Xem mẫu

  1. Mỗi sự kiện làm được mấy tin? Đặt câu hỏi này nghe thật ngớ ngẩn, song thực ra nếu chúng ta cho rằng chỉ cần 1 tin cho một sự kiện là đủ thì mới đúng là… “ngấn ngở”. Những vụ bé tí tẹo thỉ chẳng nói làm gì – tất nhiên khái niệm thế nào là bé cũng còn tùy – còn các sự kiện thông thường thì chẳng thể nào 1 tin là đủ. Vấn đề là làm thế nào để tìm ra chủ đề và cách thức để có nhiều tin, và làm thế nào để nhanh chóng có được nhiều tin. Có người sẽ bảo rằng: Một sự kiện gay cấn thì làm nhiều tin khó gì! Có thể là như vậy. Chẳng hạn vụ cháy tòa nhà ITC, hay vụ
  2. kiện tôm, kiện cá basa, rõ ràng là có thể làm tin bét nhè và chắc chắn được nhiều người quan tâm (nhưng đúng cách thức hay không và có hiệu quả hay không thì phải bàn sau). Vậy với một sự kiện không “nóng” lắm thì có thể làm nhiều tin được không? Làm thế nào để có một số “chuẩn” nhất định có thể áp dụng với bất kỳ tin nào? Hãy lấy thử ví dụ sau: Liên hoan hữu nghị văn hóa Việt-Hàn Xơun (TTXVN) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Lê Tiến Thọ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam cùng một số ca sĩ, diễn viên đã tham dự Liên hoan hữu nghị văn hóa Việt-Hàn tại thủ đô Xơun chiều 26/9.
  3. Tại liên hoan, các ca sĩ Việt Nam gồm Đoan Trang, Hiền Thục, Minh Quân và Li Che Chin, Kim Chin U, nhóm Baby Vox, Two Ji của Hàn Quốc đã biểu diễn các tiết mục đặc sắc. Thứ trưởng Lê Tiến Thọ và Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Du lịch Hàn Quốc đánh giá cao việc Quỹ Giao lưu Văn hóa châu Á của Hàn Quốc và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức Liên hoan này, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nền văn hóa, giữa hai dân tộc. Hai Thứ trưởng cũng bày tỏ hy vọng hai nước tiếp tục tổ chức nhiều hình thức giao lưu văn hóa hơn nữa trong tương lai./. Mỗi người có một quan điểm khác nhau nhưng bản thân tớ cho là cái tin này không quy củ cho lắm. Nó quá lung tung: tít một kiểu, lead một kiểu, tít hết sức chung chung còn lead chẳng hấp dẫn,
  4. chẳng có gì lạ, nội dung thì chắp vào đoàn nghệ thuật nào cũng thế, và cấu trúc tin thì chẳng hề theo kiểu tam giác ngược tí nào. Đáng chán hơn là ngồi ở nhà cũng viết được cái tin này, cần gì phải chi bao nhiêu tiền để các vị thường trú tận Xơun! Theo tớ, nếu chỉ có mỗi tin này thì nên đưa yếu tố “tiếp tục tổ chức nhiều hình thức giao lưu văn hóa” lên thì hơn. Nhưng hãy bỏ qua chuyện đó, hãy tập trung vào vấn đề: làm thế nào được vài cái tin. Và làm thế nào để có tin thật nhanh mà tung lên mạng. Nếu tớ viết bài này cách đây 1 tháng thì có lẽ đối với sự kiện không có gì đặc sắc ở trên đây, cùng lắm cũng “rặn” ra được 2 option. Nhưng đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Qua thăm BBC News Interactive hồi đầu tháng 9/2004, họ bày cho
  5. một số thủ thuật đáng phải quan tâm, đáng phải học hỏi, và đáng phải bắt chước. Ngay cả 1 sự kiện như trên cũng có thể “đẻ” ra tới 4 cái tin nếu theo đúng quy trình. Vấn đề là nếu ta không thấy cần thiết thì ứ thèm làm mà thôi. Đối với mỗi sự kiện, BBC News Interactive có thể làm ít nhất 4 tin ngay lập tức với nội dung cụ thể như sau: Phóng viên ra ngay hiện trường để tường thuật những gì vừa xảy ra hoặc đang xảy ra. Trong trường hợp vụ bắt con tin trong trường học ở Nga, sau 10-15 phút từ khi biết về vụ này là phóng viên của BBC đã có bài mô tả, chủ yếu là nói họ nhìn thấy gì, nghe thấy gì, tình hình xung quanh ra sao, v,v… Trong ví dụ ở Hàn Quốc trên đây, lẽ ra có thể có một bài viết nói về chính buổi
  6. biểu diễn của các nghệ sĩ hai nước, không khí ra sao, cảm xúc của người trong cuộc thế nào, có gì đặc biệt so với các buổi biểu diễn khác… Biên tập viên tại trung tâm tổng hợp các nguồn tin và phát hiện của phóng viên để viết một bài chi tiết, có đầu có đuôi. Trong trường hợp vụ bắt con tin, một tin “hoành tráng”, có kèm theo cả hình ảnh minh họa (đồ họa) được phát lên mạng sau khoảng 2 giờ (không kể các tin ngắn phát trước đó). Trong ví dụ ở Hàn Quốc, có thể có một bài tổng hợp hơn về cả chuyến biểu diễn, lấy thỏa thuận giữa 2 Thứ trưởng làm trung tâm, bổ sung thêm tin về chương trình biểu diễn, phát biểu của người xem Hàn Quốc... Phối hợp với chuyên gia, nhà bình luận để viết ngay một bài bình
  7. luận. Trong trường hợp vụ bắt con tin, không khó lắm để có một bài bình luận về phiến quân Chechnya hoặc hoạt động chống khủng bố của ông Putin. Thậm chí có thể có bài bình luận về tác động đối với kinh tế do sự kiện này. Đối với ví dụ đoàn VN ở Hàn Quốc, tất nhiên bình luận là không cần thiết nhưng nếu là hoạt động giao lưu văn hóa lớn thì cũng có thể có bài tổng hợp. Nhận ý kiến của độc giả qua Internet và biên tập lại thành bài riêng. Bài này được đưa vào mục Have Your Say trên website của BBC, hiện là một mục rất hấp dẫn người đọc. Nhưng khác với một số trang của VN, lấy ý kiến độc giả xong rồi… để đấy hoặc khá hơn thì biên tập lại thành bài như BBC, các biên tập viên của đài này còn cho biết ý kiến của độc giả thậm chí có thể là những nguồn tin hữu ích và nếu thẩm định được thì họ còn
  8. đưa luôn vào tin, bài về vấn đề đó, hoặc thậm chí là gợi ý cho những tin bài khác. Đưa ra các quy chuẩn tạm thời trên đây không có nghĩa là cứ dập khuôn để có nhiều bài cho mỗi sự kiện. Cân đo đong đếm thế nào còn ở ông Tổng Biên tập, nhưng chỉ muốn chỉ ra một điều rằng: làm nhiều tin đa dạng về một chủ để cũng đâu khó lắm. Chẳng qua chúng ta chưa làm mà thôi./.
nguon tai.lieu . vn