Xem mẫu

  1. 12 NGÔN NGỮ & ĐỜI SÓNG Số 9(316)-2021 Ịngôn ngữ học và việt ngữ học| MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN KHÁC VÈ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TRONG TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ MINH TRANG * - PHAN VĂN HốA ** TÓM TÃT: Có thể nói việc xác định thành phần câu, phân tích câu tiếng Việt là một trong những vấn đề quan trọng nhất, cấp thiết nhất hiện nay. Làm thế nào để chúng ta có thể xây dựng một hệ thống ngữ pháp toàn diện, nhất quán? Điều này chỉ có thể nếu chúng ta biét vận dụng sự kết hợp giữa lí luận của ngôn ngữ học nước ngoài với đặc điểm riêng của tiếng Việt. Trên cơ sở đó, chúng tôi thử tiếp cận lí luận ngôn ngữ học hiện đại kết hợp ngôn ngữ học truyền thống cùng với đặc điểm riêng của tiếng Việt tiến hành phân tích cấu trúc câu; đặc biệt thử vận dụng sự kết hợp từ 3 bình diện (kết học, nghĩa học và dụng học) vào việc phân tích một số mẫu câu đã từng gây không ít tranh cãi trong tiếng Việt. Bài viết, với mong muốn thông qua đó có thể cung cấp cho chúng ta thêm một góc nhìn, giúp cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt được toàn diện hơn, đầy đủ hơn. TỪ KHÓA: Lí luận 3 bình diện; phân tích cấu trúc câu; phân tích thành phần; phân tích tầng bậc. NHẬN BÀI: 7/4/2021. BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 6/9/2021 1. Đặt vấn đề Hiện tại giới Việt ngữ học thường nghiên cứu câu từ 3 bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Tuy nhiên, trong Việt ngữ học hiện đang tồn tại khá nhiều quan điểm bất đồng về việc phân tích câu tiếng Việt: Phân tích theo cấu trúc chủ-vị (Ngữ pháp truyền thống; kết học), theo cấu trúc vị từ - tham thể (nghĩa học), theo cấu trúc đề-thuyết (dụng học) và theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (dụng học). Các khuynh hướng trên đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến (Đào Thanh Lan, 2004; Nguyễn Hồng cổn, 2001; Nguyễn Hồng cổn, 2009; Nguyễn Văn Hiệp, 2009),...và cũng đã phân tích rõ những ưu nhược điểm của các phương pháp trên [Trần Kim Phượng, 2010], Chính vì tồn tại nhiều quan điểm bất đồng trong cách phân tích câu nên đã kéo theo không ít hệ lụy nhất định và gây nhiều khó khăn trong việc dạy và học tiếng Việt. Bài viết này với mong muốn thử tiếp cận một hướng đi khác cũng như thử vận dụng cả ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học cùng với việc kết hợp phương pháp phân tích truyền thống (phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị), phương pháp phân tích thành tố trực tiếp (phân tích tầng bậc) vào việc phân tích câu tiếng Việt nhằm tìm ra một hướng đi thỏa đáng, có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt. 2. Hướng tiếp cận dựa trên ba bình diện Có giải pháp tối ưu nào cho việc phân tích câu trong tiếng Việt không? Có lẽ đã đến lúc cần nhìn nhận rõ các bình diện khác nhau trong việc nghiên cứu ngữ pháp. Lâu nay, dường như người nghiên cứu vẫn chưa phân biệt 3 bình diện (kết học, nghĩa học và dụng học) này với nhau trong việc phân tích câu tiếng Việt như: Chủ ngữ thuộc bình diện nào? Đồ ngữ, khởi ngữ... thuộc bình diện nào? Mối quan hệ giữa chủ ngữ và cái gọi là đề ngữ, khởi ngừ là gì?, v.v. 2.1. Tìm đến một cơ sở lí luận Nhận sự ảnh hưởng trực tiếp từ lí luận kí hiệu học (Semiotics) của nhà triết học Charles Morris Mỹ, Huyushu, Fanxiao (1985) đã đưa ra lí luận 3 bình diện phân tích ngữ pháp (cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng), cho rằng cần chú ý phân biệt 3 bình diện khác nhau trong việc nghiên cứu ngữ pháp. Làm thế nào có thể vừa đem việc phân tích cú pháp, phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ dụng phân biệt một cách rõ ràng, vừa chú ý kết hợp lại với nhau. Đây là vấn đề mới, đặt ra trước mắt những người làm công tác nghiên cứu ngữ pháp. Bình diện cú pháp là chỉ mối quan hệ giữa từ ngữ này với * TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nang; Email: nminhtrang79@gmail.com ** PGS. TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nang; Email: pvhoa@ufl.udn.vn
  2. số 9(316)-2021 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 13 từ ngữ khác trong câu (hay giữa kí hiệu và kí hiệu); bình diện ngữ nghĩa là mối quan hệ giữa sự vật khách quan và từ ngữ trong câu (hay giữa kí hiệu và nội dung); bình diện ngữ dụng là mối quan hệ giữa từ ngữ và người sử dụng (hay giữa kí hiệu và người sử dụng). Nội dung nghiên cứu bình diện cú pháp chi tiến hành phân tích cú pháp đối với câu, chủ yếu bao gôm xác định thành phân câu hay xác định thành phần cú pháp và quan hệ tầng bậc trong nội bộ cấu trúc cú pháp, xác định hình thức câu, v.v. Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngữ pháp truyên thông. Nghiên cứu ngữ pháp dưới bình diện ngữ nghĩa là chỉ tiến một bước tìm hiểu các quan hệ ngữ nghĩa trong câu như: chủ thể/ tác thể (người/ vật thực hiện hành vi động tác), thụ thể/ bị thể (người/ vật chịu ảnh hưởng của hành vi động tác), động tác, công cụ, thời gian, v.v. nghĩa là tìm hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong câu đạt được trong câu trúc cú pháp, loại ngữ nghĩa này sẽ không tồn tại nếu thoát li câu trúc cú pháp. Nghiên cứu ngữ pháp dưới bình diện ngữ dụng là chỉ phân tích trạng thái “động” của câu, nghiên cứu về cấu trúc thông báo, tiêu điểm thông báo, thông tin cũ, thông tin mới của câu, chú trọng vào vấn đề con người lựa chọn phương thức nào để biểu đạt trong giao tiếp, v.v. Cùng một cấu trúc ngữ nghĩa có thể dùng nhiều hình thức cấu trúc cú pháp khác nhau đe biểu đạt. Ví dụ: (1) Võ Tòng đảnh chết con Hổ rồi. (2) Con Hổ bị Võ Tòng đánh chết rồi. (3) Con Hổ, Võ Tòng đảnh chết rồi. (4) Võ Tòng đem con Hổ đánh chết rồi. Đứng ở góc độ cú pháp cho thấy, trong bốn câu trên kiểu câu là khác nhau, mặc dù chúng có vô số thay đôi vê mặt cú pháp nhưng ý nghĩa cơ bản của cả bốn câu vẫn không thay đổi, đều biểu thị ý nghĩa cấu trúc ngữ nghĩa: Võ Tòng (chủ thể) ------ đánh (động tác) ------- con Hổ (thụ thể). Điều đo cho thày quan hệ cú pháp ở bê mặt và quan hệ ngữ nghĩa ở tầng sâu có liên hệ với nhau, ràng buộc lẫn nhau. Đồng thời từ góc độ ngữ dụng có thể thấy do nhu cầu ngữ dụng khác nhau mà đưa ra sự lựa chọn. Phân tích ở góc độ ngữ dụng thì câu thường có hai phần là phần - chủ đề và phần thuyết. Chủ đề là khái niệm quan frọng trong phân tích ngữ dụng, nó và chủ ngữ, thực thể thuộc các bình diện khác nhau: Chủ ngữ là thuộc về khái niệm quan hệ cú pháp, nó tương ứng với vị ngữ, là một loại thành phân cú pháp; thực thê là thuộc vê khái niệm quan hệ ngữ nghĩa, nó là người/ vật phát sinh hành vi động tác, khi liên quan với động từ mang tân ngữ, nó tương ứng với thụ thể, là một thành phần ngữ nghĩa. Chủ đê là khái niệm về chức năng giao tiếp, là chủ đề giao tiếp chung của hai bên, là khởi diêm tường thuật của câu, thường đại diện cho thông tin cũ, thông tin đã biết, tương ứng với thuyết (bộ phận truyền tải thông tin mới), là một thành phần ngữ dụng. Bình diện ngừ dụng ngoai đề-thuỹết ra, còn bao gôm biêu đạt trọng tâm, tiêu điểm, loại hành vi, ngữ khí, tăng thêm, biến hóa, v.v. 2005, tr.7]. Các tác giả cho rằng trong 3 bình diện (cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng) thì cú pháp là cơ bản, vì ngữ nghĩa và ngữ dụng đều cần biểu hiện thông qua cấu trúc cú pháp, mà muốn tìm hiểu ngữ nghĩa và ngữ dụng thì thường cũng không tách khỏi cấu trúc cú pháp. Vì vậy, phân tích câu phải lây cú pháp làm cơ sở, đông thời cũng cần chú ý đến việc phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ dụng, cố gắng làm cho 3 binh diện này vừa khu biệt ra, vừa kết hợp lại; nhưng khi tiến hành phân tích đoi với câu cụ thê, có thê đông thời tiên hành phân tích từ 3 bình diện hoặc 3 góc độ khác nhau 2.2. Vận dụng sự kết hợp của ba bình diện Từ những điều phân tích ở trên về mối quan hệ giữa 3 bình diện (cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng) trong cậu cho thây, việc phân tích câu không đông nghĩa với phân tích cú pháp, những nhân tố liên quan đên ngữ pháp ngoài cú pháp ra còn có ngữ nghĩa và ngữ dụng. Nếu chỉ vận dụng một trong 3 bình diện đê phân tích thì chưa đủ và việc phân tích câu sẽ còn nhiều bất cập.
  3. 14 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 9(316)-2021 Một câu cụ thể trong giao tiếp thường là thể kết hợp của cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ba bình diện này ảnh hưởng với nhau, ràng buộc lẫn nhau nên khi tiên hành phân tích đôi với câu cụ thê, có thể đồng thời tiến hành phân tích từ 3 bình diện khác nhau. Ví dụ: “Truyện Kiều, tôi thuộc lòng từ hồi cấp một ” Phân tích ở bình diện cú pháp, chủ ngữ là “tôĩ\ vị ngữ là “thuộc lòng từ hôi câp một”, “Truyện Kiều" là đề ngữ; Phân tích từ bình diện ngữ nghĩa, “tôi” là chủ thể của “thuộc”, “truyện Kiêu” là thụ thể/ bị thể của “thuộc”; Phân tích từ bình diện ngữ dụng thì “Truyện Kiêu” là chủ đê, “tôi thuộc lòng từ hồi cấp một ” là phần thuyết, “thuộc lòng từ hồi cấp một ” là tiêu diêm. Chúng tôi cho rằng chủ ngữ là đối tượng tường thuật, vị ngữ là thành phân tường thuật. Chủ ngừ đa số là chủ thể, song thụ thể, khách thể, nơi chốn, thời gian,... cũng có thê làm chủ ngữ. Chù ngữ và chủ đề thường trùng khớp nhau, ví dụ: (1) Mẹ khen Bé. (Chù ngữ thực thể là chủ đề) (2) Bẻ được Mẹ khen. (Chủ ngữ thụ thể/ bị thể là chủ đề) (3) Nguyệt là công nhân giao thông. (Chủ ngữ khách thê là chủ đê) (4) Trước nhà có một dòng sông. (Chủ ngữ nơi chốn là chủ đê) (5) Ngày mai là chủ nhật. (Chủ ngữ thời gian là chủ đề) (6) Con dao này dùng đê thái rau. (Chủ ngữ công cụ là chủ đê) Tuy nhiên cũng có một số trường hợp phức tạp, chủ đề (thuộc khái niệm ngữ dụng) và chủ ngữ (thuộc khái niệm cú pháp) không trùng khớp hoặc đối ứng nhau. Ví dụ: (7) Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. (Nguyễn Công Hoan) (8) Nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. (nt) (9) Hôm nay, trời rất đẹp. (10) Vấn đề này, chúng tôi không có ý kiến. (11) Cuộc hỏa hoạn ấy, các lỉnh cứu hỏa đến sớm. (12) Mấy đứa con chú tôi, đứa nào cũng nghịch như quỷ sứ ấy. Trong những câu trên đây chủ ngữ lần lượt là “người ta, bà ấy, trời, chúng tôi, các lính cứu hòa, đứa nào ”, thành phần danh từ “quan, nhà, hôm nay, vân đê này, cuộc hỏa hoạn ây, mây đứa con chu tôi ” đứng đầu câu về mặt cú pháp có thể gọi là đề ngữ, ở góc độ ngữ dụng đều có thể xem là chủ đề. Điểm khác biệt giữa chủ ngữ và chủ đề chủ yếu là: (1) Chủ ngữ có quan hệ ngữ pháp với vị từ vị ngữ, còn chủ đề ngoại trừ kiêm làm chủ ngữ ra, lại không có loại quan hệ này; (2) Vê vị trí có thê thâỵ, chủ đề thường đứng ở đầu câu, còn chủ ngữ lại không giới hạn vị trí đâu câu, nêu cả hai cùng xuât hiện thì chủ đề thường đứng trước chủ ngữ; (3) Trước chù đề có thề có quan hệ từ “về, đối với... , còn chủ ngữ thì không thể. Có thể thấy việc phân tích ngữ pháp nếu chi đứng ở một trong ba bình diện trên để phân tích thì khó có thể giải thích một cách toàn diện, đầy đủ được; vì thế khi phân tích câu chúng ta nên kêt hợp phân tích cả ba bình diện trên, nghĩa là song song với việc phân tích cú pháp, phân tích ngữ nghĩa ta nên tiến hành phân tích cả ngữ dụng thì việc phân tích câu mới hoàn thiện. Bình diện cú pháp và ngữ nghĩa là một loại phân tích và miêu tả dạng tĩnh, ngữ dụng lại là một loại phân tích ở dạng động. Vì vậy, lí luận 3 bình diện cho chúng ta thêm một góc nhìn, giúp chúng ta tiên hành nghiên cứu những vấn đề ngữ pháp một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. 2.3. Phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt Chù trương phân tích câu theo quy trình “cụm bản vị”. Chúng tôi cho rằng câu là đơn vị sử dụng ngôn ngữ do từ hoặc cụm từ mang ngữ điệu kết thúc cấu tạo nên, biêu đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh. Có thể đứng từ những góc độ khác nhau tiến hành phân loại câu. Xét về mặt cấu trúc câu, có thế phân câu thành câu đơn và câu ghép. Câu đom là câu do cụm từ hoặc từ câu tạo nên. Câu chủ vị (xem ví dụ 1-2) và câu phi chủ vị (ví dụ 3-4) đều là câu đơn.
  4. So9(316)-2021 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỚNG 15 (1) Mùa xuân đã đến. (2) Cô ấy về chưa? (3) Nghiêm cam hút thuốc. (4) Lửa! (hoảng hốt la lớn) Câu ghép là câu do hai hoặc hai phân câu (câu/ cú đom như một số nhà Việt ngữ học thường gọi) trở lên cấu tạo nên (Cô ấy hôm nay bệnh, nên tôi phải thay cô ấy trực đêm). Có thể hiểu phân câu là bộ phận câu tạo của câu ghép, giữa các phân câu có liên hệ mật thiết về ý nghĩa, không bao hàm nhau vê mặt câu trúc. Có khi nội bộ câu đom có thê bao hàm hình thức của câu ghép (ví dụ: Nó sẽ trốn một nơi mà nó có thê nhìn thấy anh, nhưng anh không nhìn thấy nó). Từ góc độ ngữ khí (hiểu theo nghĩa hẹp) có thể chia câu thành 4 loại: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu câu khiên và câu cảm thán. Trong các ví dụ trên thì câu (1) là câu trần thuật, (2) là câu nghi vấn, (3) là câu câu khiên, (4) là câu cảm thán. Vì phân tích cấu trúc câu ghép là lấy phân tích cấu trúc câu đom làm cơ sở nên chúng tôi sẽ tiến hành phân tích cấu trúc câu đơn. Bài viết thử vận dụng phương pháp phân tích thành phần và phương pháp phân tích tầng bậc (phân tích thành tố trực tiếp) tiến hành phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Chúng ta biết rằng để tiến hành phân tích cấu trúc câu, cần thiết lập các loại thành phần cú pháp (thành phân câu như thường gọi). Thành phân cú pháp là đơn vị cấu tạo của câu, mỗi câu là do thành phần cú pháp dựa vào tầng bậc biểu đạt và quan hệ cấu trúc nhất định cấu tạo nên. Tầng bậc biểu đạt của câu có thê phân làm 2 loại: Tầng cơ bản và tầng liên đới (thành phần phụ của câu như thường gọi). Tâng cơ bản do chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ cấu tạo nên, biểu đạt ý nghĩa cơ bản của câu, nên chù ngữ, vị ngữ, tân ngữ là thành phần chủ yếu (thành phần cơ bản). Tầng liên đới do định ngữ, trạng ngữ và bô ngữ câu tạo nên, biêu đạt ý nghĩa liên đới, chúng lần lượt phụ thuộc ở trước hoặc sau những từ ngữ khác nhau, định ngữ phụ thuộc vào phía sau danh từ (ngoại trừ số lượng từ làm định ngữ, sô lượng từ làm định ngữ thường đứng trước danh từ trung tâm: Ba quyển sách, hai cái bàn), trạng ngữ phụ thuộc vào phía trước động từ hoặc tính từ (nhưng trạng ngữ mang dấu hiệu trạng ngữ “một cách” hoặc trạng ngữ do cụm giới từ đảm nhiệm thường đứng cuối câu hoặc đứng sau động từ hoặc tính từ: Anh lây thuôc lá mời Khuê hút một cách hào phóng/ Nó nói với tôi), bổ ngữ phụ thuộc ở phía sau động từ hoặc tính từ. Dựa vào những tiêu chí phân tích trên, chúng tôi đề xuất các bước phân tích câu như sau: Bước 1, đem câu phân thành bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ. Bước 2, dùng các kí hiệu tương ứng phân tích thành phần nội bộ của bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ. Bước 3, khi cần thiết, sau khi phân tích xong các thành phần cú pháp, có thể phân tích tiếp quan hệ câu trúc tâng bậc giữa các thành phần. Có thể phân tích những ví dụ cụ thể sau: (1) (Một đôi) mắt (đen lay láy) II nhìnĩtôil. (Nam Cao) (2) Đường phố và các ngõ hẻm II [dần dần]chứa {bóng tối}. (Thạch Lam) (3) (Những người) học trò (khoác quân phục cùa Liên) II [đang]trài qua{những thử thách mới}. (Nguyễn Minh Châu) Chú thích các kí hiệu: “ II ” biểu thị phía trước là chủ ngữ (bộ phận), phía sau là vị ngữ (bộ phận); “( )” biểu thị định ngữ; “[ ]” trạng ngữ; “o” bổ ngữ; “------ ” biểu thị vị từ vị ngữ, “{}” biểu thị tân ngữ. Trong ví dụ (1) bộ phận chủ ngữ là “một đôi mắt đen lay láy”, bộ phận vị ngữ là “nhìn tôi”. Trong bộ phận chủ ngữ, “một đôi" “đen lay láy” là định ngữ, “mắt” là trung tâm ngữ. Trong bộ phận vị ngữ, trung tâm vị ngữ là động từ “nhìn”, “tôi” là tân ngữ.
  5. 16 NGÔN NGŨ & ĐỜI SÓNG Số 9(316)-2021 Ờ ví dụ (2) “đườngphố và các ngõ hẻm ” là bộ phận chủ ngữ, “dần dần chứa đầy bóng tối” là bộ phận vị ngữ. Ở bộ phận chủ ngữ, chủ ngữ do cụm liên họp đảm nhiệm. Ở bộ phận vị ngữ, “chứa ” là từ trung tâm, “dần dần ” là trạng ngữ, “đầy ” là bô ngữ, “bóng tôi ” là tân ngữ. Ví dụ (3), bộ phận chù ngừ là “những người học trò khoác quân phục của Liên ", bộ phận vị ngừ là “đang trải qua những thử thách mới ”. Trong bộ phận chủ ngữ, “những người ” “khoác quân phục cùa Liên” là định ngữ, “học trò” là trung tâm ngữ. Trong bộ phận vị ngữ. trung tâm vị ngữ là động từ “trải qua”, “đang” là trạng ngữ, “những thử thách mới" là tân ngữ. Từ phân tích trên cho thấy, cấu tạo của câu là mang tính tầng bậc, các loại thành phần không phải bằng phẳng xếp cùng nhau. Đẻ tầng bậc hiển thị càng rô, có thê dùng phương pháp phân tích tâng bậc để phân tích các câu trên. (1 ’) Một đôi mắt đen lay láy nhìn tôi ---------- chù-------------- [““CÍ-----1 rtjnh 11 trung . J tnuậtl tâiil Isốl lượng I Itrungl dịnh__ I I thuậti |bổ I (2’) Đường phố và các ngõ hẻm dân dân chứa đây bóng tôi I chủ 11_________vị__________ I I liên I I họp 11 trạng 11 trung Ị I thuật I I tân I I thuật I bổ I (3 ’) Những người học trỏ khoác quân phục của Liên đang trải qua những thử thách mới I_____________chủ_______________________I I______ vị____________________ I I định I I___________ trung__________ I ỊtrạngỊ I_______ trung__________ I Ịsô I Ịlượng I I trungỊ ị_______ định________ I I thuật I I tân Ị thuật tân định trung I trung I Iđịnh I Itrungl Idinh I Chú thích: chủ - vị: chủ ngữ - vị ngữ; thuật (động) - tân: thuật ngữ - tân ngữ; thuật (động) - bổ: thuật ngữ - bổ ngừ; trạng - trung: trạng ngừ - trung tâm ngừ; định - trung: định ngừ - trung tâm ngữ; trung - định: trung tâm ngừ - định ngữ. Trong nghiên cứu ngữ pháp, có lúc cần tiến hành phân tích câu trúc tâng bậc, dựa vào quan hệ câu trúc nội bộ có thể từng tầng từng tầng phân tích, phân tích đến từ mới thôi. Đông thời nên nêu rõ quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần trực tiếp. Trước đây, khi phân tích ngữ pháp, các nhà Việt ngữ học luôn chú trọng phân tích thành phân câu, khi tiến hành phân tích ngữ pháp cấu trúc câu, vẫn chưa chú ý đến tính tầng bậc, thường đem các loạị thành phần câu khác tầng bậc đặt trên cùng một trục (một tầng), vì vậy phương pháp này không thể hoàn toàn phản ảnh tầng bậc của cấu trúc. Ví dụ: [Diệp Quang Ban, 2006, tr. 189] đem “ra sân trong cụm “dắt ra sân ” phân tích thành bổ ngữ không gian của động từ “dăt" là chưa thỏa đáng. Trong cụm này chúng tôi phân tích như sau: “dắt” là động từ vị ngữ, “ra” là bô ngữ phương hướng của động từ “dắt” và “sản ” là tân ngữ chỉ nơi chốn (không gian). Chúng tôi cho răng, khi tiên hành phân tích ngừ pháp, chúng ta nên đem phân tích thành phần và phân tích tầng bậc kêt hợp với nhau, nghĩa là vừa cần tiến hành phân tích thành phần, vừa tiên hành phân tích tâng bậc.
  6. số 9(316)-2021 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 17 3. Kết luận Lịch sử nghiên cứu cấu trúc tiếng Việt đã tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau: Khuynh hướng thiên vê ngữ pháp truyên thông, khuynh hướng thiên về cấu trúc luận, khuynh hướng thiên về chức nặng luận, khuynh hướng muôn tông hợp ưu điêm của các khuynh hướng trên. Với định hướng vừa tiêp cận lí luận ngôn ngữ học hiện đại vừa không bài xích các khái niệm ngôn ngữ học truyền thống dùng để miêu tà tiếng Việt trước đó, cùng với xuất phát từ đặc điểm riêng của tiếng Việt; chúng tôi đã cô găng thử dung hòa các khuynh hướng trên và đề xuất, áp dụng một cách nhất quán, chặt chẽ phương pháp phân tích câu theo quy trình “cụm bản vị”. Hi vọng với giải pháp này có thể giải quyết được phân nào những bất cập cũng như những vấn đề hiện nay còn tồn tại trong tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp tiếng Việt. Tập hai. Nxb Giáo dục Hà Nội. 2. Đào Thanh Lan (2004), "Cách tiếp cận câu tiếng việt theo 3 bình diện kết học-nghĩa học-dụng học", Tạp chí Ngôn ngừ, số 4. 3. Lưu Vân Lăng (2008), Những vấn đề ngữ pháp tiếng việt hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội. 4. Nguyễn Hồng cổn (2001), "Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ, số 5. 5. Nguyễn Hồng cổn (2009), "Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: Chù-vị hay đề-thuyết", Tạp chí Ngôn ngữ, số 2. 6. Nguyễn Văn Hiệp (2009), "về một số giải pháp miêu tả bình diện kết học của câu", Tạp chí Ngôn ngữ, so 11. 7. Nguyễn Văn Hiệp (2002), "Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 10. 8. Trần Kim Phượng (2010), Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3. 9. Nguyễn Thị Minh Trang-Phan Văn Hòa (2019), Từ đặc điểm tiếng Việt nhìn lại thành phần câu, In trong Kỉ yêu Ngữ học toàn quốc 2019: Ngôn ngữ Việt Nam trong bổi cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Trường Đại học Thủ Dầu Một, tập 1, tr.564-571. Tiếng Trung Quốc 10. il^(2002), 11. ^^^(2005), 12. (2012) 13. (1985), Z^^/Ờ7[M]. 4b^: A different approach to Vietnamese sentences analysis Abstract: It can be said that sentence composition determination and Vietnamese sentences analysis are one of the most important and urgent issues today. How can we build a comprehensive and coherent grammar system? This is only possible if we know how to combine foreign linguistics theories with the specific characteristics of Vietnamese. On that basis, we try to approach modem linguistic theories combining traditional linguistics with the unique features of Vietnamese to analyze sentence structures; especially attempt to apply the combination of three aspects (syntax, semantics and pragmatics) in analyzing a number of sentence patterns that have caused loads of controversy in Vietnamese. This study is desired to provide an additional perspective which could help grammar studies to be more comprehensive and complete. Key words: Three factors theories; sentence structure analysis; composition analysis; hierarchical analysis.
nguon tai.lieu . vn