Xem mẫu

  1. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN PHÁP LUẬT KINH TẾ, THUẾ, PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VỚI MÔN HỌC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Thân Thị Hòa - CQ52/21.02 Nguyễn Thị Hiển - CQ51/22.07 Kế toán là quá trình xác định, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định. Kế toán gồm 2 bộ phận chính gồm: kế toán tài chính tập trung vào các nhu cầu cụ thể của những người bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn như các cổ đông, nhà cung cấp hàng hóa, ngân hàng cho vay và các cơ quan quản lý nhà nước; và kế toán quản trị nhằm để phục vụ cho những người ra quyết định bên trong công ty, như các nhà quản trị cấp cao, các phòng ban, hiệu trưởng hay trưởng khoa các trường đại học, ban giám đốc bệnh viện và các cấp quản lý trong nội bộ tổ chức. Kiểm toán là một quá trình do các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập các bằng chứng về những thông tin được kiểm toán để từ đó đưa ra lời xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin đó với các chuẩn mực đã thiết lập. * Mối quan hệ giữa môn thuế với kế toán, kiểm toán Các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán có sự độc lập tương đối. Thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau và cần thực hiện điều chỉnh cho mục đích tính nghĩa vụ thuế. Quan điểm này đảm bảo chính sách kế toán và chính sách thuế được xây dựng theo các mục tiêu khác nhau, phù hợp với đặc thù của từng chính sách. Với tư cách là một công cụ điều tiết kinh tế, chính sách thuế hướng đến mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển và các chính sách kinh tế khác. Trong khi đó, hệ thống kế toán được xây dựng nhằm cung cấp thông tin tài chính thích hợp và tin cậy cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin, 127
  2. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN nhằm giúp chủ thể ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, thông tin kế toán cần đảm bảo tính trung lập, không nhất thiết thiên về mục đích tính thuế của đơn vị. Ngược lại, sự khác biệt giữa chính sách thuế và kế toán làm gia tăng tính phức tạp cho công tác kế toán tại các đơn vị, cũng như sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin kế toán để kê khai, quyết toán thuế. Về phương diện quản lý nhà nước sự khác biệt giữa chính sách kế toán và chính sách thuế cũng gây ra những khó khăn, phức tạp nhất định đối với công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành nghĩ vụ thuế của các đơn vị. Qua phân tích 2 quan điểm trên, có thể nhận thấy giữa môn học thuế và kế toán, kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ, và việc nắm bắt khoảng cách hay sự khác biệt giữa các quy định này sẽ giúp sinh viên nắm rõ được kiến thức, nâng cao hiệu quả học tập đồng thời hữu ích với việc hành nghề kế toán, kiểm toán trong tương lai. * Mối quan hệ giữa pháp luật kinh tế với kế toán Pháp luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật của các ngành luật có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức quản lí kinh tế và các hoạt động kinh doanh. Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật, kinh tế là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của pháp luật, kinh tế quyết định nội dung, hình thức và sự phát triển của pháp luật, cơ cấu kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định tính chất của các quan hệ pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật kinh tế tác động trở lại nền kinh tế: pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất quản lí kinh tế thực hiện các chính sách và mục tiêu kinh tế pháp luật xác định cơ chế quan hệ kinh tế trong mỗi thời kì phát triển, pháp luật phát triển theo hai hướng, có thể thúc đấy hay kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Qua phân tích có thể thấy để có thể học tốt kế toán, kiểm toán cũng như nâng cao trình độ trong quá trình hành nghề kế toán kiểm toán sau này, việc nắm vững các kiến thức pháp luật kinh tế là hết sức cần thiết. * Mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và kế toán 128
  3. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm phục phụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đó. Tài chính doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư thông qua xem xét báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… từ đó đưa ra chính sách đầu tư hợp lí cho doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua kế toán, doanh nghiệp biết được tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty, hiệu quả kinh doanh ra sao. Từ đó đưa ra những các nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua phân tích có thể thấy giữa môn học kế toán doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ bổ trợ, qua lại. Môn học kế toán là nền tảng để thực hiện các kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp, môn học tài chính doanh nghiệp là cơ sở giúp đánh giá tính hợp lý, đánh giá được xu hướng của các số liệu kế toán. Nắm bắt được mối quan hệ và những kiến thức cơ bản này sẽ giúp sinh viên nâng cao được kết quả học tập và nghiên cứu./. 129
nguon tai.lieu . vn