Xem mẫu

  1. MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH -------------- Câu 1: Đồng chí trình bày khai nhiệm tư tưởng Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX đã đề ra? Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí minh? Vận dụng tư tưởng này vào đơn vị đồng chí công tác hiện nay? Trả lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở khoa học và cách mạng, có quá trình trưởng thành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp giữa trong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là nhọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chân lý, có ý nghĩa lớn trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tháng 4 năm 2001, Đảng ta đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triến, sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đó là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về phát triển kinh tế - văn hóa; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng: cần - kiệm - niêm - chính - chí công - vô tư; về chăm lo đạo đức, bồi dưỡng cách mạng cho thế hệ sau, về xaya dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... 1. Điều kiện lịch sử – xã hội xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh a) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX + Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. + Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước… lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. + Đầu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đặt dân tộc chống cả Triều lẫn Tây. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các phong trào yêu nước ở thời kỳ này dù dưới ngọn cờ nào cũng đều thất bại hoặc bị dìm trong bể máu. Xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Người đã sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn Ái Quốc nảy ý định ra đi tìm đường cứu nước – con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam. b) Quê hương và gia đình Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học, có nề nếp gia phong mẫu mực, giữ đạo hiếu và có truyền thống hiếu học, yêu thương đùm bọc…, Cụ Nguyễn Sinh Sắc có tư tưởng yêu nước, thương dân, cuộc đời cụ Phó bảng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. Quê hương Nghệ tĩnh, huyện Nam Đàn, làng Kim Liên có truyền thống cách mạng đậm nét, giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Quê hương của Người có nhiều anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…, đã thấm máu của các anh hùng liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến… Bản thân anh trai, chị gái của Bác cũng tham gia chiến đấu dũng cảm. Khi còn học ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, điều đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
  2. 2 c) Bối cảnh thời đại Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Năm 1912, Hốp-xơn (người Anh) đã mô tả tường tận đặc điểm kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Lênin dựa trên quan điểm của Hốp-xơn đưa ra định nghĩa nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc gắn liền đặc điểm kinh tế là các nước lớn xâm chiếm thuộc địa và chia nhau xong đất đai thế giới. Đây là đặc điểm liên quan trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. Theo Lênin, thế giới phân chia đa số (70%) các dân tộc bị áp bức, số ít (30%) các dân tộc đi áp bức. Đặc điểm chung là diện tích và dân số các thuộc địa lớn gấp nhiều lần so với diện tích và dân số các nước chính quốc. Đây là tư tưởng cơ bản của Quốc tế cộng sản và là cơ sở để chỉ đạo cách mạng thế giới. Tại Đại hội V quốc tế cộng sản (1924) Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đầy thuyết phục như: thuộc địa của Anh lớn gấp 252 lần diện tích nước Anh, dân số thuộc địa Anh lớn gấp 8,5 lần dân số nước Anh. Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang độc quyền hình thành hệ thống thuộc địa làm nảy sinh mâu thuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa, bao trùm lên mâu thuẫn vốn có của thời đại: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản ở các nước phát triển, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu. Khẩu hiệu của Mác đã được mở rộng. Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại. Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi mở ra thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự xuất hiện của Quốc tế Cộng sản làm nảy sinh mâu thuẫn thời đại: CNXH > < CNTB. Quốc tế Cộng sản là trung tâm tập hợp lực lượng cách mạng và chỉ đạo cách mạng thế giới. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tạo tiền đề bỏ qua CNTB lên CNXH ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính nhằm tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam và do lịch sử của cách mạng Việt Nam quy định. 2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh a) Truyền thống văn hoá và tư tưởng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc. Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại – Hồ Chí Minh người anh hùng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu: + Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững. Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước. + Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn. + Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ. + Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc. “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III.” b) Tinh hoa văn hoá nhân loại: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam. + Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông. Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Phật giáo vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam. Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái. Phật giáo có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn so với Nho giáo. Phật giáo cũng đề
  3. 3 cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động. Phật giáo vào Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân. Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì Người tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh là nhà mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam. + Văn hoá phương Tây: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquieu. Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.” c) Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm CNMLN ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do. “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”. Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện: - Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. - Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời Hiện đại. Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý: Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Người tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú nhờ đó Bác đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên “tất yếu khách quan và hợp với quy luật”. Chủ nghĩa Mác-Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với CNMLN là tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Người hồi tưởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “khi ấy ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta.” Ba là, Người vậ n dụng CNMLN theo phương pháp mác-xít và theo tinh thầ n phươ ng Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ th ể cho cách mạ ng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu nhấ t hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. d) Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh + Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. + Người không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức, vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc. Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã giúp Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu được các giá trị văn hoá nhân loại. + Bác có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo. Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển tư tưởng của Người. 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác của Ban Dân vận Huyện ủy Bình Giang.
  4. 4 Theo Hồ Chí Minh “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”. Hồ Chí Minh luôn tin vào sức mạnh, trí tuệ của nhân dân, có nhân dân là có tất cả. Theo Bác quần chúng rất thông minh sáng tạo “mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. “Họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy, làm cũng được”. Do đó “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”. Cần “đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết... Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Người ý thức rõ để chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên “phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc khuyến khích dân” thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Sự chỉ dẫn của Hồ Chí Minh không phải chung chung trừu tượng mà rất cụ thể thiết thực “Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ”. Người đã rút ra vấn đề mang tính quy luật là cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ dân vận nói riêng phải yêu thương nhân dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân thì mới làm công tác dân vận có hiệu quả, nếu không “họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân”. Do vậy Người thường xuyên nhắc nhở các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên phải “từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”; “chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Xuất phát từ vai trò của công tác dân vận, Người yêu cầu “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận”. Người phê phán căn bệnh nhiều nơi xem khinh việc dân vận, bố trí những cán bộ hạn chế về năng lực vào cơ quan dân vận, dẫn tới hệ quả “Vận được thì tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại”. Nhờ khảo sát nắm chắc tình hình thực tiễn nên Bác đã khái quát “Kinh nghiệm các địa phương cho biết: nơi nào công việc kém, là vì cán bộ cách xa dân chúng, không cùng dân chúng bàn bạc, không giải thích”. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải phòng tránh căn bệnh quan liêu xa dân - căn nguyên dẫn tới Đảng xa dân, chủ trương, nghị quyết không đi vào cuộc sống. “Trái lại việc gì cũng dùng cách quan liêu, cũng chỉ ra mệnh lệnh, thế là không phụ trách trước nhân dân. Hơn ai hết cán bộ dân vận phải bám sát, đằm mình trong thực tiễn sôi động của nhân dân, nói đi đôi với làm để tuyên truyền vận động nhân dân có hiệu quả. Hồ Chí Minh nhắc nhở “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, cán bộ dân vận “tự mình phải làm gương mẫu cần, kiệm, liêm chính, để nhân dân noi theo”, “trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Kết luận mang tầm khái quát của Hồ Chí Minh về công tác dân vận đã trở thành chân lý “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, điều đó khẳng định bài học lấy “dân làm gốc” nhằm củng cố chiến lược đoàn kết toàn dân tộc, đánh thức tiềm năng sáng tạo, sức mạnh vĩ đại của nhân dân nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 2: Đ/c Trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân? Vận dụng tư tưởng này vào đơn vị đồng chí công tác hiện nay? Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân: Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN. Dân chủ là mục tiêu, là động lực của cách mạng XHCN. Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Do đó, Hồ Chí Minh coi trọng việc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, có tính dân tộc và nhân dân sâu sắc do Đảng lãnh đạo, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực; đội ngũ cán bộ Nhà nước phải có đức, có tài, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Để xây dựng
  5. 5 Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Coi tham ô, lãng phí, quan liêu là ba thứ "giặc nội xâm" rất nguy hiểm. Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một hệ thống cá quan điểm lý luận về con đường hình thành Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, về bản chất, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộcông chức của Nhà nước đó. Chính quyền nhà nước của ta là sản phẩm của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đó chuyên chính với kẻ thù của dân tộc, đồng thời là công cụ của nhân dân xây dựng xã hội mới. Chế độ xã hội đó như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thực sự tham gia quản lý nhà nước. Vì vậy cho nên nhân dân ta đưa hết khả năng làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà để xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta mạnh, dân ta giàu". Kể cả trong những điều kiện khó khăn nhất Hồ Chủ tịch vẫn xác định mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta là: "1- Làm cho dân có ăn. 2- Làm cho dân có mặc. 3- Làm cho dân có chỗ ở. 4- Làm cho dân có học hành". Người giải thích: "Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi... Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ". Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân: Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN. Dân chủ là mục tiêu, là động lực của cách mạng XHCN. Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Do đó, Hồ Chí Minh coi trọng việc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, có tính dân tộc và nhân dân sâu sắc do Đảng lãnh đạo, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực; đội ngũ cán bộ Nhà nước phải có đức, có tài, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Coi tham ô, lãng phí, quan liêu là ba thứ "giặc nội xâm" rất nguy hiểm. Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một hệ thống cá quan điểm lý luận về con đường hình thành Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, về bản chất, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộcông chức của Nhà nước đó. Chính quyền nhà nước của ta là sản phẩm của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đó chuyên chính với kẻ thù của dân tộc, đồng thời là công cụ của nhân dân xây dựng xã hội mới. Chế độ xã hội đó như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thực sự tham gia quản lý nhà nước. Vì vậy cho nên nhân dân ta đưa hết khả năng làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà để xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta mạnh, dân ta giàu". Kể cả trong những điều kiện khó khăn nhất Hồ Chủ tịch vẫn xác định mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta là: "1- Làm cho dân có ăn. 2- Làm cho dân có mặc. 3- Làm cho dân có chỗ ở. 4- Làm cho dân có học hành". Người giải thích: "Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi... Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ". 1. Tính chất dân chủ nhân dân của Nhà nước ta Nhà nước mới theo Hồ Chí phải là nhà nước của cả dân tộc, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đạo đức và tài năng tham ra vào công việc xây dựng Nhà nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, thống nhất đất nước không tách rời với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Khi đã tìm được con đường giải phóng dân tộc, lựa chọn một mô hình Nhà nước mới cho dân ta, Hồ Chí Minh cùng Đảng, cùng dân bắt tay ngay vào xây dựng" Nhà nước dân chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Đây là điều đối lập hoàn toàn với bản chất cuaaar các kiểu Nhà nước trước đó trong lịch sử nước ta. Theo Hồ Chí Minh, bộ máy Nhà nước phải do dân tự lập ra, người đứng đầu nhà nước cũng phải do dân bầu ra. Nhà nước đó hoạt động vì mục tiêu, quyền lợi của nhân dân lao động. Trong nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân" tư quyết định"; nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực Nhà nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ" dân là gốc của nước" "nước lấy dân làm gốc". Đó là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức, xây dựng Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin cào thực tiễn Việt Nam.
  6. 6 Người khẳng định: "Gốc có vững, cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" Trong xây dựng Nhà nước dân chủ, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Nhà nước phải thường xuyên thực hiện tư phê bình, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Muốn công việc mang lại hiệu quả cao thì Nhà nước bắt buộc phải dựa vào dân, phải dể người dân tham gia vào công việc Nhà nước một cách đầy đủ và thực sự. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước dân chủ nhân dân là Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân. Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân và lấy đó là mục tiêu phấn đấu lâu dài. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Làm cho dân có ăn Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành" Nhà nước vì dân, phải được hiểu là Nhà nước tồn tại và hoạt động vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, không vì quyền lợi của một nhóm người hay một tập đoàn xã hội nào đó như Nhà nước ở các chế độ xã hội trước đây. Một Nhà nước đặt lợi ích của dân lên trên hết, là Nhà nước mà các đường lối, chủ trương, chính sách đều phải phục vụ lợi ích của dân, viêc gì có lợi cho dân phải làm, viêc có hại cho dân phải tránh. Năm 1945, trong thư "Gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng"Hồ Chí Minh dặn dò: "Việc gi lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh" Bên cạnh đem lại lợi ích cho dân, chă lo mọi đời sống nhân dân, Nhà nước phải kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người ủng hộ, xây dựng. Điêu đặc biệt quan trọng là để phục vụ tốt nhân dân, Nhà nước phải thật sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền,đặc lợi... 2. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta Theo tư tưởng Hồ Chí Minh,Nhà nứơc của dân, do dân, vì dân về bản chất là Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Quán triệt các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất giai cấp của Nhà nước, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ: tính chất của Nhà nước là nội dung giai cấp của chính quyền; trongNHà nước đó giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị trị, Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp nào thì mang bản chất của giai cấp đó.Trên cơ sở quan niệm chung đó, Hồ Chí Minh khẳng định:" Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công - nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo". Như vậy, nội hàm khái niệm" dân "ở Hồ Chí Minh mang nội dung xã hội,giai cấp với" cái lõi " của nó là công nhân, nông dân, trí thức. Mặt khác, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với Nhà nước quyết định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: -Tổ chức, hoạt động của Nhà nước Việt Nam theo các nguyên tăc của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản , Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền tảng tư tuởng của nhà nước là học thuýet Mác-Lênin. Xa rời các nguyên lý này, Nhà nước sẽ biến chất, trở thành Nhà nước của giai cấp khác và quyền lợi của nhân dân không được bảo đảm. - Nhà nước luôn luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ở nước ta, Đảng Cộng SảnViệt Nam là người lãnh đạo trong tất cả các giai cấp cách mạng. - Nhà nước được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ-một nguyên tắc tập trung đặc thù của giai cấp công nhân: tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ với sự chỉ đạo tập trung; dân chủ càng mở rộng, tập trung càng cao độ. - Cơ sở xã hội của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, mà lòng cốt là liên minh công-nông-trí. - Nhà nướcđươc tổ chức,hoạt động theo nguyên tắc: quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng trong tổ chức, hoạt động có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật, mà pháp luật đó thể hiện ý chí, nguyện vọng,lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng lao động. Với các biểu hiện trên đây, ở Nhà nước ta, bản chất giai cấp công nhân bao giờ cũng thông nhất chặt chẽ với tính nhân dân và tính dân tộc. 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
  7. 7 Để thực sự đảm bảo cho Nhà nước là của dân, do dân,vì dân, Hồ Chí Minnh đã chỉ rõ phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm làm cho hoạt động của Nhà nước ta đem lại hiệu quả xã hội thực sự. Nhà nước pháp quyền là nhà nước của mọi người được tôn trọng, dân chủ được mở rộng, người dan sống và làm việc theo luật định. Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải thể hiện được việc điều hành và quản lí xã hội bằng luật. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thưc rất rõ về vị trí, vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lí xã hội. Trong Bản yêu sách gửi Hội nghị Vẽcây năm 1919, Người đã nêu ra 4 điều liên quan đến pháp quyền. Tư tưởng pháp quyền này đã xuyên suốt tổ chức hoạt động của Nhà nước Việt Nam độc lập. Luật phải chi phối mọi hoạt động , mọi tổ chức, mọi người dân. Trong " Việt Nam yêu cầu ca", Người đã nhấn mạnh:' Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm đều phải có thần linh pháp quyền". Mọi quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống đều chịu sự chi phối của pháp luật. Pháp luật là cơ sở bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ,quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chi Minh rất quan tâm đén việc xây dựng Nà nước hợp pháp, hợp hiến và trên cơ sở đó để xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Đó là một Nhà nước được nhân dân công nhận bằng luật pháp, điều hành, quản lý cũng bằng pháp luật thực sư dân chủ. Luật pháp là cần thiết, là quan trọng cho mỗi quốc gia. Khi không có luật thì dễ đẩy xã hội đến chỗ hỗn loạn, vô chính phủ. Khi luật được ban hành, Nhà nước phải tổ chức triển khai phổ biến cho toàn dân học tập để mọi người dân hiểu và thực hiện. Đây là nhiệm vụ không kém phần khó khăn nhằm đưa luật pháp vào cuộc sống. Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực chấp hành nghiêm luật pháp. Người không cho phép bất cứ một ai dù cá nhân hay tổ chức Nhà nước đứng ngoài luật pháp. Trong quá trình thực thi pháp luật,Hồ Chhí Minh yêu cầu phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, bình đẳng. Pháp luật cho mọi người cùng thực hiện,pháp luật không chỉ bênh vực các tổ chức Nhà nước mà còn bênh vực quyền lợi của mọi công dân. Nổi bật trong ý tưởng trị nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa" pháp trị" và đức trị". Nhà nước sử dụng pháp luật để tổ chức xã hội và dùng quyền lực cưỡng chế đối với hành vi vi phạm pháp luật. Hồ Chí Minnh đòi hỏi pháp luật của ta phải thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, bất kể kẻ ấy có địa vị nào, làm nghề gì. Đồng thời, pháp luật làm căn cứ để tổ chức và hoạt động Nhà nước, là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội, là phương tiện để nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động của Nhà nước. Thế nhưng, bên cạnh giáo dục ý thức pháp luật, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng Cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kết hợpchặt chẽ cả đạo đức và pháp lụât để" trị nước". Tư tưởng" pháp trị" và " đức trị" của Hồ Chí Minh không hề loaiị trừ nhau mà thống nhất thành chỉnh thể thường xuyên bổ sung, hổ trợ nhau. Hồ Chí Minh dùng" đức" để cảm hóa, ngăn cản những thói hư tật xấu. Người thưởng, phạt rõ ràng,ai có công phải được khen thưởng, ai có tội phải bị pháp luật trừng trị. Có như thế mới mở rộng được dân chủ, pháp luật mới nghiêm, mọi người đều bình đẳng , như nhau, mới ngăn chặn được cái xấu, cái ác, khuến khích, nâng đỡ cái tốt, cải thiện vốn có trong con người. 4. vấn đề xây dựng bộ máy, cán bộ công chức nhà nước a. Về xây dựng bộ máy nhà nước Hồ Chí Minh có những quan điểm chỉ đạo rất thiết thực, cụ thể. Người quan niệm bộ máy Nhà nước là một chỉnh thể, thống nhất, bao gồm nhiều bộ phận hợp thành như các bộ phận trong một chiếc đồng hồ hoặc một chiếc thuyền buồm. Hiệu quả hoạt động của cả bộ máy phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Mối quan hệ này đòi hỏi phải xây dựng một bộ máy đồng bộ, có tính hướng đích. Trong xây dựng bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh đè ra một phương châm nhất quán: xây dựng một bộ máy Nhà nước gọn, nhẹ, có cơ cấu hợp lý, có khả năng bao quát và giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Từ phương châmđó, Hồ Chí Minh đề ra các nguyên tắc xây dựng bộ máy Nhà nước. Một là, xây dựng Quốc hội thành cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện ý chí, nguyện vọng của toàn dân, của cả nước. Hai là, xây dựng Chính phủ thành một cơ quan hành pháp cao nhất, thực sự mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân. Ba là, xây dựng một nền hành chính quốc gia thống nhất trên nền tảng dân chủ, hiện đại và hoạt động có hiệu lực thực tế. Bốn là, xây dựng bộ máy tư pháp có tính độc lập tương đối, dân chủ, hiện đại, xét xử công bằng theo luạt.
  8. 8 Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng bộ máy chính quỳêncơ sở, nnhất là cấp xã,vì đó là tế bào cấu thành mạng lưới tổ chức nhà nước, là nền tảngcủa mọi công tác chính quyền. b. về xây dựng đôị ngũ cán bộ, công chức nhà nước Đây là một vấn đè thu hút nhiều tâm lực của Hồ Chí Minh. Người cho rằng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước phụ thuộc vào chất lượng đội nggũ cán bộ, công chức. Hồ Chí Minh có một quan niệm rất hiện đại về cán bộ, công chức,các ngạch, bậc trong nền hành chính. Người có những sắc lệnh cụ thể về vị thế, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Người yêu cầu phải xây dựng cho được một đội ngũ các bộ, công chức có chất lượng công tác, có tính chuyên môn và tính chuyên môn cao, đảm bảo cho nền hành chính hoạt động ổn định trong mội điều kiện và trong các thời kỳ lịch sử khkác nhau. Để có một đội ngũ công chức như vậy, Hồ Chí Minh đã xác lập một hệ thống các tiêu chuẩn với từng loại công chức cụ thể. Các tiêu chuẩn đó bao gồm cả" Đức" và " Tài" , mà "Đức" là nền tảng, là gốc. Đặc biệt, Hồ Chí Minh lưu Ý: đã là cán bộ, công chức thì phải nám chấưc luật pháp, am hiểu pháp luật vầ vân dụng nhuần nhuyễn chúng trong lĩnh vực hoạt động của mình, tránh làm sai, gây hậu quả xấu cho dân, cho nước. Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc xây dựng được một quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và sử dụng công chức Nhà nước.Đối với việc sử dụng các bộ, công chức, Người đề ra quy chếthi, làm cơ sở đánh giá, xếp đúng các ngạch, bậc trong nền hành chính. Nội dung thi tuyển công chức được Người đề cập rất khái quát, nhưng lại rất cụ thể,bao gồmm 6 môn: lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, pháp luật và ngoại ngữ nhằm trang bị cho mỗi cán bộ, công chức một tri thức cơ bản, từ đó có thể đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Tất cả các quan điểm này đã được Đảng và NHà nước ta vận dụng xây dựng pháp lệnh công chức mà chúng ta đang thực hiện trong điều kiện mới. Mong muốn củ Hồ Chí Minh là xây dựng dược một đôị ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực, để làm cho Nhà nước mạnh- thực thi tốt các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền dân chủ độc lập, tự do của dân tộc. Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan quyền lực của Nhà nước từ cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội xuống đến các cơ quan hành pháp ở cơ sở phải là những" công bộc" của nhân dân lao động .
  9. 9 Câu 3. Hãy trình bày vị trí, vai trò, nội dung những chuẩn mực đạo đức cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh? Vận dụng tư tưởng đạo đức của người đối với cán bộ đảng viên hiện nay. Trả lời: 1. vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, vị sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đạo đức và bản thân, Người là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của Dân Tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước là sự vận dụng phát triển tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa mác-Lênin là sự tiếp thu ,phát triển những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại mà Người thâu hái được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp và giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức bao gồm vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức và yêu cầu rèn luyện đạo đức đối với mỗi con người, đặc biệt là người cách mạng. Người khẳng định muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm nền tảng, làm cách mạng đẻ cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng nó cũng nó một nhiệm vụ rất nặng nè, một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khó. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới choàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Với mỗi người, Hồ Chí Minhví đạo đức cách mạng như gốc của cây như ngọn của nguồn của sông suối; Người viết cũng như sống có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cũng như cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đén mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. 2. Vai trò đạo đức: Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp con người vững vàng trong khó khăn thử thách. Người viết: có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ thất bại không rụt rè, lùi bước, khi gặp thuận lợi thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, mới lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không chú ý vào hưởng thụ,không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. 3. Những phẩm chất đạo đức cơ bản( những nội dung ). a. Trung với nước, hiếu với dân: đây là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất, bao trùm quan trọng nhất, nó chi phối các phẩm chất đạo đức khác, phẩm chất trung hiếu là khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương đông đó là: trung với vua, hiếu với cha mẹ. Trong quá trình tiếp thu kế thừa phẩm chất này Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ trung hiếu vì nó đã âưn sâu bám rễ trong con ngượi Việt Nam với một ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân mà người đưa và đấy một nội dung mới mang tính cách mạng phản ánh đạo đức ngày nay nó cao hơn, rộng hơn,sâu sắc hơn không phải chỉ trung với vua , hiếu với cha mẹ mà là trung với nước, hiếu với dân đây là cuộc cách mạng trong đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã gạt bỏ điều cốt lõi nhất trong đạo đức nho giáo đó là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến và ông vua của ông vua của chế độ phong kiến cái mà nho giáo tôn thời cũng chính là cái cách mạng cần nên án mà biến đổi . Hồ Chí Minh không thể chấp nhận lòng trung thành tuỵêt đối của nhân dân bị áp bức mình. Theo quan niệm Hồ Chí Minh: trung với nước ở đây thể hiện mối quan hệ với cá nhân với cộng đồng xã hội, thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, với con đường đi lên chủ nghĩa xã hôị, nước ở đây là nước của dân và dân là chủ nhân của nước từ chổ trung với vua hiếu với cha mẹ trở thành trung với nước, hiếu với dân, đó là quan niệmcủa đạo đức truyền thống. Hồ Chí Minh đã viết đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời,đạo đức mới như người hai chân đứng vững dưới đất, đầu ngẩng lên trời, nhân dân từ chỗ nghèo hèn phải được chăn dắt đã trở thành người sáng tạo ra lịch sử, làm nên lịch sử. Nội dung Trung với nước hiếu với dân được thể hiện: -Trung với nước: Hồ Chí Minh quan niệm suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, ra sức làm việc, chấp hành kỷ luật , thực hiện tốt chính sách chủ trương của đảng, pháp luật, nhà nước, trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, làm cho đất nước sánh vai với các cường quốc. -Hiếu với dân: Hoò Chí Minh quan niệm là suốt đời đấu trnh cho sự nghiệp cách mạng, phải hòa mình với quần chúng, tìm hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng, làm cho dân tin dân phục,dân yêu, đồng thời phải tổ chức tuyên truyền quần chúng thực hiện đường lối chủ trương chính sách cua Đảng,
  10. 10 pháp luật nhà nước, phải thực hiện dân chủ, phải lấy dân làm gốc. Hồ Chí Minh chỉ rõ bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền lợi đều của dân, đảng và nhà nước hoạt động phải gần dân, thân dân, học hỏi dân, phải biết làm trò của dân mới làm thầy học của dân. Chỉ có làm được như vậy thì mỗi người, đặc biệt là người cách mạng thì mới được dân tin, dân phục, dân yêu, cách mạng mới đi đến thắng lợi. b. Yêu thương con người sống có tình có nghĩa: Tư tưởng yêu thương con người, sống có tình có nghĩa. Trong tư tuởng Hồ Chí Minh về đạo đức xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam đồng thời kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cuộc sống Hồ Chí Minh coi tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhất, yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội, nội dung yêu thương con ngươì được thể hiện: -Tình yêu thương con người là tình cảm rộng lớn nhưng trong Hồ Chí Minh quan niệm trước hết là quá trình cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột, tình yêu thương đó đã được thể hiện trong câu nói của Người,đó là: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đựoc học hành. Hồ Chí Minh khẳng định nếu không có tình yêu thương con người thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. - Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ với bạn bè, đồng chí, với mọi người trong quan hệ hàng ngày. Thương yêu con người nghĩa là phải tin vào con người, với mình thì chặt chẽ nghiêm khắc, với người thì khoan dung độ lượng rộnh rãi, phải biết cách nâng con người nên chứ không pphải hạ thấp con người,vùi dập con người. - Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh còn được thể hiện cả đối với người có sai lầm khuyết điểm nhưng khi họ đã nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và cố gắn sửa chữa, kể cả đoói với những người hầm đường lạc lối nhưng họ đã biết hối cải, kể cả cới những kẻ thù bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng, chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi con người đều có tuy nhiều ít có khác nhau. c. Cần kiệm, niêm chính, chí công vô tư: Hồ Chí Minh quan niệm đây là phẩm chất đạo đức căn bản gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi một con người, phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với phẩm chất trung với nước, hiếu với dân, do vậy Hồ Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất. từ tác phẩm" Đường Cách Mệnh" 1927 cho đến bản di chúc cuối cuối năm 1969 Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa phẩm chất đó" cần, kiệm, liêm" là gốc rễ của chinh, Người viết: trời thì có bốn mùa xuân-hạ -thu-đông; đất thì có bốn phương đông-tây-nam-bắc, người thì có bốn đức cần -kiệm-liêm-chính, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người. Nội dung" cần-kiệm-liêm-chính": -Hồ Chí Minh quan niệm"cần" có nghĩa là: lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm, phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, ngồn hạnh phúc của mỗi chúng ta. -" Liêm": Nghia là luôn tộn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch không tham lam, không tham địa vị không ham tiền tài, không ham sung sướng, không ham người tâng bốc mình, chỉ có một cái ham đó là: ham học, ham làm, ham tiến bộ. (Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người) - Kiệm: Hồ Chí Minh quan niệm" Kiệm"nghĩa làtiết kiệm tiền của dân, của Nhà nước và tiết kiệm chính bản thân mình, tiết kiệm từ cái nhỏ, nhiều cái nhỏ tiết kiệm thanh cái to, không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi, không phô trương hình thức, không chè chén lu bù. - Chính có nghĩa là thẳng thắn đứmh đắn: Hồ Chí Minh quan niệm đối với mình không tự cao,tự đại luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm đẻ phát huy điều hay, sửa chữa điều dở của bản thân mình. Đối với người không lịnh hót người trên, không khinh người dướ, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, không dối trá,lừa lọc. Đối với việc đặt việc công lên trên, trước việc nhà, đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kì được cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm, việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì nhỏ mấy cũng tránh. -Chí-công-vô-tư: Đem lòng chí -công- vô- tư mà đối với người, với việc, khi làm bất cứ việc gì cũng nghĩ tới mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau.
  11. 11 Tóm lại: Hồ Chí Minh chỉ rõ cần-kiệm-liêm- chính,chí-công -vô-tư, có mối quan hệ biện chứng với nhau, ngoài 4 ý trên Hồ Chí Minh còn yêu cầu trong mỗi một con người đặc biệt là cán bộ, đảng viên cần có thêm những đức tính sau: Nhân-nghĩa-lễ-chí-tín. d. Tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung. Tư tưỏng đạo đức Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế đó là sự mở rộng những quan điểm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Hồ Chí Minh ra toàn nhân loại , bởi vì Hồ Chí Minh là người Việt Nam, đồng thời là người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và chủ nghĩa quốc tế. Nội dung được thể hiện: - Đó là tinh thần quồc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu bằng mệnh đề bốn phương vô sản đều là anh em. - Đó là tình đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dầy công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của chính bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, đó là tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giơí vì hòa bình, công lí và tiến bộ xã hội. Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính, nếu chủ nghĩa yêu nước không chân chính và chủ nghĩa quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tất cả những khuynh hướng lệch lạc đó có thể dẫn đến phá một quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch. Thực tiễn thế giới hiện nay ở một số nước khu vực đã, đang xảy ra điều đó, đó là sự đau lòng của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Để thực hiện tốt nội dung cơ bản đạo đức Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới. - Hồ Chí Minh nêu ra là phải tu dưỡng đạo đức suốt đời thông qua hoạt động thực tiễn cách mạng, bởi vì đạo đức cách mạng không phải trên trời sa suống mà do đấu tranh bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. - Lời nói phải đi đôi với việc làm phải nêu gương về đạo đức, đây không phải là danh giới phân biệt đạo đức cách mạng và không phải đạo đức cách mạng nó phải được quán triệt trong tất cả các đối tượng, mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động hàng ngày của mỗi một con người, đặc biệt trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. - Xây dựng đi đôi với chống, cùng với việc xây dựng nền đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu của nền đạo đức mới. Xây dựng nền đạo đức mới trước hết phải tiến hành bằng giáo dục từ gia đình, đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội, những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với các tầng lớp, đối tượng. Vận dụng tư tưởng đạo đức của Người với cán bộ đảng viên hiện nay. 1- Thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay. - Tuyệt đại bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân có phẩm chất đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh cho nên tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới và đã giành được những thành tựu hết sức quan trọng và có ý nghĩa lịch sử.Tuy nhiên còn một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân còn có sự biểu hiện về suy thoái đạo đức. - Chủ nghĩa cơ hội cá nhân, lối sống ích kỉ, thực dụng, vụ lợi có xu hướng ngày càng phát triển. - Nạn tham nhũng, lãng phí, hối lộ, bòn rút của công diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trở thành "quốc nạn". - Tệ quan liêu xa dân, lãnh đạo vô cảm trước những bức xúc, khó khăn, những yêu cầu chính đáng của nhân dân, doanh nghiệp và chính quyền cơ sở, làm giảm niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước. - Lối sống thiếu trung thực, cơ hội, chạy chọt vì lợi ích cá nhân như chạy bằng cấp, chức quyền, thành tích, dự án đề tài... khá phổ biến, khi bị phát hiện thì chạy tội. - Sự kèn cựa địa vị mất đoàn kết. - Lời nói không đi đôi với việc làm, nói và làm trái với nội quy của Đảng, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, phát ngôn tuùy tiện vô nguyên tắc, gây rối ren nội bộ, hoài nghi, bất mãn trong nhân dân và mất niềm tin trước nhân dân. - Suy thai đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ cá nhân, xã hội, việc tranh chấp tài sản trong gia đình, ngược đãi cha mẹ, ông bà, lừa đảo bạn bè tăng lên, lối sống buông thả, hưởng thụ, thiếu lý tưởng hoài
  12. 12 bão, quyết tâm và ý trí phấn đấu tồn tại trong không ít người, tệ nghiện hút, xa đọa có chiều hướng phát triển cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên công chức đang là những vấn đề đáng no ngại. - Đạo đức nghề nghiệp xa sút ngay cả những lĩnh vực được xã hội tôn vinh như ngành y tế, giáo dục, bảo vệ luật pháp, báo chí, hiện tượng mê tín dị đoan có chiều hướng nan rộng, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mũ tục, trật tự an toàn xã hội. 2- Học tập, rèn luyện theo tấm gương và tư tưởng đạo đức Hồ Chí minh. Chúng ta phải làm cho toàn Đảng, toàn dân rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân và xaya dựng nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, trước hết cán bộ, đảng viên, nhân dân phải nhận thức và quán triệt đầy đủ sức mạnh tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Rèn luyện trong thực tiễn, nêu gương đạo đức, "xây" đi đôi với "chống", tự phê bình và phê bình tạo ra phong trào thi đua rèn luyện đạo đức mới là những biện pháp tốt để xây dựng đạo đức trong tình hình hiện nay. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần có sức mạnh tinh thần - đạo đức. Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm làm cho nhân dân có một đời sống vật chất ngày càng đầy đủ và một đời sống tinh thần ngày một cao hơn. Khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc học tập và thực hành theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Văn kiện Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: "Toàn Đảng nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi cấp ủy, mỗi chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước hết phải thấm nhuần những tư tưởng của Người về vai trò và các chuẩn mực đạo đức. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong sinh hoạt, công tác, không ngừng nâng cao bảnlĩnh, trí tuệ, nói đi đôi với làm, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời kiên quyết khức phục các mặt suy thoái đạo đức, những tiêu cực trong xã hội.
nguon tai.lieu . vn