mũi. (bảng 1) cho thấy, chỉ số dài hộp sọ sau ở (9) Dài xương mũi: Điểm trung tuyến mẫu sọ hổ luôn thấp hơn sọ sư tử. Chỉ số dài của mút sau hai xương cánh mũi đến đỉnh xương mũi ở mẫu sọ hổ ngắn hơn chỉ số xương mũi. tương tự ở sọ sư tử, còn chỉ số dài sống mũi (10) Dài sống xương mũi: Dọc theo ở mẫu sọ sư tử luôn dài hơn chỉ số tương tự ở đường khớp 2 xương mũi từ trung tuyến mút mẫu sọ hổ (8,4%). Cụ thể với công thức răng sau hai xương cánh mũi đến đỉnh xương mũi. của sư tử như sau: (11) Dài cánh mũi: Dọc cánh mũi, từ 3 1 3 1 tuyến mút sau hai xương cánh mũi đến đỉnh I c pm m x 2  30 xương mũi. 3 1 2 1 (12) Dài hàm dưới: Từ đầu mép ngoài Số lượng răng sư tử không khác biệt với răng cửa đến cuối xương hàm dưới. số lượng răng của hổ trưởng thành, tuy nhiên, chiều dài dẫy răng hàm dưới mẫu sọ hổ luôn (13) Khoảng cách răng nanh và hàm dài hơn sọ sư tử, khoảng 10%. Có sự sai khác dưới: Từ bờ trước răng nanh đến cạnh răng rất nhỏ giữa eo sau ổ mắt với chiều dài sọ, tỷ hàm đầu tiên. lệ (%) chỉ số này ở sọ hổ luôn nhỏ hơn chỉ số (14) Chiều dài dãy răng hàm dưới: Từ tương tự ở sọ sư tử, khoảng 9%. Trong khi chỉ chân răng hàm đầu tiên đến chân rằng hàm số rộng hộp sọ trên chiều dài sọ của sư tử luôn cuối cùng. lớn hơn chỉ số này ở sọ hổ, cụ thể sọ sư tử là KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39,5% và sọ hổ là 34,9%. Hình dáng ngoài hộp sọ Kết quả nghiên cứu và thực tế đo các chỉ số sọ trong nghiên cứu này cho thấy khe mũi Sọ hổ rất chắc khoẻ, có nhiều gờ mấu phát ngoài của hổ hẹp hơn sư tử, xương mũi sọ hổ triển, xương trán dô cao, vùng chẩm hạ thấp, lồi về phía trước trong khi xương mũi sọ sư tử dài và hẹp (đặc điểm này có thể phân biệt với phẳng hoặc chỉ hơi lồi về phía trước (hình 3). sọ báo và gấu), mào đỉnh đầu và gờ chẩm lớn chạy dọc từ phần đỉnh chán xuống hết phần sau của vùng chẩm. Cung gò má rất rộng, chắc và khoẻ. Xương mũi lớn. Hệ răng lớn, răng nanh dài, có gờ sắc và khoẻ, hàm dưới khớp với hàm trên bằng bản lề bán nguyệt rất vững chắc (hình 2). Công thức răng của hổ như sau: 3 1 2 31 I c pm x 2  28  30 3 1 2 1 Hình 2. Sọ hổ Đông Dương nhìn nghiêng [Ảnh: Vũ Ngọc Thành] Để phân biệt với sọ sư tử (mẫu trưởng Hình 3. Sọ sư tử (A), sọ hổ Đông Dương (B) thành), so sánh số đo trung bình của 9 mẫu [Ảnh: Trần Thị Việt Thanh] 200
  5. Một số dẫn liệu Bảng 1. Một số chỉ số sọ hổ Đông Dương (9 mẫu sọ trưởng thành) và sọ sư tử (1 mẫu sọ con đực trưởng thành) STT Chỉ số sọ VNMN VNMN VNMN VNMN VNMN VNMN VNMN VNMN TB Trung bình Min-Max Sọ sư tử (mm) 45 50 59 61 63 123 598 1046 (ĐH KHTN) (n = 9) (M2) 1 Dài sọ 338,8 --- 348 299 330 309 336 306 293 320 293–348 325 Dài hộp sọ 2 222 191 218 182 197 189 192 180 177 194,2 177–222 240 sau 3 Rộng hộp sọ 118 116,6 123 107,2 112 113 135 98 107 114,4 98–135 135 Eo gian ổ 4 70 57,8 71 55,7 67 63 69 66 60 64,4 57,7–71 72 mắt 5 Eo sau ổ mắt 60,8 55 60 54,8 60,5 57 59 63 56 58,4 54,8–63 63 Rộng bầu 6 134,9 123,6 139,7 119,3 133,8 127 125 115 119 126,3 115–139,7 131 nhĩ 7 Rộng gò má 264,9 214,3 262,4 209,7 235,8 231 260 209,5 202 232 202–264,9 235 Rộng xương 8 61 --- 59,6 56,8 56 55 59 55 47 56 47–61 60 mũi Dài xương 9 112 --- 116 98,9 100 99 111 97,6 78 101,5 78–116 112 mũi Dài sống 10 91 --- 98,9 80 85 79 90 80 70 84,2 70–98,9 100 mũi Dài cánh 11 118 --- 119 102,5 103 101 113 100 82 104,8 82–119 116 mũi Dài hàm 12 216,8 --- 228 196,8 215 210 221 192 210 211,2 192–228 226 dưới KC răng 13 25,8 --- 33,2 26,3 25,5 25 21 29,3 24 26,3 21–33,2 29 hàm dưới Chiều dài 14 dẫy răng 68 66 67 67 63 62,5 69 63 67 65,8 62,5–69 63 hàm dưới 201
  6. Tran Thi Viet Thanh, Le Xuan Canh Kích thước hộp sọ theo Mazák (1981) thì hổ Mã Lai (Panthera Các chỉ số đo kích thước sọ các phân loài tigris jacksoni) hiện tại chính là hổ Đông hổ thể hiện bảng 2, sọ hổ Đông Dương với các Dương (Panthera tigris corbetti). Tuy nhiên, mẫu con non và con trưởng thành được thể tới năm 2004 nhờ kỹ thuật sinh học phân tử hiện lần lượt ở bảng 1 và bảng 3. giải mã vùng gen Cytb và ND3 các nhà nghiên cứu mới xác định được hổ Mã Lai và Theo Mazák (1981), kích thước sọ hổ hổ Đông Dương là 2 phân loài khác nhau trưởng thành thường dao động theo trọng (Luo et al., 2004). lượng cơ thể từng phân loài (bảng 2). Cũng Bảng 2. Kích thước sọ các phân loài hổ (Mazák, 1981) Loài Trọng lượng (kg) Dài sọ (mm) Đực Cái Đực Cái Panthera tigris tigris 180–258 100–160 329–378 275–311 Panthera tigris sumatrae 100–140 75–110 295–335 263–294 Panthera tigris amoyensis 130–175 100–115 318–343 273–301 Panthera tigris sondaica 100–141 75–115 306–349 270–292 Panthera tigris balica 90–100 62–80 295–298 263–269 Panthera tigris altaica 180–306 100–167 341–383 279–318 Panthera tigris virgata 170–240 85–135 316–369 268–305 Panthera tigris corbetti 150–195 100–130 319–365 279–302 Bảng 3. Một số chỉ số sọ hổ Đông Dương (mẫu con non) STT Chỉ số sọ VNMN 98 VNMN 37 Trung bình VNMN 41 Min-Max (mm) (♀) (♀) (n = 3) 1 Dài sọ 237 289 238,8 255 237–289 2 Dài hộp sọ sau 153 183 152 163 152–183 3 Rộng hộp sọ 95,8 107 91 98 91–107 4 Eo gian ổ mắt 45,5 57,8 39,4 48 39,4–57,8 5 Eo sau ổ mắt 58,2 61,9 60,3 60 58,2–61,9 6 Rộng bầu nhĩ 99,5 88,5 94,3 94 88,5–99,5 7 Rộng gò má 158,9 181,6 152,9 165 152,9–181,6 8 Rộng xương mũi 39,5 48,9 43,5 44 39,5–48,9 9 Dài xương mũi 80,7 95,12 82 86 80,7–95,12 10 Dài sống mũi 71,4 83,54 75,5 77 71,4–83,54 11 Dài cánh mũi 84,5 99,6 85,1 90 84,5–99,6 12 Dài hàm dưới 151 176 --- --- --- 13 KC răng hàm dưới 20,6 21,1 23,4 22 20,6–23,4 Chiều dài dẫy răng 14 58 62 56 59 56–62 hàm dưới Với kết quả đo 14 chỉ số của 12 mẫu sọ hổ Huy Huỳnh và nnk., 2008; Waradee et al., Đông Dương cho thấy,có sự khác biệt giữa sọ 2016). Kết quả chỉ số đo sọ trên 12 mẫu con non và con trưởng thành ở chiều dài nghiên cứu cho thấy, 2 mẫu VNMN98 và sọ.Theo Mazák (1981), ở cá thể trường thành, VNMN41 có độ dài sọ < 279 mm, phù hợp hổ đực thường đạt 4–5 năm tuổi với kích kết quả nghiên cứu của Mazák (1981) là mẫu thước dài hộp sọ từ 319–365mm, trong khi hổ con non (bảng 3). Riêng mẫu VNMN 37 (con cái trưởng thành thường từ 3–4 năm tuổi, với cái) là mẫu hổ Đông Dương sinh ra tại Vườn kích thước dài hộp sọ từ 279–302 mm (Đặng Thú Hà Nội, hổ chết khi đạt 2 tuổi, như vậy so 202
  7. Một số dẫn liệu với nghiên cứu của Mazák (1981), kích thước Tỷ lệ giữa eo sau ổ mắt trên chiều dài sọ dài hộp sọ con non có thể lớn hơn và có độ dài ở hổ luôn nhỏ hơn chỉ số tương ứng ở sọ sư tử sọ là 289 mm. Các mẫu còn lại VNMN 45, khoảng 9%; VNMN 50, VNMN 59, VNMN 61, VNMN Tỷ lệ chiều rộng hộp sọ trên chiều dài sọ 63, VNMN 123, VNMN 598, VNMN 1046 và của sọ hổ (35,7%), luôn thấp hơn chỉ số tương TB đều có kích thước dài hộp sọ từ 293– ứng của sọ sư tử (39,5%); 348mm phù hợp với công bố Mazák (1981) là mẫu con trưởng thành (bảng 3). Khe mũi ngoài của sọ hổ hẹp hơn khe mũi ngoài sọ sư tử, xương mũi sọ hổ lồi về Kết quả đo sọ hổ Đông Dương trên các phía trước trong khi xương mũi sọ sư tử mẫu nghiên cứu cho thấy,với các mẫu sọ hổ phẳng hoặc chỉ hơi lồi về phía trước; non thì tỷ lệ eo sau ổ mắt so với eo gian ổ mắt > 1 (bảng 3), trong khi sọ hổ trưởng thành chỉ Chiều dài dẫy răng hàm dưới sọ hổ số này < 1 (bảng 1). Đối sách kết quả đo cho nhỉnh hơn chiều dài răng hàm dưới sọ sư tử thấy, 9 mẫu sọ hổ Đông Dương trưởng thành khoảng 10%. đều có tỷ lệ eo sau ổ mắt so với eo gian ổ mắt Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành là 0,9 (< 1). cảm ơn Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Kết quả chỉ số đo cũng cho thấy, chỉ số Bảo tàng khoa sinh, Đại học Khoa học tự rộng gò má đối với sọ hổ trưởng thành luôn > nhiên đã tạo điều kiện để nhóm tác giả tiếp 200 mm (202–264,9 mm), chỉ số này ở các cận và thực hiện nghiên cứu với bộ mẫu sọ hổ con non (VNMN37, VNMN41,VNMN98) Đông Dương và sọ sư tử hiện có. luôn < 200 mm (152,9–181,6 mm) (bảng 1 và bảng 3). Chỉ số dài sọ hổ trưởng thành từ TÀI LIỆU THAM KHẢO 293–348 mm, phù hợp với những công bố Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, trước đây là hổ Đông Dương trưởng thành từ 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Tập I- Phần 279–365 mm (Mazák, 1981; Đặng Huy động vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Huỳnh và nnk., 2008). Kết quả đo cũng ghi Công nghệ. Tr. 91–92. nhận tỷ lệ dài xương mũi so với dài sọ là Lê Xuân Cảnh, Hà Quí Quỳnh, Đặng Huy 33,5% với mẫu hổ chưa trưởng thành và Phương, Vương Tiến Mạnh, Đỗ Quang 31,7% với mẫu hổ trưởng thành. Tùng, 2012. Hiện trạng nuôi nhốt và đa Việc đo mẫu sọ hổ kết hợp với các đặc dạng di truyền loài hổ Panthera tigris ở điểm hình thái giúp cho việc phân loại, nhận Việt Nam - Captive breeding and dạng sọ hổ với sọ sư tử - loài thú ăn thịt có genetic diverse of tiger (Panthera tigris) hình thái tương tự. Bên cạnh đó, các số đo in Vietnam. Tạp chí Sinh học, 34(2): hình thái giúp ích việc phân biệt độ “tuổi” của 173–180. hổ phục vụ cho công việc chế tác trưng bày mẫu vật tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. CITES Appendices I, II, III 2018 (Web: http://www.cites.org) KẾT LUẬN Nguyễn Xuân Đặng (chủ biên), 2009. Nhận Có thể nhận biết sự khác biệt giữa sọ hổ dạng nhanh một số loài động vật hoang non và trưởng thành bằng tỷ lệ eo sau ổ mắt dã. Tài liệu hỗ trợ thực thi pháp luật do trên eo gian ổ mắt > 1 là sọ hổ non và luôn < 1 Cục Kiểm lâm và Traffic phát hành. là sọ hổ trưởng thành; Rộng gò má > 200 mm ở so hổ trưởng thành và < 200 mm ở sọ hổ non. Global Tiger Recovery Program, 2011. Global Tỷ lệ dài xương mũi trên dài hộp sọ khoảng Tiger Recovery Program 2010–2022. 33,5% ở sọ hổ non hay hổ chưa trưởng thành Global Tiger Initiative, Washington, DC. và khoảng 31,7% ở sọ hổ trưởng thành. Goodrich J., Lynam A., Miquelle D., Để phân biệt sọ hổ với sọ sư tử, có thể dựa Wibisono H., Kawanishi K., Pattanavibool vào một số đặc điểm như: A., Htum S., Tempa T., Karki J., Jhala Y 203
  8. Tran Thi Viet Thanh, Le Xuan Canh & Karanth U., 2015. Panthera tigris. The Mazák.V,1981. Panthera tigris. Mammalia IUCN Red List of Threatened Species species -The American Society of 2015: e.T15955A50659951. mammalogists. No.152 (1–8). https://doi.org/10.2305/IUCN/UK.2015- Nghị định 06/2019/NĐ-CP, 2019. Nghị định 2RLTS.T15955A50659951. của Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Đặng, Hoàng Minh Khiêm, Nguyễn Minh Công ước về buôn bán quốc tế các loài Tâm, 2008. Động vật chí Việt Nam, Phần động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. lớp Thú-Mammalia. Tập 25, Nxb Khoa Waradee B, Worata K, Olutolami S, học kỹ thuật, Tr. 66–128. Manakorn S, Nongnid K, Somphat D, IUCN 2019. The IUCN Red List of Achara S, Bioripat S, Worawwidh W, Threatened Species. Version 2019 -2. 2016. Motogenome analysis reveals a https://www.iucn.orgredlist.org. . complex phylogeographic relationship Luo S.J, Kim J.H, Johnson W.E, Walt J.D, within the wild tiger population of Martenson J, 2004. Phylogeography and Thailand. Endang Species Res. Vol Genetic Ancestry of Tigers (Panthera 30:125–131.https://doi.org/10.3354/esr tigris). PLoS Biol 2(12): 442. 00729. 204
nguon tai.lieu . vn