Xem mẫu

44 Xã hội học số 4 (48) 1994 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NGHÈO ĐÔ THỊ : (Từ kết quả cuộc khảo sát xã hội học tại Hà Nội 2/1994) TRỊNH DUY LUÂN Giới thiệu Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới, xã hội Việt Nam đang trải qua những biến đổi to lớn và nhanh chóng. Cùng với việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong dân cư thành thị và nông thôn ngày càng trở nên sâu sắc. Ở một cực của sự phân hóa này, nhóm người nghèo đang phải chịu nhiều thua thiệt và đứng trước nhiều khó khăn trong việc tìm kiến nguồn sống, cải thiện nhà ở và những cơ may thoát khỏi cảnh nghèo túng. Nếu như ở nông thôn sự thiếu ăn là nguy cơ trực tiếp đe dọa nhóm người nghèo thì điều kiện nhà ở - môi trường quá tồi tệ là một dấu hiệu khá điển hình cho sự nghèo khổ ở đô thị. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khảo sát chuyên sâu mang tính ứng dụng hoặc định hướng chính sách trên chủ đề này. Gần đây chúng ta mới được biết đến một số nghiên cứu do bộ lao động thương binh xã hội, bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Tổng cục thống kê, UBKHNN tiến hành ít nhiều có chú ý đến vấn đề nghèo khổ và người nghèo chủ yếu ở các vùng nông thôn. Viện Xã Hội Học từ giác đồ nghiên cứu của mình trong những năm vừa qua cũng đã tiến hành một số nghiên cứu trên chủ đề "Sự phân tầng xã hội" và đã công bố một bố kết quả có liên quan đến nhóm người nghèo. Tuy nhiên, chỉ xét trên bình diện nghiên cứu nhận xét thì đây vẫn còn là một vấn đề khá phức tạp. Với những vùng địa lý hành chính, kinh tế rất khác nhau, chỉ riêng việc đưa ra được một “chuẩn” chung về nghèo khổ đã là một vấn đề lớn. Trong khi đó, sự gia tăng mức sống, phân hóa giàu nghèo lại đang diễn ra ngày càng nhanh chóng hơn, sâu sắc hơn, phức tạp hơn. Trong bối cảnh đó, Dự án nghiên cứu liên ngành do "Cải thiện nơi ở và môi trường cho người nghèo đô thị" 4 cơ quan nghiên cứu và đào tạo của Việt Nam phối hợp thực hiện dưới sự hỗ trợ của trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế Canada (IDRC) là một định hướng nghiên cứu ứng dụng khá cụ thể. Viện Xã Hội đã khởi đầu dự án bằng những cuộc khảo sát xã hội học vị đặc điểm kinh tế-xã hội và nhà ở của người nghèo đô thị tại hai thành phố lớn: thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu khảo sát này sẽ là những thông tin "đầu vào" trực tiếp cho ba dự án nhánh thuộc Bộ xây dựng, nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của dự án. Bài viết này giới thiệu một số kết qua từ cuộc khảo sát ở Hà Nội do Viện Xã hội học Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 45 tiến hành tháng 2/1994 trong khuôn khổ của việc thực hiện nhiệm vụ nói trên. I- Chân dung xã hội của nhóm gia đình nghèo Hà Nội qua mẫu khảo sát. I. THÀNH PHẦN XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội hiện nay theo chúng tôi các phân biệt nhóm sau đây cần thiết để mô tả. thành phần xã hội - nghề nghiệp của nhóm người nghèo đô thị . Phân nhóm theo vị thế nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình: Toàn bộ mẫu được phân tích thành 4 nhóm nhỏ: Nhóm gia đình mà toàn bộ lao động có việc làm và có thu nhập từ khu vực kinh tế, Nhà nước, trong đó bao tôm cả những người về hưu đúng tuổi có hoặc không làm thêm. Trong mẫu khảo sát họ chiếm 18,2%. - Nhóm hộ gia đình mà tất cả lao động đều có việc làm trong khu vực ngoài quốc doanh (bao gồm cả bộ phận lao động về hưu non, mất sức, về theo chế độ 176, 217 (39,8%). - Nhóm gia đình có lực lượng lao động hỗn hợp từ cả hai khu vực (36,4%) - Nhóm gia đình không có nghề nghiệp cụ thể, già yếu, sống nhờ vào sự giúp của con cái người thân (5,7%). Như vậy, do đặc điểm của thành phố thủ đô, tỉ lệ lao động trong khu vực nhà nước còn khá cao (cho dù những năm vừa qua đã có sự giảm sút đáng kể). Tỷ lệ các gia đình nghèo chỉ làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh hoàn toàn mới chỉ chiếm 1/3 tổng số, gần 2/3 còn lại là các gia đình hoặc là sống bằng thu nhập chỉ của khu vực quốc doanh hoặc là bởi cả hai khu vực. Trong số 4 nhóm người nghèo trên đây, nhóm thứ tư (không nghề, sống nhờ người thân) là nghèo hơn cả, sau đó là nhóm thứ hai (làm việc và thu nhập chỉ ở khu vực ngoài quốc doanh). Điều này gợi nhớ tới một kết quà nghiên cứu về sự phân tầng xã hội ở Hà Nộ. (1992) rằng, trong khu vực ngoài quốc doanh , do tác động mạnh của cơ chế thị trường mới hình thành, sự phân hóa xã hội giàu - nghèo diễn ra mạnh hơn khu vực kinh tế quốc doanh do đó tỷ lệ các hộ giàu và nghèo đều cao hơn so với nhóm gia đình thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Phân nhóm chi tiết theo các loại nguồn thu nhập. Tính đa dạng của các nguồn thu nhập: + Trong nhóm "thuần lao động trong khu vực nhà nước" 18,1% có thể tách ra: * Chỉ có thu nhập từ khu vực nhà nước (trừ lương hưu) 2,8% * Chỉ sống bằng lương hưu 4,0 * Lương hưu và trợ giúp của người thân 2,4 * Lương hưu và làm thêm 1,8 + Trong nhóm "lao động chỉ ở khu vực ngoài quốc doanh" 39,8% có thể tách ra: * Chỉ bằng thu nhập ngoài quốc doanh 27,7 * Thu nhập ngoại quốc doanh và trợ giúp của người thân 4,8 * Thu nhập ngoài quốc doanh + khác 4,0 * Chỉ bằng sự trợ giúp của người thân 2,4 + Trong nhóm “hỗn hợp” 36,3% có thể chia ra: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 46 Một số đặc điểm kinh tế-xã hội ... * Lương hưu + thu nhập ngoài quốc doanh 19,1 * Lương quốc doanh + thu nhập ngoài quốc doanh 6,7 * Lương quốc doanh + lương hưu + thu nhập ngoài QD 3,6 * Lương hưu + thu nhập ngoài QD + khác 2,4 * Lương hưu + làm thêm 1,8 * Lương hưu + thu nhập ngoài QD + trợ giúp 1,3 Rút gọn lại, có 3 loại gia đình theo cơ cấu nguồn thu nhập có tỉ lệ cao nhất là: 1. Các gia đình chỉ có 1 nguồn thu nhập từ khu vực ngoài QD. 2. Các gia đình có 2 nguồn thu nhập chính lương hưu + TN ngoài QD 19,1 3. Các gia đình có 2 nguồn thu nhậpQD + Ngoài QD 27,7(%) 6,7 Đặc biệt nhóm gia đình có người về hưu là rất đáng lưu ý bởi vì đây là một lực lượng xã hội khá đông đảo. Và về mặt xã hội họ là lớp người nhạy cảm với những biến đổi của giai đoạn quá độ hiện thời. Các loại hình hoạt động kinh tế ở lĩnh vực ngoài quốc doanh. Trong mẫu khảo sát có 39,8% số hộ gia đình mà tất cả lao động trong gia đình đã làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh và 36,4% các gia đình thuộc loại "hỗn hợp". Như vật tổng cộng có 76,2% hay là 3/4 số hộ của mẫu được khảo sát có ít nhất một lao động làn việc ở khu vực ngoài Q.D. Hoạt động kinh tế kiếm sống của số lao động này gồm những loại hình sau: Loại hình hoạt động - Sản xuất, gia công - Buôn bán nhỏ - Dịch vụ - Làm thuê Số hộ có LD tham gia 508 hộ = 76,2% 137 279 166 132 % trong tổng số 27,0 54,9 32,7 26,0 Ở đây tỉ lệ cao nhất thuộc về loại hình hoạt động buôn bán nhỏ và dịch vụ. Hoạt động sản xuất, gia công và đi làm thuê có tỉ lệ gần bằng nhau ở mức 1/4 tổng số họ được khảo sát Khi xét tương quan với mức thu nhập bình quân đầu người tháng (một chỉ báo quan trọng phản ánh mức nghèo) có thể nhận thấy rằng có một tỷ lệ cao hơn các gia đình làm dịch vụ rơi vào nhóm mức sống không quá nghèo. Nói cách khác, nếu có nhiều người làm dịch vụ để kiếm sống thì gia đình thường đỡ nghèo hơn. Trái lại, trong tương quan với loại hình lao động làm thuê tủy lệ cao hơn thuộc về các gia đình nghèo nhất. Ở đây có thể có mối liên hệ hai chiều: là nghèo nhất vì có nhiều người đi làm thuê hay ngược lại, vì phải đi làm thuê (không vốn, không công cụ, chỉ có sức lao động) nên là nghèo nhất. I.2 Các nhóm xã hội đặc biệt. Các nhóm xã hội đặc biệt có vị trí quan trọng trong việc diện chân dung xã hội của người nghèo đô thị trong đó có ba nhóm đáng lưu ý là: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 47 Tên nhóm gia đình Có người về hưu. Hưu non mất sức Tàn tật, bệnh nặng Số hộ,% (trên tống 669 hộ) 160 23,9 109 16,3 59 8,8 Theo số liệu trên, trên 1/4 các hộ nghèo trong mẫu khảo sát có người về hưu. Theo địa bàn thì càng ở trung tâm tỷ lệ càng cao. (Ba Đình 18,5%; Hai Bà 21,%; Đống Đa 25,7%; Hoàn Kiếm 30,2%. Theo mức nghèo, tỷ lệ hộ có người về hưu giảm dần thì mức nghèo ngày càng cao; có nghĩa là mặc dù thuộc nhóm nghèo, gia đình người về hưu không phải là người nghèo nhất bởi họ còn có một nguồn có thu nhập ổn định hàng tháng. Nhóm hộ có người về hưu chỉ thuộc vào 2 loại gia đình thuần quốc doanh và hỗn hợp. 48,8% các gia đình thuần quốc doanh, và 40,3% các giá hỗn hợp trong mẫu có ít nhất một người về hưu. I.3 Các gia đình trong mẫu là đối tượng của chính sách xã hội Giống như các nhóm xã hội đặc biệt nhóm các gia đình là đối tượng chính sách xã hội cũng được sự chú ý trực tiếp của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các gia đình đối tượng chính sách gồm 4 loại: Gia đình liệt sĩ, thương binh, tàn tật neo đơn và già yếu, trẻ em mồ côi… Nhóm gia đình Gia đình liệt sĩ Gia đình thương binh Tàn tật neo đơn Già yếu, mồ côi Số hộ trong mẫu thuộc nhóm % 40 6,0 22 3,8 35 5,2 37 5,5 Xem xét tương quan giác các nhóm xã hội này, có thể rút ra mấy nhận xét sau: Về mức nghèo, nhìn chung các gia đình liệt sĩ thuộc nhóm hộ nghèo, song không quá nghèo, điều này tương tự như nhóm gia đình ngèo có người về hưu. Có một tỷ lệ cao các gia đình liệt sĩ nằm ở ranh giới giữa 4 nhóm nghèo và các nhóm cao hơn (không nghèo). Đây chắc chắn là sự phản ánh kết quả tác động của các chính sách xã hội của Đảng và nhà nước trong thời gian qua đối với nhóm gia đình liệt sĩ nghèo. Trong khi đó, trong nhóm hộ rất nghèo (nghèo nhất), tỷ lệ hộ thuộc diện có người tàn tật bệnh nặng, già yếu là cao hơn hẳn các nhóm khác. Nhìn chung, thành phần xã hội nghề nghiệp của nhóm người nghèo Hà Nội là khá đa dạng. Tuy nhiên, do đặc điểm buổi đầu chuyển sang kinh tế thị trường, nhóm người nghèo thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dễ “nghèo hơn” so với những người nghèo ở khu vực quốc doanh, vì dù sao nhóm sau vẫn còn một người thu nhập ổn định hàng tháng, cho dù rất eo hẹp. Cũng như vậy, các gia đình hưu trí, gia đình chính sách xã hội (liệt sĩ, thương binh ...) nghèo song vẫn còn khá hơn các gia đình nghèo khác, đặc biệt là những người già cô đơn tàn tật, bệnh nặng . . . I.4 . Đặc điểm nhân khẩu xã hội của các gia đình nghèo Để mô tả sự nghèo khổ, các nhà nghiên cứu thường sử dụng nhiều biến số, chỉ báo, chỉ báo trong đó có các chỉ báo nhân khẩu học. Có những chỉ báo có liên hệ trực tiếp với sự Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 48 Một số đặc điểm kinh tế -xã hội ... nghèo khổ, chẳng hạn : gia đình đông con, gia đình không đầy đủ (khuyết những trụ cột kinh tế gia đình), độ tuổi của chủ hộ (người già). Cũng có những chỉ báo dường như chỉ có liên hệ gián tiếp, như số thế hệ cùng chung sống, giới tính của chủ hộ, số cặp vợ chồng cùng chung sống . . . Quy mô gia đình (số nhân khẩu) Phân bố các hộ gia đình nghèo được kháo sát tại Hà Nội theo quy mô (số người) trong gia đình là như sau: Số người trong gia đình 1-2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng Số hộ gia đình % 75 11,2 111 16,6 131 19,6 142 21,2 108 16,1 47 7,0 27 4,0 15 2,2 13 1,9 669 100,0 Quy mô trung bình: 3,7 người/ gia đình. Như vậy, quy mô gia đình của các hộ nghèo thấp hơn so với chung toàn thành phố: ở nội thành Hà Nội, là 3,9 người. Lý do vì trong số các hộ nghèo có tỷ lệ cao số người già độc thân. Người nghèo sống độc thân cũng là một điều rất đáng lưu ý về phương diện xã hội. Theo số liệu khảo sát, số người nghèo độc thân này lại tập trung chủ yếu ở 2 điểm nghiên cứu thuộc quận Hoàn Kiếm (41,3 % và quận Đống Đa (34,7%). Phường Thanh Nhàn như đã nhận xét, chỉ đóng góp 8% số người nghèo độc thân trong mẫu khảo sát. Theo mức nghèo (đánh giá của điều tra viên) thì quá 1/2 số nghèo độc thân đang sống ở mức rất nghèo (nghèo nhất) 1/4 ở mức thứ 2 và 1/4 ở mức thứ 3 tính từ dưới lớn trong số 4 mức nghèo được phân loại Kiểu loại gia đình Trong phạm vi nghiên cứu nhóm hộ nghèo, chúng tôi tập trung sự chú ý và tính chất đầy đủ của gia đình - tức là gia đình còn đủ cả cặp vợ chồng chủ hộ - Trong trường hợp không đầy đủ (khuyết một trong số hai thành viên - cặp vợ chồng chủ hộ, thường đóng vai trò trụ cột kinh tế gia đình) lại phân biệt ra loại gia đình khuyết chồng (chỉ có mẹ và các con) và loại gia đình khuyết vợ (chỉ có bố và các con). Khi xem xét tương quan với người nghèo và các chỉ báo khác, hy vọng có thể tìm ra những đặc thù hoặc nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đó từ phía kết cấu nhân khẩu của gia đình, hoặc vai trò của người phụ nữ trong các gia đình nghèo. Kết quả phân loại các gia đình nghèo thuộc mẫu khảo sát như sau: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn