Xem mẫu

  1. 202 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 2 CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM ÂM NHẠC TRƢỜNG CĐSP HOÀ BÌNH Giảng viên: Nguyễn Thị Huyền Trang Phòng: Quản lý khoa học và Bồi dưỡng Tóm tắt: Vai trò của kĩ năng viết trong chương trình tiếng Anh 2 là rất quan trọng trong việc giúp người học hoàn thiện ngôn ngữ đang học. Bên cạnh các kĩ năng khác, viết là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình học, dạy và sử dụng ngôn ngữ. Bài viết giới thiệu một số biện pháp phát triển kỹ năng dạy viết tiếng Anh cho sinh viên cao đẳng sư phạm âm nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. 1. Đặt vấn đề Ngay từ khi bắt đầu học tiếng Anh sinh viên đã được tiếp xúc với bốn kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ, đó là: nghe, nói, đọc, và viết. Đây là những kỹ năng quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Trong đó viết là một kỹ năng khó cho người học, nó đòi hỏi người dạy phải nắm được phương pháp giảng dạy hiệu quả và thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi với hành và là sự kết hợp tinh tế của việc giảng các kỹ năng ngôn ngữ khác. Tại Trường CĐSP Hoà Bình trong dạy và học bộ môn Tiếng Anh còn có nhiều hạn chế trong đó có kỹ năng viết tiếng Anh của sinh viên. Qua nhiều năm giảng dạy, tìm tòi học hỏi, tham khảo nhiều loại sách, áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau bản thân tôi mạnh dạn chọn và viết lên một số biện pháp phát triển kỹ năng kỹ năng viết trong chương trình Tiếng Anh 2 cho sinh viên hệ Cao đẳng chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc trường CĐSP Hoà Bình. 2.Nội dung nghiên cứu 2.1. Những thuận lợi và khó khăn về việc phát triển kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành Sƣ phạm Âm nhạc ở trƣờng CĐSP Hoà Bình. 2.1.1. Thuận lợi Tiếng Anh 2 là học phần độc lập và có thời lượng 45 tiết trong chương trình đào tạo sư phạm Âm nhạc. Với mục tiêu rèn luyện cho sinh viên khả năng nắm vững được các kỹ năng nghe, nói , đọc , viết và các từ vựng liên quan tới các chủ đề. Hệ thống kiến thức được bố trí khoa học, logic; bài tập đa dạng phong phú sẽ giúp sinh viên dễ tiếp cận và khả năng vận dụng tiếng Anh vào các tình huống thực tế.
  2. 203 Bên cạnh đó, môi trường học tập trên lớp quy phạm với giảng viên sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ sẽ giúp sinh viên mở rộng được vốn từ vựng và cải thiện được kỹ năng viết. 2.2.2. Khó khăn Sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc khi học học phần Tiếng Anh 1 đã gặp phải một số khó khăn trong việc học Tiếng Anh đặc biệt là phần Writing. Cụ thể: - Thiếu từ vựng: Tiếng Anh là ngôn ngữ có kho từ vựng rộng lớn. Việc học và biết rõ từ nghĩa của các từ thật không dễ dàng, hơn nữa trong tiếng Anh còn có từ đồng nghĩa đôi khi dùng cho các ngữ cảnh khác nhau và thay thế cho nhau để tránh lặp từ. Tuy nhiên, một số từ nếu trong cùng ngữ cảnh mà thay thế cho nhau sẽ làm thay đổi nội dung câu. Do vậy, sinh viên khi học viết tiếng Anh thường mắc lỗi trong việc tìm đúng từ phù hợp với từng ngữ cảnh trong bài viết của mình. Ngoài ra, sinh viên nếu thiếu vốn từ vựng sẽ không biết từ loại mình cần dùng là gì nên dễ viết sai cấu trúc câu, làm câu không có nghĩa. - Lỗi ngữ pháp: Ngữ pháp tiếng Anh giúp bạn viết câu đúng cấu trúc và có nghĩa. Nếu không nắm vững kiến thức tiếng Anh cơ bản, sinh viên dễ viết những câu ngữ pháp và gây khó hiểu cho người đọc. Do đó, trong việc học tiếng Anh thì việc nắm rõ ngữ pháp là điều vô cùng quan trọng. - Lỗi diễn đạt: Đa phần sinh viên khi học viết Tiếng Anh thường không có đủ lượng từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng của mình trong khi viết. Do vậy họ thường phải thay những từ và cấu trúc câu mà họ không biết bằng những gì mà họ đã học. Chính điều này đã dẫn tới lối „viết vòng vo‟ để diễn đạt ý tưởng, bài viết không đúng ý của mình nên dễ gây lạc đề và lang mang. - Lỗi dịch từng từ: Sinh viên sư phạm Âm nhạc thường dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ nên thường dịch từng từ Tiếng Việt sang tiếng Anh. Đôi khi cách làm phổ biến này làm bài viết của mình không rõ nghĩa, gây hiểu lằm cho người đọc vì một số từ tiếng Anh khi kết hợp lại sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Tóm lại, viết có thể đúng là kĩ năng khó nhất vì nó đòi hỏi sinh viên phải dành thật nhiều thời gian trau dồi và luyện tập. Vì vậy các thầy cô giáo chính là người sẽ giúp cho các em sinh viên luyện tập viết thường xuyên, ban đầu có thể chỉ là viết câu đơn giản, rồi sẽ là những đoạn văn ngắn, và những bài luận và điều quan trọng là giúp cho các em có động lực, yêu thích và thấy không còn sợ kỹ năng viết nữa.
  3. 204 2. Biện pháp phát triển kỹ năng kỹ năng viết trong chƣơng trình Tiếng Anh học phần 2 cho sinh viên hệ Cao đẳng chuyên ngành Sƣ phạm Âm nhạc trƣờng CĐSP Hoà Bình. 2.1- Chuẩn bị viết (Pre - writing) Nhìn chung các bài viết thường bắt đầu bằng một dàn ý (outline), một bài viết mẫu hoặc những từ, cụm từ gợi ý. Giáo viên giới thiệu từ vựng hoặc tình huống thông qua tranh ảnh hoặc qua hoạt động đọc hiểu, sinh viên nắm được cách trình bày một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Sau đó sinh viên sẽ thực hiện bài viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, gợi ý cụ thể đối với sinh viên yếu, trung bình hoặc viết mở rộng mang tính tự do sáng tạo đối với sinh viên khá, giỏi. Trong bước chuẩn bị viết, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động: - Hoạt động “Guided questions or questionaire”: Thông qua chủ đề bài viết hoặc một bài viết mẫu, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở liên quan đến chủ đề bài sắp viết để dẫn dắt sinh viên vào nội dung chính của bài viết. - Hoạt động “Brainstorming”: Giáo viên yêu cầu sinh viên luyện theo nhóm, liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận. Sau đó giáo viên tổng hợp ý lên bảng hoặc yêu cầu đại diện của các nhóm trình bày. - Hoạt động “Ordering”: Giáo viên đưa ra một bài mẫu nhưng đảo lộn trật tự của nó và yêu cầu sinh viên sắp xếp lại các câu, các đoạn văn cho đúng trật tự của một đoạn văn, một bài văn hay một bức thư. Từ bài mẫu này sinh viên có thể rút ra outline. - Hoạt động “Picture Description”: Giáo viên cho sinh viên quan sát tranh liên quan đến chủ đề chuẩn bị viết. Sau đó yêu cầu sinh viên miêu tả về nội dung bức tranh. Sinh viên dựa vào nội dung bức tranh và từ gợi ý để viết thành đoạn văn. 2.2 - Tiến hành viết (While - writing) Khi đã có dàn ý, giáo viên cho sinh viên bắt đầu viết. Trong khi sinh viên viết bài, giáo viên cần quan sát và trợ giúp các em làm. Sinh viên có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm. Giáo viên cũng có thể hỗ trợ về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nếu cần thiết. Giáo viên cần đảm bảo chắc chắn rằng sinh viên nào cũng được làm việc. Khi viết xong các em trao đổi bài viết cho nhau để góp ý và cùng nhận xét. Một số hoạt động dưới đây sẽ giúp sinh viên có thể hiểu bài và hoàn thành bài viết theo yêu cầu:
  4. 205 - Hoạt động “Transformation”: Giáo viên đưa cho sinh viên một bài viết mẫu. Sinh viên đọc bài và tìm hiểu bài viết. Sau đó giáo viên yêu cầu sinh viên thay đổi một số thông tin được giáo viên đưa ra và viết lại bài viết. - Hoạt động “Question - answer writing”: Trong hoạt động này giáo viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến chủ đề sắp viết, sinh viên trả lời câu hỏi. Sau đó sinh viên sắp xếp lại các câu trả lời và dùng các biện pháp kết hợp câu để viết thành bài văn mạch lạc. - Hoạt động “Writing based on a text”: Sinh viên đọc qua một bài viết mẫu, sử dụng một dàn ý có thay đổi một số chi tiết để viết thành một bài viết hoàn chỉnh tương tự như bài viết mẫu. - Hoạt động “Free writing”: Áp dụng nhiều cho những lớp có nhiều sinh viên khá giỏi,sinh viên có tính sáng tạo cao, tuy nhiên để mọi sinh viên đều tham gia tốt hoạt động viết sáng tạo giáo viên phải tự thiết kế cho những bài tập dó có tính sáng tạo hơn. Kết quả soạn lại bài tập cho sáng tạo hơn không những chỉ giúp cho người GV trong quá trình dạy viết cho sinh viên của mình mà GV còn tự học hỏi và nâng cao trình độ của mình. 2.3 - Sau khi viết (Post- writing) Giáo viên kiểm tra bài của sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo cách truyền thống, giáo viên thu bài và đọc rồi sửa lỗi cho tất cả sinh viên trong lớp. Có nhiều cách sửa lỗi, nhưng tốt nhất là gợi ý để sinh viên tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa. Theo một cách khác, giáo viên gọi sinh viên đọc bài viết của chính mình hoặc của bạn mình viết (bài viết được viết vào handout để cầm đọc hoặc dán lên bảng). Cả lớp cùng nhận xét, phát hiện và chữa lỗi bài viết. Tuy nhiên, ở bước này giáo viên cần đưa ra các tiêu chí đánh giá bài viết để giúp sinh viên có thể tự nhận xét bài viết của mình. Các tiêu chí cần chú ý khi sửa bài là: Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? Tính chính xác về ngôn ngữ: Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp hay chưa? Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? Lôgic?.. * Các hoạt động đánh giá: - Hoạt động “Sharing and comparing”: Yêu cầu hai sinh viên không ngồi cạnh nhau trao đổi bài viết của mình và sửa bài cho nhau. Với hoạt động này sinh viên có thể phát hiện ra lỗi sai và sửa cho bạn, so sánh ý tưởng với bạn mình để làm phong phú cho bài viết của mình. Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung.
  5. 206 - Hoạt động “Exhibition”: Sinh viên viết bài nháp lên một bảng phụ hoặc tờ giấy khổ lớn và treo lên trước lớp. Sinh viên đọc to bài viết cho nhau, trao đổi, so sánh bài viết của bạn mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, giáo viên cho sinh viên chuyển sang bước đánh giá chất lượng bài viết. Một phương pháp đánh giá chất lượng bài viết hữu hiệu đó chính là sử dụng một danh mục các tiêu chí đánh giá cho sẵn. Danh mục này giúp sinh viên tìm ra những phần cụ thể trong bài viết có hiệu quả như câu chủ đề, các chi tiết bổ trợ trong bài viết, các dấu hiệu chuyển tiếp câu hay phần kết luận, các phương tiện liên kết: liên kết từ vựng, dấu chấm câu... Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, giáo viên luôn là người hướng dẫn, tổ chức, đánh giá các hoạt động của sinh viên khi viết. Qua việc thực hiện nhiệm vụ ở nhà và trên lớp, sinh viên rất tích cực chuẩn bị bài, xây dựng bài trên lớp và hợp tác với giáo viên để rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ sáng tạo và các em cũng tự tin, phấn khởi học tập trong phần viết. 3. Kết luận Do đặc thù môn học tiếng Anh, việc phát triển kỹ năng viết là rất quan trọng với SV sư phạm nói chung và SV ngành sư phạm Âm nhạc nói riêng. Thực hiện tốt kỹ năng viết sẽ đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội thành công trong học tập bộ môn nói riêng, trong trong bối cảnh giao tiếp toàn cầu hóa nói chung. Vì vậy việc phát triển kỹ năng viết tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành SP Âm nhạc là rất thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐSP Hòa Bình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chris Redston & Gillie Cunningham (2005), Face 2 Face Pre-intermediate, Cambridge University Press 2. Phạm Thị Tuyết Chinh, Rèn luyện kỹ năng viết, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 46,T4- 2013. 3. Ronald T. Kellogg and Bascom A. Raulerson III, Improving the writing skills of college students, Psychonomic Bulletin & Review, 14, 237-242, 2007. 4. Lê Thị Minh, Hướng dẫn viết đoạn văn tiếng Anh thông qua phân tích đoạn văn mẫu, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, T7-2017.
nguon tai.lieu . vn