Xem mẫu

  1. Khoa Ngữ văn, Trƣờng MỘT HƢỚNG ĐỔI Đại học Sƣ phạm TP. Hồ MỚI CHƢƠNG Chí Minh TRÌNH GIẢNG DẠY PHÂN MÔN Điện thoại: 0984346280 TIẾNG VIỆT Ở Email: BẬC TRUNG HỌC duykhoiblue@gmail.com PHỔ THÔNG ThS. PHAN DUY KHÔI TÓM TẮT Bài viết này đề xuất một hƣớng đổi mới chƣơng trình giảng dạy phân môn tiếng Việt trong trƣờng Trung học phổ thông. Trƣớc hết, bài viết phân tích ngắn gọn những bất cập trong việc giảng dạy tiếng Việt hiện nay. Từ đó, bài viết đề xuất một cách đổi mới theo hƣớng tinh giản nội dung và tích hợp sâu kiến thức tiếng Việt vào chƣơng trình. Thay đổi cách kiểm tra đánh giá cũng là một đề xuất quan trọng trong bài viết này. Từ khóa: giảng dạy Tiếng Việt, trƣờng Trung học phổ thông, cải tiến, kiểm tra ABSTRACT A New Method for the Improvement of Vietnamese Language Teaching Curriculum in High Schools This article proposes an initiative to improve the Vietnamese Language arts curriculum in high schools. The author firstly gives brief analysis of the current limitation of the Vietnamese Language arts curriculum. From that point, an improvement on the current syllabus is offered in terms of streamlining the content and condensing the knowledge. Changing standards of testing and evaluation is also one of the objectives of the article. Key words: Vietnamese Language arts teaching, high schools, improvement, testing. 306
  2. 1. Mở đầu Hiện nay, việc xây dựng chƣơng trình Ngữ Văn theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh đang là một nhu cầu cấp bách của nền giáo dục Việt Nam. Trong đó, nội dung sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn mới là một phƣơng diện đƣợc chú trọng hàng đầu để thực hiện hiệu quả định hƣớng giáo dục đó. Song có một thực tế dễ nhận thấy, bên cạnh phân môn Giảng văn (phần Văn), vốn đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm tòi, thể nghiệm thì phân môn Tiếng Việt (phần Ngữ) lại chƣa nhận đƣợc sự chú ý tƣơng xứng với vị trí là môn học nghiên cứu trực tiếp ngôn ngữ dân tộc. Điều đó khiến cho việc giảng dạy và thực hành kiến thức tiếng Việt của giáo viên và học sinh không đạt đƣợc kết quả mong muốn. Trong xu thế đổi mới chƣơng trình theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu nhỏ về việc giảng dạy phân môn này ở trƣờng Trung học phổ thông (THPT), từ đó đề xuất một hƣớng xây dựng chƣơng trình Tiếng Việt, và xa hơn, là đổi mới cách kiểm tra đánh giá với phân môn Tiếng Việt nói riêng, bộ môn Ngữ Văn nói chung. 2. Tình hình tích hợp tiếng Việt trong bộ SGK Trung học phổ thông hiện hành Dựa vào chƣơng trình SGK Ngữ Văn của ba khối lớp 10, 11, 12, ta có thể thấy kiến thức tiếng Việt đƣợc phân bố trong hai loại bài: loại bài hình thành kiến thức mới và loại bài luyện tập. Trong đó, loại bài hình thành kiến thức mới chủ yếu hƣớng đến nội dung kiến thức trọng tâm nhƣ sau: các loại phong cách ngôn ngữ, nghĩa của câu, ngữ cảnh, lịch sử tiếng Việt, đặc điểm loại hình tiếng Việt. Loại bài luyện tập dựa trên kiến thức có sẵn về: các phép tu từ, trật tự thành phần câu, nghĩa của từ trong sử dụng. Về cách thức tích hợp, các đơn vị bài học của chƣơng trình Tiếng Việt đƣợc tích hợp sau những đơn vị bài học giảng văn, tận dụng nguồn ngữ liệu có liên quan từ các bài học đó. Xét tổng thể, có thể nhận thấy các nhóm bài về phong cách ngôn ngữ luôn đƣợc phân phối gần nhóm bài giảng văn tƣơng tự về phong cách. Phần Hƣớng dẫn học bài của các đơn vị bài học giảng văn cũng tích hợp những câu hỏi mang tính chất hƣớng đến việc phân tích ngôn ngữ của tác phẩm. Tuy nhiên, các đơn vị kiến thức tiếng Việt còn lại hầu nhƣ có một sự độc lập tƣơng đối với chƣơng trình giảng văn. Theo quan điểm của chúng tôi, kiến thức trọng tâm của chƣơng trình tiếng Việt đặt ra những yêu cầu khá cao đối với trình độ học sinh THPT. Chẳng hạn, đơn vị bài học Nghĩa của câu ở SGK 11 tập 2 có đề cập đến hai khái niệm: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Trong đó, nghĩa tình thái là một khái niệm rất phức tạp và còn có nhiều tranh luận, thuộc về chuyên ngành ngôn ngữ của cấp Đại học (tham khảo sách Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp của tác giả Nguyễn Văn Hiệp). Chi tiết hơn, đơn vị bài học này đƣa ra dấu hiệu nhận biết nghĩa tình thái chủ yếu dựa vào các tình thái từ trong câu, nhƣng điều này thì không khác gì với đơn vị bài học Tình thái từ của cấp Trung học cơ 307
  3. sở mà HS đã học từ lâu. Nói cách khác, SGK đã đƣa vào kiến thức mang nặng tính hàn lâm, song lại xử lí rất đơn giản. Trong khi lẽ ra với cách xử lí đơn giản nhƣ thế, kiến thức này hoàn toàn có thể đƣợc tích hợp ngay cấp học Trung học cơ sở. Điều này vô tình khiến cho cấu trúc kiến thức “trôn ốc” xem nhƣ bị dậm chân tại chỗ chứ không mở rộng thêm. Một ví dụ khác về tính phức tạp của chƣơng trình Tiếng Việt THPT, đó là đơn vị bài học Thực hành một số phép tu từ ngữ âm ở chƣơng trình SGK Ngữ Văn 12, tập 1. Điểm đáng chú ý là trong chƣơng trình các lớp học trƣớc đó không hề có một bài học nào đề cập hay giới thiệu trực tiếp những phép tu từ liên quan đến ngữ âm (nếu có, có lẽ là phần từ láy ở cấp Tiểu học, hoặc phần từ tƣợng thanh ở cấp Trung học cơ sở chăng!). Trong bài cũng có đề cập đến kiến thức về đặc điểm âm tiết mở, vang. Thiết nghĩ, vấn đề âm tiết và cấu trúc âm tiết (vốn là một vấn đề khó ở chƣơng trình Đại học) khó có thể giới thiệu một cách sơ sài nhƣ thế, trong một thời gian ngắn (2 tiết) nếu muốn học sinh thực sự hiểu và vận dụng đƣợc các các phép tu từ ngữ âm. Về khả năng vận dụng kiến thức, chúng tôi nhận thấy học sinh không có nhiều cơ hội để sử dụng những kiến thức mà chƣơng trình cung cấp. Hệ thống bài tập cứng nhắc, kết hợp với nguồn ngữ liệu thiếu linh hoạt, thậm chí là cũ kĩ của SGK đã giới hạn khả năng của học sinh vào việc chỉ thực hiện duy nhất nhiệm vụ mà đề bài giao. Việc ứng dụng vào thực tế, nhất là vào việc đọc hiểu một tác phẩm văn chƣơng là hoàn toàn không khả thi. Đây chính là điểm yếu của cách tích hợp ngang kiến thức giảng văn và tiếng Việt hiện nay. Tác dụng của quá trình tích hợp ấy, mới chỉ dừng lại ở việc lấy ngữ liệu của văn bản đã học trƣớc đó làm rõ một đơn vị kiến thức tiếng Việt, trong khi lẽ ra phải làm ngƣợc lại. Đến lƣợt văn bản tiếp theo, nó lại không kế thừa đƣợc triệt để kiến thức tiếng Việt đã học, mà lại tiếp tục biến thành ngữ liệu cho đơn vị bài học tiếng Việt sau đó nữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo chúng tôi, nguyên nhân hàng đầu là từ góc độ quản lí giáo dục, đó là thái độ xem nhẹ kiến thức tiếng Việt mà quá chú trọng vào việc truyền tải kiến thức cảm thụ văn học cho học sinh. Điều đó khiến phân môn tiếng Việt bị xếp xuống hàng thứ yếu, số tiết trong phân phối chƣơng trình bị giảm xuống đáng kể. Bản thân giáo viên và học sinh cũng không mặn mà với môn này, không chỉ vì kiến thức phức tạp, thiếu tính ứng dụng, mà còn vì cách kiểm tra đánh giá chƣa thực sự khoa học. 3. Đề xuất thay đổi chƣơng trình phân môn tiếng Việt 3.1. Kiến thức trọng tâm cần tinh giản và gắn liền với nhu cầu thực tế 308
  4. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng cần có sự thay đổi về nội dung của chƣơng Trình tiếng Việt trong trƣờng Trung học phổ thông. Trƣớc mắt, SGK cần điều chỉnh nội dung phân môn Tiếng Việt theo hƣớng tinh giản kiến thức chuyên ngành, tăng cƣờng tính ứng dụng thực tế. Tiếp đó, chƣơng trình Tiếng Việt và giảng Văn phải thay đổi cách tích hợp sao cho hợp lí để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Theo chúng tôi, chƣơng trình Tiếng Việt mới cần tập trung vào các kiến thức trọng tâm nhƣ sau (khi so sánh với hệ thống kiến thức của SGK hiện hành): - Kiến thức về cấu trúc câu tiếng Việt: Mặc dù đây là kiến thức đã đƣợc dạy ở cấp tiểu học và trung học, song từ thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy một điều đáng chú ý là rất nhiều học sinh viết sai cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ của câu tiếng Việt. Học sinh thƣờng xuyên nhầm hai thành phần trạng ngữ và chủ ngữ, hoặc nhầm lẫn trạng ngữ với cả cụm chủ ngữ – vị ngữ của câu. Do đó, ở chƣơng trình THPT, không nhất thiết phải cung cấp lại kiến thức về cấu trúc câu, nhƣng phần thực hành cấu trúc câu cần đƣợc chú ý nhiều hơn. Các bài thực hành ấy nên đƣợc tổ chức thành hệ thống liền mạch trong các khối lớp. - Kiến thức về phong cách ngôn ngữ (PCNN): Loạt bài về phong cách ngôn ngữ hiện nay đƣợc phân bổ ở cả 3 khối lớp 10 (PCNN sinh hoạt, nghệ thuật), lớp 11 (PCNN báo chí, chính luận), lớp 12 (PCNN khoa học) dựa theo ngữ liệu giảng văn có phong cách tƣơng ứng. Nhƣng có một thực tế là ngay từ khi còn ở các cấp học trƣớc đây, học sinh đã phải xử lí tất cả các loại PCNN nói trên trong chƣơng trình giáo khoa Ngữ Văn, cũng nhƣ các bộ môn khác, và đáng kể nhất là ngay trong đời sống thƣờng ngày. Vì vậy, kiến thức về các PCNN cần đƣợc chú trọng vào tính thực hành, chứ không chỉ dựa vào ngữ liệu SGK mà thôi. - Thực hành về các phép tu từ: Khái niệm của các phép tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối, v.v.) học sinh đã đƣợc học từ cấp II, nhƣng việc thực hành các phép tu từ hầu nhƣ chỉ đƣợc nhắc đến khi giáo viên phân tích một tác phẩm văn học. Phần Hƣớng dẫn học bài của đơn vị giảng văn cũng rất ít khi chú trọng đến việc nhận diện cũng nhƣ phân tích tác dụng của các phép tu từ. Nhƣ vậy, kiến thức về các phép tu từ chỉ để phục vụ việc tìm hiểu văn bản cố định của SGK (theo định hƣớng của giáo viên), ngoài ra học sinh không có cơ hội ứng dụng các kiến thức đó vào thực tế. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ không cần thiết phải có loạt bài thực hành các phép tu từ, mà nên tích hợp sâu vào trong từng đơn vị giảng văn, tạo thành hệ thống thực hành liên tục sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, chƣơng trình cũng nên chú ý đến việc phân tích ngữ liệu lấy từ thực tế mang tính thời sự, ít nhiều cũng giúp học sinh nhận ra phạm vi ứng dụng của các phép tu từ rất rộng chứ không khuôn hẹp, gò bó. 309
  5. - Kiến thức về lịch sử tiếng Việt: Trong SGK hiện hành, kiến thức này đƣợc trình bày trong một loạt bài có liên quan, bao gồm Khái quát lịch sử tiếng Việt (lớp 10), Đặc điểm loại hình tiếng Việt (lớp 11), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (lớp 12). Chúng tôi cho rằng đây là loại kiến thức quan trọng để phát triển ý thức trân trọng tiếng Việt của học sinh, nhƣng không nhất thiết phải trình bày quá nhiều khái niệm, đặc điểm nhƣ hiện nay SGK đang làm. Những vấn đề kể trên đều là những kiến thức mang tính chuyên ngành, không thực sự có ý nghĩa thực tiễn với học sinh cấp Trung học phổ thông. Vì vậy, chƣơng trình nên lƣợc bỏ các đơn vị kiến thức chuyên sâu, chỉ trình bày khái lƣợc và cung cấp nhiều ví dụ hơn nữa. 3.2. Kiến thức tiếng Việt cần được tích hợp thành hệ thống Không chỉ tập trung vào một số kiến thức trọng tâm, chƣơng trình cần phải thay đổi cách tích hợp ba phân môn Giảng văn – Tiếng Việt – Làm văn. Nhƣ chúng tôi đã nhắc đến ở trên, hiện nay việc tích hợp hầu nhƣ mới chỉ dừng lại ở việc đơn vị giảng văn là ngữ liệu cho đơn vị tiếng Việt, và cũng chỉ trong phạm vi của 2 bài học liên tiếp nhau. Vì vậy, chúng tôi đề xuất thay vì tập trung vào việc liên kết 2 đơn vị giảng văn – tiếng Việt tƣơng ứng, SGK nên tạo lập hệ thống câu hỏi thực hành kiến thức tiếng Việt xuyên suốt tất cả các bài giảng văn có trong chƣơng trình, thể hiện ở phần Hƣớng dẫn học bài. Nhƣ vậy, học sinh sẽ thấy các kiến thức tiếng Việt đã học đƣợc ứng dụng vào việc phân tích văn bản một cách cụ thể. Việc thực hành kiến thức tiếng Việt cũng sẽ hiệu quả hơn nếu đƣợc tích hợp với phân môn Làm văn. Nhƣng nhƣ thế nghĩa là phân môn Làm văn cũng phải linh hoạt hơn trong thể loại bài viết (thuyết minh, nghị luận, v.v.), trong phạm vi đề tài, cũng nhƣ trong yêu cầu dung lƣợng bài viết. Điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì phân môn Làm văn hiện nay đang đƣợc chia thành nhiều phần, nhƣng lại không có sự tƣơng ứng với đơn vị giảng văn song song. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chƣa thể đề cập đến việc đổi mới chƣơng trình Làm văn. Song nếu thực hiện đƣợc việc thay đổi cách tích hợp tƣơng ứng trong cả ba phân môn Giảng văn – Tiếng Việt – Làm văn, đó sẽ là thay đổi toàn diện và tích cực hơn cả. 3.3. Hình thức kiểm tra đánh giá cần được thay đổi Nhƣ đã nói ở phần Mở đầu, phân môn Tiếng Việt mặc nhiên bị coi là phân môn phụ của môn Ngữ Văn. Hầu hết trong các kì thi quan trọng (thi cuối kì, thi tốt nghiệp, thi Đại học – Cao đẳng), kiến thức tiếng Việt không đƣợc xem là nội dung để kiểm tra đánh giá. Vì vậy dẫn đến tâm lí xem nhẹ phân môn Tiếng Việt ở cả giáo viên lẫn học sinh. Hậu quả là ngƣời Việt ngày càng dùng sai tiếng Việt, ở ngôn ngữ viết lẫn ngôn ngữ nói. Theo “Báo cáo tình hình chính tả văn bản tiếng Việt” do Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty CP truyền thông và công nghệ VieGrid 310
  6. (công bố ngày 28/7/2010), tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao gần 8 lần so với chuẩn 1%. Chính từ thực trạng đó, chúng tôi đề xuất kiến thức tiếng Việt cần đƣợc xem nhƣ là một phƣơng diện đánh giá bắt buộc trong môn Ngữ Văn, từ những bài kiểm tra học kì ở cấp THPT, cho đến kì thi quan trọng nhƣ tốt nghiệp, Đại học – Cao đẳng. Nội dung kiểm tra không phải là những khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ mang tính chuyên ngành, mà cần tập trung vào việc vận dụng để giải quyết một vấn đề, một nhu cầu thực tế. Cách thức kiểm tra có thể chi tiết nhƣ dạng bài tập phát hiện, sửa lỗi, hoặc khái quát nhƣ viết bài luận, trình bày ý kiến (dạng nghị luận xã hội), v.v. Có nhƣ vậy, kiến thức tiếng Việt đã học mới thực sự có ích trong cuộc sống đồng thời trau dồi tình cảm tự hào với ngôn ngữ dân tộc cho học sinh. Xa hơn nữa, chúng tôi đề xuất tiếng Việt trở thành một môn thi bắt buộc trong hệ thống các môn thi tốt nghiệp và kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. Đây là điều mà nhiều nƣớc tiên tiến hiện nay đang làm. Chẳng hạn nhƣ ở tiểu bang Texas – Mỹ, 1 trong 5 môn thi tốt nghiệp bắt buộc là Tiếng Anh nghệ thuật (English Language Art). Ở tỉnh Ontari – Canada, ngôn ngữ Anh (English) hoặc ngôn ngữ Pháp (French) là môn thi tốt nghiệp bắt buộc (đáng chú ý là không có Văn học – literature). Có nhiều lợi ích từ việc này. Thứ nhất, bất kì học sinh/ sinh viên nào cũng cần kiến thức tiếng Việt (ở mức độ dùng đúng, không nhất thiết phải dùng hay) để thực hiện nhiệm vụ của mọi ngành học, cho dù đó là ngành học tự nhiên hay xã hội. Khi đó, bản thân học sinh nhận thấy việc học phân môn Tiếng Việt cuối cùng là nhằm mục đích phục vụ cuộc sống, chứ không phải chỉ là để phân tích văn bản văn học nhƣ hiện nay. Thứ hai, khi tiếng Việt trở thành môn bắt buộc, môn Làm văn ở dạng nghị luận văn học sẽ không còn cần thiết để trở thành tiêu chí đánh giá khả năng vận dụng tiếng Việt của học sinh nữa. Nghĩa là, Văn học sẽ trở thành môn chuyên ngành (có thể đƣợc xếp vào các môn tự chọn tốt nghiệp), chứ không còn bắt buộc đối với tất cả học sinh. Điều đó vừa khoa học, lại vừa giảm áp lực thi cử lên học sinh, nhất là những học sinh chọn khối học tự nhiên. 4. Kết luận Trên đây là đề xuất của chúng tôi về một hƣớng đổi mới trong chƣơng trình SGK Ngữ Văn ở phân môn tiếng Việt. Việc thay đổi ấy cần diễn ra trên cả phƣơng diện nội dung lẫn phƣơng pháp tích hợp liên phân môn. Về lâu dài, việc kiểm tra đánh giá cũng cần đƣợc thay đổi cho phù hợp với thực tế nhu cầu của đời sống. Có nhƣ vậy, phân môn Tiếng Việt mới có đƣợc vị trí xứng đáng trong chƣơng trình, điều mà lẽ ra chúng ta đã phải làm từ lâu. 311
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. High School Diploma. Internet: http://en.wikipedia.org/wiki/High_school_diploma, 28-2-2014. 2. Texas Recommended and Distinguished Program. Internet: http://www.admissions.txstate.edu/future/freshman/hs-plan.html, 28-2-2014. 3. P. Thanh, “Lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt gấp 8 lần chuẩn”. Internet: http://dantri.com.vn/xa-hoi/loi-chinh-ta-trong-van-ban-tieng-viet-gap-8-lan-chuan- 411994.htm, 28-2-2014 312
nguon tai.lieu . vn