Xem mẫu

  1. MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ HÀ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu phân tích về vai trò của cố vấn học tập, những mong đợi của sinh viên đối với công việc của cố vấn học tập và những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm Huế. Từ khóa: cố vấn học tập, vai trò, sinh viên, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cố vấn học tập (CVHT) là một chức danh gắn liền với hình thức đào tạo tín có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhận thức đúng, đủ về vai trò của CVHT để có những chính sách, chế độ, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CVHT là nhiệm vụ rất cần thiết góp phần không nhỏ vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Khi ngày càng có nhiều quan điểm thừa nhận đào tạo đại học như một loại hình dịch vụ phục vụ cho đối tượng khách hàng là sinh viên (SV) việc làm hài lòng SV được xem như một giải pháp giúp nhà trường gắn liền với xã hội, đào tạo gắn với nhu cầu thực tế thì việc nghiên cứu, tìm hiểu để đáp ứng những mong đợi chính đáng của SV là cần thiết. Do vậy, CVHT muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình cần đầu tư nghiên túc về thời gian, công sức và thực hiện tốt việc nghiên cứu, tìm hiểu mong đợi từ phía SV mình phụ trách. Trong hình thức đào tạo theo tín chỉ, CVHT có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, bởi: Thứ nhất, CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ giữa nhà trường - sinh viên và sinh viên - thị trường lao động. Sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - SV - thị trường lao động là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo ở mỗi trường Đại học. Bởi sự liên kết càng chặt, nhà trường càng hiểu rõ năng lực, nhu cầu, nguyện vọng, thái độ, hứng thú, hoàn cảnh,... của SV; những đánh giá của SV về công tác đào tạo, quản lý của nhà trường; yêu cầu xã hội đối với SV,... để có kế hoạch, chương trình, chính sách và hành động đào tạo phù hợp nhất với tình hình thực tế của nhà trường. Đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung, biện pháp tác động kịp thời những thiếu sót, hạn chế, sai lầm trong xây dựng và triển khai kế hoạch, chính sách đó. Nhà trường giao phó và tin tưởng đội ngũ CVHT nhiệm vụ xây dựng mối liên hệ, liên lạc giữa nhà trường: phòng, ban, GV giảng dạy với toàn thể SV, SV với thị trường lao 132
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 động. Vì vậy, CVHT là người trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả của sợi dây liên kết đó. Ở vai trò này, CVHT như là người đại diện cho 3 đối tượng: Nhà trường, Sinh viên và thị trường lao động. Là người đại diện CVHT cần đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình là giúp cho các bên hiểu rõ về nhau, thống nhất mục đích hành động để mang đến lợi ích cao nhất cho các bên. Thứ hai, CVHT là một chuyên gia cố vấn về học tập, nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp, việc làm cho SV. Với hình thức đào tạo tín chỉ, người học thực sự được quyết định hoàn toàn kế hoạch học tập của bản thân, đòi hỏi người học phải tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo thực sự bằng việc vận dụng những phương pháp học tập tích cực phù hợp với khả năng của SV; tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân; chủ động phối hợp với những SV khác trong giải quyết nhiệm vụ học tập,... CVHT là người trực tiếp giúp SV biết tận dụng hết khả năng của bản thân, khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, thời gian học tập sẽ được rút ngắn, kết quả học tập sẽ cao và chất lượng học tập sẽ được đảm bảo. Từ đó sẽ góp phần trực tiếp giảm chi phí đào tạo cho các trường đại học, gia đình, xã hội. Nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường. Ở lứa tuổi SV, với trình độ và khả năng hiện có: có mục đích và lý tưởng sống rõ ràng; hoài bão lớn; tư duy phê phán, độc lập, sáng tạo; tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại; kỹ năng sống được hình thành; năng lực hành động;... thì việc tạo điều kiện cho SV được tự quyết định con đường học tập ở giảng đường là cách tối ưu nhất, tiết kiệm nhất để đảm bảo chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm các nguồn lực cho học tập, phát hiện và khai thác tối ưu những thế mạnh của bản thân nhằm xác lập những nhân tố đóng vai trò trực tiếp điều khiển sự phát triển của mình như: xác định các mục tiêu học tập, động lực học tập, phương pháp học tập, hình thức học tập còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ, khó khăn. Nếu không có sự định hướng, gợi mở, dẫn dắt của những người hiểu biết hơn sẽ có ngày càng nhiều SV rời bỏ nhà trường vì không đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo. Chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ cần thay đổi vai trò của GV và SV để đảm bảo mọi yếu tố trong nhà trường đều phải xoay quay trục người học. Trong đó, GV cần phải làm thế nào để nhìn thấu mọi nguồn lực mà mỗi SV có được khi tham gia học tập học phần này hay học phần khác; khóa học này hay khóa học khác; phương pháp học này hay phương pháp học khác,... và nhìn thấy được các con đường mà người học có thể đi và con đường nào là tốt nhất. Từ đó giúp cho người học tự đưa ra những quyết định, lựa chọn và biết chịu trách nhiệm về những quyết định, lựa chọn của mình. Trách nhiệm này là của mọi GV nhưng trách nhiệm chính là của CVHT. Tóm lại, vai trò quan trọng nhất của cố vấn của CVHT thể hiện ở sự hỗ trợ SV để phát triển bản thân bằng cách xây dựng kế hoạch giáo dục có ý nghĩa tương thích với mục tiêu cuộc sống của họ. Nó là một quá trình liên tục và nhất quán được tích lũy trên cơ sở sự liên lạc thường xuyên giữa CVHT và SV. Hiệu quả tư vấn được xem là nền tảng của chương trình học tập tại trường đại học. 133
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Thứ ba, CVHT là người thay mặt cho nhà trường trực tiếp quản lý giáo dục toàn diện SV trong một lớp và thực hiện công tác học sinh SV tại lớp đó. Trong một trường, hiệu trưởng là người có trách nhiệm pháp lý quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường. Với quy mô của một trường đại học, để quản lý tốt hiệu trưởng ủy quyền cho nhân viên quản lý những bộ phận khác nhau trong hệ thống nhà trường. Với từng tập thể học sinh SV hiệu trưởng ủy quyền cho CVHT thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện sự phát triển của tập thể học sinh SV và từng học sinh SV trong tập thể đó. CVHT vì vậy có thể được xem như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học, Người điều khiển lớp học, Người làm công tác phát triển lớp học, Người làm công tác tổ chức lớp học, Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học, Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của SV, Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp,... Để đạt được hiệu quả quản lý CVHT điều khiển không bằng mệnh lệnh, áp đặt mà phải bằng hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho tập thể lớp trong tổ chức cơ cấu lớp; xây dựng Ban Cán sự lớp; Ban Chấp hành chi đoàn; lập kế hoạch khóa học năm học, từng học kỳ, từng hoạt động cụ thể; đánh giá kết quả rèn luyện. CVHT cần đảm bảo nắm chắc mọi thông tin quản lý về tập thể lớp và từng SV; hiểu rõ tập thể, từng SV và mọi chính sách, chương trình, kế hoạch, nội quy, quy chế của nhà trường; tổ chức sinh hoạt lớp theo định kỳ; liên hệ với các GV học phần để nắm bắt thêm tình hình lớp; phối hợp với phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Như vậy, người CVHT trong trường đại học trong đào tạo tín chỉ có một vai trò đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng học tập, rèn luyện của mỗi SV, đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Để thực hiện tốt vai trò của mình đối với sự phát triển nhân cách SV và với chất lượng đào tạo của nhà trường, CVHT phải thực hiện tốt các chức năng của mình. Các chức năng của CVHT bao gồm: - Chức năng tư vấn, hỗ trợ, định hướng cho SV trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp. - Chức năng quản lý toàn diện SV được giao nhiệm vụ cố vấn. - Chức năng tư vấn cho SV những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân mỗi SV. - Chức năng tham mưu cho cấp trên trong trường về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Các chức năng của CVHT được cụ thể hóa thành nhiều công việc cụ thể, những công việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện vai trò của CVHT. Việc tìm hiểu mong đợi của SV khi thực hiện công việc của CVHT giúp CVHT có cơ sở thực tiến để xây dựng biện pháp, kế hoạch thực hiện tốt công việc của mình. Để tìm hiểu mong đợi của SV đối với việc thực hiện công việc của CVHT trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 200 SV năm học 2016 - 2017 của trường. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu qua phương pháp thu thập ý kiến bằng bảng hỏi, phỏng vấn và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 134
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá của sinh viên về mức độ hoàn thành công việc của cố vấn học tập Chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá và mong đợi của SV đối với 20 công việc cụ thể của CVHT ở trường Đại học Sư phạm Huế, năm học 2016 - 2017. Kết quả đánh giá về mức độ hoàn thành 20 công việc được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của CVHT Không HT HT tốt HT rất Công việc ĐTB HT % % TL% tốt % Tìm hiểu, nắm vững mục tiêu, chương trình, hình thức, quy trình đào tạo và 5,5 71 21 2,5 2,2 quản lý SV. Tìm hiểu nắm vững SV lớp phụ trách. 44 54,5 2 0 1,6 Tổ chức thảo luận, triển khai cho SV các qui định, qui chế về học chế tín chỉ, 24 55 21,5 0 2 các văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của SV. Tư vấn cho SV về chương trình đào tạo 11 67 22,5 0 2,1 thuộc chuyên nghành. Tư vấn cho SV xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa học; đăng ký học và hoàn 34 49 17,5 0 1,8 thành các học phần trong từng học kỳ. Tư vấn cho SV sử dụng phần mềm quản lý đào tạo trên Website Nhà trường để 14 56 30,5 0 2,2 SV tự theo dõi quá trình học tập. Tư vấn cho SV về phương pháp học đại học, phương pháp tự học, kỹ năng 42 37,5 21 0 1,8 NCKH. Tư vấn cho SV cách giải quyết những 8,5 58,5 33 0 2,2 khó khăn trong quá trình học tập. Hướng dẫn qui trình, thủ tục cho SV 9 83 8 0 2 đăng ký học phần. Trả lời các câu hỏi của SV có liên quan đến việc học tập của SV trong phạm vi 34 49,5 15 2 1,9 thẩm quyền. Thảo luận và trợ giúp SV trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài 0 86,5 13,5 0 2,1 khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng và công khai lịch tiếp SV, 5,5 66,5 28 0 2,2 thời gian và địa điểm tiếp sinh viên định 135
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 kỳ; cung cấp cho SV số điện thoại, E.mail và các phương tiện liên lạc khác để SV liên lạc trong trường hợp cần thiết. Thường xuyên theo dõi kết quả học tập của SV, nhắc nhở SV khi thấy kết quả 21 54 25,5 0 2,1 học tập giảm sút. Thảo luận và hướng dẫn SV cách chọn để học thành công ngành 2, học cải 39 48 13,5 0 1,8 thiện điểm, cách tính điểm học tập và rèn luyện. Tư vấn, hướng dẫn lớp xây dựng cơ cấu tổ chức lớp học, bầu Ban cán sự, 4,5 64,5 31 0 2,3 BCHCĐ. Phối hợp với GV học phần và các bộ 0 86,5 13,5 0 2,1 phận chức năng liên quan. Liên lạc với gia đình SV trong trường hợp khẩn cấp như: SV bị tai nạn, 17 83,5 0 0 1,8 ốm đau. Tham dự các buổi sinh hoạt với lớp 49 48,5 3 0 1,5 phụ trách. Đánh giá thường xuyên, công bằng, chính xác khách quan kết quả rèn luyện 4,5 66,5 29 0 2,2 của SV. Chỉ đạo Ban Cán sự lớp điều hành hoạt động của lớp, phối hợp với tổ chức 1 93,5 5,5 0 2 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV trong các hoạt động. Ghi chú: HT: Hoàn thành; %: Tỷ lệ phần trăm; ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Chấp nhận Tạm chấp nhận Chưa chấp nhận Hình 1. Sự chấp nhận của SV với kết quả thực hiện công việc của CVHT Kết quả thể hiện trong Hình 1 cho thấy nhiều SV vẫn chưa chấp nhận kết quả thực hiện công việc của CVHT. Có đến 24% SV Chưa chấp nhận và 37,5% SV được hỏi chỉ Tạm chấp nhận. Như vậy, có đến hơn một nửa số SV chưa hài lòng với kết quả hoạt động của CVHT. Tóm lại, theo đánh giá của SV công việc của CVHT chưa được thực hiện có hiệu quả cao, SV còn chưa hài lòng với những kết quả đó. 2.2. Mong đợi của SV với công việc của CVHT 2.2.1. Mong đợi về sự quan tâm của CVHT đối với SV trong quá trình thực hiện công việc Kết quả điều tra mong đợi về sự quan tâm của CVHT đối với SV cho thấy hầu hết SV đều có mong muốn được CVHT quan tâm đến bản thân hơn nữa (chiếm 82,5%). Có rất ít SV không mong đợi có được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ CVHT. Lí do cho sự lựa chọn này được thể hiện cụ thể trong Bảng 2. Bảng 2. Mong đợi của SV về sự quan tâm của CVHT đối với bản thân Lí do cần được quan tâm hơn Số lượng Tỷ lệ % Sự quan tâm còn ít 78 39 Chưa có sự quan tâm 29 14,5 Sự quan tâm chưa đáp ứng mong đợi 58 29 Lí do không cần quan tâm hơn Sự quan tâm của CVHT đã là cao nhất 0 0 Sự quan tâm của CVHT đã đáp ứng mong đợi của SV 11 5,5 Mong muốn cũng không thể được 24 12 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, có rất ít SV (chiếm 5,5%) không mong đợi có được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ CVHT bởi sự quan tâm của CVHT đã đáp ứng mong đợi của SV. Số SV mong muốn có được sự quan tâm nhiều hơn từ CVHT chiếm đại đa số bởi SV cảm nhận thấy Sự quan tâm của CVHT đối với bản thân còn ít (chiếm 39%); Sự 137
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 quan tâm của CVHT đối với SV chưa đáp ứng mong đợi (chiếm 29%) và có những SV còn chưa cảm nhận được sự quan tâm từ CVHT (14,5%). Trong thực tế 2.2.2. Mong đợi về mức độ thể hiện thái độ đối với SV của CVHT. Trong quá trình làm việc với SV, những thái độ của CVHT có ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác, phối hợp làm việc của SV. Vậy những thái độ nào ở CVHT được SV mong đợi và không mong đợi. Kết quả điều tra về vấn đề này được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Mong đợi về mức độ thể hiện thái độ đối với SV. Không mong Rất mong đợi Mong đợi Điểm đợi Thái độ trung Số Tỷ lệ Số Số bình Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng % lượng lượng Sẵn sàng trả lời thắc mắc 200 100 0 0 0 0 3,0 của SV Vui vẻ, thân thiện, cởi 200 100 0 0 0 0 3,0 mở với SV Đánh giá cao vai trò 200 100 0 0 0 0 3,0 của SV Tận tình giúp đỡ SV 200 100 0 0 0 0 3,0 trong phạm vi quyền hạn Tin tưởng vào khả năng 200 100 0 0 0 0 3,0 của SV Quan tâm đến SV 179 89,5 21 10,5 0 0 2,9 kịp thời Chia sẻ, động viên SV 131 65,5 69 34,5 0 0 2,7 Kiên nhẫn lắng nghe SV 189 94,5 11 5,5 0 0 2,9 Mong muốn SV thay đổi 0 0 200 100 0 0 2,0 theo hướng tích cực Cương quyết, cứng rắn 17 8,5 148 74 35 17,5 1,9 với SV Áp đặt đối với SV 0 0 0 0 20 0 100 1,0 Phó mặc hoàn toàn 0 0 0 0 200 100 1,0 cho SV Cảnh giác đối với SV 18 9 19 9,5 163 81,5 1,3 Nuông chiều, thoải mái 21 10,5 91 45,5 88 44 1,7 với SV Ghi chú: Điểm trung bình từ 1-4. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy SV rất mong đợi CVHT luôn luôn: Sẵn sàng trả lời thắc mắc của SV; Vui vẻ, thân thiện, cởi mở với SV; Đánh giá cao vai trò của SV; Tận tình giúp đỡ SV trong phạm vi quyền hạn; Tin tưởng vào khả năng của SV; Quan tâm đến SV kịp thời; Kiên nhẫn lắng nghe; Chia sẻ, động viên SV (ĐTB > 2,6). Đây là những biểu thiện thái độ tích cực trong mối quan hệ giữa CVHT và SV. Khi CVHT 138
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 luôn trong tâm thế Sẵn sàng trả lời thắc mắc của SV thì SV sẽ mạnh dạn, sẵn sàng trao đổi, nêu lên những vướng mắc, băn khoăn, trăn trở, hoài nghi của mình. Kiên nhẫn lắng nghe giúp CVHT hiểu rõ vấn đề mà SV đang gặp phải nhưng lại khó nói ra một cách rõ ràng. Với khả năng đã có, SV hoàn toàn có thể tự thực hiện nhiều việc dưới sự hướng dẫn của CVHT; có thể và mong muốn được tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Do đó, CVHT nên phát huy vai trò của SV bằng cách CVHT chỉ nên hướng dẫn, định hướng, gợi ý, điều chỉnh để SV tự suy nghĩ và hành động theo cách tốt nhất. Mọi áp đặt lên SV sẽ gây nên những phản ứng tiêu cực từ SV. Những thái độ được mong đợi từ SV là Mong muốn SV thay đổi theo hướng tích cực (ĐTB= 2,0), Cương quyết, cứng rắn với SV (ĐTB=1,9). Muốn SV thay đổi theo chiều hướng tích cực không chỉ là mong đợi từ SV mà còn là mong đợi, là mục tiêu nỗ lực của mỗi GV, mỗi CVHT. Tuy nhiên, để có được sự thay đổi đó trong những trường hợp, tình huống cần thiết CVHT cũng phải cương quyết, cứng rắn với SV. Sự cương quyết, cứng rắn giúp tạo cái uy cho người thầy trước SV, tạo cho tập thể lớp một nề nếp tốt, tạo cho mỗi SV một ý thức trách nhiệm cao, tinh thần tập thể và tính kỷ luật cao. Những thái độ không mong đợi từ SV là Nuông chiều, thoải mái với SV (ĐTB = 1,7), Áp đặt đối với SV(ĐTB = 1,0); Phó mặc hoàn toàn cho SV (ĐTB = 1,0), Cảnh giác đối với SV (ĐTB = 1,3). Điều này cho thấy mong đợi của SV rất tinh tế thể hiện ở chỗ theo SV CVHT cần thân thiện, vui vẻ, cởi mở nhưng không có nghĩa là nuông chiểu SV, SV muốn gì được nấy, thích gì làm nấy, SV nói gì tin nấy; cương quyết, cứng rắn nhưng lại phải linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo để không rơi vào tình thế áp đặt cho SV; để SV được tự chủ, tự quyết nhưng cần định hướng, điều chỉnh kịp thời để không rơi vào tình thế bỏ mặc SV. Tóm lại, SV mong muốn CVHT luôn luôn giữ thái độ tích cực với SV trong bất kỳ hoàn cảnh nào để đạt tới mục đích cuối cùng là tạo nên sự thay đổi theo chiều hướng tích cực cho SV. Sự nhạy bén, khéo léo ứng xử sư phạm là cần thiết cho CVHT để CVHT có thể kiềm chế những cảm xúc tiêu cực trong mọi tình huống. 2.2.3. Mong đợi của SV về việc thực hiện từng công việc của CVHT Có rất nhiều công việc cụ thể mà CVHT cần phải thực hiện trong quá trình công tác. Mức độ mong muốn thực hiện từng công việc của SV sẽ là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để CVHT có những điều chỉnh kịp thời việc thực hiện công việc của mình. Do đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra, tìm hiểu mong đợi của SV về việc thực hiện từng công việc của CVHT. Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Mong đợi của SV về việc thực hiện từng công việc của CVHT Rất Không Điểm Mong Công việc mong mong trung đợi đợi đợi bình Tìm hiểu, nắm vững mục tiêu, chương trình, hình 42,0 55,5 2,5 2,4 thức, quy trình đào tạo và quản lý SV Tìm hiểu nắm vững SV lớp phụ trách 38,5 59,5 2 2,4 139
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Tổ chức thảo luận, triển khai cho SV các qui định, qui chế về học chế tín chỉ, các văn bản pháp luật 5,5 86 8,5 2,0 về quyền và nghĩa vụ của SV Tư vấn cho SV về chương trình đào tạo thuộc 4,5 51 44,5 1,6 chuyên nghành Tư vấn cho SV xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa học; đăng ký học và hoàn thành các học 19,5 80,5 0 2,2 phần trong từng học kỳ Tư vấn cho SV sử dụng phần mềm quản lý đào tạo trên Website Nhà trường để SV tự theo dõi 0 54,5 45,5 1,5 quá trình học tập Tư vấn cho SV về phương pháp học đại học, 56,5 40,5 3 2,5 phương pháp tự học, kỹ năng NCKH Tư vấn cho SV cách giải quyết những khó khăn 24,5 50 25,5 2,0 trong quá trình học tập Hướng dẫn qui trình, thủ tục cho SV đăng ký học phần 0,5 10,5 89 1,1 Trả lời các câu hỏi của SV có liên quan đến việc 8,0 46 46 1,6 học tập của SV trong phạm vi thẩm quyền Thảo luận và trợ giúp SV trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề 38,5 52 9,5 2,3 tài nghiên cứu khoa học Xây dựng và công khai lịch tiếp SV, thời gian và địa điểm tiếp sinh viên định kỳ; cung cấp cho SV 0,0 98,5 1,5 2,0 số điện thoại, Email và các phương tiện liên lạc khác để SV liên lạc trong trường hợp cần thiết Thường xuyên theo dõi kết quả học tập của SV, 39,5 57 3,5 2,4 nhắc nhở SV khi thấy kết quả học tập giảm sút Thảo luận và hướng dẫn SV cách chọn để học thành công ngành 2, học cải thiện điểm, cách tính 8,5 59,5 32 1,8 điểm học tập và rèn luyện Tư vấn, hướng dẫn lớp xây dựng cơ cấu tổ chức lớp 2,5 35,5 62 1,4 học, bầu Ban cán sự, Ban Chấp hành Chi đoàn Phối hợp với GV học phần và các bộ phận chức 43,0 39,5 17,5 2,3 năng liên quan Liên lạc với gia đình SV trong trường hợp khẩn 90,5 9,5 0 2,9 cấp như: SV bị tai nạn, ốm đau Tham dự các buổi sinh hoạt với lớp phụ trách 49,5 50,5 0 2,5 Đánh giá thường xuyên, công bằng, chính xác 59,5 40,5 0 2,6 khách quan kết quả rèn luyện của SV Chỉ đạo Ban cán sự lớp điều hành hoạt động của lớp, phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí 48,5 29,5 22 2,3 Minh, Hội SV trong các hoạt động Ghi chú: ĐTB từ 1- 3. 140
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Kết quả ở Bảng 4 cho thấy SV rất mong muốn khi rơi vào tình huống khẩn cấp như tai nạn, ốm đau thì CVHT sẽ luôn là người liên lạc với gia đình để giúp đỡ SV kịp thời nhất. Đây là mong muốn hoàn toàn chính đáng. Không chỉ giúp cho SV mà cả phụ huynh cảm nhận được sự tận tình quan tâm, giúp đỡ, ý thức trách nhiệm của CVHT, nhà trường đối với SV. Từ đó tạo dựng được niền tin ở SV, phụ huynh với với thầy cô, nhà trường. Điều này hỏi CVHT trước hết phải nắm được những thông tin quản lý cơ bản của từng SV lớp phụ trách và cập nhật một cách thường xuyên nhất như: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại bố hoặc mẹ, người thân nhất; địa chỉ nhà trọ; số điện thoại của SV. Có mạng lưới liên lạc thông suốt với Ban Cán sự lớp và Ban Chấp hành Chi đoàn. Công khai các phương tiện liên lạc đến mọi SV trong lớp. Để đáp ứng mong đợi này của SV đòi hỏi CVHT phải thực sự thương yêu, quan tâm hết mực với SV. Những công việc khác rất mong đợi được thực hiện là: Đánh giá thường xuyên, công bằng, chính xác, khách quan kết quả rèn luyện của SV (ĐTB=2,6. ); Tham dự các buổi sinh hoạt với lớp phụ trách; Tư vấn cho SV về phương pháp học đại học; phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học (ĐTB=2,5). Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV do CVHT hướng dẫn và thực hiện được tiến hành vào cuối mỗi học kỳ. Để có được những đánh giá chính xác về việc rèn luyện của từng SV trong suốt học kỳ, CVHT phải có kế hoạch và biện pháp kiểm tra thường xuyên để thu thập đầy đủ, chính xác, toàn diện thông tin về quá trình rèn luyện của SV. Có như vậy việc đánh giá mới mang lại hiệu quả giáo dục cao. Kết quả học tập cao là mong đợi lớn nhất của mỗi SV suốt những năm học đại học. Để có được kết quả đó phương pháp học tập, phương pháp tự học và nghiên cứu khoa học của SV là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong đó kỹ năng tự học, kỹ năng học tập và nghiên cứu khoa học là quyết định trực tiếp. Nhưng tự học và nghiên cứu khoa học đối với SV năm thứ nhất còn rất bỡ ngỡ và lúng túng, nhiều SV của những năm khác còn yếu. Do đó, các em rất mong đợi CVHT sẽ tổ chức thực hiện tốt việc tư vấn cho SV về phương pháp học đại học; phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học. Thiết nghĩ các CVHT cần quyết tâm để thực hiện tốt nhất trước tiên công việc này nhằm tạo sự tự tin cho mỗi SV khi học tập và tham gia các hoạt động giáo dục, rèn luyện khác nữa trong và ngoài nhà trường. Có những CVHT không tham gia giảng dạy ở lớp phụ trách. Hâu hết CVHT đều là những GV giảng dạy tham gia công tác kiêm nhiệm CVHT. Do đó, thời gian gặp gỡ trực tiếp với SV rất hạn chế. Buổi sinh hoạt lớp là cơ hội để CVHT và SV gặp gỡ nhau. Trong buổi sinh hoạt lớp CVHT có thể tổ chức hoặc định hướng tổ chức những hoạt động để tư vấn, hướng dẫn, về học tập và những vấn đề khác liên quan. Do vậy, mong muốn được CVHT thường xuyên tham gia sinh hoạt với lớp phụ trách là chính đáng. Chúng tôi tiến hành so sánh mối tương quan giữa đánh giá của SV về mức độ hoàn thành công việc với mong đợi về việc thực hiện công việc thì thấy rằng giữa chúng có mối tương quan nghịch (r = -0,99167). Điều này cũng có nghĩa rằng, những công việc được đánh giá ở mức độ chưa hoàn thành sẽ được mong đợi mức độ nhiểu hơn để 141
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 đảm bảo mọi công việc được thực hiện tốt nhất. Tư vấn cho SV về phương pháp học đại học; phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học (ĐTB tương ứng là 1,3 - 2,5) Đánh giá thường xuyên, công bằng, chính xác, khách quan kết quả rèn luyện của SV (ĐTB tương ứng là 1,3 - 2,6) Thường xuyên theo dõi kết quả học tập của SV, nhắc nhở SV khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút (ĐTB tương ứng là 1,4 - 2,4). 2.2.4. Mong đợi của SV về hình thức liên hệ, tư vấn. Kết quả tìm hiểu về mong đợi của SV về hình thức liên hệ, tư vấn với CVHT được thể hiện trong Bảng 5. Bảng 5. Hình thức liên hệ, tư vấn mong đợi của SV Hình thức Số lượng Tỷ lệ Trực tiếp 3 1,5 Gián tiếp 2 1 Kết hợp 195 97,5 Kết quả ở Bảng 5 cho thấy hầu hết SV đều mong muốn được liên hệ, tư vấn kết hợp cả 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp (97,5% SV được hỏi lựa chọn hình thức Kết hợp). Do thời gian gặp gỡ SV trực tiếp còn hạn chế và khó khăn nên liên hệ và tư vấn gián tiếp là rất cần thiết khi SV đột xuất có những vướng mắc, băn khoăn cần được giải đáp và tư vấn ngay. Hơn nữa hình thức liên hệ và tư vấn gián tiếp hiện nay rất thuận tiện, CVHT có thể cho phép SV liên hệ, xin được tư vấn qua mail, facebook,... giúp tiết kiệm tối đa thời gian lại thuận tiện và nhanh chóng. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Hầu hết SV đều có nhận thức rất đúng về vai trò của CVHT đối với kết quả học tập, rèn luyện của bản thân và chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong thực tế, đội ngũ CVHT đã đóng góp nhiều cho việc nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của SV bằng việc nỗ lực thực hiện các công việc được giao. Tuy nhiên, kết quả thực hiện công việc vẫn chưa đạt được kết quả tốt nhất. Hầu hết SV đều mong muốn kết quả thực hiện công việc của CVHT sẽ được nâng cao hơn nữa, được quan tâm nhiều hơn, được định hướng, hướng dẫn nhiều hơn, được đánh giá chính xác hơn,... Những mong đợi của SV đối với công việc của CVHT đều là chính đánh, rất mong các CVHT quan tâm, nhà trường tạo điều kiện để hoạt động CVHT thực hiện tốt vai trò của mình. 3.2 Kiến nghị * Đối với nhà trường - Thành lập Ban hoặc Hội đồng CVHT để xây dựng chương trình hoạt động của CVHT theo từng năm học, từng học kỳ; xây dựng tiêu chí đánh giá công tác CVHT; theo dõi hiệu quả công tác CVHT; tổ chức lớp tập huấn hoặc Hội nghị đánh giá tổng kết công tác CVHT,... 142
  12. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Nâng mức phụ cấp ưu đãi cho các CVHT để hỗ trợ CVHT. CVHT có rất nhiều công việc cần thực hiện, tốn nhiều thời gian và công sức mới có thể hoàn thành tốt nhưng phụ cấp cho CVHT hiện nay còn chưa tương xứng điều này gây tâm lý e ngại làm CVHT của các GV. - Tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của CVHT định kỳ và có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với những CVHT đạt hiệu quả hoạt động cao, sáng tạo và tận tâm; có hình thức kỷ luật, khiển trách đối với CVHT không hoàn thành nhiệm vụ. - Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CVHT, trong đó chú trọng trang bị những kiến thức về quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ, mục tiêu, chương trình đào tạo của ngành học và hướng dẫn phương pháp để làm tốt công tác CVHT. * Đối với Ban chủ nhiệm Khoa Không chỉ lựa chọn các GV có năng lực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao mà còn phải đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm học. Ban Chủ nhiệm Khoa nên biểu dương các CVHT tiêu biểu, đề nghị Nhà trường biểu dương, khen thưởng những CVHT xuất sắc, tạo động lực để các CVHT thi đua. * Đối với đội ngũ cố vấn học tập - Tự học tập, rèn luyện, bồi dưỡng hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có của người CVHT. - Nhận thức, đánh giá đúng vai trò của CVHT và công việc cố vấn của bản thân đối với quá trình học tập và rèn luyện của SV lớp mình phụ trách. - Xây dựng kế hoạch cố vấn học tập lớp phụ trách nghiêm túc, khoa học. - Nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với công việc được phân công; quan tâm, gần gũi và nắm vững tình hình cụ thể của SV lớp mình phụ trách. - Các CVHT trẻ nên khiêm tốn học hỏi các thầy cô có nhiều kinh nghiệm tổ chức, quản lý, giáo dục SV, thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. * Đối với SV - Tích cực hưởng ứng những tác động sư phạm của CVHT. - Phát huy cao độ vai trò tự quản, vai trò chủ thể của bản thân. - Xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Ban Cán sự lớp phải chủ động tự tổ chức các hoạt động tập thể, các buổi sinh hoạt lớp theo qui định của Nhà trường dưới sự định hướng của CVHT. - Thường xuyên tham khảo ý kiến chỉ đạo của CVHT trong việc tổ chức các hoạt động cho lớp. 143
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD ĐT). [2] Trường Đại học Cần Thơ (2011), Hội nghị nâng cao vai trò của Cố vấn học tập. [3] Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012); Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 8, 23-32. Title: EXPECTATIONS OF STUDENTS FOR THE WORK OF ACADEMIC ADVISORS AS HUE UNIVERSITY OF EDUCATION. Abstract: Academic advisor whose role is particularly important in the training credit system. In this article, the author in-depth analysis of the role of academic advising, student expectations for the work of academic advising and recommendations to improve the efficiency of operation of the lieutenants trouble learning Hue University of Education. Keywords: academic advisors, role, students, Hue University of Education ThS. NGUYỄN THỊ HÀ Khoa Tâm lý - Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 144
nguon tai.lieu . vn