Xem mẫu

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM
Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội

1

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ THỊ TRƯỜNG CKPS TẠI VIỆT NAM
HỎI ĐÁP CHUNG ............................................................................................................................................................. 4
Chứng khoán Phái sinh là gì? ......................................................................................................................................... 4
Hợp đồng Tương lai là gì? .............................................................................................................................................. 5
Thế nào là mua hợp đồng tương lai? Thế nào là bán hợp đồng tương lai? ................................................................... 7
Thế nào là mẫu hợp đồng? ............................................................................................................................................. 8
Ký quỹ là gì? ................................................................................................................................................................... 9
Vị thế là gì? Tại sao lại có quy định về giới hạn vị thế? ................................................................................................ 10
Làm thế nào để thoát khỏi hợp đồng đang tham gia?................................................................................................... 10
HĐTL được thanh toán như thế nào? ........................................................................................................................... 11
Tại sao tôi nên giao dịch Hợp đồng Tương lai? ............................................................................................................ 11
Lợi thế đòn bẩy của HĐTL là gì? .................................................................................................................................. 12
Rủi ro trong việc tham gia vào HĐTL là gì? .................................................................................................................. 13
Đối tác Bù trừ Trung Tâm là gì?.................................................................................................................................... 14
HỎI ĐÁP VỀ THỊ TRƯỜNG CKPS TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................ 14
Hệ thống Văn bản Pháp Quy (VBPQ) cho thị trường CKPS tại Việt Nam bao gồm những văn bản gì? ...................... 14
Để tham gia giao dịch HĐTL, tôi phải làm gì? ............................................................................................................... 15
2

Vai trò của Thành viên Giao dịch (TVGD) và Thành viên Bù trừ (TVBT) đối với Nhà đầu tư là gì? ............................. 15
Tôi đã tham gia giao dịch trên thị trường cổ phiếu, liệu có được tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh không? .. 17
Tôi có thể dùng chứng khoán để thế chấp khi tính giá trị ký quỹ được không? ............................................................ 17
Khi tham gia giao dịch phái sinh, tôi phải tuân thủ những quy định gì? ........................................................................ 18
Tại Việt Nam có áp dụng cơ chế Đối tác Bù trừ Trung tâm (CCP) không? ................................................................... 18
Sản phẩm phái sinh được triển khai đầu tiên tại Việt Nam là gì? Tại sao lại lựa chọn như vậy? ................................. 18
Các tài sản được lựa chọn làm tài sản cơ sở cho HĐTL tại Việt Nam? ....................................................................... 19
HĐTL chỉ số cổ phiếu có các tháng đáo hạn như thế nào? .......................................................................................... 19
HĐTL chỉ số cổ phiếu được thanh toán như thế nào? .................................................................................................. 19
Lợi ích của giao dịch HĐTL trên chỉ số với giao dịch cổ phiếu đơn lẻ? ........................................................................ 20
HĐTL trái phiếu chính phủ có các tháng đáo hạn như thế nào?................................................................................... 21
Nếu không có đúng trái phiếu để giao thì tôi có được phép dùng trái phiếu khác không?............................................ 22
Hệ số chuyển đổi là gì? Được dùng làm gì? ................................................................................................................. 22
Sở GDCK Hà Nội có sử dụng cơ chế khớp lệnh như trên thị trường cổ phiếu không? ................................................ 22
Các loại lệnh được sử dụng khi giao dịch HĐTL? ........................................................................................................ 23
Tôi có thể xem thông tin về HĐTL ở đâu? .................................................................................................................... 23

3

HỎI ĐÁP CHUNG
Chứng khoán Phái sinh là gì?
Chứng khoán Phái sinh (CKPS) là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hay
nhiều loại tài sản cơ sở. Chứng khoán Phái sinh có dạng hợp đồng tài chính trong đó quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa
vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc/và chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa
thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tài sản cơ sở của Chứng khoán Phái sinh được chia thành 02
dạng chính:
Hàng hóa: thực phẩm (ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu, v.v…), kim loại (vàng, bạc, kẽm, v.v…), năng lượng (khí
đốt, dầu, v.v…), khác (thời tiết, kết quả bầu cử, v.v…)

Công cụ tài chính: cổ phiếu (chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ), trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa
phương, trái phiếu doanh nghiệp), Lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ), Tiền tệ (USD, Yên Nhật,
Euro, v.v…), Chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán Phái sinh được chia thành 04 loại chính:








Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH): là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại
một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.
Hợp đồng Tương lai (HĐTL): là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị
trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán).
Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC): là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia
có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng
trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Hợp đồng Hoán đổi (HĐHĐ): là một thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một
công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian
nhất định.
4

Hợp đồng Tương lai là gì?
Hợp đồng Tương lai (HĐTL) là một sản phẩm được phát triển từ Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH). Về cơ bản, HĐKH và
HĐTL là một hợp đồng thỏa thuận giữa 02 bên, theo đó, 02 bên sẽ thực hiện mua bán một/nhiều loại tài sản cơ sở nhất
định với một mức giá và thời điểm thanh toán được thỏa thuận vào thời điểm lập hợp đồng. HĐKH là một hợp đồng có
tính song phương, được lập lên trên cơ sở tự thỏa thuận giữa 02 bên hợp đồng. Hiếm có 2 HĐKH nào có tất cả nội dung
điều khoản trong hợp đồng giống hệt nhau. Với tính chất song phương như vậy, HĐKH có 02 nhược điểm chính: (1) sau
khi tham gia hợp đồng, nếu nhà đầu tư có ý định thoát khỏi các quyền lợi/nghĩa vụ với đối tác, nhà đầu tư sẽ gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm bên thứ 3 để chuyển giao hợp đồng; (2) nhà đầu tư sẽ phải hứng chịu toàn bộ rủi ro trong
trường hợp đối tác của hợp đồng không thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định tại hợp đồng. Việc tham gia hợp đồng
có thể đi kèm với các khoản chi phí không nhỏ liên quan đến việc giám sát nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khi đối tác
không thực hiện hợp đồng.
HĐKH là một loại CKPS có lịch sử phát triển lâu đời và được nhiều đối tượng sử dụng làm công cụ phòng hộ rủi ro.
Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường, sản phẩm HĐTL đã được ra đời để khắc phục các nhược điểm trên của HĐKH
với những đặc điểm chính sau:


Hợp đồng tương lai, khác với Hợp đồng kỳ hạn, đã được chuẩn hóa về các điều khoản trong hợp đồng bởi tổ
chức quản lý thị trường là Sở Giao dịch Chứng khoán. Các điều khoản được chuẩn hóa sẽ được quy định tại
Mẫu hợp đồng và bao gồm những điều khoản cụ thể về việc giao dịch và thanh toán của các bên. Nội dung
này sẽ được giải thích kỹ hơn ở phần sau.



Do được chuẩn hóa và đảm bảo tính đồng nhất của hợp đồng, các bên của Hợp đồng có thể dễ dàng giao
dịch Hợp đồng Tương lai trên thị trường tập trung theo nguyên tắc tương tự như giao dịch chứng khoán cơ
sở. Việc tham gia vào một hợp đồng mới hoặc thoát khỏi một hợp đồng có thể được thực hiện thông qua hoạt
động giao dịch mua/bán hợp đồng trên thị trường.
5

nguon tai.lieu . vn